30. Xên pướk pái: cúng ma phụ nữ chết khi sinh đẻ
31. Xên pướk phộng: cúng ma cà rồng
32. Xên phăn ma: cúng ma rừng, chém chó sống
33. Xên so lụk: cúng xin có con
34. Xên so hăng, so mí: cúng xin giàu sang phú quý
35. Xên so nặm, so dím: cúng xin mạnh khỏe, sống lâu.
36. Xên kó tén: cúng xin tăng tiến
37. Xên Bun: cúng xin phúc lành
38. Xên sống hỏng: cúng ma tà ghen ghét
39. Xên sống khỏi: cúng nộp tôi tớ cho Then
Có thể bạn quan tâm!
- Tư Liệu Về Thao Tác Xúc Hồn, Tiễn Hồn Trong Tang Ma
- Bói Que Và Bói Úp Ngửa (Khuổm Hai) Bằng Thanh Tre, Đồng Xu
- Pành Khuần/ Hệt Khoăn: Các Loại Nghi Lễ Sửa Sang Hồn, Làm Vía.
- Ma thuật trong đời sống văn hóa của người Thái tỉnh Sơn La - 35
- Cung Cấp Thông Tin Về Hệ Thống Hồn Trong Cơ Thể Một Người Sống Với 80 Hồn Vía, Gồm Hồn Vía Các Bộ Phận Trong Cơ Thể (Hồn Tai, Hồn Mắt, Hồn Mũi,
- Trong Lễ Cúng Hồn (Dệt Khuân), Sửa Vía (Peng Khuân) Trong Tháng Thứ 9 Của Thai Kì,
Xem toàn bộ 403 trang tài liệu này.
40. Xên liệng Kắm Lẹt: cúng Cầm Lẹt
41. Xên phi hay, phi ná: cúng ma ruộng, ma nương
42. Xên phi khửa sửa: cúng trả khất
43. Xên phang phươn: cúng cho gia đình yên ổn
44. Xên chút mát hạt họn: cúng ốm đau bất thường
45. Xên lảu nó: lễ dành cho nghề mo dòng mo một
HÌNH THỨC, MỤC ĐÍCH CỦA MỘT SỐ LỄ XÊN
Xên bản xên mướng: Cúng bản cúng mường
Xên bản xên mường (cúng bản cúng mường) hay còn gọi là “cắm305 bản cắm mướng” là lễ cúng/ lễ hội cộng đồng lớn nhất của người Thái. Theo lệ, lễ cúng thường được tổ chức hàng năm vào mùa xuân, khoảng tháng 3, tháng 4 âm lịch, và thường diễn ra trong 5 ngày. Đây là lễ người Thái cúng xin các phi bản phi mường phù trợ cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, bản làng yên ấm. Sau phần lễ là phần hội với các trò chơi dân gian Thái như ném còn, tó mák lẹ,…; múa tăng bẳng, tăng bu, múa sạp, múa vòng, hạn khuống... Trong những ngày xên bản xên mường sẽ diễn ra lễ cắm (kiêng) bản, mường trong 5 ngày - dân bản không được giã gạo, làm nhà, xẻ gỗ, vào rừng lấy củi, săn bắt,…; người trong không được ra khỏi bản, mường, và người ngoài cũng không được vào, nếu đã vào bản vào mường trước thì phải hết thời điểm căm mới được ra. Ai làm sai sẽ phải chịu phạt theo luật tục.
Đồ cúng tại Đông xên: Theo tư liệu đã có về các lễ xên bản mường diễn ra tại Mường Thanh (Điện Biên) thì mỗi Đông xên sẽ có quy định không hoàn toàn giống nhau về đồ lễ dâng cúng, nhưng nhìn chung, lễ này phải hiến tế trâu hoặc bò (một trâu đực đen to hoặc hai con trâu đực, một đen một trắng); kèm theo gà (thường là 2 con), vịt (một con, có nơi có nơi không), dê, chó (tùy theo quy định từng nơi). Mỗi Đông xên sẽ có một (hoặc hai) ông mo chuyên trách lễ (xem thêm Lương Thị Đại, Lò Xuân Hinh 2009).
Các đồ đặt cạnh mâm lễ: kìm, búa, đe (đánh thức thần Y Khí dậy đúc khuân cho chủ tạo mới của bản mường), bung thóc (dâng các thần nuôi ngựa, nuôi rồng), chài (đầu chài buộc trên cao thả xuống tượng trưng hàng rào lưới chặn ma), mác (có cán dài cắm xuống bung thóc, lưỡi mác hướng lên trên để trừ khử ma tà, bảo vệ dân mường dân bản); chum rượu cần (các thần và già mường già bản uống lấy khí thế, sức mạnh thắng ma quỷ khi ra đông xên làm lễ).
Mâm chủ áo (pán chẩu xửa): một áo của chủ mường (áo người giữ bản giữ mường), đĩa trầu cau, túi của mo (khụt xanh), kiếm của mo (trừ khử ma tà, chém giết ma xấu ma hại đến quấy rối, làm hại mâm lễ).
Mâm bu xá (pán xổm ban): dâng các phi Then xuống ăn hương, nến, hoa rừng, gồm: nắm xôi chia đôi (nửa ngọt nửa chua), làm 3 xâu phễu bằng lạt và lá chuối, nến sáp ong, bát gạo, bát thóc, 4 sải vải trắng, 4 sải thắt lưng bằng tơ tằm, vòng tay bạc, bạc trắng, tiền giấy.
Mâm cho các Then (Then Luông, Then Thóng và các Then khác): thịt trâu sống, thịt chín các loại, rượu, nước, xôi, hoa quả, chuối mía…
Mâm lễ gà cho phi tu xửa (cổng mường): gà, xôi, rượu, taleo 3 nhánh (lễ xong lấy taleo này đi cắm ở hai cổng vào và cổng ra của mường, bản).
Mâm dâng ma nhà ông mo (pán xảng lắc): xương sườn trâu, gói xôi, rượu.
Mâm lễ vịt dâng thần thuồng luồng nơi vũng sâu sông suối, ngăn không cho chúng bắt người hại người: vịt mổ phanh, luộc chín đặt cùng gói xôi và hai chén rượu
Mâm lễ dâng ma ha ma héo: ít thịt, gói xôi, hai chén rượu.
305 Căm/ cắm/ cẵm: kiêng, kỵ.
Sau khi xướng lễ tại Đông xên cho các thần ăn xong, mo và những người giúp cúng thu dọn mâm lễ và đặt một mâm ngồi ăn ngay tại Đông xên để lấy may. Trước lúc vào ăn, ông mo nói mấy câu: “Ơ… các thần ăn rồi hãy phù hộ cho dân bản dân mường mạnh khỏe, làm ăn phát đạt, vạn sự như ý. Việc xấu quét đi tận mường Ha xa lắc, đuổi đi tận mường póp xa lư…” (dẫn theo Lương Thị Đại, Lò Xuân Hinh, 2009, tr.387-388)
Cắm ta leo cổng mường: xướng lễ Đông xên xong, hai bên chân cổng làm sạp nhỏ để đặt sọt thóc, sọt bông và cắm ta leo kiêng mường (một ta leo 3 nhánh cài lá từ bi và lông gà đã được buộc trên đầu cổng): Ta leo vàng ta leo bạc đến cắm/ Cọc vàng bạc đến chèn đến ngăn/ Đến cắm bốn phương bản/ Chèn chặt bốn góc mường/ Không cho ma và người đi qua đường này (tr.388).
Lễ đánh trống khai hội: Lễ xong, cắm ta leo xong, bưng mâm chủ áo cùng mo đi về nhà chủ áo. Về đến sân nhà chủ áo, đặt mâm xuống cạnh trống (đã để sẵn) để mo xướng lễ xin được đánh trống khai hội cho bản mường, trong đó có đoạn: “Bây giờ chiếc trống nhỏ dân bản xin đánh/ Chiếc trống thiêng dân mường khai hội/ Tiếng vang đến mường Mẹt/ Tiếng bay khắp mường Thái/ Phù hộ cho cháu chắt nhiều lứa/ Phù hộ cho chút chít nhiều đàn/ Cho tốt đẹp cả bản/ Cho an khang cả mường” (tr.392). Mo dứt lời, tiếng trống và cồng, chiêng khai hội vang lên, dân bản vui mừng múa hát và chơi các trò chơi truyền thống. Kết thúc lễ đánh trống khai hội, mọi người cùng lên nhà chẩu xửa tổ chức vui chơi, mừng kết quả lễ Đông xên, chúc mừng chủ áo và dân mường. Mo có lời hát mừng tổ tiên nhà họ Tạo. Sang đến ngày thứ 3 thì dân bản múa hát tại nhà ông mo, sau đó kéo nhau ra bãi đất rộng chơi các trò chơi.
Lễ tế nhá (ngày thứ 5): làm tại Đông xên, với các mâm cúng: mâm chẩu xửa (chủ áo), mâm bu xá (hương hoa chua ngọt), mâm Then Luông, mâm then Thóng và các ma Then khác. Xướng lễ tế nhá giống xướng lễ xên mường, đoạn cuối có thêm mấy câu: Năm ngày bỏ hết phép bùa rào chông gai/ Các thần trên trời, dưới trần khác kiêng kỵ đấy nhé/ Dân bản dân mường không kiêng kỵ được nữa/ Phù hộ cho dân bản dân mường mạnh khỏe/ Làm ăn phát đạt, vạn sự như ý/ Đóng cửa biến cho chắc/ Chống cửa bản cửa mường cho chặt (tr.403).
Lễ nộp áo (tám cọp xửa) và tụ hồn/ tiếp hồn/ thết đãi hồn (xú khuân) cho dân mường: với quan niệm áo chẩu xửa là hồn của chủ áo cùng với các hồn người giúp việc mo thay mặt dân mường đi làm việc lớn cho dân mường dân bản. Hồn họ đi cùng ông mo và đội quân phi một của ông tới các mường Then, phi để cầu may cầu phúc cho bản mường. Công việc hoàn thành, áo chủ mường chủ bản phải được trả lại cho chủ nhân, và hồn người nào nhập vào người đó như cũ. Do vậy phải có lễ nộp áo cho chủ và lễ tụ hồn cho cả bản mường. Khi ông mo xướng lễ để mời các hồn ăn uống thì chủ áo và mọi người trong mâm nâng chén chúc mừng nhau: “Ba mươi hồn phía trước/ năm mươi hồn phía sau/ Báo lên cả hồn đầu hồn bóng/ Hồn nằm chăn nằm đệm cùng tạo/ Đã sửa hết mọi hồn/ Hồn vía nay mạnh khỏe sống lâu” (tr.423). Ông mo còn cẩn thận đi tìm hồn vía (páo khuân) ở mường người (mường lum) gom về cho đủ.
Chu trình lễ Xên Mường La(Quãm xên Mường La) (dẫn theo Lò Văn Lả, 2013):
1- Lời chiêu quân Một (Quãm vãn phi một); 2- Vì sao phải xên mường (xứ chẵng xên
mưỡng) “Giúp ốm đau cho đỡ/ Giúp cúng cho bằng được/ Làm gì cũng được tốt/ Cậy
mong gì cũng thành”; 3 – Xin quân của mường Một (Xo côn một); 4 – Tìm hồn ở đẳm trong nhà (Ha306 khuân nẳng đẳm kuông hưỡn); 5 – Tìm hồn nơi trụ bản trụ mường (Ha khuân nẳng lắk bản lắk mướng); 6 – Tìm hồn nơi nghĩa địa (Ha khuân nẳng pá heo); 7- Tìm hồn nơi vua nước vua đất (Ha khuân nẳng pua nặm pua đin); 8 – Tìm hồn ở ma dịch (Ha khuân nẳng phi ha); 9- Tiễn đưa pẽ khọk giải hạn (xống pẽ khọk kẻ khớ); 10- Lên mường trời tìm hồn (Mữa ha khuân nẳng mưỡng phạ); 11- Vượt sông Ta Khái (khảm nặm Tà Khái); 12- Tìm hồn ở Đẳm Loi (Ha khuân nẳng Đẳm Loi); 13 – Giải hạn bản, mường, chủ áo ở Then Khớ (Kẻ khớ bản, khớ mưỡng, khớ chảu xửa nẵng Mưỡng phạ); 14- Tìm hồn ở Then Khọk (Ha khuân nẳng Then Khọk); 15- Xuống trần gian – Nhập hồn (Lỗng mường lùm – Xú307 khuân); 16- Lời tiễn đưa quân của bà Một (Quãm tảnh liệng Một); 17-
Lời bà Một nộp áo, kết thúc lễ (Quãm ễm một cọp xửa).
Xên chuông: Nghi thức cúng hồn người tình, ma tình yêu.
Mục đích: lễ cúng dành cho ma tình yêu (phi chuông). Thường khi trong nhà có người đau ốm, có khi điên loạn, người nhà tìm đến mo bói. Nếu mo bói ra rằng, người ốm đang bị phi chuông theo thì phải nhờ thầy làm lễ cúng. Đây là lễ cúng ít phổ biến, có nơi, hàng chục năm mới thấy lại một lễ cúng chuông. Vậy nên lễ cúng thường rất đông người, có khi lên tới cả trăm người, vừa tới giúp vừa để xem. Theo quan niệm truyền thống, mo cúng ma chuông bắt buộc phải là mo một - dòng mo dùng lời lẽ, phép thuật để thuyết phục ma hồn hay trấn áp ma tà.
Đồ cúng:
Mâm lễ của thầy cúng: Bốn bát gạo bằng, một bát gạo đầy, trên miệng bát đặt vòng tay bạc, giữa vòng đặt đứng quả trứng gà, ba hào bạc đặt quanh vòng bạc, nến sáp ong, chỉ ba màu đen, trắng, đỏ.
Các đồ cúng khác:
Túi to đựng áo người trong cả gia đình, trong túi có một gói gà, một gói cá, một gói xôi, một gói trầu cau.
Bầu nước uống, khay đựng chén và chai rượu, hũ rượu cần, rổ đựng đồ trị ma (ngọn cà gai, lá nát, rễ dâu cọc, cỏ mần trầu,...), súc vải trắng, túi của cải, đồ trang sức (vòng cổ, vòng tay, xà tích, bạc thỏi), khăn piêu mới, khăn trắng thêu, túi thổ cẩm, tiền ma làm bằng nan tre (hai loại, tiền dây và tiền gai), bung thóc cho ngựa âm binh, miệng bung đặt bát gạo, có vòng tay và quả trứng, cuộn chỉ to.
12 con gà (3 con luộc chín cúng mâm âm binh của mo một, báo tổ tiên và cúng các ma trên đường, 9 con gà mổ để sống cúng các mâm: mâm ma tình yêu, mâm cúng Then, mâm cúng các quan mường Then, mâm cúng quân canh giữ mường Then, mâm cúng con cái nhà Then, mâm cúng con rể, trai hầu Then, mâm cúng con rể, trai hầu Then, mâm cúng gái hầu Then, mâm cúng biếu những người túng thiếu nương nhờ Then), một gà trống sống (để cắt tiết ăn thề), 2 con vịt (để qua sông Ta Khái), 2 con lợn (một con cúng tổ tiên, một con cúng Then và khao âm binh thầy cúng), 1 con dê buộc dưới sân nhà (ma tình yêu là nam thì cúng dê cái, ma nữ cúng dê đực).
306 Ha: tìm, kiếm, lùng.
307 Xú: thết đãi, đón - xú khuân là thết đãi hồn, đón hồn.
Bè trừ hạn rủi: Bè làm bằng gỗ hoặc bẹ chuối, có hình dê, bò tết bằng nan tre, dê đặt đầu bè, bò cuối bè. Quây vải trắng thành buồng ở giữa bè, bên trong có: hai hình người một đỏ (tượng trưng cho hồn người), một trắng (tượng trưng cho hồn ma); ba phễu làm bằng lá cây đựng đồ gây nên vận hạn: một phễu đựng móng chân, móng tay, tóc rụng của người ốm, một đựng nước chàn, một đựng mỡ lợn; vỏ ốc, những thứ trừ ma (đá cuội ba bến, cỏ mần trầu ba vườn, rễ dâu cọc, lá cà gai, lá nát); dây chỉ trắng nối từ sừng dê tới tay người ốm, tiền âm phủ.
Đồ đặt cạnh bè: hai sải vải trắng, vòng cổ, vòng tay bạc, một túi đựng áo người ốm, trong có gói gà, cá, xôi, trầu cau, ba tấm phên taleo chặn đường chắn ma.
Quy trình lễ cúng
1- Mo gọi đội quân âm binh, giao nhiệm vụ và khao quân (pồng một)
2- Đi lên nhà tổ tiên các nơi tìm hồn (Khử hưỡn đẳm hà khuồn): mo cùng đội quân âm binh đi đến các không gian tâm linh để trình bày về việc chủ áo bị ốm, xin được mời các hồn thần, ma tổ tiên ăn uống và gom tìm hồn vía người ốm tại các nơi đó đi về theo mo. Trình tự các nơi mo đến như sau:
- Đi đến thần coi cửa bản cửa mường (pày xú phì tù xửa)
- Đến tổ tiên ở rừng ma (đẳm pá cha) tìm hồn
- Đến tổ tiên ở không trung (đẳm chuống kang)
- Đến tổ tiên ở mường trời (đẳm đoi)
3- Đi tìm hồn tại nơi của bà mụ (me bảu), nàng Ngần đúc khuôn tạo hồn, tới chỗ Then trông coi sự sống của người ở mường trần gian (pày xú me bảu me nãng bón pẳn ló khuồn kỗn, Thèn bớng đù kỗn nẳng mưỡng lum): mo tới những nơi này để hỏi han, xem xét và mong các thần, bà mụ tiếp tục trông nom sự sống, hồn vía của người trần gian "khung số vẫn có người dệt thêm/ khung mệnh vẫn có người thêu không nghỉ đấy chứ?".
4- Đi lên Then vận hạn: đi lên nhà Then, trình bày việc của chủ cúng và mời Then và quan quân nhà Then hưởng các mâm lễ, lấy của cải chuộc hồn vía người ốm, xin Then thả hồn người ốm về lại với thân.
5- Mo đưa hồn người ốm xuống trần gian.
6- Đưa người ốm xuống sân nhà, cúng dưới sân, chuẩn bị chém dê: lễ này buộc phải làm vào ban đêm, có người thổi sáo phụ cho mo một. Người ốm ngồi cạnh con dê.
Thầy cúng hát theo giọng giao duyên, kể về mối duyên tình giữa người và ma chuông: "Đôi ta thương nhau từ những năm trước/ Ta yêu nhau từ năm xưa/ Từ thời tra nương bông (...) Tình ta phai theo mưa/ Nguội lạnh theo gió/ Nay chẳng còn gì vấn vương...".
Mo thương lượng với ma, cúng cho ma lễ vật để ma buông tha người tình cũ: "Cho cả piêu hoa đỏ/ Cho cả đệm lót lưng/ Cho cả chăn đắp ấm... Những thứ đòi đều có đủ/ Chẳng còn thiếu thứ nào/ Của cải đã đầy đủ/ Lời nói đã hết lẽ/ Nay ta rẽ nhau như sông rẽ nhánh/ Mỗi người đi một ngả/ Mày trở về mường Trời/ Tao trở về nhà với chủ/ Mày đi đi...". Nếu mo bói gạo trên trứng mà thấy chưa được, tức ma chuông chưa đi, mo bắt đầu lời dọa: "Rùa mu cứng cũng nghe lời ta/ Rắn nằm vòng cũng nghe lời ta.../ Tại sao mày còn lưỡng lự/ Con nuôi ta ghét mày như ghét giun/ Tởm mày như giòi bọ/ Sợ mày như rắn trăn/ Còn chần chừ gì nữa/ Mày về đi!".
Khi bói thấy được, tức hồn ma đồng ý quay về mường trời, mo làm nghi thức cam kết: "Trước khi lên mường trời/ Lúc sắp rời trần gian/ Hãy cùng nhau cắt cổ gà lấy máu/ Ta cùng nhau ăn thề/ Mười năm thành người khác/ Trăm năm thành người lạ". Mo cắt dây vận hạn, sợi dây nối tay người ốm với sừng dê, thu dây cuộn vào sừng dê rồi mời hồn ma cưỡi dê. Thầy cúng chém cổ dê một nhát cho đứt.
7- Mo cúng đuổi tà ma, chuyển vận hạn của người ốm lên bè, buộc chỉ cổ tay người ốm để giữ lại hồn vía rồi sai người đem bè đi thả trôi suối.
8- Cúng gom nhập hồn vía về thân cho người ốm (hòm khuồn): "Ba mươi hồn nhập thành một thân/ Tám mươi vía hợp thành một người/ Thành một thân như cũ/ Thành một người như xưa/ Hồn đầu vào với đầu làm gốc/ Hồn miệng vào với miệng ăn cá...".
9- Tắm hồn (áp khuồn): tắm cho hồn vía mo và đội quân âm binh.
10- Lấy hồn về nhà (àu khuồn mã hưỡn): gọi hồn vía mọi người về đủ.
11- Mừng hồn, thết hồn (xú khuồn): thết đãi hồn ăn những món ngon nhất trong mâm cỗ chín. Lúc này người ốm ngồi trước mâm để mọi người tới mời ăn.
12- Mo răn hồn (xon khuồn): mo răn hồn vía của người ốm phải ở yên với thân, không được ham vui, nghe lời ma tà mà rời thân thể "Hồn lắng nghe lời một ta răn/ Lắng nghe lời mo già ta dạy/ Hồn bám chặt lấy thân/ Như rễ cây bám đất...".
13- Mời âm binh ăn, răn âm binh, tiễn về lại mường một của thầy cúng (xống phi
một)
Mo một trả áo cho chủ cúng, kết thúc lễ "Được hồn đầu về với chủ/ Đem hồn chủ về
với thân/ Áo đến thân sống khỏe.../ Việc làm đã thành công/ Một mo ta cùng nghỉ".
(Khảo dựa theo Cà Chung, 2019, có kết hợp tư liệu điền dã cá nhân từ 2017-2020).
Xên hươn: Nghi thức cúng ma nhà và cúng giỗ tổ tiên lớn nhất trong năm
- Mục đích: đây là hình thức cúng tổ tiên lớn nhất trong năm của người Thái, với mục đích cầu tổ tiên phù hộ con cháu luôn an lành, mạnh khỏe, làm ăn phát đạt, giúp xua đuổi những điều không may mắn, cái xấu cái gở và ma tà xấu đi, không cho hại con cháu. Người Thái có câu “Muốn sung sướng thì tôn trọng tạo/ Muốn khỏe coi trọng tổ tiên” (É pên đi sỏng tạo/ É hảo sỏng phi hướn), vậy nên lễ cúng này cũng còn được gọi là cúng cầu an cầu lành, với niềm tin rằng khi con cháu cúng tốt thì hồn tổ tiên sẽ luôn phù trợ, giúp đỡ trong mọi việc.
Việc cúng tổ tiên thể hiện cụ thể trong bài cúng với nhiều nội dung và ý nghĩa: mong tổ tiên gạt bỏ hết những bực dọc, phiền muộn, sai trái con cháu gây ra trong năm qua để tiếp tục phù hộ con cháu trong năm tới; nhắc nhở hồn tổ tiên sống trên đẳm cho thật tốt, không làm điều xấu, không phạm vào luật của mường trời, tránh liên lụy đến con cháu mà sinh ốm đau, chết chóc; nhắc nhở các đẳm không được đi lang thang mà hãy ở nhà để bảo vệ hồn vía con cháu ở trần gian cho thật tốt.
Lễ cúng còn hướng đến việc bảo vệ hồn vía của con người, với việc vừa cầu tổ tiên trông nom bảo vệ tạy ho (vật thiêng chứa bản mệnh của mỗi người) không cho hồn vía con cháu đi lang thang hay bị ma tà lôi kéo - pành khuần (lễ cúng sửa hồn) riêng cho hồn vía,
để hồn vía không nghe lời rủ rê hay yếu ớt, tự ái mà rời bỏ thân thể, nhắc nhở hồn vía gắn chặt với thân “Hồn tai hãy nhập vào tai để nghe cho rõ/ Hồn mắt hãy nhập vào mắt để nhìn cho tỏ”.
- Đồ cúng được chuẩn bị kĩ, theo nguyên tắc: người sống ăn gì, tổ tiên ăn đó. Tuy nhiên cần chú ý kiêng không cúng đồ cay, nóng (ớt, mak khén), ma nhà ăn đồ này sẽ dễ nóng nẩy trong người dẫn đến gắt gỏng khó chịu với con cháu.
- Quy trình lễ cúng: Ông mo cúng mời tổ tiên chủ áo về ăn – khấn mời từng đẳm một (báo cáo việc cúng lễ, mời đẳm ăn thịt, ăn cơm, uống rượu, cầu phù trợ cho con cháu) – mời các đẳm chết từ xa xưa về ăn, mời “Ba mươi đẳm nhà gộp, sáu mươi đẳm nhà cùng”– khấn mời chủ Tạy ho (Tạo Tạy) – khấn linh hồn những người trong họ chết mà không được lên làm phi hươn – Khao đãi những linh hồn không cùng họ tộc của gia chủ - Khấn lấy lại áo trao cho chủ nhà – Khấn chào và tiễn các đẳm đi lên mường trời “Ăn xong hãy đi lên nhà đẳm mà ở/ Đi lên mường trời cho con cháu phát triển/ Đi lên sống trên mường trời cho con cháu thọ bền”. Lễ đến đây là kết thúc, mọi người ăn uống chúc gia chủ. Cuối cùng là thủ tục mà gia chủ cảm tạ thầy mo.
- Tóm tắt một số thông tin cụ thể trong bài cúng tổ tiên ghi trong sách cúng (mo phi
hưỡn) như sau:
1- Trình bày việc con cháu kiếm được con lợn béo để cúng tổ tiên.
2- Mời ông chủ tổ … / bà chủ tổ … / (đọc tên) (bố mẹ chủ nhà) / Ông cụ tổ …/ bà cụ
tổ (ông bà chủ nhà) / Ông bác, bà bác, ông chú, bà thím… [Mời từ gần đến xa]
3- Mời ăn từng thứ trên mâm cúng (kể từng thứ cụ thể, lợn béo, với các bộ phận
được nấu ngon như thế nào, xôi, rượu, cá, các loại bánh, các loại hoa quả…).
4- Ăn đồ ngon để “Dạ ngọt như mật ong”, phù hộ cho gia chủ
5- Mời các tổ tiên khác – Ba mươi tổ tông nhà gộp/ Sáu mươi tổ tiên nhà đôi/ Những
người họ (…) chết già/ Những ông bà họ (…) chết trẻ/ Người chết trẻ phương xa.
6- Mời ăn: những người có công khai phá bản mường, những người hy sinh trận mạc, những người bị tàn sát, những người bảo vệ bản mường, những người gặp nạn chết rủi ro “chết cạn chết đuối, chết rơi cửa sổ, cầu thang, chết trên giường, ngã chõng…”; những trẻ sơ sinh “Bà mụ đúc thành người/ Trời không ban tuổi thọ”; những trai, gái chết trẻ “bỏ dở tiếng sáo tình”; mời “Tổ tiên khắp bốn phương/ Hồn ma ở tứ phía”.
7- Thỏa thuận với phi “Mời không tới tổ tiên nào chớ trách/ Biếu không đến hồn ma nào chớ chê/ Mời sót tự khắc đến/ Quên biếu tự khắc về/ Mời quên ai chớ buồn/ Biếu sót ai chớ tủi”.
8- Nhờ các phi phù trợ “Tổ tiên ăn ban phúc/ Hồn ma ăn ban lộc/ Dòng tộc ăn ban thọ/ Cho chủ nhà giầu sang/ Gầm sàn đầy trâu bò/ Trong nhà chất con, cháu/ Hoa màu được bội thu/ Làm việc gì cũng thành/ Lo việc gì cũng được/ Ước điều gì cũng có/ Dành bạc được thành vòng/ Gom vàng được thành cây/ Nắng mường trời không cháy/ Ốm đau ở hạ giới tránh xa/ Cho gia chủ yên vui - thượng thọ”.
(Khảo dựa theo Hoàng Trần Nghịch 2001a, tr.74-77)
Xên kẻ khọk: Cúng giải hạn cho cá nhân (kẻ: cởi, khọk: hạn)
Căn nguyên của lễ: Chủ cúng thấy trong người khó chịu (khó ăn khó ở), hơi sốt, ngủ hay mơ điều xấu, thấy điềm báo không lành. Đi mo bói thì biết có ma lừa, ghen ghét, làm ốm đau, làm sốt rét… Người yêu thời trẻ còn ghen tuông, muốn tranh giành nên làm cho bỏ chồng bỏ vợ chết theo để sống cùng trên mường đất mường trời.
Mục đích lễ xên: quét sạch cái ghen ghét, để trôi theo nước vào hang vào hổ rắn hay thuồng luồng cho hết. Cứu lấy hồn vợ hồn chồng về chung sống khỏe mạnh, hạnh phúc.
Các mâm cúng: 01 mâm cúng bà Một; 04 mâm thịt lợn; 04 mâm thịt trâu; Mâm vịt mổ để thịt sống (có thêm các đồ giống mâm lợn mâm trâu nhưng có thêm 4 ta leo; Mâm lồng gà sống (không đặt vào khu để đồ lễ), với 1 sải vải trắng đặt trên lồng gà và 01 taleo; Mâm pe khọ (bè giải hạn, bè làm bằng cọng lá chuối, cắm 4 cọc và 2 cọc cao ở giữa làm nóc, quây bằng vải hay giấy màu đỏ màu vàng, trên chăng chỉ trắng hoặc dây màu đỏ vàng. Trong bè có giỏ cuộn bằng lá đựng móng tay, móng chân và cả nước bọt người chủ áo, có thêm lá nát, hình nộm bằng tranh, hoặc ảnh đôi trai gái. Nước vo gạo và nước chè dưới đáy chén dùng để tưới vào bè.
Lời cúng có đoạn: “Cởi cho vào pe kho/ Cởi từ đầu xuống vai/ Cởi từ ngón chân – ngón tay – hai mươi cành/ Cởi bàn chân bàn tay hai mươi ngón/ Cởi cả hồn tai hồn mắt/ Sẽ cởi cái xấu cho vào bè gần thân/ Cho khọ bè cây rỗng/ Sẽ quét vào bè trôi theo dòng/ Quét vào pe khọ trôi theo nước/ Mới trôi theo thuồng luồng vào hố/ Quét trôi theo cua vào hang/ Cái xấu đừng cho thấy/ Cái điềm đừng cho hiểu/ Cởi đi theo vịt trắng con theo mương/ Vịt vàng quen theo suối/ Quét đi theo dòng/ Cởi trôi theo nước – nhá/ Mười năm đừng tới/ Chim ngàn năm đứng lại – nhá/ Hú hồn về nhà, về bản – nhá!”
Phần cuối cùng của nghi lễ này là lễ Xú khuân (thết, tiếp hồn). Đồ lễ cho màn cúng này rất khác biệt - mâm xú khuân với thịt lợn luộc (lấy ở các bộ phận), bộ lòng (đủ thứ, mỗi thứ 4-5 miếng); Xương sườn nướng, ruột non nướng, tiết canh, bát chẩm chéo, đĩa nộm lá vón vén, hoa quả, bánh lạ, của ngon vật lạ (thịt thú rừng, thịt chim, gà lôi, cá ngon hiếm ở sông suối…), các loại khoai, các loại bánh, chuối mía…, chai rượu cất, hũ rượu cần, trầu cau. Thêm vào đó là túi áo của tất cả các thành viên gia đình chủ áo, vải cuộn (cả cuộn), tiền vòng.
Ngoài mo và chủ áo ra còn có cả vợ con anh em cháu chắt trong nhà về ngồi quây chung quanh mâm thết đãi/ tiếp hồn. Chủ áo ngồi phía đầu mâm, bà Một khấn phía dưới mâm, con cháu ngồi hai bên mâm.
Lời xú khuân:
Hú hồn về/ Về nhà về cửa/ Hồn về đây, về đủ chưa đấy (Người nhà đáp lại lời Một: về đông, về đủ rồi)/ Về đi hồn ơi/ Về ngủ đệm riềm dầy/ Về đắp chăn cho ấm/ Tay phải ôm vợ mình/ Vào ôm con, vợ nàng mình nhé/ Hồn chủ áo về nhé/ Ba mươi hồn đằng trước cùng về/ Năm mươi hồn đằng sau về đủ rồi chứ?/ Hồn ngộc nghệch như chim én/ Hồn ngà nghén như con rồng về ăn nhé/ Ba mươi hồn vào gộp/ Sáu mươi hồn vào cùng/ Về ăn cơm với thịt lợn mo kiếm/ Về ăn cá với gà – mo mường đi đón/ Bảo hồn ăn rồi, sẽ bảo hồn ở/ Đón hồn ăn rồi, sẽ bảo hồn ở/ Gộp hồn thành một người/ Kéo hồn thành một người/ Gộp hồn vào thân qua nơi vai/ Tìm hồn vào thân đủ mọi hánh/ Rủ hồn vào thân, khỏe sang muôn màu/ Rải đệm nhá nàng vợ/ Rải đệm rải cho dầy/ Rải chăn rải cho rộng/ Rải đệm