Luật hiến pháp và luật hành chính Bảo đảm quyền tố giác về tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp - Từ thực tiễn của Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao - 14


3.3.7.2. Giải pháp riêng đối với Phòng tiếp nhận, phân loại, xử lý và quản lý thông tin về tội phạm thuộc thẩm quyền của Cơ quan điều tra Viện KSND tối cao (Phòng 1).

Xây dựng “Giải pháp nâng cao chất lượng thu thập, tiếp nhận, quản lý và xử lý nguồn tin về tội phạm thuộc thẩm quyền, đặc biệt là tội phạm tham nhũng, chức vụ xảy ra trong hoạt động tư pháp” thuộc thẩm quyền của Cơ quan điều tra Viện KSND tối cao, đảm bảo cho công tác phát hiện, thu thập, phân loại, xử lý, quản lý thông tin vi phạm tội phạm được nhanh chóng, chính xác, kịp thời, có hiệu quả, đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ đặt ra trong tình hình hiện nay, Cụ thể:

- Thứ nhất: Thực hiện nhiệm vụ công tác phân loại xử lý nhanh, sơ bộ thông tin đầu vào:

+ Thông tin đến phòng 1 được thực hiện phân loại xử lý nhanh sơ bộ đầu vào, qua đó xác định ngay những thông tin, đơn thư tố cáo có sự phản ảnh khá rò về dấu hiệu tội phạm, những thông tin, đơn thư tố cáo có tính chất nhạy cảm, bức xúc nổi cộm được dư luận xã hội quan tâm, và những thông tin đơn thư tố cáo được các cấp Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quốc hội và Lãnh đạo Viện KSND tối cao chuyển đến cũng như những thông tin, đơn thư được Lãnh đạo Cơ quan điều tra quan tâm, chỉ đạo phải được thực hiện phân loại, xử lý ngay trong thời gian 03 ngày làm việc từ khi tiếp nhận thông tin; các thông tin đơn thư khác phải được tập chung, phân loại, xử lý xong trong thời gian không quá 15 ngày làm việc.

+ Sắp xếp lại tổ chức, phân công lại nhiệm vụ cho cán bộ công chức, điều tra viên trong phòng làm nhiệm vụ công tác tiếp nhận phân loại, xử lý, quản lý thông tin tội phạm trong phòng cho phù hợp với năng lực, yêu cầu của nhiệm vụ công tác; theo hướng Lãnh đạo Phòng (Đ/c Trưởng phòng chịu trách nhiệm trong công tác phân loại nhanh sơ bộ thông tin đầu vào trước khi chuyển đến các tổ chuyên môn nghiệp vụ thực hiện) để đảm bảo được yêu cầu các


thông tin quan trọng nêu trên được kịp thời nhanh chóng phân loại, xử lý trong thời hạn 03 ngày.

- Thứ hai: Thực hiện nhiệm vụ công tác theo dòi phân loại, xử lý và quản lý thông tin của Cơ quan điều tra:

+ Thông tin sau khi được Lãnh đạo phòng thực hiện phân loại nhanh, sơ bộ đầu vào được chuyển lại bộ phận tiếp nhận, theo dòi phân loại, xử lý và quản lý thông tin tội phạm ( Bộ phận tổng hợp phòng 1) để thực hiện việc sớt kiểm tra thông tin, đơn trùng để phân loại xác định ra những thông tin, đơn đã được phân loại xử lý theo nguyên tắc những thông tin quan trọng ( đã được phân loại sơ bộ đầu vào) phải được thực hiện ngay và chuyển trước đến bộ phận xử lý tiếp theo; việc xử lý tiếp theo được thực hiện như sau:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 126 trang tài liệu này.

+ Các thông tin quan trọng (đã được phân loại sơ bộ đầu vào) cần phải được xử lý ngay trong 3 ngày; và những thông tin tiếp nhận mới được chuyển đến bộ phận theo dòi phân loại, xử lý thông tin đầu vào của cơ quan điều tra (bộ phận tổng hợp) để vào sổ và vào máy tính theo dòi quản lý xử lý thông tin chung; sau đó chuyển thông tin cho Điều tra viên phụ trách địa bàn để thực hiện việc phân loại, đề xuất xử lý theo quy định, theo nguyên tắc Các thông tin quan trọng (đã được phân loại sơ bộ đầu vào) phải được vào sổ, vào máy theo dòi ngay và chuyển trước cho Điều tra viên thực hiện phân loại kịp thời xử lý; Trường hợp Điều tra viên địa bàn phân loại do đi công tác không thể thực hiện được việc phân loại xử lý ngay các thông tin trên thì việc phân loại đề xuất xử lý ngay đối với các thông tin quan trọng trên được giao cho Điều tra viên tổ tổng hợp làm công tác theo dòi phân loại xử lý thông tin của phòng 1 trực tiếp thực hiện.

+ Đối với những thông tin, đơn sau khi kiểm tra, sớt trên máy xác định là thông tin, đơn đã được xử lý (đơn trùng) hoặc đang do các phòng nghiệp vụ đang thực hiện kiểm tra, xác minh ngồn tin, hoặc đang trong các vụ án cũng

Luật hiến pháp và luật hành chính Bảo đảm quyền tố giác về tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp - Từ thực tiễn của Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao - 14


như các đơn khiếu nại liên quan đến quyết định, hành vi tố tụng của Cơ quan điều tra VKSND tối cao thì thực hiện như sau:

Bộ phận tổng hợp kiểm tra sớt đơn trùng vào sổ, vào máy theo dòi đơn trùng, sổ theo dòi chuyển thông tin đến các phòng nghiệp và chuyển thông tin trên cho các điều tra viên địa bàn để phân loại xử lý theo quy định.

- Thứ ba: Thực hiện nhiệm vụ công tác phân loại, đề xuất xử lý thông tin, kiểm tra thông tin vi phạm, tội phạm.

Điều tra viên được phân công nhiệm vụ địa bàn làm công tác phân loại; sau khi tiếp nhận thông tin, đơn từ bộ phận tổng hợp của phòng 1 chuyển đến, phải đọc và nghiên cứu kỹ nội dung phản ánh của thông tin, đơn trên cơ sở đó đánh giá và đề xuất phân loại xử lý thông tin cho chính xác và phù hợp(các thông tin, đơn quan trọng phải được nghiên cứu đề xuất xử lý trước) theo hướng như sau:

+ Thông tin trùng không có nội dung gì mới thì đề xuất lãnh đạo Phòng, lập danh sách trích ngang chuyển Vụ 12 xử lý; những thông tin, đơn tuy xác định là trùng nhưng có nội dung phản ánh tố cáo mới liên quan đến vi phạm tội phạm thuộc thẩm quyền thì thông báo lại bộ phận theo dòi phân loại xử lý thông tin để vào sổ theo dòi quản lý thông tin mới và thực hiện việc đề xuất xử lý mới thông tin trên theo quy định.

+ Thông tin không thuộc thẩm quyền, thông tin xác định không có dấu hiệu xâm phạm hoạt động tư pháp thì đề xuất chuyển đến Vụ 12 để xử lý theo quy định; thông tin do các phòng nghiệp vụ đang kiểm tra, xác minh tố giác hoặc trong các vụ án do các phòng thụ lý thì chuyển đến phòng khu vực đó để xử lý; Thông tin liên quan đến khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của Cơ quan điều tra VKSND tối cao thì chuyển cho phòng 2 xử lý.

+ Thông tin có dấu hiệu vi phạm, xâm phạm hoạt động tư pháp thì đề xuất Lãnh đạo phòng, Lãnh đạo Cơ quan Điều tra chuyển các phòng nghiệp vụ thực hiện xác minh ngồn tin tội phạm


+ Thông tin chưa rò dấu hiệu vi phạm, xâm phạm hoạt động tư pháp cần kiểm tra để có cơ sở căn cứ phân loại xử lý thì đề xuất Lãnh đạo phòng, Lãnh đạo cơ quan điều tra cho thực hiện việc kiểm tra thông tin trước khi đề xuất phân loại xử lý thông tin trên theo hướng đề xuất: Phòng 1 trực tiếp kiểm tra hoặc chuyển các Phòng nghiệp vụ khác kiểm tra hoặc Phối hợp với địa phương để kiểm tra thông tin.

Thông tin do các Phòng nghiệp vụ và địa phương phối hợp kiểm tra; Phòng 1 thực hiện việc kiểm tra theo dòi, đôn đốc để đảm bảo về thời gian việc phân loại, xử lý thông tin ( Bộ phận tổng hợp của phòng thực hiện việc theo dòi và kiểm tra đôn đốc; nếu việc phân loại được phân công theo địa bàn thì do các Điều tra viên quản lý địa bàn đó thực hiện); thông tin kiểm tra sau khi đã chuyển cho các phòng nghiệp vụ và các địa phương phối hợp kiểm tra, sau 20 ngày các đơn vị chưa kết thúc thì thực hiện việc đôn đốc dưới hình thức điện thoại nhắc việc 2-3 lần, quá thời hạn kiểm tra thông tin thì có thông báo bằng văn bản để nhắc đối với các đơn vị trên.

Sau khi điều tra viên địa bàn thực hiện xong việc phân loại xử lý thông tin và được Lãnh đạo Cơ quan điều tra phê duyệt nhất trí thì thông tin được chuyển lại bộ phận tổng hợp phòng 1 (theo dòi xử lý phân loại thông tin) để thực hiện vào sổ theo dòi xử lý, quản lý thông tin của Cơ quan điều tra trước khi chuyển cho các phòng nghiệp vụ, các đơn vị của ngành xử lý thông tin trên theo quy định.

- Việc phân loại xử lý thông tin sau khi có kết quả kiểm tra của các phòng nghiệp vụ và kết quả phối hợp với địa phương trong kiểm tra thông tin:

+ Các thông tin qua kiểm tra có dấu hiệu xâm phạm hoạt động tư pháp thì ĐTV đề xuất lãnh đạo phòng, Lãnh đạo Cơ quan điều tra chuyển xác minh nguồn tin về tội phạm theo quy định (thông tin kiểm tra do các phòng nghiệp vụ thực hiện thì việc đề xuất, báo cáo lãnh đạo do phòng đó thực hiện đề xuất và gửi kết thúc kiểm tra xử lý đối với thông tin về Phòng 1 để theo dòi kết thúc việc phân


loại, xử lý thông tin trên; thông tin do các địa phương phối hợp kiểm tra do Phòng 1 sẽ trực tiếp đề xuất xử lý, báo cáo trình Lãnh đạo phê duyệt).

+ Thông tin qua kiểm tra xác định không thuộc thẩm quyền, không có dấu hiệu xâm phạm hoạt động tư pháp thì báo cáo đề xuất Lãnh đạo cho chuyển thông tin đến Vụ 12 để xử lý theo quy định của pháp luật ( các Phòng nghiệp vụ kiểm tra thông tin trực tiếp làm Báo cáo đề xuất Lãnh đạo duyệt và làm văn bản chuyển Vụ 12; và thông báo kết quả xử lý thông tin trên cho Phòng 1 để thực hiện việc theo dòi, xử lý phân loại và quản lý thông tin). Về yêu cầu đối với tất cả các hồ sơ kiểm tra thông tin, sau khi kết thúc chuyển đến Vụ 12 hoặc trường hợp chuyển đến địa phương thì điều tra viên đều phải sao phô tô lưu hồ sơ kiểm tra thông tin trên để phục vụ cho công tác kiểm tra và trả lời công dân sau này; Phòng khu vực nào kiểm tra thì Phòng đó có trách nhiệm quản lý và lưu trữ hồ sơ kiểm tra thông tin này theo quy đinh của đơn vị về chế độ lưu hồ sơ nghiệp vụ; thông tin do Phòng 1 kiểm tra do Phòng 1 quản lý và lưu trữ.

- Thứ tư: Việc thực hiện chế độ báo cáo, cung cấp thông tin, tài liệu trong công tác phân loại, xử lý thông tin tội phạm khi có yêu cầu:

+ Phòng 1 là tập trung đầu mối công tác phân loại, xử lý và quản lý thông tin tội phạm của Cơ quan điều tra, chịu trách nhiệm thực hiện chế độ báo cáo thông tin theo định kỳ quy định tuần, tháng, quý , năm về Phòng 2 và Vụ 6 VKSND tối cao theo quy chế phối hợp và kiểm sát trong hoạt động phân loại, xư lý thông tin vi phạm tội phạm ( Bộ phận tổng hợp của Phòng 1 chịu trách nhiệm báo cáo).

+ Việc báo cáo và cung cấp tài liệu xử lý thông tin tội phạm khi có yêu cầu của Cơ quan điều tra trong công tác nghiệp vụ hoặc cung cấp tài liệu khi có yêu cầu của Lãnh đạo Cơ quan điều tra và Lãnh đạo VKSND tối cao do Phòng 1 chịu trách nhiệm thực hiện (Bộ phận tổng hợp Phòng 1 tra cứu lại kết quả phân loại, xử lý thông tin để cung cấp các tài liệu khi có yêu cầu; Khi cung cấp thông tin, chú ý cung cấp đầy đủ nội dung kết quả xử lý thông tin và họ tên,


đơn vị của điều tra viên được phân công chịu trách nhiệm phân loại, xử lý thông tin trên);

Yêu cầu việc cung cấp thông tin của điều tra viên các Phòng nghiệp vụ, phải có Phiếu yêu cầu nêu rò về nội dung, mục đích cần cung cấp thông tin tài liệu trên và chuyển đến Phòng 1, Lãnh đạo Phòng 1 phê duyệt chuyển Bộ phận tổng hợp để kiểm tra, cung cấp tài liệu theo yêu cầu.

Đối với bộ phận trực ban hình sự, khi công dân có yêu cầu, đề nghị liên quan đến việc xử lý thông tin, đơn; Yêu cầu điều tra viên làm nhiệm vụ trực ban tiếp nhận ý kiến của công dân và hẹn thời gian để cung cấp, trả lời cho công dân. Sau khi kết thúc việc trực ban hình sự thì có phiếu yêu cầu về phòng 1 cung cấp tài liệu liên quan đến xử lý thông tin, Lãnh đạo Phòng 1 phê duyệt chuyển Bộ phận tổng hợp để kiểm tra, cung cấp tài liệu xử lý thông tin trên chuyển lại trực ban để thông báo cho công dân biết kết quả việc xử lý đối với thông tin trên.


KẾT LUẬN CHƯƠNG 3


Trên cơ sở kết quả nghiên cứu thực trạng và nguyên nhân của những tồn tại, vướng mắc trong việc bảo đảm quyền tố giác về tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp của công dân; tại Chương 3 của luận tác giả tập trung phân tích những quan điểm và đề xuất một số các giải pháp cụ thể nhằm góp phần nâng cao chất lượng trong công tác tiếp nhận, xác minh, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm thuộc thẩm quyền của Cơ quan điều tra VKSND tối cao như: hoàn thiện pháp luật; nâng cao chất lượng của hoạt động lãnh đạo, chỉ đạo điều hành; về bồi dưỡng phẩm chất đạo đức và nâng cao trình độ năng lực của đội ngũ Điều tra viên, Cán bộ điều tra; tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị làm việc. Những giải pháp trên cần được triển khai và thực hiện đồng bộ, thống nhất để góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tiếp nhận, bảo đảm quyền tố giác, báo tin về tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp của công dân tin báo trong giai đoạn hiện nay và những năm tiếp theo.


PHẦN KẾT LUẬN


Trong những năm qua, song song với sự phát triển nhanh chóng của xã hội thì tình hình vi phạm, tội phạm ngày càng diễn biến phức tạp gia tăng cả về số lượng cũng như tính chất, mức độ, hậu quả ngày càng nghiêm trọng của các loại tội phạm nói chung và các tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp nói riêng. Tuy nhiên, việc phát hiện, xác minh, điều tra, xử lý tội phạm nhất là tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp lại gặp rất nhiều khó khăn; nguyên nhân một phần do điều kiện cơ sở vật chất, phương tiện, trang thiết bị và lực lượng của các cơ quan điều tra còn nhiều khó khăn; chủ thể tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp là những người có kiến thức chuyên môn cao nên việc che giấu hành vi vi phạm rất tinh vi, khó phát hiện; mặt khác phần nhiều người dân trình độ còn hạn chế, nhiều trường hợp tâm lý tránh va chạm nên không tố giác tội phạm và không hợp tác, làm việc với các cơ quan có thẩm quyền,…Do đó, để nâng cao chất lượng, hiệu quả trong công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm nói chung và tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp nói riêng thì cần phải có các đề tài nghiên cứu, phân tích cụ thể để đưa ra các giải pháp hiệu quả nhằm bảo đảm quyền tố giác về tội phạm của công dân.

Thông quan việc nghiên cứu đề tài “Bảo đảm quyền tố giác về tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp - Từ thực tiễn của Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao”, tác giả đã nghiên cứu các vấn đề lý luận và các quy định của pháp luật. Qua đó luận văn đã làm rò được khái niệm về tin báo, tố giác về tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp; làm rò chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền của Cơ quan điều tra VKSND tối cao trong việc tiếp nhận, xác minh, giải quyết tố giác về tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp do công dân chuyển đến.

Trên cơ sở lý luận, tác giả nghiên cứu thực tiễn công tác bảo đảm quyền tố giác về tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp của Cơ quan điều tra VKSND tối cao trong giai đoạn 2015-2019. Luận văn đã nêu lên được kết quả trong

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 23/06/2022