Sân khấu kịch nói trong đời sống văn hóa thành phố Hồ Chí Minh (từ năm 2010 đến năm 2020) - 20


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HOÁ THỂ THAO VÀ DU LỊCH

VIỆN VĂN HOÁ NGHỆ THUẬT QUỐC GIA VIỆT NAM


SÂN KHẤU KỊCH NÓI

TRONG ĐỜI SỐNG VĂN HOÁ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ( TỪ NĂM 2010 ĐẾN NĂM 2020)


PHỤ LỤC LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HOÁ HỌC


Hà Nội – 2022

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 213 trang tài liệu này.


MỤC LỤC

Sân khấu kịch nói trong đời sống văn hóa thành phố Hồ Chí Minh (từ năm 2010 đến năm 2020) - 20

PHỤ LỤC 1: CÁC BIÊN BẢN PHỎNG VẤN 149

PHỤ LỤC 2: HÌNH ẢNH 178

PHỤ LỤC 3: DANH SÁCH CÁC SÂN KHẤU KỊCH NÓI Ở TP.HCM 186

PHỤ LỤC 4: PHIẾU THU THẬP Ý KIẾN VÀ BẢNG KẾT QUẢ PHÂN TÍCH

....................................................................................................................... 188


PHỤ LỤC 1: CÁC BIÊN BẢN PHỎNG VẤN


BIÊN BẢN 1: Phỏng vấn 1, nam, diễn viên


Ngày 19/3/2021


Người ghi: tác giả luận án


*Hỏi:


Theo bạn, điểm thành công nhất của các Sân khấu kịch nói Thành phố Hồ Chí Minh từ năm 2000 đến 2020 là gì?

* Trả lời:


- Giai đoạn 2000-2020: thành công nhất là sự ra đời của nhiều sân khấu kịch. Tiếp theo đó là việc các sân khấu kịch trở thành đất dụng võ cho rất nhiều bạn diễn viên trẻ mới ra trường mà muốn thử sức ở lĩnh vực kịch nói. Thành công thứ 3 nữa là sân khấu nào cũng được khán giả đón nhận, sáng đèn mỗi tuần đúng như mong muốn của các anh em nghệ sỹ.

- Các diễn viên nào khi ra đều có cơ hội được cọ xát với các sân khấu kịch, đó là môi trường học tốt nhất cho các bạn diễn viên trẻ khi bước vào những vai diễn lúc rời khỏi ghế nhà trường. Khi ngồi trên ghế nhà trường, mình cảm nhận đó là phần lý thuyết, còn phần các bạn học được nhiều nhất, thực hành nhiều nhất chính là các sân khấu kịch, chưa hẳn là đoàn phim. Phim chưa chắc là môi trường để các bạn học hỏi mà các sân khấu kịch cho các bạn trau dồi kỹ năng diễn xuất và rèn luyện giọng nói, để sau đó các bạn có thể hòa nhập một cách nhanh chóng vào các vai diễn trong lĩnh vực phim ảnh.

*Hỏi: Khi ra trường, bạn cộng tác với sân khấu nào đầu tiên?


*Trả lời: Vừa ra trường mình được mời về cộng tác với sân khấu 5B đầu tiên, với vai diễn đầu tiên và cũng đã mang về cho Bình huy chương vàng đầu tiên.


Đó là vai Inoxio trong vở “Trong hào quang bóng tối”. Vai diễn đó cũng giúp cho Bình gắn với sân khấu kịch đến tận bây giờ và được khán giả, hội đồng nghệ thuật, các anh em trong giới đón nhận. Với một tân binh mới ra lò, được như vậy lúc ấy cũng rất hãnh diện. Đây là một kỷ niệm nhớ đời nên mình thấy sân khấu kịch luôn tạo điều kiện cho các bạn như thế. Và đó cũng là cơ hội may mắn cho mình khi ra trường ngay đúng giai đoạn sân khấu kịch khởi sắc nhất, sôi động nhất.

* Hỏi: Sân khấu kịch nói Thành phố có được sự khởi sắc do quá trình xã hội hóa. Xã hội hóa có những mặt tích cực và hạn chế. Bạn có thể cho một số nhận xét về điểm này?

* Trả lời


- Khi các sân khấu kịch bắt đầu xã hội hóa thì đã cho nhiều cá nhân, đơn vị vào tham gia sản xuất, dàn dựng những vở diễn để phục vụ khán giả. Đó là tín hiệu tốt. Tiếp theo đó là vì sân khấu được các giới, các tầng lớp , cá nhân, doanh nghiệp, người ngoài nghệ thuật quan tâm và họ sẵn sàng đầu tư sân khấu, đầu tư vở diễn để phục vụ khán giả. Đây cũng là dấu hiệu đáng mừng.

- Mặt tích cực đầu tiên Bình thấy, đó là những vở diễn đa thể loại phản ánh nhiều mặt của cuộc sống và theo thị hiếu của khán giả được xây dựng nhiều hơn. Lúc trước, mô hình sân khấu nhà nước thì chỉ mang tính chất nói về công tác chính trị xã hội nhiều, các đề tài khác bị thiếu. Nên khi sân khấu được xã hội hóa thì rất nhiều đề tài cho khán giả lựa chọn đến với sân khấu. Và đó cũng là điều hút khán giả đến với sân khấu. Khi khán giả đến với sân khấu nhiều như vậy thì lại cho mọi người thấy sân khấu là loại hình nghệ thuật được nhiều người quan tâm, thế là lại càng nhiều người đổ xô vào đầu tư nữa. Họ cứ đua nhau làm, vô tình mặt hạn chế là thiếu sự kiểm soát. Vì lúc đó tranh nhau cho ra vở diễn chạy theo thị hiếu khán giả. Đến một lúc vô tình dẫn dắt khán giả


đến cái nhìn dễ dãi về những vở diễn thiếu chiều sâu sau này, chỉ chạy theo tiếng cười. Khán giả xem, cười lúc đó rồi quên, không có những bài học sâu sắc như những vở diễn trước đây khi chưa có xã hội hóa hay mới bắt đầu xã hội hóa. Khi xã hội hóa nở rộ thì lúc này sân khấu bắt đầu chạy theo thị hiếu khán giả. Họ chạy đến đâu thì sân khấu theo đến đó và dẫn nhau tới một lúc không thắng lại được. Nó làm cho những vở diễn sân khấu bắt đầu nhạt màu, không còn chiều sâu. Và chính khán giả cũng comment với Bình, sân khấu chạy theo những đề tài không để lại bài học gì cho giới trẻ cả. Và một số khán giả muốn quay trở về với thời khi sân khấu chưa xã hội hóa nhiều để họ vẫn còn xem được những vở kịch với độ sâu sắc, trong đó có những bài học giáo dục

- Xã hội hóa có 2 mặt rõ rệt như vậy là: tự đơn vị xã hội hóa đó hướng khán giả theo, chiều lòng khán giả và cứ thế cả hai dắt ra khỏi guồng mà một sân khấu kịch cần có, đó là những vở diễn mang giá trị nhân văn, bài học giáo dục cho khán giả. Các sân khấu lại đua nhau chạy theo thị hiếu và cả khán giả lẫn sân khấu đều dẫn nhau đến một mục đích sai, đến khi thắng lại thì mọi thứ đã như hôm nay. Bây giờ khó kéo khán giả trở lại những gì sâu sắc như xưa. Để sáng đèn thì đành phải chấp nhận điều đó. Bình chỉ mong khán giả và nghệ sỹ trẻ sớm nhận ra những hạn chế, cùng nhau sửa, cùng nương nhau để cho những tác phẩm quay trở về với giá trị ban đầu của sân khấu, đó là bài học giá trị cho người xem.

* Hỏi: Khi nói đến sân khấu kịch thành phố, nhiều người nghĩ ngay đến tính năng động, sáng tạo. Vậy theo bình, tính năng động, sáng tạo thể hiện ở điểm nào?

* Trả lời:


Mình rất đồng tình với quan điểm này. Vì khi các sân khấu kịch bắt đầu ra đời nhiều, các vở diễn luôn cập nhật được những thông tin theo thời cuộc, theo sự


phát triển của thành phố và họ đưa vào. Cái năng động sáng tạo là các bạn đưa vào vở diễn để khán giả được thấy những cái mà mình thấy ở cuộc sống lại được tái hiện trên sân khấu rất nhiều. VD như vai diễn cũa Bình trong vở “Phía sau tội ác” vể vấn nạn trộm chó. Có một giai đoạn xã hội dấy lên vấn nạn là những tên trộm chó bị bắt, đánh đập, thậm chí tử vong thì sân khấu đã luôn cập nhật được những sự việc như vậy để đưa vào phản ánh trong vở diễn, cho người dân nhận thức được những cái đúng – sai.

Thêm một điểm nữa là Thành phố rất nhiều sự phát triển về kinh tế, chính trị. Rất nhiều vở diễn đã song hành cùng sự phát triển cùng thành phố, đưa vào các đề tài về xây dựng, phát triển kinh tế, văn hóa để phục vụ khán giả.

-Năng động sáng tạo thứ nhất là phản ánh xã hội. Thứ hai là lực lượng nghệ sỹ kế thừa, lực lượng trẻ nên các bạn có tư duy và những sáng tạo rất là trẻ. Nó hợp với xu hướng của khán giả trẻ bây giờ. Nhưng cần sự quản lý, định hướng, nếu buông xuôi, sáng tạo quá đà thì sẽ lợi bất cập hại.

* Hỏi: Sân khấu kịch nói Thành phố có tính đại chúng cao hơn, hướng nhiều đến khán giả hơn các sân khấu kịch phía Bắc, bạn nghĩ về vấn đề này như thế nào?

* Trả lời: Cái này đến giờ vẫn rất rạch ròi giữa sân khấu phía Bắc và phía Nam. Các đề tài ở sân khấu phía Nam cũng khác quá xa nên sân khấu phía Nam rõ ràng mang tính đại chúng hơn nhiều. Hầu như tất cả các tầng lớp xem vở diễn đều thấy được mình trong đó, cho nên tính đại chúng nằm ở điểm này. Để mang được tính đại chúng đó, chúng ta cần phải làm mới mình, phải sáng tạo, thay đổi. Những hội diễn ở khoảng thời gian sau này, các sân khấu kịch miền Nam đã mạnh dạn chọn những đề tài đại chúng và mang hương vị của miền Nam nhiều hơn, không đi theo tiêu chí chung rập khuôn của các hội diễn, mà sẵn sàng cho ra lò những vở diễn mang tính đại chúng hơn những vẫn mang về hiệu


quả cao về nghệ thuật, mang về cho đơn vị những giải thưởng danh giá. Lúc trước đi hội diễn thì ai cũng tập trung mang những vở có tính chất chính trị nhiều hơn. Sau khi hội diễn xong, tại sao các vở diễn sân khấu kịch miền Nam mang về tiếp tục diễn và bán vé trong thời gian dài và khán giả đón nhận? còn hầu như các vở diễn ở đơn vị phía Bắc, tập trung vào đúng tinh thần của hội diễn, vào tiêu chí của Ban giám khảo để lấy danh hiệu, giải thưởng, sau đó lại xếp lại. Điều này theo mình không nên tồn tại mãi, vì làm nghệ thuật phải có người thưởng thức, làm nghệ thuật mà về xếp lại thì quá hao phí công sức. Bản thân Bình, các vở diễn huy chương vàng cũng khác nhau. Các vở diễn về sau thay đổi rất nhiều mang tính đại chúng hơn nên vẫn sáng đèn, bán vé được cho khán giả xem. Sau này hội diễn tổ chức ở miền Nam, khán giả đã tìm đến và họ kiếm, xin vé để xem. Đây là tín hiệu đáng mừng vì sân khấu đã mang tính đại chúng hơn, khán giả quan tâm nhiều hơn và hội diễn đó cũng chứng minh được tính đại chúng của sân khấu.

* Hỏi: Một số sân khấu ở Thành phố có sự phân khúc khán giả. VD như Hoàng Thái Thanh là khán giả trung niên; Thế giới Trẻ là khán giả thanh niên; Hồng Vân hay Idecaf, 5B thì trải đều. Theo Bình, nguyên nhân của sự phân khúc này là do gu của khán giả, tức là mỗi kiểu khán giả sẽ phù hợp với một style của sân khấu?

* Trả lời:


Thứ nhất, mỗi sân khấu ra đời có người đứng đầu. Và người đứng đầu đó đã chọn cho mình phong cách, đi theo định hướng nào. Họ đã phân khúc sẵn đối tượng khán giả sẽ đến với mình, cho nên họ sẽ kiên trì theo đuổi. Họ không muốn trùng lặp, không muốn làm giống sân khấu khác. Thứ hai, xét về góc độ nghệ sỹ - những người sáng tạo họ đã có cái gu riêng của mình, nên khi thành lập sân khấu đó thì ít nhiều, hướng đi của sân khấu cũng ảnh hưởng bởi gu sáng


tạo, cho nên sẽ cho ra những vở diễn mang hướng như vậy. Như sân khấu Thế giới trẻ, cái tên đã phản ánh đầy đủ, từ đạo diễn, diễn viên, tất cả ekip đều trẻ và cảm xúc cũng trẻ nữa. Nên khi họ thành lập sân khấu sẽ có lượng khán giả riêng cho mình. Đây cũng là một cái hay, bởi vì trong thành phố như thế này, nhiều đề tài sân khấu giống nhau, hướng đi của các sân khấu giống nhau cũng sẽ làm cho khán giả ít cơ hội lựa chọn trong việc giải trí của mình.

*Hỏi: Hiện nay nhiều loại giải trí mới xuất hiện ngày càng nhiều, theo Bình thì sân khấu kịch nói thành phố cần làm gì để trụ vững trước bối cảnh này?

* Trả lời: Đây là một vấn dề nan giải của nhiều loại hình nghệ thuật. Nếu nói bỏ sân khấu kịch nói chạy theo các loại hình giải trí khác thì Bình nghĩ đó là một điều không nên và thiếu sót. Bởi vì sân khấu kịch nói gần như là hơi thở của người Sài Gòn- Thành phố Hồ Chí Minh từ xưa đến giờ. Nó luôn luôn tồn tại, len lỏi trong đời sống xã hội của người dân thành phố. Giờ thiếu đi sân khấu kịch nói ở thành phố sẽ là một sự mất mát lớn. Sân khấu kịch nói là một nét văn hóa rất đặc trưng của Sài Gòn – Thành phố Hồ Chí Minh. Để tồn tại được với các loại hình giải trí khác sẽ khó, nhưng cái gì rồi cũng như biểu đồ lên xuống, rồi mọi thứ sẽ quay về với giá trị của nghệ thuật chân chính. Nhưng để đạt được điều đó cần lực lượng kế thừa và thật sự có niềm tin với việc vực dậy sân khấu. Khán giả Thành phố rất thích xem kịch. Cuối tuần không đi xem kịch, đối với họ là cả sự mất mát, thiếu thốn trong đời sống tinh thần của họ. Và đây cũng là một nếp từ rất lâu. Bản thân những nghệ sỹ như Bình, mỗi cuối tuần để chuẩn bị đến với khán giả, đến với hóa trang nhân vật cũng làm mình nôn nao trong lòng. Bằng mọi giá cần có sự đồng lòng cùng nhau. Trước đến nay, các sân khấu kịch chưa có công tác PR trên các phương tiện thông tin đại chúng. Khán giả chỉ biết đến vở diễn khi đến với sân khấu hoặc biết được những thông tin ít ỏi trên trang thông tin của sân khấu đó. Dần dần các sân khấu bắt đầu chú

Xem tất cả 213 trang.

Ngày đăng: 22/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí