Tư Liệu Về Vị Thế, Uy Quyền, Năng Lực Của Thầy Mo Thái 14

382. Tambiah, Stanley. 1985[1973]. "Form and Meaning of Magical Acts", in Culture, Thought, and Social Action: An Anthropological Perspective, Harvard University Press.

383. Tambiah, Stanley J.,1979. A Performative Approach to Ritual, London: The British Academy and Oxford University Press.

384. Tambiah, Stanley. 1990. Magic, Science, Religion, and the Scope of Rationality. Cambridge: Cambridge University Press.

385. Taussig, Michael. 1991[1987]. Shamanism, Colonialism, and the Wild Man: A study in Terror and Healing, University of Chicago Press.

386. Taylor, Philip. 2001. Fragments of the Present: Searching for Modernity in Vietnam's South. Honolulu: University of Hawaii Press.

387. Taylor, Philip. 2004. Goddess on the rise: Pilgrimage and popular religion in Vietnam, University of Hawaii Press, Honolulu.

388. Teijeiro, Manuel García. 1993. "Religion and Magic", in Kernos [Online], 6(1993), pg.123-138.

389. Vu Hong Thuat. 2008. Amulets and the Marketplace, Asian Ethnology, Vol.67, No.2/2008, pp.237-255.

390. Turner, Victor. 1967. The Forest of Symbols: Aspects of Ndembu Ritual, Cornell University Press.

391. Yamada, Takako. 1999. An Anthropology of Animism and Shamanism, Published by Akadémiai Kiadó, Budapest, Hungary.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 403 trang tài liệu này.

392. Wallis, Robert. 2017. Witchcraft and Magic in the Age of Anthropology, in The Oxford Illustrated History of Witchcraft and Magic (edited by Owen Davies), Oxford University Press.

393. Walter, Mariko N. & Eva Jane Neumann Fridman (ed.). 2004. Shamanism: an encyclopedia of world beliefs, practices, and culture, ABC-CLIO, Inc.

Ma thuật trong đời sống văn hóa của người Thái tỉnh Sơn La - 30

394. Winkelman, Michael, John R. Baker. 2010. Supernatural as Natural: A Biocultural Approach to Religion, Upper Saddle River, NJ: Prentice Hall.

395. Winthrop, Robert. 1991. Dictionary of Concepts in Cultural Anthropology, Greenwood Press.

Sách điện tử, bài viết từ các Website


396. Sầm Văn Bình. 2014. "Nhập vong trong cách nghĩ của người Thái ở Nghệ An", Nguồn: vanhoanghean.org.vn, truy cập ngày 20/8/2016.

397. Nguyễn Khôi. 2004. Sơn La ký sự (Bách khoa thư về xứ Thái ở Tây Bắc Việt

Nam), sách điện tử tự xuất bản, Nguồn: http://chimviet.free.fr.

398. Nguyễn Ngọc Mai. 2017. "Bàn về khái niệm tôn giáo tín ngưỡng", Nguồn: https://khaitue.edu.vn , đăng ngày 23/11/2017, truy cập ngày 15/8/2018.

399. "Nhìn khác biệt qua lăng kính tương đối văn hóa", dienngon.vn

400. "Nghiên cứu tôn giáo truyền thống ở Việt Nam – những thành tựu và thách thức", trang khaitue.edu.vn, ngày đăng 03/01/2017, truy cập ngày 20/8/2017.

401. 2014. "Nữ thầy mo trị bách bệnh bằng 'độc chiêu' rút đinh từ cơ thể", trang

https://zingnews.vn, đăng ngày 28/06/2014, truy cập ngày 10/6/2018.

402. Trần Hạnh Minh Phương. Về lý thuyết nghiên cứu nghi lễ chuyển đổi của Arnold Van Gennep (Bài viết lược thuật), trang nhanhoc.hcmussh.edu.vn.

403. Thái Tâm. 2014. "Nghề mo và những cuộc thiên di của người Thái", Nguồn:

https://baonghean.vn, đăng ngày 20/2/2014, truy cập ngày 27/8/ 2019.

404. Thái Tâm. 2014. "Nghề mo xưa và nay". Nguồn: https://baonghean.vn, đăng ngày 7/3/2014, truy cập ngày 27/8/ 2019.

405. Trần Tiến Thành. 2019. "Vài nét về: Tín ngưỡng, tôn giáo của người Chăm, Nguồn: http://btgcp.gov.vn, ngày đăng: 01/9/2013, ngày truy cập 15/8/2019.

406. 2014. "Thực hư lang vườn chữa bệnh như 'phù thủy' ở Sơn La", trang http://giadinh.net.vn, đăng ngày 19/11/2014, truy cập ngày 10/6/2018.

407. 2007. "Trò ảo thuật của thầy mo Tây Nguyên", trang https://thanhnien.vn,

đăng ngày 13/5/2007, truy cập ngày 15/8/2018.

408. 2014. "Tục chữa bệnh độc đáo của người Chứt, Quảng Bình", nguồn:

dantocviet.gov, ngày đăng 10/4/2014, truy cập ngày 18/9/2018.


VIỆN HÀN LÂM

KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI


ĐỖ THỊ THU HÀ


MA THUẬT

TRONG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA CỦA NGƯỜI THÁI TỈNH SƠN LA


Ngành: Văn hóa học Mã số: 9.22.90.40


PHỤ LỤC

LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HÓA HỌC


HÀ NỘI - 2021

DANH MỤC PHỤ LỤC

PHỤ LỤC 1. Các câu chuyện điền dã 2

PHỤ LỤC 2. Tư liệu về vị thế, uy quyền, năng lực của thầy mo Thái 14

PHỤ LỤC 3. Lời và thao tác trong các hình thức bói Thái 17

PHỤ LỤC 4. Tên các loại phi trong đời sống tâm linh Thái 21

PHỤ LỤC 5. Các vị Then trên mường trời: Tên và ý nghĩa biểu trưng 24

PHỤ LỤC 6. Khái lược về các lễ cúng Thái 28

PHỤ LỤC 7. Các hồn trên cơ thể người 42

PHỤ LỤC 8. Tư liệu về đời sống của hồn vía người trong quan niệm tâm linh Thái .45

PHỤ LỤC 9. Thống kê dữ liệu về hồn vía người trong một số văn bản cúng 50

PHỤ LỤC 10. Một số phép tương tự (analog) trong ma thuật Thái 57

PHỤ LỤC 11. Lời trong một số hành vi, nghi lễ ma thuật Thái 62

PHỤ LỤC 12. Lời bùa của người Thái 67

PHỤ LỤC 13. Lễ cúng chuộc vía cho bà góa 80

PHỤ LỤC 14. Lễ cúng giải duyên âm, làm vía 86

PHỤ LỤC 15. Lễ cúng xin mưa 91

PHỤ LỤC 16. Lễ ăn hỏi và lễ cưới 97

PHỤ LỤC 17. Danh sách các loại hình văn hóa của cộng đồng Thái được công nhận di sản văn hóa phi vật thể cấp Quốc gia 102

1. Chuyện về điềm báo

PHỤ LỤC 1

CÁC CÂU CHUYỆN ĐIỀN DÃ

Câu chuyện 1: Bà Xuyên (thị trấn Thuận Châu)

Bà Xuyên nói, điều bất thường xảy đến luôn có lí do, “không tự dưng mà như vậy”. Bà kể câu chuyện mới xảy ra với mình về sự xuất hiện của mấy giọt máu tươi trên sàn, và khi ngó xung quanh không thấy con mèo con chó nào bị thương chạy qua, bà bắt đầu thấy lo lắng. Chùi máu đi xong, mấy hôm liền để ý không thấy nữa, đã vui mừng rồi, đỡ lo hơn rồi, thì hôm ấy vừa đi vào nhà, lại nhìn thấy nó (máu tươi). Bà sợ quá, liền gọi con trai và chồng đang đi làm về nhà ngay, chỉ cho xem, nhưng mà không ai nhìn thấy gì, chỉ có bà nhìn thấy. Cũng không tìm thấy con gà con chó nào chạy qua. Thế là phải đến gặp thầy mo, sau đấy được biết, ở trong nhà thì không sao nhưng bên nhà chồng của bà sẽ có một người chết. Được khoảng hai tuần sau, ông chú (em trai bố chồng) tự dưng chết, không ốm đau gì cả. Vì bà là người nhìn thấy máu, sau đấy lại cứ ốm mệt suốt nên sau đám tang ông chú, nhà bà mời thầy mo đến cúng cho. Hồn của bà nó được báo và nhìn thấy máu nên là nó sợ (Tư liệu điền dã, Thuận Châu, 30/11/2016).

Câu chuyện 2: Mang áo đến nhờ bà mo bói, chị H. (thị trấn Mộc Châu) kể về các biểu hiện gần đây của cơ thể. Chị ăn không thấy ngon, đêm ngủ không yên, thường giật mình và ngủ rất ít. Thỉnh thoảng lại bị đau, nhiều nhất là ở chỗ thắt lưng. Người mệt không muốn làm gì, nhưng cũng không ốm hẳn phải nằm một chỗ, rất khó chịu. Da xanh tái, người phụ nữ này nắm hai tay đầy lo lắng trong lúc chờ đợi bà mo lăn trứng (cướk xáy) và thông báo kết quả. Thông tin bà mo thông báo về việc, chị đi vào rừng và hồn bị phi bắt được chị đón nhận khá bình thản, trong sự liên tưởng tới lần đi rừng mới đây. Mọi việc sau đó diễn ra theo đúng lời dặn dò của bà mo, từ việc phải làm lễ cúng như thế nào, chuẩn bị đồ ra sao, tới lăn trứng thêm mấy lần nữa. Vài tuần sau, khi nói chuyện điện thoại, chị vui mừng thông báo là mình "đã khỏi bệnh", và "khỏe mạnh lại rồi". (Tư liệu điền dã, thị trấn Mộc Châu, 21/11/2018)

Câu chuyện 3: Anh Dinh (Mường Bám, Thuận Châu), chủ nhà, ốm đau mãi không khỏi. Anh bị đau đầu, người "như bị say rượu, nhưng nhẹ thôi", vẫn biết hết, nhưng mà không ngủ được. Có lần anh thức tới gần mười đêm, không ngủ như thế, "mà lạ là không ốm, chỉ mệt", ăn rất ít, "lúc nào cũng thấy buồn trong người". Chú của anh còn bổ sung thêm rằng, bao lâu nay anh làm ăn không may mắn, "làm gì cũng toàn mất tiền, nên nhà cứ nghèo thế này". Mang áo đi thầy mo thì được biết là nhà anh bị ông Then gieo rủi ro vận hạn, phải làm lễ Xên kẻ để quét, giũ cái bụi rủi ro ra khỏi người và nhà của anh, đem lên mường Trời trả lại cho Then (Tư liệu điền dã Nà Làng, Mường Bám, Thuận Châu, 26/02/2019). Lễ cúng được làm trong lời mo Một hát, đưa hồn của mo Một và âm binh lên mường trời, đến đẳm tổ tiên, kể lể than vãn về tình trạng của chủ nhà "Nhai trầu không thấy thơm/ Ăn cơm không ngon miệng/ Đêm ngủ không yên giấc/ Bất chợt người nóng, lạnh/ Cơn sốt to bằng chăn/ Cơn đau dầy bằng đệm/ Xuống thang gắng từng bậc/ Lên sàn lê từng bước/ Người mệt không muốn nói/ Vợ con hỏi không muốn thưa/ Làm gì không như ý/ Kiếm gì cũng không được vừa lòng (…) Không có lúa vào bồ/ Không có thóc đổ bịch/

Tiền vào tay phải, ra tay trái/ Tiền vào tay mình, ra tay người " [206, tr.33]. Mo một mời ma tổ tiên của chủ cúng ăn, cậy nhờ ma tổ tiên giúp đỡ, mo một tìm rồi đưa hồn chủ nhà về, giũ phủi trả lại vận hạn cho Then tại mường Trời.

Ở cấp độ bản làng, điềm báo chuyện không hay xảy đến được hình dung trong lời cúng với các biểu hiện cụ thể: Bản làng không yên vui/ Đá to lăn xuống đồng/ Núi, đồi sạt lấp ruộng/ Hổ vằn chực ăn trâu/ Báo đen đuổi chó lợn trong làng/ Gấu phá nương lúa, ngô/ Lợn rừng phá lúa ruộng/ Cây quả không sai trái/ Muỗm xoài không trĩu cành/ Vải nhãn không chùm to (…) Nước cạn kiệt mất dòng/ Sông, suối cạn mất vũng/ Dịch lớn đến gần bản/ Hạn lớn đến gần mường/ Khắp nơi đều sợ hãi [206, tr.158-159]. Nguyên cớ của một số lễ cúng bản mường đã diễn ra cung cấp thông tin cho thấy, nhiều những biểu hiện đã được cố định trong văn bản này hiện vẫn được nhiều bản làng Thái coi là hệ quy chiếu cho những bất thường cần phải xử lý về mặt tâm linh.

3. Chuyện về các lễ cúng hồn

Chuyện về gia đình chị Giang (thị trấn Thuận Châu) với các lần làm lễ cúng

Lễ cúng bỏ tang (pốt dáo) và tìm gọi hồn về nhà (hà khuần hả tưa bơ lảy)

Ngày 16/7/2017, chị Giang cho biết vì dạo gần đây thấy chị không khỏe nên mẹ chồng chị có đi mo bói. Mo nói rằng, hồn vía chị đi theo hồn ma ông chú chồng mới chết nên mới sinh đau ốm. Mo có bảo người nhà lấy áo gọi hồn chị về, nếu gọi 5 lần vẫn chưa thấy khỏe thì phải cúng. Chị Giang bảo: "theo phong tục của người Thái, nhà có người chết thì phải cúng. Có nhiều lễ cúng: cúng đưa ma lên nhà, cúng cho mọi người trong họ, tiếng Thái gọi là khuần tốc, khuần khỏ. Lễ này là lễ cúng gọi hồn từng người", theo phong tục là làm xong thủ tục cho người chết là phải cúng cho người sống, gọi hồn từng người trong nhà vì sợ hồn vìa người sống đi theo ma hồn (Thông tin trao đổi, ngày 16/07/2017). Sau khi làm ma cho chú xong, nhà đã làm lễ cúng gọi hồn nhưng riêng hồn vía chị Giang khó gọi về. Vì gọi mãi không được nên phải làm một lễ cúng riêng. Chị Giang bảo, nếu không cúng, "hồn mình cứ đi theo người chết rồi ốm mòn mỏi, hồn đi ở với người chết không về nữa thì mình sẽ chết", "phải làm chứ, không làm không được". Khi được hỏi chị có thấy người mệt mỏi hay đau ốm đặc biệt gì không, chị bảo, "đợt rồi chị có ốm thật, bị thủy đậu, sốt một tuần liền". (Thông tin trao đổi, ngày 16/07/2017). Chị còn cho biết thêm, thầy mo sẽ làm lễ cúng cho cả chị và mẹ chồng để gọi hồn vía cho hai mẹ con, vì hồn vía mẹ chồng chị đã đi ở với ma hồn của bố chồng (đã mất từ năm 1988), nên bà yếu lắm, chân tay luôn đau nhức. Vài tuần sau, chị Giang báo tin rằng, mẹ chồng chị bị ốm phải đi nằm viện, không tìm ra bệnh gì, bà lẫn đến mức không biết đang buổi sáng hay buổi trưa. Chính chị Giang thì sốt virus gần một tuần, lây sang cả cậu con trai mới ba tuổi. Sau khi ra viện, mẹ chồng chị lấy áo của chị đến nhờ thầy mo báo cáo cho tổ tiên và cho ma hồn ông chú, xin để khi nào có điều kiện mới làm lễ được. (Thông tin trao đổi 9/8/2017).

Ngày 14/10/2017, chị Giang gửi ảnh và clip quay cảnh mo đang làm lễ tại nhà. Chị bảo, mẹ chồng chị gọi là lễ bỏ tang (pốt dáo), phải chuẩn bị gà, lợn, đồ lễ, tiền vàng, đốt dây khớ giải hạn cho chị. Cúng xong, mo cho người nhà đi thả bè hạn rủi (pẽ khọ) ra suối. Bè có 4 ngăn, trong 4 ngăn đựng nhiều thứ, có móng tay, nước bọt, tóc rối của chị, thầy mo bảo những thứ bẩn thỉu này phải cho trôi theo suối, không cho ở với chị, thế mới khỏe được.

- Lễ cúng xên ỏn cho em bé 3 tuổi, con trai của chị Giang

Ngày 10/9/2018, chị Giang gọi điện báo tin về một nghi lễ sắp được tổ chức; và với giọng đầy lo lắng, chị kể về nguyên cớ phải làm lễ này. Cậu con trai gần ba tuổi của chị dạo gần đây thường xuyên khóc đêm, cứ tầm 2h sáng là dậy khóc ngằn ngặt không cách nào dỗ nổi. Cả nhà rất lo lắng, em bé thì mệt đến rộc người. Chị đi gặp mo dượng (mo bói), mo xem trứng và báo cho biết, bé khóc là vì ma hồn của anh trai và chị gái chồng chị chết trẻ từ năm ba tuổi về quấy, đòi nhiều quà. Thầy mo nói, phi bác gái thì đã có chồng rồi, nhưng phi bác trai đang chuẩn bị lấy vợ, không có của hồi môn nên về đòi thêm vòng bạc286. Nhà phải làm lễ gửi đồ cho phi, nếu không em bé sẽ khóc đến mù mắt. Nhưng vì

hiện đang là tháng 7, tháng tết của người Thái và tháng ngâu của người Kinh nên nhà phải đợi qua tháng này rồi làm lễ xên ỏn287 (lễ làm vía) cho em bé. Chị kể, ngay hôm bói, bà một đã làm quam288 (đặt lời chú) vào áo của bé, mang về đêm đó cho bé mặc thì thấy không khóc. Cả nhà rất mừng, hiện đang chuẩn bị lợn, gà, đồ mã, giày dép mũ áo, tiền, bạc, chờ ngày để làm lễ. Nhưng em chỉ dừng khóc được mấy hôm thôi, giờ cứ đêm ngủ được 15 phút lại dậy khóc, cả đêm như vậy, mắt nhắm nghiền mà miệng cứ đòi „đi ra, đi ra‟.

Chờ qua đúng tháng 7, nghi lễ cho bé diễn ra dưới sự hướng dẫn của thầy mo Một ở bản bên, theo chị Giang nói là "rất giỏi và có nhiều con nuôi289". Lễ tổ chức vào ngày 23/9/2018. Thầy Một được đón tới từ sớm, tham gia cùng cả nhà trong việc chuẩn bị không gian và cách bày đồ lễ. Nhiều anh em họ hàng đến cùng mổ lợn, mổ gà, vịt, đan các con thú bằng tre nứa, nhặt rau, thổi xôi,… Phải chuẩn bị cả cá, cua, ốc, dế choắt để thả. Ngoài

quần áo, chăn niệm, tiền (tiền vòng, tiền mặt), vòng bạc, còn phải chuẩn bị 2 bộ đồ mã cho trẻ em (1 bộ nam, 1 bộ nữ, đầy đủ mũ, dép đi kèm), vì hai ma hồn chết trẻ nên không được làm ma, không có quần áo đồ đạc gì mới về đòi. Ta leo làm đến 6 cái, gắn thêm cả lá cây nát xanh. Trong lúc mo cúng hồn, cần thêm đồ gì (hay cần mổ thêm lợn, gà…) đều có nhiều người giúp thực hiện ngay. Thầy mo khi thì cúng hồn vía cho em, lúc lại trò chuyện với phi, mời phi ăn, cho phi vải vóc tiền bạc; còn mọi người thì ngồi chuyện trò và trong

bếp, lửa không lúc nào được để tắt. Cuối nghi lễ, thầy mo báo người nhà đốt đồ mã290 rồi

làm bùa riêng cho em bé, dặn đi đâu cũng phải mang đi theo, tối ngủ thì để ở giường. Thầy

một còn dùng trứng để nói chuyện và thỏa thuận với phi về việc không làm em bé khóc



286 Theo quy định tại nhiều nơi, những người chết trẻ (dưới 15 tuổi) sẽ không được làm lễ tiễn hồn (với đầy đủ thủ tục và đồ tùy táng) trong đám tang, và không được gia nhập vào hệ thống phi hươn (ma nhà), chỉ khi nào nhà làm lễ cúng thì thầy mo mời về ăn, nhưng không có mâm lễ riêng.

287 Ỏn trong tiếng Thái có nghĩa là dỗ - xên ỏn do vậy có thể hiểu là lễ cúng dỗ hồn dỗ vía cho trẻ - thuộc hệ

thống lễ làm vía nói chung.

288 Cũng được đọc là quãm (lời, tiếng), theo nghĩa: dùng lời để tăng thêm hiệu quả nghi lễ.

289 Con nuôi (lụk liểng): những người đã được mo, một chữa khỏi bệnh và gửi áo tại nhà thầy nhờ trông nom hồn vía giúp. Theo quan niệm truyền thống, số lượng con nuôi (số lượng áo vắt trên sào trong hính thờ tại

nhà mo) là một tiêu chí quan trọng để đánh giá trình độ/ năng lực của thầy trong cộng đồng Thái.

290 Trong những tư liệu về nghi lễ Thái, không thấy những mô tả về việc đốt đồ mã trong/ sau các lễ cúng. Tuy nhiên, trong một số nghi lễ mà tôi tham dự có sự hiện diện của việc đốt đồ mã này. Trong lễ cúng cho em bé, thầy mo có báo người nhà chuẩn bị một số đồ mã và giải thích là đồ này để dành cho phi bác đang

chuẩn bị lấy vợ. Nghi lễ đóng cửa mả (sau 3 ngày chôn cất) tại Mộc Châu cũng đốt nhiều đồ mã cho phi ngay tại rừng ma, với xe máy (ghi rõ biển số xe mà người chết đã dùng khi còn sống), nhà cửa, bộ đồ dùng vật dụng (bát đũa, xong nồi), ti vi, điện thoại…

nữa. Chị Giang kể, quả trứng dựng đứng trên tay mo và trên lưỡi dao không đổ, được thầy mo và mọi người tham dự giải thích là phi đã đồng ý về việc không làm em bé khóc nữa. Sau nghi lễ, bé ít khóc dần, và tầm khoảng hơn một tháng sau thì hết khóc hẳn. Từ đó cho đến giờ, em bé không khóc đêm lại, vui khỏe, ăn uống tốt hơn hẳn, rất thích đi học mẫu giáo. Chị Giang nói vui: "chắc là phi bác lấy vợ được rồi, có bạc rồi nên không quấy em nữa" (Tư liệu trao đổi với chị Giang, 10/9/2018 và 23/9/2018).

Lễ gọi hồn lạc (hịak khuân lông)

Trong lễ cúng gọi hồn vía lạc cho anh Hấn mới đi tù về, vào chặng cuối lễ, đúng khi mặt trời đã lặn, ông mo Khặn (Mộc Châu) vai đeo túi hồn của cả nhà chủ cúng, tay trái cầm vợt xúc cá (ca xa), tay phải cầm bó đuốc cháy sáng rực, đi từ trong nhà xuống thang, ra đường xướng gọi hồn. Mỗi lần hú gọi vía về, một tay ông cầm đuốc soi đi soi lại, tay kia lấy vợt khua tìm, hứng lấy hồn chủ áo, xúc cho vào túi áo túi hồn. Thao tác này được lặp đi lặp lại nhiều lần, theo chặng đường mo tiến dần từ ngoài đường vào đến trong nhà, đến tận mâm lễ, với lời khấn:

Húuuu… Hồn đi bốn phương, bò theo bó đuốc về đây nhé… Về đi hồn ơi (tay mo cầm vợt khua lấy hồn vía)/ Mời hồn mời vía hãy về đây/ Hai mươi hồn về đủ nhé/ Tám mươi hồn về hết nhé/ Vợt được cả trăm hồn có lẻ/ Kiếm được cả hồn đầu/ Được hồn chồng hồn vợ thì đừng trốn/ Có được hồn rồi con cái nắm không buông/ Hồn con trai con gái sánh đôi về cùng/ Quyện vào nhau như thỏi vàng thiêng/ Hồn đầu vào bàn tay mo lớn/ Hồn thiêng vào trong tay mo mường ta rồi/ Quay xuống thôi hồn ơi/ Vào võng mo đu/ Vào địu mo cõng/ Vào vợt mo khua/ Vào lưới mo căng nhé/ Húuuu… Về đi.

Sau nghi lễ, ông mo cho biết, việc xúc hồn này phải làm vào khi chiều muộn, "vì lúc ấy hồn dù ở đâu cũng muốn về nhà, đi chơi cũng chán rồi". Phải có túi áo hồn áo vía của cả nhà, vì dù hồn có được ông mo xúc về thì có khi vẫn muốn đi tiếp, nên phải mang hồn người thân trong nhà, hồn vợ hồn chồng, hồn con cháu ra giữ lại, kéo về để không cho đi nữa. Theo lời mo cúng khấn thì gói quần áo, đồ ăn này có tác dụng dỗ hồn: Hãy vào võng mo bế/ Hãy vào địu mo cõng/ Hãy vào vợt đan dày mo khua/ Xôi, cặp trứng đến tìm/ Xôi cặp cá đến đón/ Xôi giã mịn trắng dẻo đến dỗ hồn về (Lường Thị Đại, Lò Xuân Hinh, 2010, tr.343).

Ông mo cho biết, bó đuốc là để cho hồn vía thấy lửa sáng mà theo về, cũng là để cho các ma ác sợ lửa mà không cùng theo về nhà. Xúc hồn rồi mới mang túi áo chứa hồn đến trước mâm cúng, làm lễ nhập hồn vía vào người ốm và buộc chỉ cổ tay, cố định hồn vía lại.

Riêng với trẻ, lễ xỏn khoăn (xúc hồn) này được thực hiện với nhiều thao tác ma thuật đặc biệt. Khi trẻ ốm, có thể do khoăn của trẻ con thích đi chơi, đôi khi bị vấp bị ngã ở đường, suối, cầu thang mà không nhớ đường về. Hồn lạc lâu ngày sinh ốm đau, phải làm xỏn khoăn để lấy hồn vía trẻ về nhà, giữ lại không cho đi thì trẻ mới khỏe mạnh trở lại. Quần áo của trẻ và của cả nhà để trong một cái mẹt, xếp cùng với đường, bánh, chuối tiêu, xôi và trứng luộc, trước lúc làm lễ mới cho tất cả quần áo đồ ăn vào một cái túi vải. Mo một tay cầm quạt, một tay cầm bó hương, người phụ lễ đeo túi Thái, mang đồ cúng đi theo mo ra cầu thang, tìm đến chỗ trẻ bị ngã. Nếu trẻ đã lớn và nhớ được chỗ ngã thì chỉ cần trẻ đi một mình, nhưng nếu trẻ còn nhỏ thì người trông ẵm phải đi theo. Đến chỗ trẻ bị ngã,

Xem tất cả 403 trang.

Ngày đăng: 13/09/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí