Số Lượng Các Ngân Hàng Có Hiệu Suất Tăng (Icr), Giảm (Dcr) Và Không Đổi Theo Quy Mô (Cons) Giai Đoạn 2008-2013.


năm 2011.Trong đó hiệu quả quy mô vẫn đóng góp nhiều hơn ở mức 0,946 so với hiệu quả kỹ thuật thuần túy 0,695. Mặc dù vậy, thực tế cho thấy hiệu quả tăng do hiệu quả quy mô tăng trong khi hiệu quả kỹ thuật thuần túy lại giảm. Điều này cho thấy, việc sử dụng các nguồn lực chưa tối ưu dẫn đến hiệu quả kỹ thuật thuần túy sụt giảm so với năm 2010. Trong đó có nhiều nguyên nhân như: thực hiện Nghị quyết 11/NQ-CP tốc độ tăng trưởng tài sản và tín dụng của các ngân hàng sụt giảm do phải tuân thủ giới hạn tăng trưởng dưới 20% và nhu cầu vay vốn kinh doanh, tiêu dùng giảm. Ngoài ra, ngày 1/3/2011 Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành Chỉ thị số 01/CT-NHNN quy định đến ngày 30/6/2011 tỷ trọng dư nợ cho vay lĩnh vực phi sản xuất so với tổng dư nợ tối đa phải là 22% và đến 31/12/2011 tối đa 16%. Chỉ thị này đã tác động mạnh đến hoạt động của các ngân hàng thương mại buộc các ngân hàng phải đóng băng tín dụng tiêu dùng, hệ lụy tới thị trường bất động sản và thị trường chứng khoán. Bên cạnh đó lãi suất cho vay tăng cao (lên tới 25%/năm) đã vượt quá khả năng của các khách hàng. Trong bối cảnh nhiều biến động từ các thị trường khác nhau dẫn đến chất lượng tín dụng suy giảm mạnh, các khoản nợ xấu có xu hướng gia tăng từ đó bộc lộ mặt yếu kém trong quản trị rủi ro của các ngân hàng. Trước tình hình khó khăn chung của nền kinh tế và của hệ thống ngân hàng dẫn đến khả năng sinh lời của hệ thống sụt giảm. Năm 2011 đã có sự hợp nhất của một số ngân hàng do rơi vào tình trạng mất thanh khoản tạm thời do sử dụng nguồn vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn.

Năm 2012: Kinh tế xã hội nước ta tiếp tục bị ảnh hưởng bởi sự bất ổn kinh tế thế giới do khủng hoảng kinh tài chính và khủng hoảng nợ công ở Châu Âu chưa được giải quyết. Hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp bị đình đốn, hàng tồn kho tăng cao. Tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2012 theo giá so sánh 1994 tăng 5,03% so với năm 2011. Đối với hoạt động ngân hàng, năm 2012 hầu hết các ngân hàng đều không đạt chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh. Tổng tài sản cả hệ thống nói chung và riêng nhiều thành viên sụt giảm. Lãi suất ngân hàng dịu song, ngày 21/12/2012 lần thứ 6 trong năm Ngân hàng Nhà nước giảm các lãi suất điều hành, hạ lãi suất trần huy động và cho vay, thanh khoản hệ thống ổn định. Tỷ giá


sau nhiều bất ổn từ năm 2008 - 2011 đến năm 2012 khá ổn định. Nhưng tín dụng tăng trưởng khó khăn,nhiều ngân hàng tăng trưởng âm. Đầu năm Ngân hàng Nhà nước dự kiến tăng trưởng tín dụng cả năm khoảng 15 -17% nhưng thực tế chỉ đạt khoảng 5%. Nhiều ngân hàng dư thừa vốn nhưng cũng rất nhiều ngân hàng thiếu hụt vốn. Vấn đề nợ xấu tăng cao đã ảnh hưởng tới toàn bộ hệ thống của các ngân hàng. Cùng với nợ xấu, vấn đề sở hữu chéo đã đến mức báo động và là một nguy cơ tiềm ẩn tạo nên rủi ro trong toàn hệ thống ngân hàng. Có thể thấy hiệu quả của các ngân hàng không biến động nhiều so với năm 2011,đạt được 0,675 trong đó hiệu quả quy mô vẫn đóng góp chính trong tổng hiệu quả đạt 0,946 trong khi hiệu quả kỹ thuật thuần túy đạt 0,675. Điều này chứng tỏ các ngân hàng hoạt động vẫn chưa tận dụng tối ưu được các đầu vào để gia tăng hiệu quả hoạt động. Năm 2012 có 10 ngân hàng xếp hạng A, 11 ngân hàng xếp hạng B và 6 ngân hàng xếp hạng C.

Năm 2013: Trong bối cảnh kinh tế Việt Nam còn nhiều khó khăn, các bất cập chưa giải quyết được gây ảnh hưởng cho sản xuất kinh doanh: Hàng tồn kho ở mức cao, sức mua yếu, tỷ lệ nợ xấu của các ngân hàng ở mức đáng lo ngại, nhiều doanh nghiệp phải thu hẹp sản xuất hoặc dừng hoạt động. Đối với hoạt động ngân hàng, tính đến 12/12/2013 tổng phương tiện thanh toán tăng 14,64%; huy động vốn tăng 15,61%; tăng trưởng tín dụng tăng 8,83% so với cuối năm 2012 nhưng vẫn thấp hơn kế hoạch 12%; thanh khoản của hệ thống ngân hàng được cải thiện, đảm bảo khả năng thanh toán và chi trả của hệ thống; tỷ giá ngoại tệ ổn định, dự trữ ngoại hối tăng cao. Trong năm 2013 mặc dù đã có những tiến triển tốt nhưng vẫn còn nhiều khó khăn: tỷ lệ nợ xấu có giảm nhưng vẫn ở mức độ cao; chất lượng tín dụng chưa được cải thiện; nợ xấu vẫn chưa được đánh giá và phân loại đầy đủ, chính xác. Chênh lệch thu nhập - chi phí của toàn hệ thống chỉ tăng 3,2%. Nguyên nhân chủ yếu do tác động bất lợi của khó khăn trong kinh tế. Chênh lệch giữa lãi suất đầu ra và lãi suất đầu vào giảm, trong khi chi phí trích lập dự phòng rủi ro tăng mạnh do chất lượng tài sản sụt giảm. Bên cạnh đó năm 2013 đã chỉ ra các kết quả đạt được đáng kể của việc thực hiện Đề án 254: về cơ bản đã kiểm soát được tình hình hoạt động của các NHTMCP yếu kém dẫn đến khả năng chi trả của các ngân


hàng này được cải thiện tác động tốt đến hoạt động của toàn hệ thống. Các NHTMCP yếu kém được NHNN áp dụng các biện pháp giám sát chặt chẽ và chỉ đạo phương án tái cơ cấu. Các NHTMCP sau khi sáp nhập, hợp nhất hoặc tự cơ cấu lại đã tích cực triển khai các giải pháp cơ cấu lại toàn diện về tài chính, hoạt động, quản trị và khắc phục các sai phạm. Về cơ bản đã hoạt động ổn định, các tỷ lệ an toàn hoạt động, khả năng chi trả về cơ bản được đảm bảo theo quy định NHNN; huy động vốn từ dân cư tăng, nợ xấu đã tích cưc được xử lý; hệ thống quản trị và tổ chức bộ máy, mạng lưới được củng cố. Tuy vậy, các khó khăn vẫn còn tồn đọng dẫn dến hiệu quả kỹ thuật đạt được chưa cao nhưng điểm sáng ở đây là sự cân bằng giữa hiệu quả kỹ thuật thuần túy và hiệu quả quy mô thể hiện tính hợp lý trong sử dụng các yếu tố đầu vào của hoạt động ngân hàng. Trong đó số lượng ngân hàng xếp loại A đạt 10 ngân hàng, có 4 ngân hàng đạt loại B và 13 ngân hàng đạt loại C.

Bảng 3.6 tóm tắt kết quả ước lượng của mô hình DEA cho biết cụ thể số lượng các ngân hàng thương mại Việt Nam đang hoạt động dưới điều kiện hiệu suất tăng, giảm và không đổi theo quy mô ( phụ lục 3)

Bảng 3.6: Số lượng các ngân hàng có hiệu suất tăng (ICR), giảm (DCR) và không đổi theo quy mô (CONS) giai đoạn 2008-2013.


2008

2009

2010

2011

2012

2013

DRS

18

17

12

16

13

14

IRS

5

3

16

10

8

4

CONS

8

11

3

5

6

9

Tổng cộng

31

31

31

31

27

27

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 180 trang tài liệu này.

Lý thuyết cấu trúc cạnh tranh ngành với việc nâng cao năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại Việt Nam hiện nay - 13

Nguồn: Tác giả tính toán dựa trên kết quả ước lượng

Bảng 3.6 cho thấy số lượng các ngân hàng đối mặt với hiệu suất giảm theo quy mô cao hơn so với các ngân hàng có hiệu suất tăng hoặc không đổi theo quy mô. Vì vậy, các ngân hàng này nên giảm quy mô hoạt động để tăng hiệu quả hoạt


động. Dựa theo kết quả tính toán (xem phụ lục 3) các ngân hàng này thường là các ngân hàng có quy mô lớn vì vậy để tăng hiệu quả hoạt động các ngân hàng này không nên tập trung vào mở rộng quy mô hoạt động mà nên chú trọng vào phát triển các sản phẩm mới và chất lượng sản phẩm để cải thiện năng suất của các yếu tố đầu vào. Còn đối với các ngân hàng nhỏ có hiệu suất tăng theo quy mô thì nên mở rộng quy mô các sản phẩm đang cung cấp để tăng hiệu quả hoạt động.

3.4.1.2. Ước lượng hiệu quả kỹ thuật với phương pháp phân tích biên ngẫu nhiên (SFA)

Phương pháp biên ngẫu nhiên (SFA)

Phương pháp DEA là một kỹ thuật quy hoạch tuyến tính để đánh giá đơn vị ra quyết định hoạt động tương đối so với các ngân hàng khác trong mẫu như thế nào. DEA không đòi hỏi xác định dạng hàm đối với biên hiệu quả và cho phép kết hợp nhiều đầu vào và nhiều đầu ra trong việc tính các độ đo hiệu quả. Tuy nhiên, nhược điểm của DEA là nhạy cảm với quan sát vượt trội và không có suy diễn thống kê. Vì vậy, phần này tác giả sẽ ứng dụng phương pháp phân tích biên ngẫu nhiên (SFA)_Tiếp cận tham số; để đánh giá hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại Việt Nam, với mục tiêu đưa ra ước lượng chính xác hơn về hiệu quả kỹ thuật, cũng như xu hướng thay đổi trong hoạt động của các ngân hàng thương mại trong giai đoạn 2008 – 2013.

Phương pháp SFA thường được sử dụng trong các mô hình phân tích hảm sản xuất, chi phí hoặc lợi nhuận. Nó cũng có thể được sử dụng trong việc đánh giá hoạt động của các tổ chức tài chính như ngân hàng thương mại hay quỹ đầu tư. Tuy nhiên ở đây ta không nên hiểu “đầu vào” là những yếu tố sản xuất, những nguồn lực được sử dụng trực tiếp để tạo ra sản phẩm “đầu ra”. Trong bài toán tối ưu hóa của ngân hàng thương mại, có thể hiểu “đầu vào” là những biến mà với sản lượng “đầu ra” nhất định, doanh nghiệp sẽ muốn tối thiểu hóa; còn “đầu ra” là những biến mà với tập hợp “đầu vào” nhất định, doanh nghiệp sẽ muốn tối đa hóa.


Mô hình đánh giả khả năng hoạt động của các ngân hàng sử dụng trong bài viết này được xây dựng trên cơ sở nghiên cứu của Battese và Coelli (1992), trong đó tính phi hiệu quả kĩ thuật của từng hãng được giả định là tuân theo phân phối chuẩn cụt (truncated normal random variables) và thay đổi một cách hệ thống theo thời gian. Ngoài ra, yếu tố công nghệ cũng được giả định là sẽ thay đổi theo thời gian, bởi thế mô hình đưa vào biến thời gian để đặc trưng cho yếu tố này.

Hàm sản xuất có thể được biểu diễn dưới dạng hàm Cobb-Douglas hoặc hàm translog, kiểm định LR sẽ được thực hiện để xác định dạng hàm phù hợp cho mô hình.

Ở đây ngoài các đầu vào thông thường, ta đưa thêm biến thời gian t vào mô hình như một đầu vào. Điều này là để đặc trưng cho việc tiến bộ kĩ thuật thay đổi qua thời gian.

Giả sử có i hãng (đơn vị ra quyết định) được đánh giá, tất cả đều sử dụng k

đầu vào khác nhau để sản xuất ra đầu ra là Y trong T thời kì. Mô hình có thể biểu diễn dưới dạng:


Với Trong đó

là sản lượng đầu ra của hãng thứ i trong giai đoạn thứ t;


là vector đầu vào cỡ (k x 1) của hãng thứ i trong giai đoạn thứ t;


là vector tham số đặc trưng cho vai trò của những yếu tố đầu vào trong hàm sản xuất;

là biến ngẫu nhiên được giả định phân phối chuẩn và độc lập với


trong đó là biến ngẫu nhiên không âm đại diện cho tính phi hiệu quả kĩ thuật trong sản xuất, được giả định tuân theo phân phối chuẩn cụt tại 0 . là tham số thể hiện sự thay đổi của tính phi hiệu quả kĩ thuật theo


thời gian (cần phân biệt với hệ số của biến t ở thành phần xác định của mô hình)

Ngoài ra nghiên cứu còn ước lượng thêm giá trị : phương sai của cả hai thành phần sai số

: thành phần của tính phi hiệu quả kĩ thuật trong sai số, có thể dùng để

kiểm định xem việc sử dụng phương pháp SFA có thực sự phù hợp không. Nếu thì thành phần nên được loại bỏ khỏi mô hình và ta ước lượng hàm sản

xuất theo phương pháp OLS truyền thống.

Các ước lượng trong bài viết được tình toán sử dụng phần mềm FRONTIER

4.1 của Coelli (1996). Các hệ số được ước lượng sử dụng phương pháp maximum likelihood thông qua ba bước:

- Đầu tiên ước lượng hồi quy OLS được thực hiện, các hệ số ngoại trừ hệ số chặn là các ước lượng không lệch.

- Sử dụng kĩ thuật tìm kiếm theo lưới (grid search) để ước lượng

- Kết quả có được từ bước 2 được dùng làm giá trị ban đầu của thuật toán lặp theo phương pháp Davidon – Fletcher – Powell Quasi – Newton để thu được các ước lượng maximum likelihood.

Sau đó tính phi hiệu quả kĩ thuật của từng hãng trong từng thời kì sẽ được tính toán theo biểu thức của Battese và Coelli (1991). Ước lượng về tính phi hiệu quả trung bình của từng thời kì chỉ là trung bình đại số của các giá trị riêng cho từng hãng.

Mô tả số liệu:

Số liệu được sử dụng trong mô hình được thu thập từ báo cáo tài chính hợp nhất của các Ngân hàng thương mại Việt Nam trong giai đoạn từ 2008 đến 2013. Các biến đầu vào được sử dụng gồm có: vốn chủ sở hữu (EQ), chi phí lãi vay (IN), chi phí hoạt động (OE) và chi phí dự phòng rủi ro của ngân hàng (RiE). Biến đầu ra được sử dụng là thu nhập trước thuế (EB).


Việc lựa chọn các biến đầu vào và đầu ra trong mô hình SFA là tương đối phức tạp và gây nhiều tranh cãi. Có rất nhiều quan điểm khác nhau về cách thức lựa chọn, tuy nhiên theo quan điểm của người viết thì không có cách tiếp cận nào là hoàn hảo, có thể phản ánh được tất cả các hoạt động của ngân hàng. Bài viết này lựa chọn các biến đầu vào được lựa chọn là các chi phí chủ yếu của ngân hàng, có liên quan chặt chẽ đối với hiệu quả hoạt động của ngân hàng. Đồng thời mô hình chỉ đưa vào bốn đầu vào tương đối độc lập với nhau trên để tránh hiện tượng đa cộng tuyến giữa các biến làm sai lệch kết quả.

Điểm mới của mô hình là để thể hiện việc tiến bộ và đổi mới làm cho trình độ kĩ thuật thay đổi theo thời gian, mô hình đưa vào biến thời gian t như một đầu vào sản xuất. Cần phân biệt ý nghĩa của hệ số ứng với đầu vào này và hệ số

ứng với thành phần thời gian trong biến . ứng với thành phần xác định của mô hình, thể hiện việc tiến bộ công nghệ làm khả năng sản xuất của các hãng thay đổi theo thời gian; còn ứng với thành phần ngẫu nhiên của mô hình, thể hiện tính phi

hiệu quả trong sản xuất cũng thay đổi theo thời gian.

it

it

it

it

2

3

4

Dạng hàm sản xuất được chọn là hàm Cobb Douglas, cụ thể hàm được sử dụng để ước lượng là:

it

lnEQ

 0  1

ln(EQ)

 ln(IN)

 ln(OE)

 ln(RiE)

 5 t  vit uit


Mô hình sử dụng dữ liệu mảng (panel data) nên nghiên cứu có thể vừa rút ra được kết luận về tình hình hoạt động của các ngân hàng trong cùng một thời điểm, vừa có thể nhận định được về xu thế phát triển của khu vực ngân hàng thương mại giữa các năm khác nhau. Một đặc điểm nữa của mô hình đó là bộ số liệu được sử dụng không có đầy đủ các biến số cho tất cả các ngân hàng trong từng năm, điều này thể hiện khả năng của mô hình SFA là có thể cho ra kết quả ngay cả trong trường hợp dữ liệu mảng là không cân xứng (unbalanced).


Bảng 3.7 : Thống kê tóm tắt các biến sử dụng trong mô hình SFA

Đơn vị: triệu đồng


Tên biến

IN

EQ

EB

RiE

OE

2008

Trung bình

2761047

3870392

568858,2

261833,6

585134,6

Độ lệch chuẩn

661478,6

729585,7

137665,9

109537,6

174356,5

Trung vị

1671043

2199046

198723

35338

246401

Giá trị nhỏ nhất

80094

577616

6235

1330

29452

Giá trị lớn nhất

15895605

13790042

2560580

2553515

4957685

Số quan sát

31

31

31

31

31

2009

Trung bình

2409202

4738562

905538.7

207774.5

784206.6

Độ lệch chuẩn

542885,2

865181,2

211664,5

68552,47

195505,6

Trung vị

1300431

2547985

382632

82122

339896

Giá trị nhỏ nhất

138921

1038949

28117

455

46668

Giá trị lớn nhất

14235364

17639330

5004374

2012282

4536214

Số quan sát

31

31

31

31

31

2010

Trung bình

4393015

6630237

1272038

312699.3

1141440

Độ lệch chuẩn

931681,8

1045967

267858,2

107671,2

300236,6

Trung vị

2520683

4087344

661413

126283

446990

Giá trị nhỏ nhất

334320

2022339

67373

3114

73997

Giá trị lớn nhất

20590477

24219730

5568850

3024227

7197137

Số quan sát

31

31

31

31

31

2011

Trung bình

8002242

8004022

1552998

605897,1

1585694

Độ lệch chuẩn

1561242

1321671

360545

227049,8

372950,7

Trung vị

4939280

4644051

565976

148729

657284

Giá trị nhỏ nhất

525917

2590976

114012

10519

208355

Giá trị lớn nhất

35727190

28638696

8392021

4904251

9077909

Số quan sát

31

31

31

31

31

2012

Trung bình

7864398

9982600

1332970

818180.9

2031277

Độ lệch chuẩn

1509979

1932510

379027,5

235059,4

425202,5

Trung vị

5342662

5748969

479850.5

349325

1234836

Giá trị nhỏ nhất

454888

3184140

3474

-564710

284577

Giá trị lớn nhất

32240738

41553063

8167900

4357954

9435673

Số quan sát

26

26

26

26

26

2013

Trung bình

3089171,64

4335192,4

654090,8

315452,9

676964,1

Độ lệch chuẩn

4008143,88

4368287,63

829094,1

670185,9

1061713,1

Trung vị

1671043

2266655

221254

35338

264281

Giá trị nhỏ nhất

118993

577616

6235

1330

29452

Giá trị lớn nhất

15895605

13790042

2560580

2553515

4957685

Số quan sát

25

25

25

25

25

Nguồn: Tác giả tự tính toán từ báo cáo thường niên của các NHTM Việt Nam

Xem tất cả 180 trang.

Ngày đăng: 23/11/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí