Giá Cả Hàng Hóa – Biểu Hiện Bằng Tiền Của Giá Trị Hàng Hóa

hàng hóa. Mặt khác, giá trị hàng hóa không phải là bất biến, mà thay đổi theo từng thời kỳ sản xuất, từng địa điểm sản xuất. Khi nào, sức sản xuất tăng lên thì giá trị hàng hóa sẽ giảm xuống.

Giá trị hàng hóa biểu thị mối quan hệ giữa những người sản xuất hàng hóa. Vì, trao đổi hàng hóa không chỉ thuần túy là sự trao đổi những yếu tố vật chất có thuộc tính khác nhau, mà ẩn bên trong là sự trao đổi hao phí lao động của người sản xuất. Mối quan hệ thị trường này chặt chẽ hay lỏng lẻo tùy thuộc vào trình độ phân công lao động xã hội.

Nguồn gốc và thước đo giá trị hàng hóa

Lao động trừu tượng của người sản xuất hàng hóa đã kết tinh trong hàng hóa là nguồn gốc duy nhất của giá trị hàng hóa. Lao động trừu tượng là sự hao phí sức lao động của con người nói chung, không kể hình thức biểu hiện cụ thể như thế nào [8, tr.310]. Lao động trừu tượng có tính lịch sử, gắn với sự tồn tại và phát triển của sản xuất hàng hóa. Lao động trừu tượng còn mang tính xã hội vì sự hao phí sức lao động là để phục vụ xã hội, hơn nữa, mức hao phí lao động trừu tượng phải do xã hội đánh giá và công nhận. Giá trị hàng hóa bao gồm lao động trừu tượng quá khứ (kết tinh trong tư liệu sản xuất và được chuyển sang giá trị sản phẩm mới theo mức độ tiêu dùng) và lao động trừu tượng sống (kết tinh trực tiếp trong quá trình sản xuất).

Lượng giá trị của hàng hóa do thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất ra một giá trị sử dụng quyết định [6, tr.68]. “Thời gian lao động xã hội cần thiết là thời gian lao động đòi hỏi để sản xuất ra một giá trị sử dụng nào đó, trong những điều kiện sản xuất bình thường của xã hội, với một trình độ thành thạo trung bình và một cường độ lao động trung bình trong xã hội đó” [6, tr.67]. Tuy nhiên, sức sản xuất phát triển không ngừng làm cho việc sản xuất hàng hóa ngày càng thuận lợi hơn, dẫn đến thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất ra hàng hóa ngày càng được rút ngắn. Vì thế, giá trị hàng hóa cũng có xu hướng giảm dần.

Trên đây là giả định xét quá trình sản xuất trực tiếp, khi xét quá trình tái sản xuất thì giá trị của mọi hàng hóa – và do đó giá trị của những hàng hóa cấu thành tư bản cũng vậy – không phải do thời gian lao động xã hội cần thiết chứa đựng trong bản thân hàng hóa đó quyết định, mà là do thời gian lao động xã hội cần thiết để tái sản xuất ra hàng hóa đó quyết định [5, tr.213]. Khi điều kiện sản xuất của xã hội đã thay đổi, việc tái sản xuất hàng hóa trở nên thuận lợi hơn (hoặc khó khăn hơn) thì thời gian lao động xã hội để tái sản xuất ra hàng hóa sẽ ngắn hơn (hoặc dài thêm). Ví dụ, trong năm thứ nhất, xã hội mất trung bình 10h để sản xuất một máy vi tính. Trong năm thứ hai, xã hội mất trung bình 8h để tái sản xuất một máy vi tính tương tự, thậm chí tốt hơn, thì mỗi máy tính đã sản xuất năm thứ nhất, dù còn mới nguyên cũng chỉ được thừa nhận giá trị là 8h, nghĩa là bị hao mòn vô hình tương đương 2h/sản phẩm. Thông thường thời gian lao động xã hội cần thiết gần sát với thời gian lao động cá biệt của người sản xuất hàng hóa nào cung cấp đại bộ phận hàng hóa đó trên thị trường. Vì trình độ sản xuất của những người này sẽ đại diện cho sức sản xuất trung bình của xã hội, điều kiện sản xuất của họ cũng có thể coi là những điều kiện sản xuất trung bình của xã hội.

Những nhân tố ảnh hưởng đến giá trị một đơn vị hàng hóa

Một là, giá trị hàng hóa tỷ lệ nghịch với sức sản xuất của lao động. Nói chung, sức sản xuất của lao động càng lớn thì thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất ra một hàng hóa sẽ càng ít, lượng lao động kết tinh trong hàng hóa đó sẽ càng nhỏ, giá trị của hàng hóa, do vậy, càng ít. Sức sản xuất của lao động lại do các yếu tố sau quyết định: trình độ khéo léo trung bình của công nhân, mức độ phát triển của khoa học và trình độ ứng dụng khoa học vào quy trình công nghệ, sự kết hợp xã hội của quá trình sản xuất, quy mô và hiệu suất của tư liệu sản xuất, và các điều kiện tự nhiên [6, tr.69].

Hai là, trình độ phức tạp của lao động. Lao động phức tạp là lao động thành thạo của người lao động đã qua đào tạo và rèn luyện [8, tr.304]. Nhờ

lao động phức tạp, người lao động vận dụng tri thức, kỹ năng để tiết kiệm sức lao động trong quá trình sản xuất hàng hóa. Do vậy, hao phí lao động kết tinh trong hàng hóa ít hơn so với khi sử dụng lao động giản đơn, hay lao động không cần qua huấn luyện chuyên môn.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 143 trang tài liệu này.

Lao động phức tạp chỉ là lao động giản đơn được nâng lên lũy thừa, hay nói cho đúng hơn, là lao động giản đơn được nhân lên [6, tr.75]. Trong quá trình tạo ra giá trị, lao động phức tạp hơn bao giờ cũng phải được quy thành lao động xã hội trung bình, ví dụ, một ngày lao động phức tạp được quy thành x ngày lao động giản đơn chẳng hạn. Tỷ lệ theo đó lao động phức tạp được quy thành lao động giản đơn được xác định một cách thường xuyên bởi một quá trình xã hội diễn ra ngay sau lưng những người sản xuất. Để việc phân tích giá trị hàng hóa được đơn giản hơn, cần thiết phải giả định rằng, người công nhân (do tư bản thuê mướn) đã thực hiện một thứ lao động giản đơn, lao động xã hội trung bình, tức là mọi hàng hóa đều do lao động như nhau tạo ra [6, tr.296].

1.1.1.3 Giá cả hàng hóa – biểu hiện bằng tiền của giá trị hàng hóa

Lý luận hàng hóa của C.Mác và vấn đề nâng cao sức cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam - 3

Giá cả hàng hóa là biểu hiện bằng tiền của giá trị hàng hóa. Giá cả hàng hóa thường xuyên khác biệt giá trị hàng hóa, sự cân bằng rất hiếm khi xảy ra.

Giá cả hàng hóa chịu ảnh hưởng từ nhiều yếu tố: Một là, và quan trọng nhất là, giá trị hàng hóa là cơ sở để giá cả hàng hóa dao động xung quanh. Hai là, sức mua của đồng tiền ảnh hưởng đến giá cả hàng hóa theo tỷ lệ nghịch. Ba là, quan hệ cung – cầu hàng hóa ảnh hưởng đến sự dao động của giá cả xung quanh giá trị. Bốn là, cạnh tranh trên thị trường hàng hóa ảnh hưởng đến giá cả hàng hóa theo hướng: cạnh tranh gay gắt giữa những người bán làm giá cả hàng hóa giảm xuống, còn cạnh tranh giữa những người mua khi hàng hóa khan hiếm sẽ đẩy giá cả lên cao. Ngoài những yếu tố trên, giá cả hàng hóa còn chịu ảnh hưởng của những điểm đặc thù của từng thị trường hàng hóa.

1.1.2 Sức cạnh tranh của hàng hóa


1.1.2.1 Khái niệm sức cạnh tranh hàng hóa

Theo Đại từ điển Tiếng Việt (Nguyễn Như Ý chủ biên), “cạnh tranh là sự ganh đua giữa những cá nhân, tập thể có chức năng như nhau, nhằm giành phần hơn, phần thắng về mình” [64, tr.258]. Đây là khái niệm cạnh tranh theo nghĩa rộng, cạnh tranh ở tất cả các ngành, lĩnh vực.

Từ góc độ Kinh tế chính trị, “cạnh tranh là sự ganh đua về kinh tế giữa những chủ thể trong nền sản xuất hàng hóa nhằm giành giật những điều kiện thuận lợi trong sản xuất, tiêu thụ hoặc tiêu dùng hàng hóa để từ đó thu được nhiều lợi ích nhất cho mình” [3, tr.85]. Như vậy, mục đích của cạnh tranh là lợi ích tối đa cho chủ thể kinh tế, chủ yếu là lợi ích vật chất: Lợi nhuận.

Theo GS.Tôn Thất Nguyễn Thiêm, cạnh tranh không phải là một động thái nhất định mà là quá trình liên tục, vì vậy, buộc các doanh nghiệp luôn phải tạo ra nhiều hàng hóa đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng [45]. Đồng thời, cạnh tranh không phải là sự diệt trừ đối thủ, mà phải mang lại những giá trị gia tăng cao hơn, hoặc mới lạ hơn để khách hàng lựa chọn mình mà không lựa chọn đối thủ cạnh tranh. Như vậy, cạnh tranh có thể hiểu như cuộc ganh đua giữa những người sản xuất nhằm phục vụ khách hàng tối đa.

Muốn giành thắng lợi, các chủ thể kinh tế phải có sức cạnh tranh tốt. Sức cạnh tranh (năng lực cạnh tranh) là khả năng giành được thị phần lớn hơn trước các đối thủ cạnh tranh trên thị trường, để giành lấy một phần hay toàn bộ thị phần của đồng nghiệp. Sức cạnh tranh có thể được chia thành các cấp độ: sức cạnh tranh quốc gia, sức cạnh tranh của ngành, sức cạnh tranh doanh nghiệp và sức cạnh tranh của hàng hóa. Trong đó, sức cạnh tranh của hàng hóa là cơ sở của sức cạnh tranh của doanh nghiệp, của ngành, của một quốc gia.

Khái niệm “Sức cạnh tranh của hàng hóa” chưa được hiểu một cách thống nhất. Theo TS Nguyễn Quốc Dũng, sức cạnh tranh của hàng hóa là khả năng tồn tại của hàng hóa trên thị trường cạnh tranh [9, tr.135]. Quan niệm này chỉ nhấn mạnh đến sự “tồn tại” của hàng hóa chứ không chú ý đến khả năng “phát triển”, “chiếm lĩnh” thị trường của hàng hóa đó. Theo Viện Quản lý kinh tế Trung ương (CIEM), sức cạnh tranh của hàng hóa là sự vượt trội của nó (về các chỉ tiêu) so với hàng hóa cùng loại nhưng do đối thủ khác cung cấp trên cùng một thị trường [55]. Trong khi đó, TS Hà Thị Ngọc Oanh cho rằng việc xác định sức cạnh tranh của hàng hóa cần dựa vào mức độ tin cậy của người tiêu dùng đối với hàng hóa về giá cả, đổi mới công nghệ, dịch vụ sau bán hàng… so với hàng hóa cùng loại tại cùng thời điểm. Mặt khác, TS Oanh chỉ ra, sức cạnh tranh của hàng hóa cũng là mức độ chiếm lĩnh thị trường, khả năng gây ấn tượng đối với người sử dụng [32, tr.17]. Từ đó, TS Oanh cho rằng, “sức cạnh tranh của hàng hóa là sức mạnh của hàng hóa đó trên thị trường, có thể thay thế hàng hóa cùng loại do doanh nghiệp khác cung cấp để chiếm lấy vị trí thống lĩnh thị trường tại cùng một thời điểm” [32, tr.22]. Như vậy, một hàng hóa được coi là có sức cạnh tranh khi vượt trội hơn so với hàng hóa cùng loại và đáp ứng yêu cầu của khách hàng về giá cả, chất lượng, số lượng, tính tiện dụng, độc đáo hay kiểu dáng, bao bì, thương hiệu, các dịch vụ chăm sóc khách hàng … Nghiên cứu về sức cạnh tranh của hàng dệt may Việt Nam tại thị trường Mỹ, TS Nguyễn Thị Tú cho rằng “Sức cạnh tranh của hàng hóa là khả năng duy trì và cải thiện vị trí của một hàng hóa của một doanh nghiệp này, của một quốc gia này so với hàng hóa cùng loại của doanh nghiệp khác, một quốc gia khác trên thị trường một cách lâu dài, nhờ tạo ra sự hấp dẫn và thu hút khách hàng” [49, tr.12]. Khái niệm này đã nhấn mạnh sự ganh đua của các hàng hóa trên thị trường, và cách thức ganh đua là tạo ra sự hấp dẫn đối với khách hàng.

Các quan niệm trên về “sức cạnh tranh của hàng hóa” đều có nhân tố hợp lý nhất định. Tuy nhiên, đứng trên giác độ hai thuộc tính của hàng hóa, có thể hiểu: Sức cạnh tranh của hàng hóa là khả năng hàng hóa đáp ứng ngày càng tốt nhu cầu của khách hàng với hao phí lao động thấp hơn so với hàng hóa cùng loại, nhờ đó chiếm lĩnh được thị phần lớn so với hàng hóa cùng loại của các đối thủ khác. Quan niệm này xuất phát từ hai lý do:

Thứ nhất, Nhu cầu của khách hàng rất phức tạp bởi mỗi khách hàng có sở thích, thị hiếu riêng. Với cùng nhu cầu về một giá trị sử dụng nào đó, mỗi khách hàng lại mong muốn khác nhau về mức độ, cách tiêu dùng, phương thức đạt được giá trị sử dụng đó. Ví dụ, cùng có nhu cầu về máy tính xách tay, những nhân viên văn phòng chỉ cần máy có tốc độ xử lý trung bình, những nhân viên kỹ thuật lại cần máy có tốc độ tính toán cực cao. Ngoài ra, khách hàng A muốn trực tiếp đến kiểm tra máy tính trước khi mua, nhưng khách hàng B muốn mua trực tuyến để tiết kiệm thời gian, khách hàng C lại muốn người sản xuất phải hướng dẫn cụ thể cách sử dụng, cách bảo quản máy tính, trong khi khách hàng D cần người sản xuất hỗ trợ ngay mỗi khi máy tính gặp sự cố… Sự đa dạng nhu cầu của khách hàng là tất yếu. Vì thế, cạnh tranh hàng hóa là sự cạnh tranh giữa các hàng hóa trong việc thỏa mãn những nhu cầu đa dạng, phức tạp đó.

Thứ hai, vì hàng hóa phải được thực hiện về mặt giá trị trước khi thực hiện giá trị sử dụng nên giá trị, giá cả hàng hóa càng thấp sẽ càng tạo kích thích sức mua của khách hàng. Do đó, cạnh tranh hàng hóa còn là sự ganh đua hạ thấp giá trị, giá cả hàng hóa so với các đối thủ cạnh tranh.

Như vậy, cạnh tranh hàng hóa bao gồm cạnh tranh về giá trị và cạnh tranh về giá trị sử dụng nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu khách hàng. Hàng hóa được coi là có sức cạnh tranh về giá trị nếu giá trị cá biệt thấp hơn giá trị xã hội. Khi đó, hàng hóa được bán ở mức giá cả thấp hơn giá cả thị trường, nhờ vậy, hàng hóa được nhiều người tiêu dùng chấp nhận hơn. Hàng hóa được coi

là có sức cạnh tranh về giá trị sử dụng nếu hàng hóa ấy đến tay khách hàng bằng con đường thuận tiện nhất, và các công dụng đáp ứng tối đa nhu cầu của khách hàng.

1.1.2.2 Tiêu chí đánh giá sức cạnh tranh của hàng hóa

Do quan niệm khác nhau về “sức cạnh tranh của hàng hóa”, mỗi nhà nghiên cứu đưa ra những tiêu chí khác nhau để đánh giá sức cạnh tranh của hàng hóa.

Keinosuke Ono, tác giả cuốn sách “Quản trị chiến lược các doanh nghiệp sản xuất”, cho rằng, sản phẩm cạnh tranh tốt là sản phẩm hội tụ đủ các yếu tố chất lượng, giá cả, thời gian giao hàng, trong đó, yếu tố cơ bản nhất là chất lượng hàng hóa (đặc tính lý, hóa, độ tin cậy, kiểu dáng), giá cả [33]. Như vậy, chất lượng hàng hóa có thể xem là yếu tố đánh giá sức cạnh tranh của hàng hóa. Chi tiết hơn, TS Vũ Anh Tuấn, đề xuất xác định sức cạnh tranh của hàng hóa dựa vào bốn tiêu chí: Tính cạnh tranh về chất lượng và mức độ đa dạng hóa sản phẩm; Tính cạnh tranh về giá cả; Khả năng thâm nhập thị trường mới; Khả năng khuyến mãi, lôi kéo khách hàng và phương thức kinh doanh ngày càng phong phú hơn [98]. Khi nghiên cứu về sự cạnh tranh của hàng dệt may Việt Nam trên thị trường EU, TS Nguyễn Anh Tuấn đã đưa ra sáu tiêu chí đánh giá: Chất lượng; Mức độ hấp dẫn (những giá trị văn hóa, giá trị tinh thần… mang lại cho người sử dụng); Thương hiệu; Giá cả hàng hóa; Khả năng tăng doanh thu (chỉ có những hàng hóa có sức cạnh tranh lớn mới được tiêu thụ nhiều và do vậy có doanh thu lớn); Tốc độ phát triển thị phần [50, tr.16-22].

Trong nghiên cứu về sức cạnh tranh của trái cây xuất khẩu, TS Hà Thị Ngọc Oanh giới thiệu một số tiêu chí định tính và định lượng thể hiện sức cạnh tranh của trái cây. Về mặt định lượng, có hai tiêu chí: Một là, hệ số chi phí tài nguyên nội địa (Domestic Resource Cost Coefficient – DRC) cho biết

hiệu quả sử dụng các nguồn lực nội địa để tạo ra giá trị xuất khẩu ròng. Tiêu chí DRC giúp xác định loại hàng hóa nào có thể xuất khẩu nhờ việc tính toán chi phí sản xuất ra hàng hóa đó thấp hơn chi phí sản xuất hàng hóa khác (để xuất khẩu) nhưng thu về cùng một lượng ngoại tệ quy đổi. Ví dụ, theo kết quả nghiên cứu của Dự án phát triển Việt Nam – Hà Lan, DRC của một số nông sản: 0,51 (Lúa), 0,16 (Dứa), 0,24 (Chuối), 0,13 (Xoài), 0,07 (Thanh long). DRC của lúa là 0,51 tức là nếu tổng nội lực huy động là 51 đồng sẽ thu hoạch được 100 đồng khi xuất khẩu lúa. Tuy nhiên, chỉ cần bỏ ra 13 đồng yếu tố đầu vào được sản xuất ở trong nước đã thu được 100 đồng nếu trồng Xoài, thậm chí chỉ cần bỏ ra 7 đồng để có được 100 đồng nếu xuất khẩu Thanh Long. Vậy chỉ số DRC cho biết, sản xuất trái cây (đặc biệt là Xoài và Thanh long) có lợi hơn sản xuất lúa trên cùng một đơn vị diện tích. Hai là, Hệ số cạnh tranh (Revealed Comparative Advantage – RCA) thể hiện vị trí đạt được của một sản phẩm quốc gia trên thị trường thế giới, từ đó một quốc gia có thể xem xét việc xuất khẩu hàng hóa có lợi thế so sánh cao và nhập khẩu hàng hóa có lợi thế so sánh kém. Nước có RCA cao chứng tỏ sản phẩm của nước đó có lợi thế so sánh cao hơn sản phẩm cùng loại tại quốc gia có RCA thấp. Ví dụ, trong ngành chế biến, bảo quản rau quả, RCAPhilippine (4,5) > RCAThailand (3,1)

> RCAVietnam (1,5) có nghĩa là Philippine và Thái Lan có lợi thế hơn Việt Nam

trong ngành sản xuất này [76, tr.33-35].

Về mặt định tính, hàng hóa có lợi thế so sánh tĩnh (Static Advantage) và lợi thế so sánh động (Dynamic Advantage). Lợi thế so sánh tĩnh là lợi thế hiện tại, có được mà không cần đầu tư lớn về vốn và tri thức. Những lợi thế này thường không bền vững, tồn tại trong ngắn hạn hoặc trung hạn. Ví dụ, sản xuất nông nghiệp chủ yếu dựa vào điều kiện tự nhiên, nếu không được đầu tư thâm canh tăng năng suất thì những lợi thế trên sẽ dần suy thoái do việc canh tác quá nhiều. Lợi thế so sánh tĩnh tác động đến hệ số DRC. Lợi thế so sánh động là lợi thế có được nhờ đầu tư lớn về vốn và tri thức mới (đầu tư vào lao

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 24/07/2022