vì vậy có thể thành lập thêm ba đại diện Thường trực đặt tại 03 khu vực Tây Bắc (tại thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái); Tây Nguyên (tại thành phố Buôn ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk); Tây Nam bộ (tại thành phố Cần Thơ). Trong mỗi đại diệnThường trực sẽ có các phòng nghiệp vụ điều tra để thực hiện nhiệm vụ được cơ động, kịp thời và bám sát được địa bàn. Trước mắt, để đáp ứng yêu cầu và nhiệm vụ mới cũng như để phù hợp với hệ thống CQĐT của Bộ Công an, Cơ quan điều tra VKSND tối cao cần được hoàn thiện theo hướng:
- Thành lập Phòng Tài vụ, hậu cần: Hiện nay, Cơ quan điều tra VKSND tối cao có Văn phòng CQĐT (theo Quy chế Tổ chức và hoạt động của Cơ quan điều tra VKSND tối cao ban hành kèm theo Quyết định số 208/QĐ- VKSTC-C1 ngày 28/5/2019 của Viện trưởng VKSND tối cao), với chức năng, nhiệm vụ thực hiện 11 nhóm đầu mối công việc. Theo quy định của Luật tổ chức CQĐTHS năm 2015 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2018 (Cơ quan điều tra VKSND tối cao được tăng thêm các nhiệm vụ mới như: Trực ban hình sự; kiến nghị khắc phục vi phạm; sơ kết, tổng kết công tác giải quyết tố giác, kiến nghị khởi tố và công tác điều tra; giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định). Để Văn phòng CQĐT hoạt động có hiệu quả theo hướng chuyên môn hóa, phù hợp với chức năng, nhiệm vụ theo quy định của Luật tổ chức CQĐTHS năm 2015; đồng thời để đáp ứng yêu cầu phục vụ hoạt động điều tra, quản lý tài sản, trang thiết bị của CQĐT khi thực hiện thẩm quyền mới, toàn bộ công tác tài chính, hậu cần phải được tách ra khỏi Văn phòng CQĐT. Vì vậy, việc thành lập Phòng “Tài vụ - hậu cần” là cần thiết để thực hiện chức năng, nhiệm vụ là đơn vị độc lập tham mưu giúp Thủ trưởng CQĐT trong toàn bộ hoạt động công tác chuyên môn về tài chính, kế toán, quản trị, hậu cần nhằm phục vụ đắc lực, có hiệu quả việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền của Cơ quan điều tra VKSND tối cao, đáp ứng yêu cầu và nhiệm vụ mới theo quy định của Luật tổ chức CQĐTHS năm 2015.
- Thành lập các trung tâm:
+ Trung tâm điều tra kỹ thuật số: Thực tiễn điều tra, giải quyết các vụ án hình sự cho thấy: Khoảng trên 80% các vụ án do Cơ quan điều tra VKSND tối cao thụ lý có liên quan đến việc điều tra và giám định chứng cứ dữ liệu điện tử (chứa trong máy tính, điện thoại, camera, máy ghi âm, ghi hình…); mặt khác, trong thời kỳ công nghệ thông tin phát triển, hầu hết các loại tội phạm đều liên quan đến chứng cứ dữ liệu điện tử, trong khi các phương tiện chứa dữ liệu điện tử phát triển, thay đổi nhanh và liên tục, nên việc nhận diện, thu thập, đánh giá, giám định… gặp rất nhiều khó khăn. Do vậy, nhu cầu điều tra và giám định kỹ thuật số ngày càng lớn, trong khi các ngành tư pháp nói chung, VKSND nói riêng và Cơ quan điều tra VKSND tối cao chưa có nhiều kinh nghiệm, phương tiện, kỹ năng để điều tra kỹ thuật số (phát hiện, thu thập, bảo quản, đánh giá chứng cứ dữ liệu điện tử). Về giám định, hiện chỉ có Bộ Công an và Bộ Quốc phòng có chức năng giám định kỹ thuật hình sự. Tuy nhiên, việc giám định âm thanh, hình ảnh chỉ có ở C09 (C54 cũ) - Bộ Công an, dẫn đến quá tải và không đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ, chưa đảm bảo về thời hạn tố tụng và tính khách quan. Từ ngày 01/01/2020 khi triển khai thực hiện ghi âm, ghi hình có âm thanh việc hỏi cung bị can trên toàn quốc, dẫn đến nhu cầu điều tra kỹ thuật số, giám định dữ liệu điện tử tăng nhanh ở VKSND và cơ quan tư pháp các cấp.
Nghiên cứu Trung tâm điều tra kỹ thuật số ở Hàn Quốc, Nhật Bản và một số nước cho thấy, Trung tâm này thường là một đơn vị cấp Cục (Vụ) thuộc Viện Công tố tối cao, trong đó tích hợp nhiều nhiệm vụ, như: Điều tra kỹ thuật số, giám định kỹ thuật hình sự, giám định gen, hóa học… Xuất phát từ cơ sở pháp lý, điều kiện thực tế ở Việt Nam hiện nay, trước mắt cần thành lập Trung tâm điều tra kỹ thuật số (đơn vị cấp Phòng) thuộc VKSND tối cao, có con dấu, tài khoản và tư cách pháp lý riêng (để có thể là đầu mối hợp tác quốc tế và địa vị pháp lý khi thực hiện công tác giám định), với 2 nhiệm vụ cơ bản là: Điều tra kỹ thuật số (nhiệm vụ này đã được giao thực hiện) và giám định kỹ thuật hình sự (nhiệm vụ này đang đề xuất sửa đổi Luật Giám định tư pháp) nhằm
phục vụ hoạt động điều tra của Cơ quan điều tra VKSND tối cao và các đơn vị trong ngành KSND. Từ những lý do trên, việc thành lập Trung tâm điều tra kỹ thuật số trong giai đoạn hiện nay là rất quan trọng và cần thiết.
+ Thành lập Trung tâm xử lý thông tin thuộc Phòng Tiếp nhận, thu thập, quản lý và xử lý nguồn tin về tội phạm (Phòng 1) CQĐT để đáp ứng yêu cầu ứng dụng công nghệ cao trong quản lý nghiệp vụ; nâng cao tỷ lệ phát hiện, thu thập nguồn tin về tội phạm và chất lượng công tác xử lý và giải quyết nguồn tin về tội phạm và giúp quản lý thống nhất, xử lý và giải quyết nhanh chóng, hiệu quả nguồn tin tội phạm (do việc xử lý nhiều thông tin, với tính chất phức tạp như hiện nay, nếu thực hiện bằng thủ công như hiện nay thì khó đáp ứng).
Có thể bạn quan tâm!
- Thực Hiện Trình Tự Thủ Tục Bảo Vệ
- Đánh Giá Chung Thực Trạng Bảo Vệ Quyền Tố Giác Về Tội Phạm Xâm Phạm Hoạt Động Tư Pháp Ở Cơ Quan Điều Tra Vksnd Tối Cao
- Yêu Cầu Của Việc Bảo Đảm Quyền Tố Giác Về Tội Phạm Xâm Phạm Hoạt Động Tư Pháp
- Tăng Cường Cơ Sở Vật Chất, Trang Thiết Bị Và Chế Độ Đãi Ngộ Đối Với Điều Tra Viên, Cán Bộ Điều Tra Và Công Chức
- Luật hiến pháp và luật hành chính Bảo đảm quyền tố giác về tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp - Từ thực tiễn của Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao - 14
- Luật hiến pháp và luật hành chính Bảo đảm quyền tố giác về tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp - Từ thực tiễn của Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao - 15
Xem toàn bộ 126 trang tài liệu này.
+ Thành lập Trung tâm chỉ huy điều tra thuộc Văn phòng CQĐT (Phòng
2) để ứng dụng công nghệ thông tin bằng hình thức chỉ huy trực tuyến từ Hà Nội kết nối đến các phòng khu vực, sau này đến các Trại tạm giam... để chỉ huy hỏi cung, lấy lời khai các trường hợp phức tạp và từng bước tạo sự đồng đều về trình độ điều tra trong hệ thống CQĐT. Việc thành lập 02 Trung tâm (xử lý thông tin và chỉ huy điều tra) vừa bảo đảm không thành lập mới đơn vị cấp phòng (theo Nghị quyết số 39 của Bộ Chính trị) nhưng là giải pháp thực tiễn, quan trọng đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.
- Đối với đầu mối tại 63 VKSND tỉnh, thành phố: Theo Quy chế tổ chức và hoạt động của Cơ quan điều tra VKSND tối cao, tổ chức bộ máy của đơn vị có các phòng nghiệp vụ và trong các phòng nghiệp vụ có các đội nghiệp vụ do Thủ trưởng CQĐT quyết định. Với cơ cấu tổ chức bộ máy có các phòng nghiệp vụ đặt tại các khu vực theo vùng, miền gần với các tỉnh, thành phố, CQĐT sẽ thành lập từ 3 đến 5 đội nghiệp vụ trong mỗi phòng nghiệp vụ, mỗi đội nghiệp vụ sẽ có từ 4 đến 6 Điều tra viên phụ trách một số tỉnh, mỗi tỉnh có từ 02 - 03 Điều tra viên phụ trách, có nhiệm vụ phối hợp với VKSND các địa phương làm tốt công tác tiếp nhận, thu thập và xử lý thông tin tội phạm; xác minh; điều tra giải quyết vụ án hình sự xảy ra trên địa bàn. Phương án này đồng thời cũng đáp
ứng được yêu cầu đòi hỏi mang tính đặc thù của hoạt động điều tra, ngăn ngừa tiêu cực, vi phạm pháp luật cũng như để bảo vệ cán bộ trong khi tác nghiệp.
- Cùng với việc kiện toàn về tổ chức, các bộ phận hỗ trợ hoạt động điều tra như: Trinh sát, cảnh sát hỗ trợ tư pháp và các hoạt động khác phục vụ cho đặc thù điều tra của Cơ quan điều tra VKSND tối cao phải được xây dựng đồng bộ và hiệu quả.
3.3.2.2. Hoàn thiện về biên chế
Với yêu cầu nhiệm vụ tăng thêm, thì biên chế cũng như lực lượng Điều tra viên các cấp cần phải được bổ sung, đảm bảo thực hiện tốt nhiệm vụ điều tra do tăng thẩm quyền, vì vậy: Cần khẩn trương xây dựng cơ cấu tổ chức, bộ máy, xác định đủ biên chế của Cơ quan điều tra VKSND tối cao nhằm đáp ứng yêu cầu thực hiện thẩm quyền mới theo quy định của Luật tổ chức VKSND năm 2014. Xác định cụ thể và đầy đủ cơ cấu đội ngũ cán bộ của Cơ quan điều tra VKSND tối cao (Điều tra viên cao cấp, Điều tra viên trung cấp, Điều tra viên sơ cấp, cán bộ điều tra, cán bộ kỹ thuật nghiệp vụ điều tra, cán bộ quản lý tổng hợp, văn phòng CQĐT...).
Hiện tại Cơ quan điều tra VKSND tối cao có 10 phòng nghiệp vụ và 01 phòng đề nghị thành lập mới (tổng số là 11 phòng nghiệp vụ), mỗi phòng nghiệp vụ cần bố trí ít nhất từ 25 đến 30 biên chế phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ của từng phòng. Lực lượng trực ban hình sự tại 3 đại diện và 3 khu vực (tổng số là 6 đơn vị trực ban), cần bố trí 20 biên chế. Như vậy, với số lượng biên chế đã được Quốc Hội giao năm 2012 để thực hiện nhiệm vụ trước đây là 185 biên chế (tinh giản còn 175 biên chế) + với số biên chế cần có để thực hiện nhiệm vụ tăng thêm, thì tổng biên chế của Cơ quan điều tra VKSND tối cao sẽ cần có là 350 biên chế ( theo Đề án tổ chức, biên chế ngành Kiểm sát nhân dân đến năm 2020 đã được Ban cán sự Đảng VKSND tối cao phê duyệt), để bố trí vị trí việc làm tại 11 phòng nghiệp vụ, thực hiện nhiệm vụ, thẩm quyền điều tra xảy ra trên cả nước (63 tỉnh, thành phố). Về lực lượng Điều tra viên các cấp và cán bộ
điều tra cần được tăng cường, bổ sung: Tính theo tỉ lệ chỉ tiêu Quốc hội giao 35 Điều tra viên cao cấp/185 biên chế, như vậy sẽ cần có 67 Điều tra viên cao cấp/350 biên chế. Số Điều tra viên trung cấp, Điều tra viên sơ cấp và cán bộ điều tra sẽ được thực hiện theo quy định của Luật tổ chức CQĐTHS năm 2015.
3.3.3. Hoàn thiện về hoạt động của Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao
Hiện nay, công tác phát hiện, điều tra tội phạm của Cơ quan điều tra VKSND tối cao còn hạn chế so với tình hình vi phạm, tội phạm xảy ra trên thực tế. Nguyên nhân chủ yếu là Cơ quan điều tra VKSND tối cao mới chỉ tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố mà chưa chủ động thực hiện được các biện pháp nghiệp vụ trinh sát, điều tra tố tụng đặc biệt; chưa có cơ chế trong việc thu thập thông tin, xây dựng mạng lưới cơ sở... Mặt khác, những vụ án xâm phạm hoạt động tư pháp, có dấu hiệu tham nhũng, liên quan chức vụ trong thực thi hoạt động tư pháp đều là những vụ án khó, phức tạp và thường là có nhiều mối quan hệ tác động...Với những khó khăn, hạn chế như đã nêu trên thì hoạt động của Cơ quan điều tra VKSND tối cao cần phải được đổi mới theo hướng: nâng cao năng lực phát hiện, điều tra tội phạm, thực hiện cơ chế phối hợp chặt chẽ giữa hoạt động điều tra tội phạm với các công tác kiểm sát nhằm bảo đảm thực hiện tốt chức năng thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp của VKSND. Thực hiện các biện pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động điều tra, bảo đảm việc khởi tố, điều tra, xử lý các tội phạm thuộc thẩm quyền có căn cứ, đúng pháp luật, không để xảy ra oan sai hoặc bỏ lọt tội phạm. Thông qua kết quả, chất lượng hoạt động của Cơ quan điều tra VKSND tối cao để làm rò hơn yêu cầu tăng cường trách nhiệm công tố trong hoạt động điều tra, gắn công tố với điều tra, từng bước công tố chỉ đạo hoạt động điều tra; cụ thể như sau:
Thứ nhất, đổi mới phương pháp thu thập, quản lý thông tin về tội phạm: Thực hiện các biện pháp nghiệp vụ để chủ động thu thập thông tin và phát hiện
tội phạm theo hướng chú trọng sử dụng biện pháp nghiệp vụ theo quy định của pháp luật, để chủ động theo dòi, nắm bắt thông tin về tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp xảy ra trên toàn quốc, như: Tập trung xây dựng mạng lưới cơ sở, Cộng tác viên để chủ động theo dòi, nắm bắt thông tin về tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp; nâng cao trách nhiệm cung cấp thông tin về tội phạm trong nội bộ ngành Kiểm sát nhân dân; có cơ chế khuyến khích, động viên, thu thập thông tin về tội phạm từ nhiều nguồn; phối hợp chặt chẽ với các cơ quan thông tin đại chúng để trao đổi nguồn thông tin. Cần nghiên cứu chuyển việc quản lý tin báo và tố giác tội phạm theo phương pháp thủ công, không khoa học sang phương pháp quản lý bằng các phần mềm vi tính nhằm bảo đảm việc quản lý tin báo và tố giác tội phạm một cách khoa học hơn, việc tra cứu thông tin nhanh, chính xác hơn.
Thứ hai, đổi mới phương pháp điều tra, xác minh: Theo hướng nâng cao chất lượng điều tra của các Phòng điều tra tội phạm tại các địa bàn chuyên sâu từng lĩnh vực hoạt động tư pháp, như: điều tra các tội phạm xảy ra trong hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án hình sự, thi hành án dân sự và các hoạt động bổ trợ tư pháp khác. Chú trọng phát hiện, khởi tố, điều tra, xử lý các vụ án tham nhũng, chức vụ xảy ra trong hoạt động tư pháp. Bên cạnh việc làm tốt công tác tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, phải thực hiện các biện pháp nghiệp vụ để chủ động thu thập thông tin và phát hiện tội phạm. Để việc điều tra, thu thập chứng cứ, tài liệu chứng minh tội phạm có hiệu quả, cần nâng cao năng lực, trình độ của đội ngũ Điều tra viên, nhất là nghiệp vụ điều tra tội phạm để từng bước nâng cao nghiệp vụ điều tra hình sự trong toàn ngành KSND. Bên cạnh đó, cần trang bị đầy đủ công cụ, phương tiện, thiết bị nghiệp vụ phù hợp để đấu tranh phòng, chống các loại tội phạm này, như: Khám nghiệm, tổ chức ghi âm, ghi hình, thực hiện các biện pháp điều tra đặc biệt, quản lý, sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ...để phục vụ tốt cho công tác điều tra tội phạm.
Thứ ba, phải đổi mới công tác quản lý, chỉ đạo hoạt động điều tra vụ án thông qua việc xây dựng các quy trình nghiệp vụ theo hướng bảo đảm chặt chẽ,
khoa học và hiệu quả, làm rò mối quan hệ giữa quản lý hành chính với quản lý nghiệp vụ nhằm không những quản lý chặt chẽ hoạt động điều tra, mà còn bảo đảm sự chỉ đạo cụ thể, có hiệu quả với từng vụ án và từng hoạt động điều tra của các Điều tra viên, cũng như nâng cao được trách nhiệm và tính chủ động của Điều tra viên, cán bộ quản lý trong hoạt động điều tra.
Thứ tư, chú trọng công tác phòng ngừa tội phạm, tích cực phát hiện nguyên nhân, điều kiện phạm tội, những sơ hở, thiếu sót trong công tác quản lý để kiến nghị với các cơ quan tư pháp xử lý và phòng ngừa vi phạm, tội phạm. Hoạt động phòng ngừa không chỉ dừng ở những vụ, việc cụ thể mà cần tổng hợp để có những kiến nghị chung về những vi phạm, thiếu sót, sơ hở trong công tác quản lý nhà nước có tính hệ thống, tính phổ biến, chú trọng phát hiện và kiến nghị hoàn thiện pháp luật; sửa đổi, bổ sung những cơ chế quản lý không còn phù hợp...
Thứ năm, thành lập Phòng Giám định kỹ thuật hình sự thuộc Văn phòng Viện kiểm sát nhân dân tối cao theo quyết định số 77/QĐ-VKSTC ngày 25/02/2021 của Viện trưởng VKSND tối cao. Theo đó, Phòng Giám định kỹ thuật hình sự thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao có chức năng, nhiệm vụ: Thực hiện giám định kỹ thuật hình sự về âm thanh, hình ảnh từ các dữ liệu điện tử theo quy định của pháp luật tố tụng và pháp luật giám định tư pháp; Nghiên cứu khoa học chuyên ngành kỹ thuật hình sự về âm thanh, hình ảnh từ các dữ liệu điện tử; Thực hiện các hoạt động hợp tác quốc tế chuyên ngành kỹ thuật hình sự về âm thanh, hình ảnh từ các dữ liệu điện tử theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, Trong giám định kỹ thuật hình sự yêu cầu khách quan, độc lập cần phải đặt lên hàng đầu. Do đó, nếu Phòng Giám định kỹ thuật hình sự trực thuộc cơ quan điều tra của VKSND tối cao sẽ không bảo đảm được yêu cầu này. Vì vậy, Viện trưởng VKSND tối cao quyết định thành lập Phòng Giám định kỹ thuật hình sự thuộc Văn phòng VKSND tối cao. Việc giao cho CQĐT của VKSND tối cao điều tra tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp, tội phạm
về tham nhũng, chức vụ xảy ra trong hoạt động tư pháp đặt ra yêu cầu việc điều tra những tội phạm này cần phải được thực hiện bởi một chủ thể độc lập, tách biệt với các chủ thể điều tra khác. Việc điều tra độc lập thì thiết chế bổ trợ điều tra cũng phải độc lập. Khi thiết chế bổ trợ độc lập thì hoạt động điều tra, đặc biệt là việc thu thập, kiểm tra, đánh giá chứng cứ sẽ được thực hiện một cách chủ động, khách quan, hạn chế được mặt tiêu cực do phải phụ thuộc vào chủ thể khác.
3.3.4. Nâng cao hiệu quả trong công tác đào tạo, bồi dưỡng Điều tra viên, Cán bộ điều tra và công chức của Cơ quan điều tra VKSND tối cao
3.3.4.1. Giải pháp chung
Đấu tranh phòng, chống tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp tính đặc thù phức tạp, với thẩm quyền mới, đòi hỏi đội ngũ Điều tra viên của Cơ quan điều tra VKSND tối cao phải có sự nhận thức đầy đủ, đúng đắn các quy định của pháp luật ở nhiều lĩnh vực, có bản lĩnh chính trị, nghiệp vụ vững vàng, có kinh nghiệm điều tra mới đáp ứng được yêu cầu đấu tranh phòng, chống tội phạm này. Trong 5 năm trở lại đây, công tác đào tạo, bồi dưỡng cho lực lượng cán bộ điều tra, Điều tra viên của Cơ quan điều tra VKSND tối cao bước đầu đã được quan tâm, tuy nhiên cũng chỉ ở chừng mực nhất định và còn phụ thuộc vào các trường của Bộ Công an. Vì vậy chất lượng của đội ngũ Điều tra viên chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ tăng thêm. Để bảo đảm cho đội ngũ Điều tra viên có năng lực, trình độ để đáp ứng với yêu cầu nhiệm vụ trong thời gian tới, cần tiếp tục đổi mới nội dung, phương pháp, hình thức đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ cho Điều tra viên, Cán bộ điều tra gắn lý thuyết với thực hành, kỹ năng điều tra, xác minh vụ án. Cụ thể:
- Xây dựng đội ngũ Điều tra trên cơ sở nâng cao chất lượng hoạt động công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp, nâng cao tiêu chuẩn đạo đức, chính trị, trình độ chuyên môn và kỹ năng, kinh nghiệm hoạt động thực tiễn. Đồng thời gắn với việc thực hiện cải cách chính sách tiền lương, nâng cao thu nhập cho