Tăng Cường Cơ Sở Vật Chất, Trang Thiết Bị Và Chế Độ Đãi Ngộ Đối Với Điều Tra Viên, Cán Bộ Điều Tra Và Công Chức


đội ngũ công chức, viên chức trong ngành, đổi mới chính sách, chế độ đãi ngộ cho Điều tra viên. Cần có chính sách đãi ngộ xứng đáng, giải quyết hợp lý lợi ích cá nhân với tập thể để giữ cán bộ tốt, Điều tra viên tinh thông nghiệp vụ, đảm bảo việc thực hiện chính sách và điều kiện vật chất cho hoạt động của Điều tra viên.

- Mở rộng nguồn bổ nhiệm Điều tra viên và đổi mới công tác đánh giá, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, tuyển chọn, bổ nhiệm, khen thưởng và kỷ luật Điều tra viên. Tăng cường công tác quản lý, giáo dục, rèn luyện, kiểm tra, thanh tra, giám sát việc thực thi công vụ đối với đội ngũ Điều tra viên.

+ Nguồn cán bộ điều tra, Điều tra viên: cần đa dạng nguồn cán bộ để đáp ứng với yêu cầu nhiệm vụ rất phức tạp, đòi hỏi có trình độ lý luận và thực tiễn cao.

+ Số lượng cán bộ điều tra, Điều tra viên: với yêu cầu nhiệm vụ thực tế, biên chế cán bộ, Điều tra viên của CQĐT cần phải được bổ sung, trong đó Điều tra viên các cấp cần phải được chú trọng tăng cường để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.

- Vinh danh những Điều tra viên tiêu biểu, Điều tra viên giỏi để nhân rộng, tạo sức lan tỏa, tạo động lực thi đua sôi nổi trong toàn ngành Kiểm sát. Sửa đổi các quy định về tiêu chuẩn đào tạo đối với Điều tra viên của ngành Kiểm sát theo hướng thiết thực, tránh hình thức và phù hợp với thực tế.

- Công tác đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ trong thời gian tới: để bảo đảm cho đội ngũ Điều tra viên có năng lực, trình độ để đáp ứng với yêu cầu nhiệm vụ thì trong thời gian tới cần tăng cường mở rộng hợp tác quốc tế trong công tác nghiên cứu, đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ điều tra và học hỏi mô hình, kinh nghiệm của nước ngoài. Mặt khác, cần đổi mới, tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ điều tra trong Trường đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm sát của ngành Kiểm sát và mở rộng hợp tác liên kết đào tạo với Học Viện Cảnh sát nhân dân Bộ Công an.


- Ngoài việc chuẩn hóa về đào tạo chuyên môn nghiệp vụ, lý luận chính trị, tư cách đạo đức và bản lĩnh chính trị, cần trang bị cho cán bộ, Điều tra viên kiến thức hội nhập quốc tế và thường xuyên được bồi dưỡng nghiệp vụ công tác điều tra:

+ Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng tại Trường đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm sát, Học viện Cảnh sát nhân dân cho Điều tra viên, cán bộ điều tra của Cơ quan điều tra VKSND tối cao về các nội dung: Nghiệp vụ điều tra hình sự; chiến lược, chiến thuật điều tra; kỹ năng điều tra tổng hợp; kỹ năng điều tra các loại án cụ thể; các kiến thức bổ trợ cho nghiệp vụ điều tra...

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 126 trang tài liệu này.

+ Thường xuyên tổ chức tổng kết, rút kinh nghiệm về nghiệp vụ điều tra cho Điều tra viên, cán bộ điều tra của Cơ quan điều tra VKSND tối cao thông qua các vụ án cụ thể đã thụ lý, khởi tố, điều tra.

+ Tăng cường công tác nghiên cứu khoa học về hoạt động điều tra của VKSND thông qua việc xây dựng các đề tài khoa học, chuyên đề nghiệp vụ nhằm nâng cao trình độ lý luận nhằm phục vụ tích cực hoạt động điều tra.

Luật hiến pháp và luật hành chính Bảo đảm quyền tố giác về tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp - Từ thực tiễn của Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao - 13

+ Tổ chức các Hội thảo khoa học nghiệp vụ về hoạt động điều tra của VKSND, về quan hệ phối hợp giữa Cơ quan điều tra VKSND tối cao với hoạt động thực hành quyền công tố, kiểm sát điều tra của Viện kiểm sát.

+ Tổ chức nghiên cứu, tìm hiểu kinh nghiệm hoạt động điều tra của CQĐT thuộc Viện kiểm sát, Viện Công tố các nước trên thế giới.

Trách nhiệm thực hiện: Vụ Tổ chức cán bộ VKSND tối cao, Cơ quan điều tra VKSND tối cao.

3.3.4.2. Giải pháp cụ thể

Tập huấn nghiệp vụ điều tra cho Điều tra viên, Cán bộ điều tra

- Nội dung tập huấn: Tiêu chí: Bảo đảm đúng quy định của pháp luật, đồng thời gắn với thực tiễn hoạt động điều tra

- Hình thức tập huấn: Tiêu chí: Đa dạng, phong phú, có thể kết hợp trực tiếp với trực tuyến.


- Phương pháp tập huấn: Tiêu chí: Kết hợp giữa các phương pháp như giảng bài với đối thoại.

- Báo cáo viên: Tiêu chí: Bảo đảm nắm vững quy định của pháp luật, có kinh nghiệm thực tiễn, có khả năng tập huấn.

- Số lượng buổi tập huấn: Tiêu chí: Bảo đảm đáp ứng được nhu cầu của Điều tra viên, Cán bộ điều tra, tiết kiệm, hiệu quả.

Trách nhiệm thực hiện

Cơ quan điều tra VKSND tối cao chủ trì, phối hợp với Vụ Pháp chế và Quản lý khoa học, Văn phòng, Cục Thống kê tội phạm và Công nghệ thông tin VKSND tối cao và các đơn vị có liên quan.

3.3.5. Tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị và chế độ đãi ngộ đối với Điều tra viên, Cán bộ điều tra và công chức

Cơ quan điều tra VKSND tối cao cùng với CQĐT Bộ Công an, CQĐTHS Bộ Quốc phòng, được Luật Tổ chức CQĐTHS và Bộ luật TTHS năm 2015 điều chỉnh. Có chức năng, nhiệm vụ giống nhau, nhưng kinh phí cấp cho hoạt động điều tra của CQĐT Bộ Công an, Bộ Quốc phòng được Bộ Tài chính xếp vào dạng kinh phí đặc thù và có quy định riêng về tiền lương, chế độ đãi ngộ đối với lực lượng cán bộ, Điều tra viên, được cấp trang thiết bị, phương tiện chuyên dụng, hiện đại phục vụ hoạt động điều tra. Còn kinh phí cấp cho hoạt động điều tra của Cơ quan điều tra VKSND tối cao lại phân bổ theo kinh phí hành chính, trang thiết bị, phương tiện phục vụ hoạt động điều tra vừa thiếu lại lạc hậu (bắt đối tượng phạm tội nhưng lại không có công cụ hỗ trợ; không có trang thiết bị, phương tiện chuyên dụng, hiện đại phục vụ trực ban hình sự hay áp dụng các biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt theo quy định của pháp luật…), trong khi đó hoạt động điều tra của Cơ quan điều tra VKSND tối cao mang tính chất đặc thù và khó khăn, phức tạp hơn so với hoạt động điều tra của Cơ quan điều tra Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, như: chỉ tổ chức ở Trung ương nhưng địa bàn hoạt


động rộng khắp trên cả nước, phải di chuyển xa, nhiều vụ, việc không thể ủy thác điều tra được...

Để thực hiện yêu cầu nhiệm vụ tăng thêm, Cơ quan điều tra VKSND tối cao kiến nghị cấp có thẩm quyền xem xét tăng cường các điều kiện về kinh phí, phương tiện, trang thiết bị nghiệp vụ cho hoạt động điều tra, theo hướng:

- Về kinh phí hoạt động điều tra: Bảo đảm kinh phí cho hoạt động kiểm tra thông tin, xác minh nguồn tin về tội phạm và điều tra vụ án hình sự; xác định kinh phí phục vụ hoạt động điều tra của CQĐT của VKSND tối cao mang tính chất đặc thù như CQĐT chuyên trách khác (CQĐT trong Công an, CQĐT trong Quân đội), vì vậy cần phải được chuyển từ kinh phí hành chính sang kinh phí đặc thù phục vụ hoạt động kiểm tra thông tin; xác minh tố giác, tin báo về tội phạm và điều tra vụ án hình sự thuộc thẩm quyền theo quy định (tiền án phí); kinh phí thực hiện chế độ chi cho hoạt động cung cấp tin theo quy định (tiền mật phí).

- Về phương tiện, trang thiết bị nghiệp vụ phục vụ hoạt động điều tra của Cơ quan điều tra VKSND tối cao: Xác định phương tiện, trang thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ đặc thù như CQĐT thuộc Bộ Công an, Bộ Quốc phòng.

Đối với trang thiết bị ghi âm, ghi hình cơ động việc hỏi cung (đối với bị can tại ngoại) và lấy lời khai bị hại, người làm chứng...(tiến hành ngoài trụ sở CQĐT): Theo Đề án riêng về ghi âm, ghi hình có âm thanh của Bộ Công an xây dựng. Đối với trang bị ô tô chuyên dùng: Hiện nay đã có phê duyệt của Bộ tài chính, CQĐT được cấp 35 xe ô tô chuyên dùng.

Để xây dựng lực lượng Điều tra viên, Cán bộ điều tra có năng lực, đáp ứng với yêu cầu nhiệm vụ được giao, căn cứ vào hoạt động đặc thù của Cơ quan điều tra VKSND tối cao: Thứ nhất tính chất công việc phức tạp, đòi hỏi năng lực trình độ cao, hoạt động điều tra vừa có tính đặc thù của ngành Kiểm sát vừa có tính đặc thù của các CQĐT khác; mặt khác trụ sở cơ quan độc lập (không gắn liền với cấp huyện, cấp tỉnh như cơ quan tiến hành tố tụng khác).


Do vậy, cần có cơ chế đặc thù về lương, phụ cấp của Điều tra viên, Cán bộ điều tra Cơ quan điều tra VKSND tối cao được áp dụng như lực lượng vũ trang; có chế độ chính sách phù hợp cho đội ngũ cán bộ, Điều tra viên để thu hút được người có năng lực; đồng thời, bảo đảm cho đội ngũ cán bộ, Điều tra viên yên tâm công tác, không vi phạm, tiêu cực, cần phải chú trọng quan tâm một số vấn đề cơ bản như: Chế độ lương, phụ cấp của cán bộ, Điều tra viên cần được đảm bảo phù hợp với hoạt động điều tra (phù hợp với các CQĐT khác thuộc Bộ Công an, Bộ Quốc phòng). Cần có nhà công vụ cho đội ngũ Điều tra viên, cán bộ. Các điều kiện bảo đảm khác, như: Chế độ công tác phí, ưu tiên phương tiện giao thông... để hoàn thành nhiệm vụ.

3.3.6. Tăng cường sự lãnh đạo, kiểm tra, giám sát việc bảo đảm quyền tố giác về tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp

Thứ nhất, bản thân lãnh đạo luôn đi sâu, đi sát vào các hoạt động nghiệp vụ, quan tâm, chỉ đạo, kiểm tra tiến trình giải quyết công việc của nhân viên cấp dưới.

Thứ hai, bản thân người lãnh đạo, quản lý cần lựa chọn các các bộ, Điều tra viên phù hợp để thực hiện việc tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị

- Tăng cường công tác tuyên truyền về chức năng nhiệm vụ, hoạt động của CQĐT-VKSNDTC trên các kênh thông tin đại chúng, tạp chí và báo pháp luật của nghành, giúp cho đông đảo quần chúng nhân dân hiểu rò về vai trò, vị trí, chức năng nhiệm vụ của CQĐT-VKSNDTC, qua đó chủ động cung cấp thông tin vi phạm, tội phạm thuộc thẩm quyền đến CQĐT-VKSNDTC được kịp thời, giúp cho việc phát hiện, đấu tranh chống tội phạm trên lĩnh vực này có hiệu quả;

- Tăng cường cơ sở vật chất, trang bị phương tiện kỹ thuật… các hoạt động ghi âm, ghi hình, nghe lén điện thoại... giúp cho công tác phát hiện, thu thập và xử lý thông tin tội phạm có hiệu quả hơn. Phải xác định tính chất, hoạt


động điều tra của Cơ quan điều tra VKSND tối cao có tính chất đặc thù như hoạt động điều tra của Cơ quan điều tra thuộc Bộ Công an, Bộ Quốc phòng và những đặc thù riêng của Cơ quan điều tra VKSND tối cao;

- Thành lập Trung tâm xử lý, quản lý thông tin tội phạm theo hướng ứng dụng triệt để công nghệ thông tin giúp cho công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành trong việc thu thập, theo dòi, phân loại, xử lý, quản lý thông tin được khoa học, chính xác, có hệ thống, chủ động kịp thời và phục vụ thiết thực cho công tác điều tra, xử lý tội phạm; đồng thời Trung tâm này giúp tăng cường việc chủ động mở rộng trong phát hiện, thu thập các thông tin, nguồn tin về tội phạm thuộc thẩm quyền của Cơ quan điều tra Viện KSND tối cao. Qua đó giúp cho đội ngũ cán bộ, công chức, điều tra viên làm công tác này có tính chuyên sâu về nghiệp vụ đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ trong giai đoạn hiện nay;

- Sơ kết, tổng kết tọa đàm trực tuyến hàng năm công tác thu thập, tiếp nhận, quản lý và xử lý nguồn tin về tội phạm thuộc thẩm quyền. Qua đó, phát hiện được những tồn tại, thiếu sót, hạn chế cần khắc phục trong công tác này; đồng thời tổng kết được những phương pháp, biện pháp thu thập và xử lý thông tin vi phạm về tội phạm. Thông qua công tác thực tiễn giải quyết để nâng cao năng lực nghiệp vụ cũng như trình độ của đội ngũ cán bộ, điều tra viên trong công tác này;

- Có cơ chế, hình thức khen thưởng về tinh thần và vật chất đối với những cá nhân, đơn vị thực hiện tốt công tác phối hợp, phát hiện, thu thập tin báo về tội phạm và đối tượng khác tạo sự khích lệ, động viên trong công tác này; Lấy hiệu quả của công tác phối hợp, phát hiện, thu thập tin báo về tội phạm làm một trong các tiêu chí đánh giá thi đua đối với cá nhân và đơn vị.

* Đối với quan hệ phối hợp giữa các Phòng nghiệp vụ thuộc Cơ quan điều tra Viện KSND tối cao:

- Tăng cường tính chủ động của các phòng nghiệp vụ, của Điều tra viên trực tiếp phát hiện, thu thập tin báo về tội phạm, trong đó mở rộng phát hiện,


thu thập những thông tin vi phạm, tội phạm mà đối tượng, người phạm tội thuộc thẩm quyền mới của Cơ quan điều tra VKSND tối cao; nhất là nhóm đối tượng địa bàn cơ sở Công an xã, phường, thị trấn dễ liên quan đến vi phạm tội phạm khi được tham gia vào khâu đầu của hoat động TTHS, trong tiếp nhận và xác minh ban đầu nguồn tin tội phạm, chú trọng các địa bàn trọng điểm thường xảy ra vi phạm, tội phạm; lưu ý các thông tin trên mạng xã hội, internet…để kịp thời trong phát hiện vi phạm, tội phạm;

- Đổi mới phương pháp phát hiện, thu thập nguồn tin về tội phạm theo hướng sử dụng các biện pháp nghiệp vụ, xây dựng mạng lưới cộng tác viên, cơ sở bí mật tại các ngành, lĩnh vực xảy ra nhiều vi phạm tội phạm giúp cho công tác phát hiện vi phạm, tội phạm và đấu tranh xử lý tội phạm được chủ động, kịp thời, nhanh chóng, có hiệu quả. Đây là một yêu cầu tất yếu đối với các Cơ quan điều tra nói chung và đối với Cơ quan điều tra Viện KSND tối cao nói riêng. Cơ quan điều tra cần nghiên cứu theo hướng giao chỉ tiêu nhiệm vụ trong xây dựng mạng lưới cộng tác viên, cơ sở bí mật cho các phòng nghiệp vụ và điều tra viên để giúp công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm đạt được hiệu quả cao.

* Đối với công tác phối hợp giữa Cơ quan điều tra Viện KSND tối cao với Viện kiểm sát các cấp và các cơ quan, tổ chức cá nhân khác:

- Phải xác định rò ràng trách nhiệm của các đơn vị thuộc Viện kiếm sát nhân dân tối cao và Viện kiểm sát nhân dân các cấp. Theo đó, phải có cơ chế rò ràng xác định rò trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình các đơn vị thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân cấp cao có trách nhiệm tiếp nhận, phát hiện nguồn tin về tội phạm thuộc thẩm quyền của Cơ quan điều tra VKSND tối cao; trường hợp xác định nguồn tin về tội phạm thuộc thẩm quyền của Cơ quan điều tra Viện KSND tối cao thì chuyển ngay các tài liệu có liên quan đến Cơ quan điều tra Viện KSND tối cao để giải quyết theo quy định của pháp luật. Yêu cầu VKS các cấp, đặc biệt là Viện KSND cấp huyện chú trọng trong việc quản lý tình hình vi phạm, tội phạm xảy ra ở một


số chủ thể là đối tượng thuộc thẩm quyền mới của Cơ quan điều tra Viện KSND tối cao như: Công an xã, Hải quan, Kiểm lâm, Cảnh sát biển, Kiểm ngư, các cơ quan của Công an nhân dân được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra hoặc do người có thẩm quyền tiến hành hoạt động tư pháp khác.

- Phối hợp với Viện KSND địa phương trong kiểm tra thông tin vi phạm, tội phạm đối với những thông tin nội dung phản ánh giáp ranh giữa dấu hiệu vi phạm, tội phạm nhưng chưa rò, chưa có căn cứ để phân loại xử lý được cần phải kiểm tra; những thông tin mà qua đánh giá Cơ quan điều tra có trực tiếp thực hiện việc kiểm tra cũng khó có cơ sở để kết luận xử lý được vụ việc nhưng vẫn cần phải qua kiểm tra để phân loại xử lý; việc phối hợp với địa phương trong kiểm tra giúp cho việc thu thập thông tin tài liệu ban đầu để có cơ sở đánh giá phân loại xử lý thông tin được chính xác, giảm tải được công việc và nhân lực, kinh phí trong hoạt động kiểm tra phân loại xử lý thông tin vụ việc. Qua đó, tăng cường mối quan hệ phối hợp giữa địa phương và Cơ quan điều tra Viện KSND tối cao; nâng cao được trách nhiệm và tạo được vị thế cho VKSND các địa phương với các cơ quan tư pháp liên quan trong thực hiện các hoạt động nghiệp vụ.

- Phối hợp với các cơ quan tư pháp và với các cơ quan khác trong phòng ngừa xử lý vi phạm, tội phạm; các cơ quan truyền thông báo chí trong tuyên truyền về chức năng, nhiệm vụ quyền hạn và hoạt động của Cơ quan điều tra Viện KSND tối cao. Qua đó, giúp cho công tác phòng ngừa vi phạm, tội phạm trong lĩnh vực này được tốt hơn; giúp cho cán bộ, công chức trong các cơ quan tư pháp và nhân dân có nhận thức đúng hơn, đầy đủ hơn về thẩm quyền, chức năng, nhiệm vụ vai trò và hoạt động của Cơ quan điều tra Viện KSND tối cao trong xử lý vi phạm, tội phạm lĩnh vực xâm phạm hoạt động tư pháp. Qua đó, sẽ có những phát hiện phản ánh, tố giác tội phạm trong lĩnh vực này đến Cơ quan điều tra Viện KSND tối cao hiệu quả hơn.

Xem tất cả 126 trang.

Ngày đăng: 23/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí