Trong Lễ Cúng Hồn (Dệt Khuân), Sửa Vía (Peng Khuân) Trong Tháng Thứ 9 Của Thai Kì,

Hồn nơi kín xương cụt

Hồn dương vật nằm nơi bóng mát

Hồn mông to nơi ngồi Thân hình đẹp mọi nơi

Hồn mặc lụa mặc tơ quanh năm

Hồn nuôi bò không chết Hồn nuôi trâu không xẩy Hồn tựa đầu gối hoa

Hồn làm gái làm trai nhà cha lúc nhỏ Hồn làm anh làm chị nhà mẹ lúc bé Hồn khom lưng hứng nắng

Hồn nhàn hạ nằm chơi (…) Báo lên hồn đùi trên đùi dưới Hồn đầu gối khỏe mạnh

Hồn hai tay hai chân mười ngón hai mươi ngón Ba ngón để chơi sáo

Bốn ngón để chơi kèn

Cánh tay để ôm ấp người thương Ôm vợ yêu con yêu cùng ngủ Ôm vợ quý con quý ngủ cùng Báo lên ba mươi hồn

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 403 trang tài liệu này.

Bốn mươi vía

Ba mươi hồn phía trước Năm mươi hồn phía sau

Ma thuật trong đời sống văn hóa của người Thái tỉnh Sơn La - 37

Báo lên cả hồn đầu hồn bóng Hồn nằm chăn nằm đệm cùng tạo Đã sửa hết mọi hồn (…)

Hồn đầu nhập vào đầu làm gốc Hồn mồm nhập vào mồm ăn cá Hồn mắt nhập vào mắt cho sáng Hồn phổi nhập vào phổi cho tốt Hồn tai nhập vào tai đừng điếc Hồn khớp nhập vào khớp nơi nối Hồn nhập đầu hết đau

Hồn nhập thân hết ốm

(Theo Lường Thị Đại, Lò Xuân Hinh 2009, tr.419-426)

4. Trong lễ cúng hồn (dệt khuân), sửa vía (peng khuân) trong tháng thứ 9 của thai kì,

trước khi người phụ nữ sinh nở

Báo lên hồn chủ nơi chỏm đầu mo sửa Hồn bé nơi vòm cổ mo sửa

Hồn cuống họng nơi uống rượu mo sửa Hồn tóc nơi búi tó mo sửa

Hồn lưỡi thiêng biết nói mo sửa Hồn bả vai tựa gối mo sửa

Hồn đầu nơi đặt việc cho làm mo sửa Hồn đầu lưỡi nói theo mo sửa

Báo lên hồn hai thái dương hứng gió Hồn chân tóc chứa đựng mồ hôi Hồn đựng mồ hôi nắng oi tháng tám Vừa lau vừa phe phẩy quạt hoa

Hồn hai tai biết nghe Hồn hai mũi biết ngửi Hồn hứng gió lấy hơi

Hồn ngửi mùi khi nàng chơi hoa

Báo lên hồn hàm răng đẹp nhuộm đen Răng chắc khỏe nhai vỏ

Báo lên đường rẽ tóc trên trán

Trán cao nơi da mỏng Hồn trán đựng mồ hôi

Hồn làm trai, làm gái nhà cha

Hồn làm anh, làm chị nhà mẹ giữ của Hồn gom tiền thành thỏi

Hồn gom vàng thành cục (…) Báo lên hồn hai vai vác nặng (…) Báo lên hồn ngón tay nhiều cành Hồn bàn tay mười ngón (…)

Báo lên hồn gãy mo sửa Hồn hai mũi có lông mo sửa

Hồn lưng cong hứng nắng mo sửa Hồn mén nẹ ngủ yên ngủ kĩ mo sửa Báo lên hồn hai nách ầm ừ

Hồn xương ngực nơi nối Hồn xương cổ liền đầu

Báo lên hồn xương ức xương ngực liền nhau Báo lên hồn xương sườn nhiều nhánh (…) Báo lên hồn hai vú nuôi con

Hồn làm ruộng cấy lúa nuôi nhà Hồn thêu thùa hoa đải

Hồn dệt vải hoa khít Hồn ở nhà nuôi gà Hồn ở nương nuôi trâu

Hồn ngồi không nuôi con Hồn cấy lúa nuôi nhà

Báo lên hồn mông to khỏe mạnh

Đẹp cả nết cả người (…)

Báo lên hồn xuống nước không đục Hồn xuống bùn không đen

Báo lên hồn xương cụt ngồi bằng Hồn ngồi chắc không nghiêng Hồn ngồi yên không lệch

Báo lên hồn đùi trên đi nhiều không mỏi Hồn đùi dưới đi nhanh không mệt

Bàn chân to đi chơi bản

Bàn chân dài đi chơi mường Hồn chơi bản không mệt Hồn chơi mường không mỏi

Báo lên hồn khuân đúc thành người Báo lên hồn máng rèn thành chủ Hồn từ nhỏ mẹ cõng nuôi gà

Hồn bé con mẹ địu nuôi lợn Hồn nuôi bò không chết Hồn nuôi trâu mắn đẻ

Báo lên hồn nẹp áo đen gối đầu Báo lên 30 hồn

Báo lên 40 vía

Ba mươi hồn phía trước Năm mươi hồn phía sau Nằm trên sào vắt màn Luôn nhòm ngó trông coi

Báo lên hồn cầm dao lưới sắc Hồn nằm trước gảy đàn

Ru cho xây giấc mộng

Hồn đeo dây vòng vía vật thiêng Hồn cầm cung đi săn ngắm nỏ…

(Dẫn theo Lường Thị Đại, Lò Xuân Hinh 2010, tr.180-185)

PHỤ LỤC 10

MỘT SỐ PHÉP TƯƠNG TỰ (ANALOG) TRONG MA THUẬT THÁI


1. Thay răng - mọc răng: Trẻ con thay răng lâu ngày không mọc răng mới, lấy hạt gạo đưa lên ngang miệng, đọc "Lời bùa đánh thức răng mọc" ba lần, lấy hạt gạo gắn vào chỗ răng đang thay và nói "Răng xấu ném cho chuột/ Răng tốt về với chủ". Lấy hạt gạo để gắn vì cho cái răng mọc lên giống như cây lúa mọc lên từ đất, và chọn gạo chứ không lấy lúa vì tránh cho trẻ bị thóc làm nhặm và đau trong miệng.

2. Bị đau - Lấy đau: Khi bị đau ở đâu đó, lấy 7 chiếc lạt, chia ra làm 3 lần. Lần 1, lấy 3 chiếc bện chặt vào nhau, tay bện miệng đọc lời bùa xong hai tay cầm hai đầu lạt lau vào chỗ vết thương, lau theo chiều xuống hướng đằng chân. Lần hai, lấy 2 chiếc, lần 3, lấy tiếp hai chiếc còn lại. Nội dung bài bùa "Ộm… Ba nút lạt về giúp ta chuyển chỗ đau/ Bảy nút lạt về giúp ta chuyển chỗ đứt/ Vết thương rộng ba sải, ta sẽ chuyển vào gốc cây mục/ Ta sẽ đặt vào gốc cây tươi/ Đau để cho cây đau/ Xót để cho lạt xót/ Người của ta cho lành như cũ/ Ộm!" (Lò Văn Lả và các cộng sự, 2017, tr.71). Phép analog này hướng tới mục đích chuyển đổi trạng thái (đau đớn) từ vật thể người sang vật thể cây, mà vật trung chuyển chính là chiếc lạt - thứ được tiếp xúc với chỗ đau trên cơ thể, theo cách rút/ lấy gì đó ra.

3. Lên sởi - Phủi mụn: Khi bị lên sởi, tay trái cầm bát nước vôi, tay phải cầm lá từ bi (lá nát trị ma) đưa lên ngang miệng, nín thở, đọc bài ba lần rồi lấy lá nhúng vào bát nước, lau phủi từ đầu xuống vai, xuống chân. Làm liền trong ba ngày, mỗi ngày một lần. Lời bùa như sau: Ộm! Nóng bức/ Mụn sạm, mụn đen/ Mụn đen sạm như quả bồ quân ta phủi ta gạt/ Mụn chìm dưới làn da ta phủi ta gạt/ Hãy ra cùng lá gai đầu thác/ Ra cùng lá từ bi đầu phai/ Dây vàng bạc bà Mụ đúc ta buộc/ Hãy đi theo mặt trời lặn/ Hãy rút cùng con chim ngủ/ Mặt trời lặn hãy lặn/ Mặt trời rụng hãy rụng/ Ộm chặn! Phép analog này được bà mo Song giải thích là dựa trên sự giống nhau giữa việc lên sởi với các mụn li ti màu đỏ, khi khỏi sẽ lặn đi, mất đi giống như mặt trời đỏ lặn và rụng xuống. Để mụn này rụng đi, phải dùng lá gai để phủi vì đấy là loại lá đến phi còn sợ.

4. Đau ốm - Trị ma: Đau ốm trong người được xem là có liên quan tới các loại phi chết dữ (chết do súng ống dao gươm, đắm thuyền đắm bè, chết sớm, sa hố giữa đường, rơi xe ngang lối…) đói khát lang thang đến đòi ăn lợn, ăn chó. Với các loại phi đói này, cho nó ăn nắm cơm trắng, lấy cơm chấm cho hút dính cái đau ra khỏi người, ném cho rơi ra ngoài ruộng, ngoài sân, ra chỗ vắng…, rồi dọa cho phi sợ mà chạy đi chỗ khác. Người ốm một tay cầm cục cơm đã vê tròn, một tay cầm dao, miệng đọc lời chú. Đọc hết bài, cầm con dao và cục cơm đưa từ đầu xuống tay chân, sau đó ném cục cơm đi, vừa chém dao vào không khí vừa nói: "Lúc chúng mày đến/ Đến đằng thang/ Lúc chúng mày đi/ Đi đằng cửa sổ/ Đuổi đi, giết đi, cút đi ngay" (Chợ xú mạ/ Mạ tạng đay/ Chợ xú pay/ Pay tạng táng/ Phỉ pay, khả pay, pặn pay nơ) (Vương Thị Mín, Vương Thị May, 2010, tr.129-131). Nắm cơm trắng vừa để cho cái đau ăn, cũng đồng thời được hình dung là có khả năng kéo dính được cái đau ra khỏi người - tức cái đau trong người giờ đã được chuyển sang cho

nắm cơm - ném đi nắm cơm là ném đi cái đau cái ốm. Hành vi analog này còn được bổ trợ thêm bởi những nhát chém dao vào không khí (tức chém ma), và lời đuổi dọa giết ma bắt phải xuống thang ra khỏi nhà. Nguyên cớ của cơn đau (phi) và cái đau ốm trong người xem như đã được xử lý phù hợp, bằng cách lấy dính/ rút cái đau ra, cho đau ăn cơm và ném ra khỏi nhà, chém đuổi phi để nó sợ mà không dám quay lại làm đau tiếp nữa.

5. Chữa bệnh bằng lá thuốc có một đặc tính tương đồng: Nhiều lá thuốc được chọn để chữa một loại bệnh nào đó dựa trên sự tương đồng giữa đặc điểm lá với biểu hiện bệnh. Bà mo Song (Mộc Châu) khi dẫn tôi đi hái lá thuốc đã chỉ rõ đặc điểm các loại cây lá trong tương quan các bệnh. Chẳng hạn, lá khế, quả khế (không xanh không chín) khi giã rất nhớt, nên nó được dùng để đắp chữa bệnh liên quan khớp nối đầu gối, khuỷu chân tay (nơi cần chất nhờn); bị mụn thì dùng cây (tên tiếng Thái), quả cây này y sì như mụn mẩn, dùng nó đun lên tắm vài lần là mụn gì cũng hết. Bị đau mắt đỏ thì lấy cây (tiếng Thái), nhớ xem kĩ phải là cây có lá đỏ mặt sau, đun lên thật đặc, rồi nhạt dần, chấm rửa quanh mắt, dần dần tan máu trong mắt mà khỏi dần đi. Riêng loại cây nhá khịu (cây cứt lợn) này, khịu là hôi thối, "lá mùi hơi hôi đấy", thì dùng để tắm vào 30 tết cho người thơm lại, để mình sạch sẽ vào ngày cuối năm. Cây này cũng gọi là cây thối, dùng để tẩy đi cái hôi cái thối (một phép analog tiêu cực - dùng cái thối của lá để làm trôi đi cái hôi cái thối của cơ thể) Còn loại cây lông lợn (mà nhá khộn nhụ) có đặc điểm là có lá cỏ mọc tua tủa như lông mọc trong mắt thì dùng để chữa khi mắt bị mọc cái lông mi chọc vào con ngươi làm đau nhức. Đun cái này lên, lấy nước cốt chấm rượu vào quanh mắt là hết đau (khi đun, lớp cỏ tua tủa này rụng dần đi, tương tự với lông mi rụng xuống là mắt hết đau).

6. Ngăn chặn, bảo vệ - Dùng taleo: Taleo là một loại phên đan bằng tre, hình mắt cáo, tương tự như hố, vực sâu, với riềm ngoài hình mũi nhọn giống như giáo mác - được người Thái sử dụng trong những trường hợp cần ngăn chặn và bảo vệ khỏi các loại phi. Chẳng hạn, sau khi thả bè hạn rủi tại suối, cắm ngay một taleo dưới chân người thả để phi không đi theo về. Khi trong nhà có người mới sinh, rất nhiều taleo cẩu chặn (ta leo 9 lớp, tức là taleo đan trùng lên nhau thành 9 lớp, mắt cáo không thưa như taleo thông thường) được sử dụng ở nhiều không gian khác nhau. Đầu nhà cắm một chiếc taleo, báo hiệu nhà có người mới sinh để mọi người đi qua biết và kiêng kỵ. Ông ngoại của trẻ còn đan thêm một chiếc taleo, cài thêm lá từ bi trừ ma buộc vào cạnh cầu thang lên phía bên chan nhà sàn (ở nhà của người Thái trắng thì thường thấy buộc vào ngưỡng cửa). Một chiếc taleo cài lá từ bi, buộc thêm tờ giấy, cái bít, vải vụn xanh đỏ, kim chỉ buộc thành một chùm, buộc nối vào chỗ dây thòng lọng phía trên nơi sản phụ ngồi hơ lửa (tục nhá pháy - sau khi sinh xong, sản phụ Thái hiện thường nằm lửa khoảng 5 ngày rồi hai mẹ con mới vào buồng riêng), dùng để vịn đứng lên và khi ngồi xuống. Dây thòng lọng này ở nhiều nơi chính là buộc từ chiếc khăn piêu đội đầu. Taleo được giải thích là có nhiều mắt, giống như mắt lưới, giống như hố như vực khiến ma sợ, chưa kể còn có những riềm nhọn bên ngoài như giáo mác. Vì thế, trong những trường hợp được xem là rất nguy hiểm, cần tăng mức độ ngăn chặn, chẳng hạn như sau khi sinh nở, hồn sản phụ còn quá hoảng sợ và hồn trẻ vẫn quá non nớt, chưa kể còn có con phi pái, con ma chết đường sinh nở và phi cướt, các loại ma hồn trẻ con luôn rình rập - cần dùng taleo cẩu chặn, loại taleo tạo thành nhiều lớp,

nhiều mắt mau chi chít (tức là nhiều hố/ vực, nhiều giáo mác). Mức độ ngăn chặn này còn được gia tăng khi trên taleo, người ta còn cắm thêm lá nát/ lá từ bi - loại lá mà người Thái cho là phi rất sợ. Lời bùa đọc khi cắm taleo cũng cho thấy rõ tư duy về cái tương tự giữa mắt cáo của taleo - hố/ vực; đầu nhọn ở mũi diềm ngoài taleo - mác đâm này: "Leo ta cắm/ Ma muốn qua thành hố/ Ma định nhảy thành vực/ Ma thò chân xuống mác ta đâm/ Leo ta chọc/ Lời ta chặn/ Miệng ta thiêng" (Leo cu pắc/ Phi chí khảm pên heo/ Phi chí téo pên phắng/ Phi chí dắng hók cu téng/ Leo cu sắc/ Xốp cu dăm/ Quám cu khất).

7. Mang thai và các kiêng kỵ: Phép analog cũng được sử dụng trong những kiêng kỵ khi mang thai. Chẳng hạn, khi vợ mang thai, chồng không được đào hầm, đào hố, mương, rãnh, vì hành động này dễ gây liên tưởng đến việc sứt (biêu) nhập vào đứa trẻ trong bụng, khiến trẻ sinh ra bị dị dạng quái thai, sứt môi phía trên, phía dưới lõm sâu hay thành rãnh kéo dài đến hết lồng ngực. Kiêng không cắt tiết gà, chọc tiết lợn, không mổ giết súc vật, vì tình trạng của các con vật này khi bị giết mổ tương đồng với việc trẻ khóc hờn, giãy giụa sau khi sinh ra. Kiêng không đập giết rắn, vì hình dung về con rắn sau khi bị đập sẽ bò loằng ngoằng, lưỡi thè ra, tương tự mối nguy về việc trẻ sinh ra sẽ có tật thè lưỡi hoặc đi chệnh choạng, bị thọt.

8. Tắm, gội đầu ở suối - trong một số bối cảnh, đây là hình thức ma thuật hình thành dựa trên phép analog. Tục lệ của người Thái Đen ở Tây Bắc quy định, trước lễ tẳng cẩu (búi tóc ngược, diễn ra trong lễ cưới xuống - nghi lễ cưới chính thức và cuối cùng trong các chặng lễ thuộc về nghi thức hôn nhân), người con gái được một nhóm các cô bạn gái đưa ra suối gội đầu. Hành động cúi xuống, vợt nước lên tóc để trôi đi theo dòng nước được xem là tương đồng với việc cho cái xấu bám dính trên tóc (cơ thể) được gột rửa đi - để chỉ còn cái tốt cái lành, chuẩn bị đón thời điểm hệ trọng trong đời người phụ nữ. Lễ hội Nàng Han của người Thái trắng Quỳnh Nhai diễn ra vào ngày 30 tết hàng năm, với phần trọng tâm là màn lễ gội đầu bên bến nước sông Đà. Mo cầm lá nát, nhúng vẩy nước lên đầu các bà các cô, đọc lời hát xướng trong khi hàng loạt các hành động có tỉnh biểu tượng được diễn ra: cúi đầu - vợt nước lên - nhúng xuống - hất ra xa - mọi cái xấu, cái đau cái ốm, cái hạn cái rủi cũng theo đó mà trôi theo dòng nước. Trong các lễ cúng, lời mo kể về chặng đường đội quân hồn trên mường một cùng hồn mo trải qua bao gian nan cực nhọc, đi đến khắp các mường tâm linh trên đất trời dưới mường trần gian để tìm vía chuộc hồn, địu về cho nhập vào cơ thể. Trước khi đội quân hồn về bản, lên thang vào nhà, bao giờ cũng có màn hồn tắm gội tại bến sông bến suối, để bao nhiêu cái xấu bám theo suốt chặng đường dài trôi theo dòng nước: "Gạt điều xấu cho voi cho ngựa/ Gạt từ đầu đến vai/ Gạt từ vai đến chân/ Gạt bỏ bẩn ma chết/ Gạt bỏ hơi ma xấu/ Gạt bỏ cơm ma bẩn hun khói/ Gạt bỏ mồ hôi chơi nhiều bản hôi tanh/ Gạt bỏ mồ hôi chơi nhiều mường hôi hám" (Lường Thị Đại, Lò Xuân Hinh, 2010, tr.664). Tục tắm vào ngày tết (áp mố kin chiêng) nhằm tẩy rửa mọi điều xấu điều rủi của năm cũ, đón điều tốt điều lành của năm mới trước đây cũng được các tạo người Thái và mo mường tại Phai Cát, Mường So (Phong Thổ, Lai Châu) thực hiện.

9. Giữ hồn - Buộc chỉ: Thao tác buộc chỉ cổ tay là một phép analog nhằm buộc hồn vía gắn chặt vào cơ thể người. Có rất nhiều loại hồn vía khác nhau trong cơ thể, bộ phận nào cũng có hồn vía của bộ phận đó (ba mươi hồn đằng trước, năm mươi hồn phía sau); và hồn vía rất dễ dàng rơi rụng (do tủi thân, buồn giận, do đi lạc, do hoảng sợ, giật mình, do mải chơi quên đường về…). Vì thế, khi gom tìm, kiếm chuộc được hồn về, cho nhập vào thân xong phải buộc chặt cho gắn với cơ thể để không lang thang nữa. Sợi dây chỉ buộc cổ

tay giống như hồn vía đã bị buộc gắn vào người. Vì thế không được cắt sợi chỉ này (giống

như chủ động cắt bỏ mối liên hệ thể xác và hồn vía) mà phải để cho chỉ tự đứt.

10- Thả bè - Giải hạn: thả bè hạn (pe khọk) ra suối là nghi thức ma thuật thường xuất hiện trong phần gần cuối của lễ cúng giải hạn xên khớ hoặc đôi khi, xuất hiện cả trong lễ cúng ma tình yêu xên chuông. Như trong lễ cúng giải hạn cho anh Piêng tại Mộc Châu, chiếc bè được làm bằng cọng lá chuối, cắm 4 cọc xung quanh và hai cọc cao ở giữa để làm mái và nóc, quanh bè quây giấy vàng, các dây chằng đầu cọc trên đỉnh bè là dây chỉ màu đỏ. Bên trong bè có nhiều loại lá như lá nát và lá gúi (một loại cây lá có gai) dùng để trừ ma, ba chiếc phễu làm từ lá cuốn lại, dùng để đựng móng chân móng tay, nước bọt, tóc rụng của người ốm. Đến tầm 2h sáng, ông mo đọc lời cúng, dùng kiếm đẩy dần bè ra phía cửa. Khi cách xa áo chủ cúng một đoạn, ông cắt sợi chỉ cho đứt rồi dùng mũi kiếm cuốn chỉ vứt trọn lên bè. Khi bè ở cửa, ông dùng kiếm vạch trên không trung theo hình chữ U phía trên bè, chỉ để lại một cửa trống duy nhất là mũi bè hướng xuống phía thang đi. Hai thanh niên đã được nhờ trước, cầm bè và taleo chạy nhanh xuống thang, lên xe máy đi ra suối thả. Đến bờ suối, người thả tay cầm taleo, tay kia từ từ hạ bè xuống, vừa hạ vừa lẩm nhẩm: Điều xấu làm chủ áo này đau ốm hãy đi sạch cùng bè cho hết khớ hết khan. Mười năm đừng quay lại, chín kiếp đừng về nhé, nhớ đi theo dòng nước nhé. Bè trôi theo dòng, người này cắm taleo đúng vị trí đứng bên suối rồi gọi: Hú hồn về nhà, hồn khỏe khoắn hồn nhé. Một bát nước gạo được người đi cùng hất vẩy lên đầu người thả, hất xuống suối rồi hai người đi thẳng về, không được quay đầu lại. Về đến nơi, dưới chân thang, một người cầm theo vợt xúc cá (ca xa) và đuốc cháy rực đứng sẵn, hú xúc gọi hồn vía người thả bè. Có bốn chén rượu, hai quả trứng, hai nắm cơm nếp, hai con cá nướng giao cho hai người ăn uống, ăn xong được gọi hồn đi lên thang rồi vào nhà. Bốn taleo

chuẩn bị sẵn, đặt cạnh khu mâm cúng từ đầu buổi lễ được mang đi cắm tại bốn góc nhà, hoàn tất quy trình cởi rũ vận hạn321.

Lễ xên kẻ thường được người Thái thực hiện khi trong nhà có người bị đau bị ốm (pền chếp pền hại), làm gì cũng không được như ý. Sau khi mang áo đi bói, được biết đau ốm bởi dính phải bụi rủi ro vận hạn (bụi mọt bụi mè), dù đi viện thì nhà cũng muốn quét, giũ, hất bụi hạn đi. Văn bản cúng cho biết rõ, bụi hạn này là do vị Then khọk chuyên trông coi việc rủi ro vận hạn trên trời gieo xuống trần gian. Lễ cúng hướng đến việc quét bụi hạn "ra khỏi người, khỏi nhà, khỏi bản, đem lên mường trời trả lại Then như cũ, có như vậy thì người mới được mạnh khỏe, gia đình mới có hạnh phúc, làm ăn mới phát đạt, làng xóm mới yên vui" (xem thêm Hoàng Trần Nghịch, 2014, tr.12).

Trong hệ thống lễ xên kẻ này, có một loại lễ liên quan tới dây khớ (sai khớ) - dây mệnh dây vận của mỗi con người dưới trần gian. Dây khớ được trông giữ bởi riêng một vị then (then khớ) - dây dài người sống thọ, dây ngắn người chết non, và nếu dây đứt tức người chết. Khi người ốm nặng, hoặc với người già ốm - tức dây khớ dây sống dây mệnh này bị xấu, bị hại, bị bù rối (khớ khàn nhàng hại322) mà muốn xin thêm tuổi thọ, người ta

làm lễ xên kẻ khớ/ pạk khớ/ tắt khớ tắt khan/ xống khỏi để xin lên then. Trong lễ cúng pạk khớ cho một cô con dâu gia đình Thái đen sau khi chữa trị từ bệnh viện về, bà mo Lường Thị Pháy (Điện Biên) cho biết: "mèn ẳn nà phủ côn nừng khớ khàn nhàng hại, mèn chọ


321 Tư liệu điền dã, 15/ 02/2017 tại Xuân Nha, Vân Hồ.

322 Nghĩa đen trong tiếng Thái: khớ khàn = dây mệnh có sẵn, nhàng = rối, bù rối; hại = xấu.

xền chọ phon, kẻ khày tháy thàng xìa323" (người bị lúc cái dây mệnh dây sống nó xấu, hại, bù rối thì làm lễ cúng cởi cho nó, chuộc cho nó đi lên). Lễ này buộc mo một phải xuất hồn lên tới Then khớ; phải dùng lễ vật và hình nhân, bò, dê nặn bằng đất sét cùng móng chân, móng tay, tóc rối, nước bọt của người ốm để gửi lên chuộc xin cho dây khớ được cởi, nới thêm ra. Lễ này cũng còn được gọi là xên xống khỏi - tức đưa/ tiễn/ hình nhân và con bò con dê (nặn bằng đất sét, đặt trong bè) để lên Then Khớ làm tôi tớ thay cho chủ áo mà theo cách nói của bà mo Pháy thì, "àu khỏi tốc bết nặm te, tốc hè nặm huối, àu khỏi nọi mưa

piến bên tài"324 (lấy tôi tớ kẻ hầu hạ thả xuống lưỡi câu nước sông, quăng chài nước suối,

lấy tôi tớ kẻ hầu hạ nhỏ đến thay phía/ dây chết).

Do nghi lễ ma thuật này thuộc về hệ thống lễ xên kẻ với mục đích giải hạn, tức cởi bỏ, hất gợt đi cái hạn cái xấu, cái đau cái ốm Then gieo xuống mà chủ cúng không may vướng phải (cởi hạn, với tên kẻ khọk325, hay quải, quát - hất, gợt trong tiếng Thái), vì thế, một chuỗi các suy luận tương tự về việc chuyển đổi cái hạn cái rủi của dây mệnh khớ khan

vào các vật thể để gửi đi xa đã được hình thành. Dòng nước chảy mang theo bè vận hạn trả lên Then, mang theo các vật liên quan nhưng thừa thãi trên cơ thể (móng tay, móng chân, tóc rụng, nước bọt), tôi tớ, kẻ hầu hạ (hình nộm người, dê, bò trong một số lễ như xên xống khỏi), đặt trên chiếc bè được gia cố chắc chắn để trôi đi xa nhất có thể, căm (cấm/ ngăn) không cho bè bị xâm phạm bởi các ma dữ và không quay trở lại bằng việc làm phép băng (quây) của mo trước khi ra khỏi nhà, sử dụng các loại lá trừ ma trên bè và cắm taleo bên bờ suối và các góc nhà. Một cơ chế về các phép tương tự, kết hợp với sự cưỡng bách của hành động và lời mang lại cảm giác về việc, sự chuyển đổi (cái hạn cái xấu, cái đau cái ốm) từ vật thể người sang vật thể bè - thứ đã được trôi đi xa trả lại cho Then và không thể ngược dòng nước để trở lại - (được xem là) đã thực sự diễn ra.


323 Nghĩa đen trong tiếng Thái của kẻ khày thày thàng xìa: kẻ = cởi, tháo; khày = mở ra, nở ra, cởi ra; thày = chuộc, mua lại; thàng = cho lên, xìa = đi.

324 Nghĩa đen của các từ trong tiếng Thái: tốc = rơi, lặn, ngã, đổ, hạ cánh, mất; bết: =lưỡi câu; = chài, ý là

thả vật thay thế (hình nhân người, dê, bò nặn bằng đất sét trong bè) như thả lưỡi câu, như quăng chài

xuống sông, suối cho đi lên Then thay mình.

325 Có nhiều loại xên kẻ khác nhau trong hệ thống nghi lễ Thái, tùy thuộc vào hạn cụ thể mà chủ áo vướng phải.

Xem tất cả 403 trang.

Ngày đăng: 13/09/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí