Gắn Kết Hồn Trong Hôn Nhân: Búi Tóc Ngược (Tẳng Cảu), Trao Áo (Phái Xửa)

(Chi tiết thao tác và lời gọi hồn, xem thêm Mục 4. "Chuyện về các lễ cúng hồn" trong Phụ lục 1. Các câu chuyện điền dã)

Các lễ sửa hồn vía thường có trường đoạn tìm gom hồn có tên ha khuân1, khi

thầy mo và đội quân hồn lùng tìm hồn vía tại khắp các nơi hồn có thể đến, thương thuyết và dùng lễ vật để địu hồn vía về lại nhà. Quyền lực của mo thể hiện trong việc, mo đến đâu cũng gom tụ được hồn vía. Và nếu hồn vì đi lạc mà sứt mẻ, mo sẽ thương thuyết với bà mụ me Bảu để sửa lại cho lành như cũ, đồng thời căn dặn bà mụ Bảu chú tâm đến việc chăm nom săn sóc không gian gốc của hồn trên mường trời được yên ổn nguyên vẹn. Khi đã mang được hồn vía về nhà, mo làm lễ xú khuân, tức tiếp hồn, thết đãi hồn bằng đồ ăn, vải vóc, tiền bạc. Mo thực hiện các thao tác cho hồn ăn (pỏn khuân, bón cho hồn chủ áo, quẹn khuân, bón cho hồn của mình), gom, tụ, nắn hồn lại trong từng bộ phận sinh thể (tốp khuần), trói, buộc hồn (phúk khuần), răn hồn ăn (xon khuân dú) và răn hồn ngủ (xon khuân non) cùng hồn vía

người thân trong chăn đệm. Mo hú gọi hồn "Hú hồn về/ Về nhà về cửa/ Hồn về đây, về đủ chưa đấy", mọi người đáp lại "Về đông, về đủ rồi."2. Mo hát xướng và cắt đồ ăn chín đưa cho chủ áo hoặc bón cho một vài bộ phận cơ thể3. Mỗi người ăn một miếng trên mâm, buộc chỉ cổ tay và nói lời chúc chủ áo khỏe mạnh, làm gì cũng tốt lành (Xin xem thêm Mục 4. "Chuyện về các lễ cúng hồn" trong Phụ lục 1. Các câu chuyện điền dã).

3.2.1.2. Gắn kết hồn trong hôn nhân: búi tóc ngược (tẳng cảu), trao áo (phái xửa)

Gắn hồn buộc vía là mục đích cần đạt tới của nghi thức ma thuật thực hiện trong lễ cưới của người Thái, và tẳng cảu/ khửn cảu hay phái xửa có lẽ là thuật ngữ phản ánh đúng nhất ý niệm cốt lõi này trong hôn lễ Thái. Tẳng cảu vẫn được dịch ra tiếng Kinh là "búi tóc ngược", nhưng thực chất, búi tóc này là một loại cột được dựng trên hồn đầu của người nữ (tẳng = dựng; khửn = lên). Tẳng là phải thẳng. Chính vì thế, không người phụ nữ Thái nào tẳng cảu mà để búi tóc của mình ngang phía sau gáy (theo kiểu búi tóc của phụ nữ Kinh) hay chỉ chếch lên trên. Tẳng cảu là dấu hiệu để nhận biết/ phân biệt người phụ nữ đã có chồng với người còn con gái trong văn hóa của người Thái Đen. Đây có thể được xem là một dấu hiệu ma thuật, vì hành vi này, nhằm hướng tới một yếu tố thuộc về cái siêu nhiên (tới hồn đầu, khuân hua của người phụ nữ), với mục đích điều chỉnh rõ ràng và cụ thể (chiếm giữ, sở



1 Từ ha trong tiếng Thái có 3 nghĩa: 1. lùng, 2. kiếm, lần, 3. đòi. Thực tế trong lễ phần ha khuân, thầy mo thực hiện cả 3 thao tác này, ở khắp mọi không gian mo đến.

2 Tư liệu điền dã Mộc Châu, 11/9/2019.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 403 trang tài liệu này.

3 Trong lễ cúng vía vú (tam khuân ú khuân nốm) cho sản phụ mới sinh được nhiều sữa, bà một bón trực tiếp cho hồn vú ăn. Khi nói "vú bên trái ăn cá" thì lấy ít cá bón để gần vú bên trái, nói "vú bên phải ăn trứng" thì lấy ít cơm, trứng bôi vào đầu vú phải (Tư liệu điền dã, Thuận Châu 22/07/2018).

hữu và bảo vệ). Phái xửa (trao áo) cũng là tên gọi của một nghi lễ (không phải chỉ là một hành vi) diễn ra trong lễ cưới lên (đong khửn) của nhiều vùng Thái tại Sơn La, khi nhà gái trao cho nhà trai áo và túi đựng ho, vật chứa sinh mệnh của người con gái, sau đó làm lễ cài lên khu ho gia nhập đẳm nhà chồng, tức sau nghi lễ này, hồn vía người nữ đã thuộc về gia đình chồng.

Ma thuật trong đời sống văn hóa của người Thái tỉnh Sơn La - 13

Lễ tẳng cảu được thực hiện trong thời điểm đoàn nhà trai sang đón cô dâu, diễn ra trong sự chứng kiến của hai bên gia đình. Tẳng cảu được thực hiện với những chọn lựa khắt khe về người thực hành (hai người phụ nữ làm nai cảu có gia đình hạnh phúc, con cháu đủ đầy), những quy định nghiêm ngặt về hành vi (cô dâu ngồi hướng mặt về phía mặt trời, người cảu chải, cuốn tóc theo một hướng, người nhà gái chải tóc cô dâu cúi về phía mình rồi rồi hất trao mớ tóc mượt cho người cảu bên nhà trai), về đồ vật thực hiện (đồ để tẳng cảu là do nhà trai mang đến, buộc phải có bát nước lá nát trừ ma để nhúng lược chải tóc). Trên búi tóc cô dâu phải có mớ tóc giả của mẹ và bà chú rể, búi tóc được cố định bằng dây và lưới đen chụp bên ngoài, chiếc trâm bạc (mản khắt phôm) cài xiên vào búi tóc. Kết thúc lễ, bà nai cảu khe khẽ hát "Gội đầu sạch, chải tóc mượt, búi tóc lên lấy chồng, từ giờ này đi, từ nay về

sau, nước không thay dòng, lòng không đổi chỗ, con ơi"1. Khi chiếc piêu được đội

lên đầu, nghi lễ kết thúc. Sau lễ tẳng cẩu, bà nai cẩu đi vào trải đệm cho cô dâu. Các nguyên tắc của tẳng cảu luôn được tuân thủ tuyệt đối, vì "lệ Thái như thế, ông bà làm thế từ ngày xưa, kiêng không được làm ngược lại". Việc tẳng cảu cũng chỉ được làm một lần duy nhất, không được phép làm lại lần thứ hai, "không được phép hỏng, nếu tóc rối thì chỉ được sửa lại sau, không được dỡ ra làm lại"2. (Chi tiết các thao tác, xin xem Mục 5. "Chuyện về lễ tẳng cảu" trong Phụ lục 1. Các câu chuyện

điền dã).

Mục đích trao hồn, gắn hồn trong hôn lễ còn thể hiện rất rõ qua nghi thức phái xửa (trao áo, trao hồn). Trong hôn lễ của em Hạ (Bắc Yên), một chiếc gối Thái (gối đôi), buộc bên ngoài bằng chiếc áo trắng của cô dâu được đặt trên ban thờ và được mo hát xướng trước giờ nhà trai đến đón dâu. Vào thời điểm được xem là quan trọng nhất diễn ra trong lễ của nhà gái, bố cô dâu trao chiếc áo - gối cho bà bác của chú rể, ngay trước bàn thờ, trong tiếng hát xướng của mo (Tư liệu điền dã Bắc Yên, 08/12/2018) (Phụ lục 16. Lễ ăn hỏi và lễ cưới). Ý niệm về một lễ cưới hồn, với sự gắn hồn của hai người nam nữ còn thể hiện trong hành vi ma thuật diễn ra vào lễ


1 Tiếng Thái: Khắt cẩu đi, vi hoa kiểng, tẳng cẩu au phua, té nị pay nả, ca nị mưa nưa, báu đảy nặm pay nảu, chau pau ứn lụk ơi.

2 Tư liệu trao đổi với em Giang, thị trấn Thuận Châu, 20/05/2020.

cưới lên của nhiều cặp vợ chồng người Thái Sơn La khi trong lễ trải đệm cho đôi vợ chồng, hai người mẹ làm nghi thức buộc chặt cánh tay áo của vợ chồng lại với nhau, gọi là trói hồn hai người vào ngủ đệm đắp chăn.

3.2.1.3. Phân rải hồn, bảo vệ hồn: tiễn hồn (xống phi)

Phân rải hồn, tiễn hồn là một hệ thống hành vi ma thuật được thực hiện trong tang ma nhằm mục đích tiễn hồn người chết về nơi cần đến. Truyền thống Thái đã quy ước rõ, trong những trường hợp chết do đau ốm, già yếu thông thường, hồn người chết sẽ cần được phân rải tới bốn không gian: đẳm trong nhà (kuông hưỡn), đẳm rừng ma (pá heo), đẳm không trung (chuống kang) và đẳm đoi trên mường trời. Bốn không gian mà hồn người chết tới được mô tả kĩ lưỡng trong các văn bản cúng, đặc biệt trong văn bản cúng tiễn hồn trong tang ma, và tương thích với các khâu trong chu trình tang lễ. Sự phân rải hồn đi các nơi liên quan chặt chẽ với quan niệm về không gian gốc nơi tạo sinh hồn người (tại mường trời), nơi thể xác được chôn cất (tại rừng ma), nơi khi sống hồn cư ngụ (trong nhà), và logic với sự phân tán của số lượng 80 hồn vía tồn tại trong cơ thể. Chặt chẽ hơn, văn bản cổ còn quy ước về việc, hệ thống hồn này sau khi chết được chia làm 3 loại: (1) hồn tốt (khuân đi), phân rải thành tổ tiên, trông coi, phù hộ con cháu trong gia đình; (2) hồn trung bình (khuân ngám), phân rải từ nhà, qua rừng ma, lên tầng không trung, lên trời, lên đến đâu là tùy thuộc giàu hay nghèo, chết già hay chết non; (3) hồn xấu (khuân uối) không được mo phân rải, thành ma lang thang dưới trần gian (phi ha phi héo) (xem thêm Hoàng Trần Nghịch [191]).

Tuy nhiên, đó chỉ là bối cảnh thứ nhất của tang ma Thái, thứ bối cảnh rộng về tâm linh. Khi đặt trong bối cảnh tình huống cụ thể, các hành vi ma thuật trong tang ma không chỉ xử lý vấn đề của người chết, đáp ứng yêu cầu phân rải đi các mường tâm linh mà còn bảo vệ người sống sau khi họ phải đối diện với một cú sốc lớn là cái chết của người thân. Ma thuật trong tang ma Thái vì thế đảm nhận hai nhiệm vụ: Thứ nhất - Xử lý các vấn đề của người chết: tiêu hủy phần hữu hình (thi hài) và "vĩnh cửu hóa" phần vô hình tại bốn nơi chốn đã quy định và tạo dựng "cuộc sống

mới" cho người chết.

Thứ hai - Xử lý các vấn đề của người sống như (1) làm giảm nỗi đau đớn về cảm xúc bằng cách đảm bảo cảm giác an toàn về mặt hiện sinh, gia cố niềm tin vào sự tồn tại tiếp tục của ma hồn, tin rằng ma hồn được chăm lo, bảo vệ, hướng dẫn, chu cấp đầy đủ, và tin rằng có thể duy trì sự kết nối giữa ma hồn với người sống; (2) chỉ ra - khẳng định - thực hiện vai trò quan trọng của người sống trong việc đảm

bảo sự yên ổn của hồn tại thế giới sau khi chết; (3) từng bước làm quen với một trật tự mới thiếu vắng người chết.

Từ đó, các hành vi ma thuật trong tang ma Thái có thể được khái quát với bốn mục đích, cũng là bốn chu trình cơ bản: 1- Cắt những liên hệ với người sống và đời sống cũ; 2- Chuẩn bị cho người chết 'sống' một đời sống mới; 3- Tiễn hồn người chết về các nơi; 4- Đưa người sống quay trở lại cuộc sống thường nhật (tái hòa nhập sau biến cố).

Cái chết gây nên nhiều bất an cho cả cho người sống và chính ma hồn người chết. Vì thế, trong tình huống đặc biệt chứa đầy những rủi ro này, các hành vi ma thuật xuất hiện một cách dày đặc để đảm bảo sự an toàn và an yên (về mặt cảm giác). Thông qua phép thuật, hệ thống hồn mới có thể đến được các nơi cần đến, không lang thang trong mường trần và mường trời. Và vì ma hồn sẽ sống đời vĩnh viễn tại các nơi nên cần được chuẩn bị chu toàn để đảm bảo cho cuộc sống của ma tại các không gian đó. Vì thế, thời gian tang lễ kéo dài chính là để cả người sống lẫn ma hồn chuẩn bị cho lễ chuyển tiếp cực kì quan trọng này. Cần chuẩn bị lâu, bởi không chỉ có một mà là một hệ thống 80 hồn vía cần được chia đi bốn nơi, với số lượng của cải cần để "sống" đời vĩnh viễn ở hai nơi chính (rừng ma pá heo và trên đẳm đoi của tổ tiên tại mường trời). Vậy nên, có rất nhiều đồ cần chia và nhiều thứ cần chuẩn bị.

Một số hành vi ma thuật trong tang ma Thái hướng tới mục đích phân rải và bảo vệ ma hồn của người chết và hồn người sống như sau:

a. Ma thuật cắt hồn vía người chết khỏi những liên hệ với đời sống

Mo cắt, cởi số mệnh (kẻ sộ) để hồn vía chính thức trở thành hồn ma. Đây là cơ sở để tiến hành các nghi lễ tiếp theo trong quy trình đưa hồn về nơi ở mới. Một số nơi, thầy mo dùng dao nhọn vạch vào hình nhân, cắt 3 đoạn sợi chỉ gần nhau. Khi chưa cắt, tuyệt đối kiêng kỵ người, chó, mèo động vào hoặc bước qua.

Ma hồn vừa bị chia cắt còn non nớt, đầy sợ hãi, vậy nên việc bảo vệ hồn ma này

được tiến hành thông qua các thao tác, hành vi ma thuật trong suốt lễ tang:

a.1. Xua đuổi ma lớn phi khuông1 và các loại ma xấu khác. Thầy mo dùng gươm

chém gió, lấy gạo trộn muối ném ra tứ phía xung quanh mâm lễ.

a.2. Người sống tụ tập quanh người chết, dùng vải bông mặt chăn che và dùng vó che không cho ma xấu đến hại hồn. Ngoài ra, taleo hoặc lưới được dùng để đậy lên các mâm lễ mời ma ăn trong suốt các bữa, tránh các ma khác tới ăn tranh.


1 Phi khuông: từ điển Thái - Việt dịch là ma thiêng. Phi khuông cũng xuất hiện trong nhiều bài bùa át ma, cho thấy một nỗi sợ hãi đặc biệt riêng của người Thái với con ma này.

a.3. Đốt lửa sau nhà suốt đám tang, bó đóm giữ mồi lửa trước quan tài đến khi hạ huyệt lấp đất.

a.4. Tục đạp hóng (phẵn hóng) trong tang ma của người Thái Đen: khi ông bố trong nhà mất, người con đạp đổ đầu rau trong bếp, chém hóng thờ ông trong nhà và thực hiện các nghi lễ về sau nhằm rước bố về thờ thay thế.

b. Ma thuật chuẩn bị cuộc sống mới cho ma

b.1. Chăm sóc hồn ma khi đang còn ở nhà, trang bị kiến thức cần thiết cho ma (cung cấp tri thức sống và cách ứng xử): nghi thức mo bữa sáng, bữa trưa, bữa tối với các bài mo kể chuyện đời người, trong đó dạy ma các tri thức liên quan đến sự sinh tồn (cả về đời sống vật chất và phương cách ứng xử) tại nơi ở mới.

b.2. Giao nộp của cải, đồ dùng vật dụng cho hồn ma để ma 'sống' đời đầy đủ trên mường trời.

Các nghi thức giao nộp này được thực hiện trong suốt các nghi lễ cúng tang ma theo phương thức: giao dần từng thứ một, giao đến khi đóng cửa mả mới hết (lễ đóng cửa mả thường diễn ra sau khi chết ba ngày). Để 'sống' đời đầy đủ tại các nơi, ma cần rất nhiều thứ. Đồ dùng vật dụng chuẩn bị cho ma dựa trên nguyên tắc suy luận: hồn đi 'sống' tại các nơi, nên người khi sống cần gì, ma khi chết cần thứ đó. Đồ bao gồm: đồ dùng vật dụng trong sinh hoạt và sản xuất hàng ngày, phương tiện đi lại, nhà cửa, chăn màn, gối đệm, bát đũa nồi niêu, quần áo, tiền bạc, xe cộ, cây giống, con giống, vải cuộn,…. Thậm chí, luôn có xu hướng giao nộp nhiều hơn, giúp hồn ma có nhiều của cải để dành, sống đời sung túc. Thêm nữa, ma đến nơi ở mới còn cần dùng của cải vật chất đi biếu, đi ngoại giao với tổ tiên ngụ tại nơi đó. Để chuẩn bị nhiều của cải như thế cho ma, cả một hệ thống xã hội "vào cuộc", tham gia vào lễ dựa trên những nguyên tắc liên quan tới thiết chế xã hội Thái - không chỉ con cháu trong nhà dâng cỗ biếu của, còn có tục các nhóm con cháu, chi họ thông gia vào mời mâm cỗ cho hồn ma (lễ tỏn cộ). Các hình thức giao nộp cho ma đều có giấy tờ ghi lại và lời cam kết "đã giao và đã nhận", để sau này ma không được về đòi.

c- Ma thuật tiễn hồn, phân rải hồn đi các nơi

c.1. Tiễn hồn lên đẳm không trung và đẳm đoi đất mường trời

Tại đám tang cho người chết lành ở Mộc Châu, lễ tiễn hồn này diễn ra vào rạng sáng của ngày đưa ma. Cuộc đưa tiễn diễn ra không chỉ với hồn mo hay của con rể gốc mà là cả đoàn quân hồn con cháu. Bữa ăn trước cuộc hành trình quan trọng và ẩn chứa nhiều nguy cơ này được tiến hành dựa trên nguyên tắc người ăn trước ma. Của cải được tiếp tục giao nộp cho ma với các loại đồ dùng cá nhân, đồ dùng chung

với gia đình, dụng cụ lao động. Trong nghi thức tiễn hồn này, Lời đóng vai trò như một phương tiện thực hành ma thuật ("hành động bằng Lời"1). Bằng lời và thông qua lời, mo đưa hồn đi qua các chặng để đến với đẳm đoi trên mường trời. Tiễn đến nơi, mo cũng căn dặn hồn ma về kĩ năng sống, phép tắc ứng xử tại thế giới tổ tiên và thế giới các Then. Đoàn quân hồn quay trở lại trần gian sau khi cuộc đưa tiễn kết thúc2.

c.2. Đưa hồn vào nhà mộ tại rừng ma

Phần rải hồn tiếp theo nhằm mục đích tiễn đưa để hồn ngụ tại rừng ma cùng phần thể xác được xử lý theo cách chôn xuống đất hoặc hỏa thiêu rồi chôn xương cốt sau đó.

Trong phần đưa tiễn này, có một nguyên tắc mà các đám tang đều phải tuân thủ: ma đi lối riêng. Đường đi này được làm bằng thang tre từ hôm trước, với chiều ngang rộng bằng cửa vào nhà sàn, thẳng với cửa vào cũng là thẳng với chỗ để quan tài trong nhà. Sau phần xúc hồn3 người thân, quan tài được đưa ra khỏi nhà bằng lối đi này. Lệ tục quy định tuyệt đối không sử dụng thang đi thường ngày. Và chiếc thang mới sẽ được dỡ bỏ ngay sau khi đưa ma ra khỏi nhà. Lời giải thích được mo

đưa ra sau đó là "để phi không biết đường lên nhà nữa". Đưa quan tài ra khỏi nhà phải đưa chân ra trước, "người chết ra đi vĩnh viễn không bao giờ quay mặt sang lại bản" [284, tr.45].

Rất nhiều các thao tác, vật ma thuật được thực hiện tại rừng ma. Thầy mo lấy cành lá xanh khua qua lại bên dưới mộ, miệng lẩm nhẩm một lúc, xua hết hồn vía của người sống ra ngoài rồi mới cho hạ huyệt4. Sợi dây trắng (xai chơ) buộc từ quan tài lên thẳng trên mộ, sau đó buộc vào giữa ngôi nhà sàn làm cho ma phía trên, nối các của cải thuộc về ma hồn (Tư liệu điền dã tại Mộc Châu 11/09/2019 và Thuận Châu, 24/03/2021).


1 "Hành động bằng lời" (How to do things with words) - tên một nghiên cứu của Austin. Cụm từ này sau đó được Tambiah sử dụng để chỉ một sự khẳng định bằng lời không chỉ có ý nghĩa là một lời nói thông thường mà trở thành một hành động thực sự, tương tự như cách tiếp cận của Malinowski xem lời nói là một phần của hành động [382, tr.465, 466].

2 Đi lên trời đường rất gian nan, nhưng đường xuống theo lối thẳng và nhanh, thường đoàn quân sẽ về ngay bến nước đầu bản và nghi thức áp khuân (tắm hồn) diễn ra tại bến nước trước khi các hồn về lại nhà.

3 Thao tác ma thuật diễn ra trước khi đưa quan tài ra khỏi nhà, với việc một người phụ nữ đứng trong góc

nhà, tay cầm vợt xúc cá, lần lượt xúc trong không khí, sát hông mỗi người đi qua để giữ hồn vía ở lại, không cho đi theo ma hồn người chết (xem thêm Mục 6 "Xúc hồn trong tang ma", Phụ lục 1. Các câu chuyện điền dã).

4 Lời mo: Hú hồn/ Hồn người già/ Hồn con dâu con gái/ Hồn rể cả chém trâu/ Hồn rể phụ cầm dao/ Hồn con hồn cháu/ Hồn người già người trẻ tất cả/ Hú hồn đi về thôi.

Trong nghi thức hỏa táng tại một số nơi ở Thuận Châu (Sơn La), Nghĩa Lộ (Yên Bái), nhiều các thực hành ma thuật được tiến hành. Con cháu đứng cạnh giàn thiêu cầm mẹt quạt theo nguyên tắc hất từ dưới lên (không được quạt theo chiều hất xuống). Sau hỏa thiêu, phải gắp xương bằng cặp tre hoặc mía (cặp gắp được làm trong khi chờ lửa thiêu), chỉ cho xương vào mẹt, không được phép dùng thứ khác. Cột heo cho ma có treo chiếc áo lộn trái và cắt hết cúc theo nguyên tắc: áo người chết hướng về đầu nguồn nước - ma lên trời, áo vợ con treo phía đối diện xuôi cuối nguồn - người sống dưới trần gian. Sau khi chôn cất, ở một số nơi, trong ba ngày, đến bữa, người nhà vẫn mang cơm canh ra mộ, phơi phóng quần áo trong nhà cho ma. Trong lễ đóng cửa mả diễn ra vào ngày thứ ba, mo thực hiện lễ cúng xin ma chủ đất và các ma khác ở rừng ma cho ma mới đến ở. Mo mời ma mới ăn uống, nhận nhà cửa, đồ dùng vật dụng, dặn dò ma ăn ở đúng đạo lý, quan tâm phù hộ con cháu. Mo nhờ ma chủ đất và các ma khác tại rừng ma giúp đỡ ma mới.

Mo xong phần cúng, toàn bộ đồ mã (xe máy, nhà cửa, bát đũa, quần áo) và tiền âm phủ được đốt cho ma. Mo nói to cho ma biết những thứ được đốt, "nhà này, xe này, cả mũ xe máy nữa nhé". Rồi ông mo cầm một tờ giấy xé trong quyển vở học sinh, đọc to các thứ mua cho ma "bò một con 11 triệu, lợn 7 con 15 triệu, gạo là 2 tạ, tiền có 40 triệu, gà 4 triệu, rượu 1 triệu mốt, tiền họ là 700 nghìn. Đấy, giao rồi nhé". Rồi ông nói to: "chia rồi nhé, ghi chép đây rồi, ở

yên mà làm ăn, đừng có về đòi nữa"1. À, ông mo như chợt nhớ ra, lật tờ giấy

rồi đọc một danh sách tên những người trong họ, hàng xóm, dân bản tổng cộng 19 người với số tiền ghi theo cột tương ứng. Đọc xong, ông quay sang bảo: "của nó, chia cho nó hết rồi, đọc thế để sau ma nó không về đòi nữa". Bên cạnh mộ, đống lửa đốt đồ mã vẫn cháy rừng rực. Lễ xong xuôi, người vợ ra khoảnh đất trống cạnh mộ, lấy cuốc đào hố trồng cây chuối, khóm mía, rạch ba rãnh ngắn rồi thong thả đặt cây xuống luống, trồng vườn hoa nhỏ cho ma hồn chồng (Tư liệu điền dã tại Bản Áng, Mộc Châu, 11/09/2019. Chi tiết các đồ lễ và thao tác, xin xem Mục 6 trong Phụ lục 1. Các câu chuyện điền dã).

Khi tấm ván cuối cùng được lắp vào khe, cũng là khi hồn ma bắt đầu cuộc sống mới mà không còn sự giúp đỡ của người sống. Mo lấy kiếm vạch dưới chân cột nhà mộ 5 đường, lẩm nhẩm chỉ dẫn các lối đi cho ma.


1 Lời thầy mo Khặn Mộc Châu trong lễ đóng cửa mả (Tư liệu điền dã Mộc Châu, 10.9.2019).

Nhà mộ

1. Đường đi chợ đi búa. 2. Đường đi thăm họ hàng (còn sống và đã chết).

3. Đường đi nương đi rẫy lấy củi. 4. Đường đi tắm rửa (ra suối).

5. Đường về thăm nhà.

Hình. Vạch đường cho ma trong lễ đóng cửa mả

(tính thứ tự lần lượt từ phải sang trái - Phụ lục Ảnh tr.43)

c.3. Đón hồn về nhà, ngụ tại hóng trong nhà

Tại nhóm Thái Trắng Mộc Châu, nghi thức này được tiến hành sau lễ đóng cửa mả diễn ra ba ngày sau khi người chết. Trong lễ, thanh tre đựng hồn người chết được đặt ngay cửa ngôi nhà mộ. Trước khi đóng cửa mả (lắp thanh gỗ cuối cùng vào nhà mồ), thầy mo lấy thanh tre, đặt vào chiếc địu trên lưng con trai người chết, "để con cõng phi bố về nhà nhé". Cậu bé được dặn không quay đầu lại và phải đi một mạch về nhà. Tại nhà, ông cậu của người chết đã đón sẵn dưới chân thang, gỡ thanh tre ra khỏi địu, đặt lên cột gác ngoài hiên để 7 hôm sau đưa hồn vào trong nhà. Một bàn thờ nhỏ được dành riêng cho ma, hàng ngày, người nhà ăn gì sẽ cúng cho ma món đó. Sau 100 ngày, ông mo "sẽ đưa lên trên với tổ tiên, cho lên bàn thờ nhà nó" (bàn thờ gỗ cao, để bát hương thờ tổ tiên và ảnh người đã mất). Những quan sát tại điện thờ của bà mo Song (Mộc Châu) cho thấy, bà mo vẫn duy trì đều đặn việc cúng cho chồng ăn ba bữa hàng ngày. Một đĩa đựng bàn chải đánh răng, khăn mặt được bà để luôn trên ban thờ. Cốc sữa tươi buổi sáng, xôi, cơm bữa trưa bữa chiều được đặt lên đều đặn hàng ngày, tính đến cuối năm 2020 là cũng gần hai năm sau khi chồng bà mất.

d- Ma thuật chăm sóc hồn vía người sống, giúp tái hòa nhập sau biến cố

Các hành vi ma thuật hướng đến mục đích này được thực hành trong hầu khắp nghi lễ tang ma - người đến thăm viếng sẽ làm nghi thức buộc chỉ cổ tay, giữ hồn vía người thân trong nhà suốt thời gian diễn ra tang lễ. Sau khi chôn người chết, mọi người rời mộ, không ngoái nhìn lại. Sau lễ tang tại Mộc Châu, khi đoàn người về đến nhà, một đống lửa to được đốt sẵn rồi ai nấy bước qua. Trước khi lên thang, người ta còn dùng lá nát và lá mák quạnh dúng vào chậu nước để sẵn, chải từ đầu

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 13/09/2023