Yêu Cầu Của Việc Bảo Đảm Quyền Tố Giác Về Tội Phạm Xâm Phạm Hoạt Động Tư Pháp


KẾT LUẬN CHƯƠNG 2


Tại Chương 2 của luận văn, tác giả nghiên cứu làm rò tình hình vi phạm, tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp trong 5 năm từ năm 2015-2019; việc bảo đảm quyền tố giác về tội phạm của công dân; khái quát đặc điểm và tình hình hoạt động của Cơ quan điều tra VKSND tối cao. Qua đó, nêu lên thực trạng bảo đảm quyền tố giác về tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp của Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao đã có nhiều kết quả đạt được đáng ghi nhận nhưng bên cạnh đó còn nhiều hạn chế do các nguyên nhân khách quan, chủ quan gây ảnh hưởng đến việc bảo đảm quyền tố giác về tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp của công dân. Từ đó tác giả có thể đưa ra những giải pháp để nâng cao hiệu quả trong việc bảo đảm quyền tố giác ở Chương 3 của Luận văn.


CHƯƠNG 3

PHƯƠNG HƯỚNG, GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM QUYỀN TỐ GIÁC VỀ TỘI PHẠM XÂM PHẠM HOẠT ĐỘNG TƯ PHÁP – TỪ THỰC TIỄN CƠ QUAN ĐIỀU TRA VKSND TỐI CAO


3.1. Yêu cầu của việc bảo đảm quyền tố giác về tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp

Hiện nay, tình hình kinh tế, xã hội nói chung ngày càng phát triển một mặt là xu hướng tích cực đảm bảo cho người dân được hưởng cuộc sống ấm no, hạnh phúc và được thực hiện nhiều quyền của mình hơn. Tuy nhiên, mặt khác song song với xu hướng phát triển của kinh tế, xã hội thì nhiều loại tội phạm mới cũng phát sinh và các loại tội phạm truyền thống lại ngày càng tinh vi với nhiều thủ đoạn che giấu gây khó khăn cho hoạt động phát hiện, khởi tố, điều tra nhất là các loại tội phạm về xâm phạm hoạt động tư pháp và tội phạm tham nhũng, chức vụ xảy ra trong hoạt động tư pháp.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 126 trang tài liệu này.

Theo số liệu của VKSND tối cao, từ năm 2015 đến năm 2019, tổng số vụ án mà Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao khởi tố, thụ lý, điều tra là 254vụ/246 bị can, trong đó có một số vụ án qua điều tra của Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao đã xác định oan, sai đặc biệt nghiêm trọng như vụ án Nguyễn Thanh Chấn bị kết án oan về tội giết người với hình phạt tù chung thân. Ông Nguyễn Thanh Chấn được minh oan khi Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao vào cuộc. Nguồn phát hiện, tiếp nhận, điều tra, xử lý các vụ án của Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân tối cao chủ yếu thông qua công tác kiểm sát các hoạt động tư pháp và tố giác, tố cáo của tổ chức và công dân. Các cơ quan tư pháp khác tuy có cung cấp thông tin tội phạm thuộc thẩm quyền điều tra của Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân nhưng không nhiều. Có nhiều trường hợp vi phạm, tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp xảy ra nhưng không có cơ quan nào điều tra nếu Cơ quan điều tra Viện Kiểm sát nhân


Luật hiến pháp và luật hành chính Bảo đảm quyền tố giác về tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp - Từ thực tiễn của Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao - 11

dân không điều tra, dẫn đến vi phạm, tội phạm đó không được xử lý theo quy định của pháp luật, khi đó sẽ làm giảm lòng tin của nhân dân đối với các cơ quan tư pháp, cán bộ tư pháp và pháp chế xã hội chủ nghĩa.

Từ đó đặt ra một nhiệm vụ cấp thiết là cần phải tạo điều kiện từ hành lang pháp lý tới cơ sở vật chất để nâng cao hơn nữa các cơ chế bảo đảm quyền tố giác về tội phạm nói chung và tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp, tội phạm tham nhũng chức vụ xảy ra trong hoạt động tư pháp thuộc thẩm quyền của Cơ quan điều tra VKSND tối cao nói riêng.

3.2. Phương hướng bảo đảm quyền tố giác về tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp

Để bảo đảm tốt hơn nữa quyền tố giác về tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp và tội phạm tham nhũng, chức vụ xảy ra trong hoạt động tư pháp thuộc thẩm quyền của Cơ quan điều tra VKSND tối cao, trong thời gian tới cần có những phương hướng cụ thể như sau:

- Một trong những phương hướng quan trọng mà yêu cầu cải cách tư pháp đặt ra là: Xây dựng đội ngũ cán bộ tư pháp, nhất là cán bộ có chức danh tư pháp theo hướng đề cao quyền hạn, trách nhiệm pháp lý… Chính vì vậy, trong thời gian qua, Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Cơ quan điều tra VKSND tối cao đã đặc biệt quan tâm công tác đào tạo, đào tạo lại đội ngũ Điều tra viên, cán bộ điều tra cả về chuyên môn, nghiệp vụ, giáo dục bồi dưỡng phẩm chất và đạo đức nghề nghiệp. Đến nay, đội ngũ Điều tra viên, cán bộ điều tra của Cơ quan điều tra VKSND tối cao đã có sự trưởng thành nhanh chóng cả về số lượng và chất lượng để đáp ứng tốt hơn nữa yêu cầu nhiệm vụ được giao. Tuy nhiên, để đáp ứng yêu cầu và nhiệm vụ mới tăng thêm thời gian tới cần tiếp tục nâng cao hơn nữa số lượng và chất lượng đội ngủ cán bộ tư pháp nói chung và của Điều tra viên, Cán bộ điều tra nói riêng.

- Tiếp tục kiện toàn tổ chức bộ máy đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ được giao; đẩy mạnh công tác giáo dục, bồi dưỡng, rèn luyện về phẩm chất đạo đức, bản


lĩnh chính trị, kỹ năng nghiệp vụ điều tra; siết chặt kỷ luật, kỷ cương, tăng cường kiểm tra nghiệp vụ; thường xuyên rà soát, bổ sung quy hoạch cán bộ; thực hiện việc luân chuyển Điều tra viên, công chức đáp ứng yêu cầu công tác; phát huy hiệu quả công tác phòng ngừa tham nhũng, tiêu cực trong đơn vị.

- Tích cực chủ động phát hiện, khởi tố, điều tra tội phạm thuộc thẩm quyền; tiếp nhận, phân loại, xử lý kịp thời, chính xác, đúng quy định của pháp luật về tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố. Tiếp tục nâng cao hơn nữa chất lượng hoạt động xác minh giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm cũng như điều tra các vụ án hình sự. Đẩy nhanh tiến độ giải quyết nguồn tin về tội phạm, cũng như các vụ án hình sự nhằm đạt và vượt chỉ tiêu của Quốc hội và của ngành Kiểm sát nhân dân. Không để xảy ra oan, sai, bỏ lọt tội phạm; tập trung giải quyết các vụ việc nghiêm trọng, phức tạp xảy ra ở các lĩnh vực hoạt động tư pháp, nhất là tội phạm về tham nhũng, chức vụ xảy ra trong hoạt động tư pháp; tiếp tục thực hiện ý kiến chỉ đạo của Viện trưởng VKSND tối cao về tập trung điều tra xử lý nghiêm hành vi không truy cứu trách nhiệm hình sự người có tội, hành vi ra bản án, quyết định trái pháp luật.

- Không ngừng đổi mới công tác quản lý, chỉ đạo điều hành, gắn trách nhiệm của người có chức vụ, chức danh tư pháp với công việc được giao. Nêu cao ý thức, trách nhiệm của công chức thực thi công vụ, nhất là đội ngũ cán bộ cốt cán. Bên cạnh việc tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ, kỹ năng phát hiện, điều tra tội phạm thuộc thẩm quyền, cần tăng cường các biện pháp nghiệp vụ hỗ trợ điều tra, gắn với ứng dụng công nghệ thông tin, kỹ thuật số nhằm xây dựng đội ngũ Điều tra viên, Cán bộ điều tra chính quy, hiện đại, chuyên nghiệp, đủ sức để thực hiện yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới.

- Đề cao vai trò, trách nhiệm của lãnh đạo VKSND các cấp, các đơn vị thuộc VKSND tối cao với Cơ quan điều tra; chủ động phát hiện, khởi tố, điều tra tội phạm trong lĩnh vực, địa bàn phụ trách, đồng thời, tăng cường trách


nhiệm của lãnh đạo Cơ quan điều tra và các phòng nghiệp vụ trong phát hiện, khởi tố, điều tra tội phạm trong lĩnh vực, địa bàn phụ trách.

- Triển khai thực hiện các Đề án “Tăng cường năng lực Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao” sau khi được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt; Đề án cơ sở vật chất, bộ máy, cán bộ và lộ trình thực hiện ghi âm, ghi hình có âm thanh việc hỏi cung bị can theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015. Phối hợp Cục 2, Cục 3, Vụ 14, Văn phòng VKSND tối cao tham mưu triển khai thực hiện Thông tư sửa đổi Thông tư hướng dẫn việc lập dự toán, quản lý và sử dụng kinh phí ngân sách Nhà nước đảm bảo cho công tác điều tra tội phạm (Thông tư số 1018/2020/TT-BTC ngày 18/9/2020).

3.3. Giải pháp bảo đảm quyền tố giác về tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp

3.3.1. Hoàn thiện các quy định của pháp luật về quyền tố giác về tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp

Do hệ thống pháp luật quy định về tổ chức và hoạt động Cơ quan điều tra của VKSND tối cao còn có nhiều điểm bất cập, quy định về các tội xâm phạm hoạt động tư pháp, phạm vi, thẩm quyền, đối tượng điều tra còn chưa cụ thể nhất là về khái niệm: người có thẩm quyền tiến hành hoạt động tư pháp. Trong khi đó, việc giải thích, hướng dẫn pháp luật chưa kịp thời và chưa được quan tâm đúng mức, khiến cho việc nhận thức, áp dụng giữa các cơ quan tư pháp không thống nhất và cũng chưa phù hợp với thực tiễn... ảnh hưởng đến hoạt động Cơ quan điều tra của VKSND tối cao thời gian qua.

Bên cạnh đó, hiện nay, liên ngành tư pháp Trung ương chưa có văn bản hướng dẫn cụ thể về hoạt động phối hợp trong việc phát hiện, xử lý các tội phạm tham nhũng, chức vụ xảy ra trong hoạt động tư pháp nên chưa tạo cơ chế thuận lợi bảo đảm cho Cơ quan điều tra của VKSND tối cao thực hiện có hiệu quả công tác này. Vì vậy, trên thực tế việc xử lý những vụ phạm tội do các nhân viên tư pháp thực hiện rất khó khăn, phức tạp, nhiều vụ bị kéo dài, thậm chí có


những vụ khó chứng minh lỗi cố ý, nên không xử lý được. Số vụ khởi tố, điều tra chưa phản ánh đúng thực trạng tham nhũng xảy ra trong hoạt động tư pháp.

Thứ nhất: Theo quy định của Luật Tổ chức Cơ quan điều tra hình sự năm 2015 tại Chương IV Điều 30 khoản 2 và tại khoản 3 Điều 163 BLTTHS năm 2015 thì: “Cơ quan điều tra VKSND tối cao, Cơ quan điều tra VKS quân sự trung ương điều tra tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp, tội phạm về tham nhũng, chức vụ quy định tại Chương XXII và chương XXIV của Bộ luật hình sự xảy ra trong hoạt động tư pháp mà người phạm tội là cán bộ, công chức thuộc Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, cơ quan thi hành án, người có thẩm quyền tiến hành hoạt động tư pháp.” Nhưng không quy định chỉ tiết các chủ thể là: “người có thẩm quyền tiến hành hoạt động tư pháp” trong các tội phạm thuộc thẩm quyền điều tra của Cơ quan điều tra VKSND tối cao tại Chương XXIII (Chương các tội phạm về chức vụ), Chương XXIV (Chương các tội xâm phạm hoạt động tư pháp) của Bộ luật Hình sự; chưa có hướng dẫn của cơ quan có thẩm quyền cụ thể về quy định này, hiện Quy chế về tiếp nhận, thu thập, quản lý, xử lý và giải quyết nguồn tin về tội phạm thuộc thẩm quyền của Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao (ban hành kèm theo Quyết định số 565/QĐ-VKSTC, ngày 29/12/2017 của Viện trưởng VKSND tối cao) quy định. Tuy nhiên, đây là quy định trong ngành Kiểm sát nên việc nhận thức chưa thống nhất trong điều tra, xử lý. Do đó, cần phải có hướng dẫn cụ thể các chủ thể: “người có thẩm quyền tiến hành hoạt động tư pháp”.

Thứ hai: Trong Bộ luật hình sự năm 2015 cần có hướng dẫn cụ thể các trường hợp quy định hậu quả phi vật chất để có căn cứ xử lý chính xác hành vi phạm tội, tránh việc áp dụng tùy nghi hoặc không thể áp dụng dẫn đến bỏ lọt tội phạm, cụ thể tại các Điều sau:

- Tại Điều 353. Tội tham ô tài sản: điểm g khoản 2 “g. Ảnh hưởng xấu đến đời sống của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong cơ


quan, tổ chức.”; điểm c khoản 3 “c. Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;”

- Tại Điều 354. Tội nhận hối lộ: điểm b khoản 1 “b. Lợi ích phi vật chất.”

- Tại Điều 355. Tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản: điểm d khoản 3 “d. Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội.”

- Tại Điều 356. Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ và Điều 357. Tội lạm quyền trong khi thi hành công vụ: “1…gây thiệt hại khác đến lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân”

- Tại Điều 358. Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi: điểm b khoản 1 “b. Lợi ích phi vật chất.”

- Tại Điều 361. Tội cố ý làm lộ bí mật công tác; tội chiếm đoạt, mua bán hoặc tiêu hủy bí mật công tác: điểm đ khoản 2 “đ. Gây ảnh hưởng xấu đến hoạt động của cơ quan, tổ chức;”

- Tại Điều 363. Tội đào nhiệm: điểm b khoản 2 “b. Gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng;”

- Tại Điều 364. Tội đưa hối lộ; Điều 365. Tội môi giới hối lộ và Điều

366. Tội lợi dụng ảnh hưởng đối với người có chức vụ, quyền hạn để trục lợi: điểm b khoản 1 “b. Lợi ích phi vật chất.”

- Tại điểm e khoản 2 Điều 368. Tội truy cứu trách nhiệm hình sự người không có tội; điểm đ khoản 2 Điều 369. Tội không truy cứu trách nhiệm hình sự người có tội; điểm g khoản 2 Điều 370. Tội ra bản án trái pháp luật; điểm e khoản 2 Điều 371. Tội ra quyết định trái pháp luật; điểm đ khoản 2 Điều 372. Tội ép buộc người có thẩm quyền trong hoạt động tư pháp làm trái pháp luật; điểm đ khoản 2 Điều 376. Tội thiếu trách nhiệm để người bị bắt…trốn: “Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;”

Ngoài ra, tại Điều 360. Tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng: Đề nghị bổ sung các hậu quả khác ngoài hậu quả vật chất (về tính mạng, sức khỏe, tiền, tài sản) để tránh bỏ lọt tội phạm vì trên thực tế ngoài thiệt hại về tính


mạng, tài sản thì có nhiều trường hợp dẫn đến hậu quả rất nghiêm trọng: gây thiệt hại đến uy tín của cơ quan, tổ chức, cá nhân; ảnh hưởng xấu đến trật tự, an toàn xã hội…Để tránh việc áp dụng tùy nghi đề nghị có hướng dẫn cụ thể các trường hợp áp dụng. Trong thực tế, thông qua công tác điều tra, xác minh tội phạm có dấu hiệu thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng, thấy một số vụ việc tuy đã xác định được có hành vi thiếu trách nhiệm (để quên bản án hoặc không ra quyết định thi hành án hình sự, để quên hồ sơ vụ án hình sự không chuyển để giải quyết theo thẩm quyền dẫn đến hết thời hiệu thi hành, hết thời hiệu tru cứu trách nhiệm hình sự). Theo quy định của Điều 285 BLHS 1999 thì có thể truy cứu trách nhiệm hình sự về tội “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng” nhưng theo quy định mới tại Điều 360 BLHS 2015 thì không xử lý được về hình sự.

3.3.2. Hoàn thiện quy định về tổ chức bộ máy, hoạt động của Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao

3.3.2.1. Hoàn thiện về tổ chức, bộ máy

Về cơ bản, bộ máy Cơ quan điều tra VKSND tối cao được tổ chức như hiện nay, theo mô hình: CQĐT là đơn vị trực thuộc VKSND tối cao, có trụ sở chính tại Hà Nội, với các đơn vị trực thuộc (bao gồm cả các đại diện thường trực và các phòng nghiệp vụ đặt tại các khu vực) để vừa đảm bảo việc phát hiện và phân loại xử lý thông tin tội phạm được kịp thời, chính xác, việc điều tra xử lý tội phạm đảm bảo thời hạn tố tụng, vừa bảo đảm hoạt động độc lập, chỉ huy thống nhất của Thủ trưởng CQĐT và chỉ đạo kịp thời của Viện trưởng VKSND tối cao. Tuy nhiên, để có thể đảm đương được tốt công tác thu thập, phát hiện, tiếp nhận tin báo, tố giác và phát hiện, điều tra, xử lý số vụ án xâm phạm hoạt động tư pháp, án tham nhũng, chức vụ xảy ra trong hoạt động tư pháp thuộc thẩm quyền trong phạm vi cả nước, thì cần thành lập thêm các đại diện Thường trực ở các vùng miền trên cả nước. Hiện nay, Cơ quan điều tra VKSND tối cao đang có hai đại diện thường trực tại thành phố Hồ Chí Minh và thành phố Đà Nẵng,

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 23/06/2022