Lý luận hàng hóa của C.Mác và vấn đề nâng cao sức cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam - 2

nâng cao sức cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam” được chọn làm đề tài nghiên cứu của luận văn thạc sỹ này.

2. Tình hình nghiên cứu

Tại Việt Nam, việc nghiên cứu sức cạnh tranh nói chung được thực hiện theo các hướng cơ bản:

Một là, nghiên cứu năng lực cạnh tranh quốc gia dựa vào lý thuyết về Năng lực cạnh tranh quốc gia của Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF), bao gồm 12 trụ cột là: Thể chế (Institutions), Kết cấu hạ tầng (Infrastruture), Sự ổn định kinh tế vĩ mô (Macroeconomic stability), Nền giáo dục và y tế (Health and primary education), Giáo dục và đào tạo bậc cao (Higher education and training), Hiệu quả của thị trường hàng hóa (Goods market efficiency), Hiệu quả của thị trường lao động (Labor market efficiency), Sự phát triển của thị trường tài chính (Financial market sophistication), Mức độ sẵn sàng công nghệ (Technological readiness), Quy mô thị trường (Market size), Sự phát triển của các hoạt động kinh doanh (Business sophistication), Sự đổi mới (Innovation) [69]. Một số công trình nghiên cứu nổi bật tại Việt Nam như: Viện nghiên cứu và quản lý Trung Ương nghiên cứu về năng lực cạnh tranh quốc gia của Việt Nam trong cuốn “Nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia” [1]; PGS.TS Trần Văn Tùng nghiên cứu cạnh tranh kinh tế nói chung trong cuốn “Cạnh tranh kinh tế” [52]; Bùi Văn Thành với luận án tiến sỹ kinh tế “Nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế” [43], Nguyễn Phúc Hiền với luận án tiến sỹ kinh tế “National competitiveness of Vietnam: determinations, emergerging key issues and recommendations” [66]. Những công trình trên đã hệ thống hoá lý luận và kinh nghiệm quốc tế về cạnh tranh quốc gia trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, phân tích thực trạng năng lực cạnh tranh quốc gia của Việt Nam, từ đó đề xuất những quan điểm và giải pháp cơ bản tiếp tục nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia của nền kinh tế Việt Nam.

Hai là, nghiên cứu năng lực cạnh tranh doanh nghiệp theo các yếu tố ảnh hưởng đến doanh nghiệp. Một số nghiên cứu nổi bật tại Việt Nam: Trong cuốn “Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trong điều kiện toàn cầu hóa” [41], tác giả Trần Sửu nghiên cứu các yếu tố bên trong và bên ngoài ảnh hưởng đến sức cạnh tranh của doanh nghiệp, từ đó phân tích thực trạng, trình bày giải pháp nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam. TS Nguyễn Vĩnh Thanh phân tích, đánh giá thực trạng sức cạnh tranh của các doanh nghiệp thương mại Việt Nam, đồng thời đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao sức cạnh tranh trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế trong cuốn “Nâng cao sức cạnh tranh của các doanh nghiệp thương mại Việt nam trong hội nhập kinh tế quốc tế” [44]. Phạm Quang Trung và đồng nghiệp đã trình bày lý thuyết về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trong điều kiện hội nhập quốc tế, phân tích thực trạng và nêu giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn Hà Nội sau khi Việt Nam gia nhập WTO trong tác phẩm “Tăng cường năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ” [48]. Chủ đề này cũng được nghiên cứu trong luận án tiến sỹ “Sử dụng công cụ giá cả để cạnh tranh trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế của các doanh nghiệp xi măng ở Việt Nam” của Vũ Minh Đức năm 2007 [23], luận án tiến sỹ kinh tế “Nâng cao năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại cổ phần ở thành phồ Hồ Chí Minh trong xu thế hội nhập” của Đoàn Đỉnh Lam năm 2007 [28], luận án tiến sỹ “Giải pháp tài chính nâng cao năng lực cạnh tranh của Tổng công ty Giấy Việt Nam trong điều kiện hội nhập quốc tế” của Vũ Duy Vĩnh năm 2009 [60]….

Ba là, về sức cạnh tranh của hàng hóa, số lượng công trình nghiên cứu chưa nhiều, tập trung vào một số hàng hóa cụ thể. Tác giả Nguyễn Thị Cành nghiên cứu “Chi phí đầu vào và khả năng cạnh tranh của một số sản phẩm ngành công nghiệp thực phẩm trên địa bàn Tp.HCM” [7]. Hội thảo chủ đề “Nâng cao sức cạnh tranh của hàng hóa, dịch vụ và doanh nghiệp Việt Nam”

do Báo Nhân Dân và Bộ Công nghiệp, Bộ Thương mại, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam năm 2003 tổ chức, bao gồm 28 bài tham luận đánh giá sức cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam nói chung và một số hàng hóa chủ lực của Việt Nam nói riêng. Hội thảo đã đưa ra một số giải pháp để nâng cao sức cạnh tranh của hàng hóa, dịch vụ Việt Nam ở cấp độ nhà nước và doanh nghiệp [79]. Trong luận án Tiến sỹ kinh tế, Hà Thị Ngọc Oanh nghiên cứu “Một số giải pháp nâng cao sức cạnh tranh cho hàng hoá trái cây xuất khẩu của đồng bằng sông Cửu Long trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế” [32]. Tương tự, Vũ Minh Tâm nghiên cứu khả năng cạnh tranh của Gốm mỹ nghệ Việt Nam nhằm đẩy mạnh xuất khẩu [42]…. Rất ít công trình khoa học nghiên cứu sâu và có tính hệ thống về nâng cao sức cạnh tranh của hàng hóa dưới góc độ hai thuộc tính của nó.

Trên thế giới, M. E.Porter nghiên cứu sự cạnh tranh của doanh nghiệp dựa trên hai lợi thế chính là lợi thế về chi phí và lợi thế về sự khác biệt sản phẩm. Từ đó, M. E.Porter đề xuất các chiến lược cạnh tranh tổng quát: chi phí tối ưu, khác biệt hóa, tập trung (hoặc là tập trung vào chi phí tối ưu, hoặc là tập trung vào khác biệt hóa) [36, tr.43-50]. Như vậy, cách tiếp cận của M. E.Porter rất gần với cách tiếp cận của C.Mác về hai thuộc tính của hàng hóa.

Dù thế giới đã trải qua nhiều sự thay đổi nhưng chừng nào Kinh tế hàng hóa còn phát triển thì chừng đó các học thuyết của C.Mác về sản xuất hàng hóa vẫn có tính thời đại, vẫn đúng. Do đó, việc nghiên cứu học thuyết kinh tế của C.Mác vẫn rất cần thiết để ứng dụng vào phát triển kinh tế thị trường và nâng cao sức cạnh tranh của hàng hóa của Việt Nam.

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 143 trang tài liệu này.

Mục đích nghiên cứu của luận văn: Vận dụng lý luận về giá trị sử dụng và giá trị hàng hóa của C.Mác vào việc nâng cao sức cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam trong điều kiện nền kinh tế hiện đại.

Nhiệm vụ của luận văn: Một là, tóm lược lý luận của C.Mác về giá trị sử dụng và giá trị của hàng hóa, trình bày những biểu hiện mới của chúng trong nền kinh tế hiện đại. Hai là, phân tích sự nhận thức và vận dụng lý luận về giá trị sử dụng và giá trị để nâng cao sức cạnh tranh của hàng hóa ở Việt Nam trước và từ khi Đổi Mới. Ba là, đề xuất giải pháp để nâng cao sức cạnh tranh hàng hóa Việt Nam dựa trên cơ sở lý luận giá trị sử dụng và giá trị của hàng hóa.

Lý luận hàng hóa của C.Mác và vấn đề nâng cao sức cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam - 2

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận văn là sự nhận thức và vận dụng lý luận về hai thuộc tính của hàng hóa để nâng cao sức cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam trong nền kinh tế hiện đại.

Phạm vi nghiên cứu

Luận văn dựa trên cơ sở học thuyết về hàng hóa của C.Mác, chủ yếu là về hai thuộc tính của hàng hóa, nhưng gắn với xu thế toàn cầu hóa kinh tế và cách mạng khoa học công nghệ phát triển mạnh mẽ, vận dụng vào khảo sát thực trạng sức cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam theo tiêu thức giá trị sử dụng và giá trị hàng hóa, có tham khảo kinh nghiệm thành công của một số doanh nghiệp.

5. Phương pháp nghiên cứu

Luận văn vận dụng các phương pháp nghiên cứu của khoa học kinh tế chính trị, đặc biệt coi trọng phương pháp trừu tượng hóa khoa học, kết hợp logic với lịch sử, phân tích và tổng hợp.

Luận văn tóm lược lý luận về giá trị sử dụng và giá trị của C.Mác, tiếp thu những kiến giải khoa học của một số công trình nghiên cứu kinh tế khác về giá cả hàng hóa (biểu hiện bên ngoài của giá trị hàng hóa) và về giá trị sử dụng của hàng hóa.

6. Những đóng góp mới của luận văn

Một là, vận dụng lý luận của C.Mác về hai thuộc tính của hàng hóa vào thực tiễn, phát hiện những biểu hiện mới về hai thuộc tính đó trong nền kinh tế hiện đại.

Hai là, khái quát quá trình nhận thức và vận dụng hai thuộc tính trên vào phát triển sản xuất hàng hóa và nâng cao sức cạnh tranh của hàng hóa ở Việt Nam trước và từ khi Đổi mới, nhấn mạnh những mặt hạn chế.

Ba là, đề xuất một số giải pháp nâng cao sức cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam dựa trên việc xử lý tốt các vấn đề về giá trị sử dụng và giá trị của hàng hóa.

7. Bố cục của luận văn

Bố cục luận văn gồm 3 chương:

Chương 1: Lý luận về hàng hóa và sức cạnh tranh của hàng hóa.

Chương 2: Nhận thức và vận dụng lý luận về hai thuộc tính của hàng hóa để

nâng cao sức cạnh tranh của hàng hóa ở Việt Nam.

Chương 3: Định hướng và giải pháp để nâng cao sức cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam.

CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN VỀ HÀNG HÓA VÀ SỨC CẠNH TRANH CỦA HÀNG HÓA‌

1.1 Hàng hóa và sức cạnh tranh của hàng hóa


1.1.1 Hàng hóa và hai thuộc tính của hàng hóa

Hàng hóa là sản phẩm của lao động, nhằm thỏa mãn nhu cầu nào đó của con người, được chuyển đến tay người sử dụng bằng con đường trao đổi [3, tr.63; 6, tr.70].

Trước hết, hàng hóa phải là sản phẩm của lao động, còn những vật không phải do lao động tạo ra thì dù có ích cho đời sống con người, cũng không trở thành hàng hóa, như: không khí, đất hoang, đồng cỏ tự nhiên, rừng hoang… [6, tr.70]. Ngược lại, nếu một vật là sản phẩm của lao động nhưng không đáp ứng được nhu cầu của xã hội thì lao động chứa đựng trong vật đó cũng vô dụng, nên vật đó cũng không phải là hàng hóa. Mặt khác, những vật có ích và là sản phẩm lao động vẫn chưa thể là hàng hóa nếu chỉ được dành để thỏa mãn nhu cầu của bản thân người sản xuất ra chúng, hay đến tay những người khác bằng con đường: cho, biếu, tặng…, tức là không bằng cách trao đổi.

Tóm lại, hàng hóa phải là vật phẩm do lao động tạo ra, phục vụ nhu cầu nào đó của con người và được chuyển đến tay người sử dụng bằng con đường trao đổi. Khái niệm trên cũng chỉ ra: Bất kỳ hàng hóa nào đều có hai thuộc tính: giá trị sử dụng và giá trị.

1.1.1.1 Giá trị sử dụng của hàng hóa

Giá trị sử dụng của hàng hóa là công dụng của hàng hóa thỏa mãn nhu cầu nào đó của con người. Tính có ích làm cho vật trở thành một giá trị sử dụng, nhưng tính có ích đó không phải lơ lửng trên không mà do thuộc tính của vật thể hàng hóa quyết định, nó không tồn tại được ở bên ngoài vật thể

hàng hóa này. Vì thế, bản thân vật thể hàng hóa đó, như sắt, lúa mì, kim cương… là một giá trị sử dụng, hay của cải [6, tr.62].

Về nguồn gốc, giá trị sử dụng của hàng hóa được tạo ra bởi lao động cụ thể - loại lao động có ích dưới một hình thức cụ thể của những nghề nghiệp chuyên môn nhất định. Mỗi lao động cụ thể có mục đích riêng, tư liệu lao động, đối tượng lao động, phương pháp lao động, và kết quả lao động riêng [3, tr.66]. Do vậy, những loại lao động cụ thể khác nhau tạo ra những giá trị sử dụng khác nhau, hay, tính đa dạng của lao động cụ thể tạo ra tính đa dạng của giá trị sử dụng. Lao động cụ thể có xu hướng bị chia nhỏ do sự phân công lao động xã hội, do đó, tính đa dạng của giá trị sử dụng cũng phụ thuộc trình độ phân công lao động xã hội.

Giá trị sử dụng được hình thành do sự kết hợp giữa lao động và yếu tố vật chất của tự nhiên. Theo quan điểm của C.Mác, trong sản xuất, con người chỉ có thể hành động như bản thân thiên nhiên đã làm, nghĩa là chỉ có thể thay đổi hình thái của vật chất mà thôi. Hơn thế nữa, ngay trong sự thay đổi hình thái ấy, con người cũng luôn luôn dựa vào sự giúp sức của các lực lượng tự nhiên. Như vậy, lao động không phải là nguồn gốc duy nhất của giá trị sử dụng. Như W.Petty nói, lao động là cha của của cải, còn đất là mẹ của nó [6, tr.73].

Giá trị sử dụng của hàng hóa là giá trị sử dụng xã hội, tức là, công dụng hàng hóa không phải để phục vụ ngay chính người sản xuất hoặc gia đình anh ta, mà để thỏa mãn nhu cầu của người khác. “Tất cả các hàng hóa đều không phải là giá trị sử dụng đối với người chủ của chúng, và đều là giá trị sử dụng đối với những người không phải là chủ của chúng. Do đó, hàng hóa phải luôn luôn chuyển từ tay người này sang tay người khác” [6, tr.134]. Như vậy, tính xã hội của giá trị sử dụng xuất phát từ mục đích của nền sản xuất hàng hóa là: Tạo ra hàng hóa để trao đổi. Trong tay của người sản xuất, hàng hóa lúc nào cũng có xu hướng thoát ra ngoài để chuyển tới phục vụ những người thật sự

cần giá trị sử dụng của nó. Bởi vậy, trước khi tiến hành sản xuất, người sản xuất phải đặt câu hỏi: Sản xuất cho ai? Sản xuất cái gì? Sản xuất như thế nào?...

Giá trị sử dụng của hàng hóa luôn có xu hướng mở rộng. Với bản chất năng động, sáng tạo, con người luôn nỗ lực tìm kiếm những phương thức tối ưu nhất để thỏa mãn nhu cầu ngày càng tăng của mình, nhờ vậy, con người không ngừng phát hiện ra những công dụng mới trong hàng hóa. Đồng thời, con người ngày càng tìm hiểu sâu hơn bản chất, tính chất của nhiều sự vật, hiện tượng, trên cơ sở đó, con người tìm ra và gắn thêm những giá trị sử dụng mới của những hàng hóa đang tồn tại để đáp ứng nhu cầu của mình. Như vậy, sự phát triển khoa học công nghệ nói riêng, sự tiến bộ của sức sản xuất nói chung giúp mở rộng tối đa giá trị sử dụng của hàng hóa.

1.1.1.2 Giá trị của hàng hóa

Giá trị hàng hóa là một khái niệm trừu tượng, muốn hiểu rò khái niệm này thì phải tìm biểu hiện bên ngoài của giá trị, tức là giá trị trao đổi.

Giá trị trao đổi và giá trị của hàng hóa

Giá trị trao đổi là quan hệ về số lượng, là một tỷ lệ theo đó những giá trị sử dụng loại này được trao đổi với những giá trị sử dụng loại khác [6, tr.63]. Ví dụ, 10m2 vải đổi lấy 50kg thóc, có nghĩa là, 50kg thóc là giá trị trao đổi của 10m2 vải, hay 10m2 vải có giá trị trao đổi bằng 50kg thóc.

Các hàng hóa khác nhau có thể trao đổi với nhau vì chúng có một điểm chung: Đều là sản phẩm của lao động. Tạm gạt bỏ thuộc tính giá trị sử dụng, mọi hàng hóa chỉ là sự kết tinh đơn thuần của lao động, đó là GIÁ TRỊ. Giá trị của hàng hóa là lao động xã hội của người sản xuất hàng hóa kết tinh trong hàng hóa.

Giá trị hàng hóa là một phạm trù lịch sử. Vì, chỉ trong sản xuất hàng hóa thì người sản xuất mới tính hao phí lao động đã bỏ ra, tức là tính giá trị của

Xem tất cả 143 trang.

Ngày đăng: 24/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí