Biểu Hiện Mới Của Giá Trị Hàng Hóa Trong Nền Kinh Tế Hiện Đại

sản đã được nhận Giấy chứng nhận GlobalGAP [105]). Bên cạnh đó, một số nền nông nghiệp phát triển cũng ban hành quy trình GAP riêng như: ASEANGAP (Khu vực Đông Nam Á), FRESHCARE (Australia), ChinaGAP (Trung Quốc), SALM (Malaysia), USDA GAP (Mỹ)… Tại Việt Nam, Quy trình thực hành nông nghiệp tốt cho sản xuất rau, hoa, quả (VietGAP) đã được ban hành tháng 1/2008 và bắt đầu được nông dân Việt Nam ứng dụng nhằm tạo ra nông sản Việt Nam đạt tiêu chuẩn để tiêu thụ trên thị trường trong nước tốt hơn và xuất khẩu nhiều hơn sang các thị trường lớn như thị trường Mỹ, EU, Nhật Bản…[93].

Quy trình sản xuất được tiêu chuẩn hóa, xuất hiện ngày càng nhiều ở các lĩnh vực sản xuất khác nhau, như quy trình sản xuất ISO cho từng loại hàng hóa, quy trình GAP để sản xuất nông sản, quy trình sản xuất tốt (Good manufacturing practice), quy trình sản xuất tự động tốt (Good Automated Manufacturing Practice)… Những hàng hóa không được sản xuất theo các quy trình trên thì không thể đạt các tiêu chuẩn, và do vậy, khó trao đổi, không có cơ hội cạnh tranh với hàng hóa của các nhà sản xuất khác, tức là sức cạnh tranh hàng hóa kém.

Thứ tư, giá trị sử dụng của ngành dịch vụ mở rộng và phát triển

Trên quy mô xã hội, cơ cấu giá trị sử dụng đã thay đổi theo hướng: giá trị sử dụng của dịch vụ tăng nhanh tương đối so với giá trị sử dụng của hàng hóa công nghiệp và nông nghiệp. Xu hướng này thể hiện rất rò qua sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở hầu khắp các nước trên thế giới. Tại các nước phát triển, dịch vụ là ngành thống trị với tỷ trọng trong GDP quốc gia rất lớn, ví dụ, tháng 1/2008, dịch vụ chiếm 78,6% GDP Mỹ, 73,1% GDP Nhật Bản, 77,2% GDP Pháp… [118].

Biểu đồ 1.2:Cơ cấu kinh tế Mỹ giai đoạn 1998 - 2009


1.20% 21.90%

76.90%

0.90% 20.40%

78.60%

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 143 trang tài liệu này.

2% 18%

80%

Lý luận hàng hóa của C.Mác và vấn đề nâng cao sức cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam - 5

2%

23%

75%

2009


2004


2001


1998


0% 20% 40% 60% 80% 100%

Nông nghiệp Công nghiệp

Dịch vụ

Nguồn: Tổng hợp từ CIA - The World Factbook, www.cia.gov/library/publications/the-world-factbook/index.html

Biểu đồ trên cho thấy, ngành dịch vụ luôn chiếm tỷ trọng lớn trong nền kinh tế Mỹ, khoảng từ 75% đến 80% GDP. Trong danh sách các tập đoàn lớn nhất Mỹ, những tập đoàn cung ứng dịch vụ chiếm ưu thế hơn hẳn những tập đoàn sản xuất công nghiệp, nông nghiệp. Điều này khẳng định xu hướng mở rộng của các ngành dịch vụ khi cạnh tranh hàng hóa được tự do và phát triển.

Tại các nước đang phát triển, xu hướng dịch chuyển cơ cấu giá trị sử dụng xã hội – biểu hiện ra ngoài là cơ cấu ngành kinh tế - còn diễn ra với tốc độ mạnh mẽ hơn. Năm 1990, cơ cấu kinh tế của Trung Quốc gồm 27,1% Nông nghiệp, 41,6% công nghiệp, 31,3% dịch vụ [70, tr.64]. Năm 2008, tỷ trọng ngành dịch vụ tăng lên 39,1%, công nghiệp tăng lên 49,2% trong khi nông nghiệp giảm còn 11,7% [68]. Xu hướng tăng lên tất yếu của lĩnh vực cung cấp dịch vụ phản ánh nhu cầu xã hội về dịch vụ ngày càng tăng.

Sự mở rộng của dịch vụ còn thể hiện trong xu hướng gắn kèm các dịch vụ (dịch vụ bán hàng, dịch vụ tư vấn sử dụng, bảo hành, dịch vụ chứng nhận chất lượng…) với những sản phẩm hữu hình. Do vậy, các dịch vụ ngày càng trở nên quan trọng trong quá trình biến sản phẩm thành hàng hóa. Như thế, người sản xuất không chỉ bán sản phẩm mà còn bán các dịch vụ gắn kèm theo sản phẩm ấy. Do đó, có khi sản phẩm có giá trị cao và giá trị sử dụng kém hơn lại được bán chạy hơn những sản phẩm có giá trị thấp và giá trị sử dụng tốt hơn do các dịch vụ gắn kèm với sản phẩm thứ nhất hơn hẳn so với dịch vụ gắn kèm của sản phẩm thứ hai.

Trong những dịch vụ gắn kèm sản phẩm, dịch vụ trước-trong-sau bán hàng ngày càng được chú trọng hơn. Dịch vụ trước bán hàng (như đóng gói sản phẩm, chứng nhận chất lượng, chứng nhận sự an toàn và thân thiện môi trường, quảng cáo…) sẽ tạo sự hấp dẫn đối với người tiêu dùng. Dịch vụ trong khi bán hàng (như thanh toán, vận chuyển, tư vấn…) sẽ tạo ra sự thoải mái cho khách hàng và giúp họ chọn lựa hàng hóa phù hợp với nhu cầu cá biệt. Dịch vụ sau bán hàng (như bảo hành, hướng dẫn sử dụng, chăm sóc khách hàng…) không chỉ giúp khách hàng khai thác tối ưu những giá trị sử dụng sẵn có mà còn tạo sự tin tưởng của khách hàng, giúp người sản xuất có thể bán được nhiều hàng hóa khác trong tương lai, qua đó, hướng đến cạnh tranh hàng hóa bền vững.

Thứ năm, xu hướng tích hợp giá trị sử dụng trong một sản phẩm, đặc biệt đối với hàng hóa công nghệ cao.

Xu hướng kết hợp nhiều giá trị sử dụng trong một hàng hóa, một mặt, do sự phát triển khoa học công nghệ cho phép thực hiện; mặt khác, do khách hàng có nhu cầu nâng cao năng suất lao động cá nhân bằng những sản phẩm “tất cả trong một” (all in one).

Biểu hiện cho xu hướng này là sự xuất hiện ngày càng nhiều hàng hóa đa năng. Trong nông nghiệp, quá trình thu hoạch lúa được rút ngắn đáng kể nhờ

máy gặt đập liên hợp thực hiện các thao tác gặt lúa, tuốt lúa, đóng bao lúa. Trong lĩnh vực công nghệ, hàng hóa đa phương tiện (Multimedia) ngày càng phổ biến, tiêu biểu là sự phát triển của điện thoại di động. Năm 1973, chiếc điện thoại di động đầu tiên trên thế giới xuất hiện chỉ với những tính năng sơ sài: nghe, gọi và quay số. Khoa học công nghệ phát triển nhanh đã cho phép gắn thêm nhiều loại giá trị sử dụng mới: nhắn tin, nghe nhạc, chụp ảnh, bắt sóng radio, bắt sóng truyền hình, kết nối internet… Nhờ vậy, chỉ sau khoảng hơn 30 năm xuất hiện, điện thoại di động đã trở thành tổ hợp của nhiều giá trị sử dụng. Sự phát triển của điện thoại di động phản ánh xu thế chung của việc tích hợp giá trị sử dụng trong hàng hóa. Những hàng hóa đa năng này sẽ đáp ứng nhiều nhu cầu của những khách hàng có lối sống nhanh, ưa sự tiện lợi.

Thứ sáu, thương hiệu trở thành biểu tượng của giá trị sử dụng của hàng hóa

Dù giá trị sử dụng chỉ biểu hiện đầy đủ thông qua tiêu dùng nhưng khách hàng vẫn hiểu được những giá trị sử dụng căn bản thông qua biểu hiện bên ngoài của nó: Thương hiệu. Chẳng hạn, khi thấy thương hiệu Mercedes-Benz trên chiếc xe ôtô, người tiêu dùng sẽ hiểu rằng hàng hóa đó có giá trị sử dụng rất tốt dù họ chưa sử dụng. Thương hiệu Mercedes-Benz chính là biểu tượng (không nằm trong hàng hóa mà nằm trong nhận thức của khách hàng) cho giá trị sử dụng thật của các sản phẩm của hãng sản xuất ôtô Mercedes-Benz. Do đó, quá trình xây dựng thương hiệu hàng hóa chính là xây dựng nhận thức của khách hàng về giá trị sử dụng của hàng hóa.

Về khái niệm, Thương hiệu – Brand – là tập hợp các dấu hiệu để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của cơ sở sản xuất kinh doanh (gọi chung là doanh nghiệp) này với hàng hóa, dịch vụ cùng loại của doanh nghiệp khác; là hình tượng về một loại, một nhóm hàng hóa, dịch vụ hoặc về doanh nghiệp trong tâm trí khách hàng [46]. Như vậy, thương hiệu bao gồm không chỉ logo, chữ

cái, con số, hình vẽ, hình tượng, sự thể hiện của màu sắc, âm thanh… mà còn bao gồm nhiều yếu tố vô hình khác nằm trong tâm trí khách hàng [31, tr9].

Vai trò quan trọng của thương hiệu trong cạnh tranh hàng hóa được thể hiện trên các phương diện: Một là, thương hiệu giống như một lăng kính giúp tạo ra nhận thức tốt về giá trị sử dụng của hàng hóa, trên cơ sở đó, người tiêu dùng dễ dàng lựa chọn hàng hóa có thương hiệu nổi tiếng trong số các hàng hóa cùng chức năng.




THƯƠNG HIỆU

Nhận thức của khách hàng về sản phẩm

Đặc tính của sản phẩm – dịch vụ

Thông thường, nhờ những kinh nghiệm sử dụng sản phẩm trước đó mà khách hàng sẽ có thái độ thiện cảm với thương hiệu của sản phẩm đó và các sản phẩm khác của cùng một hãng. Ví dụ, nếu đã đánh giá cao ti vi của Samsung thì người tiêu dùng cũng dễ dàng hơn trong việc chọn mua máy ảnh Samsung giữa máy ảnh của nhiều hãng khác: Canon, Nikon, Olympus, LG… Thương hiệu đã tác động đến cách đánh giá, lựa chọn sản phẩm vì nhiều khi vấn đề không phải là sản phẩm nào thực sự tốt nhất, mà là khách hàng nghĩsản phẩm nào là tốt nhất [53, tr.24]. Như vậy, đối với người tiêu dùng, thương hiệu như là một lời giới thiệu chân thực, một thông điệp và là dấu hiệu quan trọng để người tiêu dùng căn cứ vào đó đưa ra quyết định cuối cùng khi mua sản phẩm [31, tr.10]. Hai là, thương hiệu góp phần tạo ra phong cách cá nhân cho người tiêu dùng (cảm giác sang trọng, lịch sự, quý phái, được ngưỡng mộ tôn vinh…), phong cách sống, làm việc riêng. Thương hiệu còn tạo cho người tiêu dùng tâm lý yên tâm về chất lượng hàng hóa, từ đó, nhanh chóng đưa ra quyết định mua hàng. Tức là, thương hiệu tạo cho hàng hóa có sức hấp dẫn với người tiêu dùng.

1.2.2 Biểu hiện mới của giá trị hàng hóa trong nền kinh tế hiện đại

Thứ nhất, giá trị hàng hóa ngày càng giảm nhờ sự phát triển của khoa học công nghệ

Sự phát triển khoa học công nghệ làm tăng sức sản xuất của lao động, nhờ thế, số lượng và chất lượng giá trị sử dụng tăng lên trong khi lượng lao động kết tinh trong từng đơn vị hàng hóa giảm xuống, hay giá trị hàng hóa giảm dần.

Khi hệ thống tư liệu sản xuất được hiện đại hóa thì những thao tác khéo léo của người lao động sẽ dần được thay thế bằng hoạt động lặp đi lặp lại của hệ thống máy móc. Nhờ đó, người lao động có thể đứng bên cạnh quá trình sản xuất chứ không phải trực tiếp tạo ra sản phẩm như trước kia. Do vậy, hao phí lao động trong quá trình sản xuất nói chung sẽ giảm đi nhanh chóng, giá trị hàng hóa kết tinh, vì thế, cũng giảm xuống đáng kể cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ.

Tuy người lao động hao phí ít lao động hơn, sản xuất trong thời gian ngắn hơn nhưng giá trị sử dụng vẫn được đảm bảo như trước, thậm chí tốt hơn trước. Vì máy móc đã bắt chước ngày càng hoàn hảo lao động cụ thể, nhờ đó tạo ra giá trị sử dụng tốt, ổn định trong khi lao động trừu tượng giảm xuống tương ứng.

Thứ hai, trong quá trình tạo ra giá trị, lao động phức tạp được sử dụng ngày càng nhiều trong khi lao động giản đơn được thay thế bằng hoạt động của máy móc.

Sự tham gia của lao động giản đơn vào quá trình sản xuất ngày càng giảm xuống do bị máy móc thay thế [67, tr.347]. Dưới ảnh hưởng của cách mạng khoa học công nghệ, công cụ lao động (chủ yếu là hệ thống máy móc) có thể mô phỏng những động tác lao động của con người, làm cho lao động của con người dần dần được thay thế bằng sự hoạt động của hệ thống máy móc. Ví dụ, để vận chuyển hàng hóa từ vị trí này đến vị trí kia, lao động bốc

vác được thay bằng hoạt động của hệ thống băng tải. Tương tự, giai đoạn đóng gói sản phẩm cũng do máy tự động đảm nhiệm, chỉ cần một số công nhân đứng bên cạnh giám sát. Như vậy là, sự thay thế lao động giản đơn phụ thuộc vào khả năng mô phỏng lao động ấy của máy móc. Sự thay thế này mang lại cho người sản xuất nhiều lợi ích: giá trị cá biệt của từng hàng hóa giảm xuống; tiết kiệm được tiền công trả cho lao động; rút ngắn được thời gian sản xuất; đảm bảo tính đồng nhất về chất lượng; có thể sản xuất hàng loạt với khối lượng lớn mà giá trị sử dụng vẫn đảm bảo…

Mặt khác, sự phát triển của hệ thống giáo dục đào tạo đã tạo ra lực lượng lao động có kỹ năng, kiến thức vượt trội so với trước, nhờ đó, số lượng lao động phức tạp trong xã hội và tính phức tạp của lao động ấy tăng lên. Số lượng lao động phức tạp đứng bên cạnh để giám sát và điều tiết quá trình sản xuất tăng lên.

Thứ ba, trong sự kết tinh giá trị hàng hóa, lao động sống giảm xuống, lao động quá khứ tăng lên.

Khi áp dụng máy móc hiện đại và thành tựu khoa học công nghệ vào sản xuất thì trong cùng khoảng thời gian, lao động sống có thể vận dụng nhiều hơn lao động vật hóa (trong tư liệu sản xuất) so với trước kia. Do đó, để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm, lao động sống giảm xuống, trong khi lao động quá khứ tham gia sản xuất tăng lên. Như vậy, cơ cấu giá trị trong hàng hóa thay đổi theo hướng: bộ phận giá trị kết tinh từ lao động sống giảm xuống, bộ phận giá trị do lao động quá khứ kết tinh tăng lên.

C.Mác đã phân tích sự thay đổi cơ cấu lao động sống – lao động quá khứ trong khi phân tích sự tăng lên của cấu tạo hữu cơ của tư bản ở thế kỷ XIX. Theo đó, trong tổng tư bản ứng trước, phần tư bản thuê sức lao động sẽ chiếm tỷ trọng ngày càng nhỏ so với tư bản mua tư liệu lao động. Cuối thế kỷ XX, đầu thế kỷ XXI, xu hướng này ngày càng rò hơn nhờ sự phát triển của các phương thức truyền tin, mạng internet, hệ thống máy vi tính… cho phép

người lao động có thể điều khiển tư liệu lao động trên quy mô lớn trong khi vẫn đảm bảo tính chính xác, tính chi tiết cho sự điều khiển ấy.

Thứ tư, xu hướng toàn cầu hóa kinh tế đã chuyển hóa giá trị thành giá trị xã hội quốc tế của hàng hóa

Khi hàng hóa được trao đổi trên thị trường thế giới, giá trị hàng hóa là giá trị xã hội quốc tế, thời gian lao động xã hội cần thiết sẽ không phải do thị trường nội địa quyết định mà do cả thị trường thế giới quy định. Quá trình toàn cầu hóa kinh tế mạnh mẽ bao nhiêu thì giá trị hàng hóa càng có tính chất quốc tế bấy nhiêu, vì, các nguồn lực quan trọng nhất của sản xuất là sức lao động và tư liệu sản xuất sẽ được khai thác trên toàn cầu.

Giá trị xã hội quốc tế biểu hiện ra ngoài thành giá cả thị trường thế giới. Vì thị trường thế giới rộng lớn và nhiều biến động nên giá cả thị trường thế giới cũng biến động nhiều, đặc biệt là những hàng hóa quan trọng với thế giới như dầu mỏ, vàng, sắt, thép, gạo… Mặc dù giá trị xã hội quốc tế là yếu tố chính điều tiết giá cả trên thị trường quốc tế, nhưng các yếu tố kinh tế, chính trị, xã hội khác cũng ảnh hưởng rất mạnh đến mức giá cả này: Tình hình phát triển kinh tế của các nước phát triển nhất, tình hình chính trị - xã hội của các khu vực nhiều tài nguyên thiên nhiên, tình hình dịch bệnh, thiên tai trên toàn cầu, quan hệ giữa các quốc gia, chính sách kinh tế đối ngoại của các quốc gia…, giữ vai trò quan trọng đảm bảo giá cả trên thị trường thế giới biến động xoay quanh giá trị xã hội quốc tế.

Những người sản xuất tiên tiến trên thị trường thế giới thường bán hàng hóa tại mức giá thấp hơn giá hàng hóa của đối thủ cạnh tranh, nhưng vẫn bán cao hơn giá trị cá biệt của hàng hóa của họ [5, tr.361]. Những người sản xuất khác bị thúc đẩy phải giảm giá trị cá biệt của hàng hóa xuống thấp hơn hoặc bằng giá trị xã hội quốc tế thì hàng hóa mới có thể được tiêu thụ trên quy mô thị trường lớn và với khối lượng lớn.

Xem tất cả 143 trang.

Ngày đăng: 24/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí