CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG BẢO ĐẢM QUYỀN TỐ GIÁC VỀ TỘI PHẠM XÂM PHẠM HOẠT ĐỘNG TƯ PHÁP Ở CƠ QUAN ĐIỀU TRA VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỐI CAO
2.1. Khái quát về Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao
Trong những năm vừa qua nhằm thực hiện có hiệu quả các đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước, cụ thể: Nghị quyết số 49- NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 và Kết luận số 79-KL/TW ngày 28/7/2010 của Bộ Chính trị về Đề án đổi mới tổ chức và hoạt động của Tòa án, Viện kiểm sát, Cơ quan điều tra theo Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 xác định rò các quan điểm, phương hướng đổi mới tổ chức và hoạt động của Toà án, Viện kiểm sát và Cơ quan điều tra; đồng thời khẳng định “VKSND có chức năng thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp như hiện nay”. Trong đó, việc đổi mới tổ chức và hoạt động của VKSND bao gồm việc đổi mới tổ chức và hoạt động của Cơ quan điều tra VKSND. Để đảm bảo thực hiện tốt các chủ trương trên, các cơ quan tư pháp nói chung và Cơ quan điều tra VKSND tối cao nói riêng đã triển khai thực hiện nhiều biện pháp để đảm bảo nâng cao, đổi mới công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm nói chung và tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp nói riêng.
Công tác xây dựng, hoàn thiện thể chế pháp luật để đảm bảo quyền khiếu nại, tố cáo nói chung và quyền tố giác về tội phạm nói riêng đã được Đảng và Nhà nước quan tâm. Từ năm 2015 đến năm 2019 thì Quốc hội và các Bộ ngành đã ban hành nhiều luật và văn bản dưới luật hướng dẫn cụ thể việc tố cáo, tố giác tội phạm, cụ thể: Bộ luật Tố tụng hình sự, Bộ luật hình sự, Luật tổ chức Cơ quan điều tra hình sự năm 2015, Luật Tố cáo năm 2018, Thông tư liên tịch số 01/2017/TTLT-BCA-BQP-BTC-BNN&PTNT-VKSNDTC ngày
29/12/2017 quy định việc phối hợp giữa các cơ quan có thẩm quyền trong việc
thực hiện một số quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 về tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố, Nghị định 31/2019/NĐ-CP ngày 10/4/2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp tổ chức thi hành Luật tố cáo...
Qua đó, đã tạo hành lang pháp lý bảo đảm cơ bản cho công dân được thực hiện quyền tố cáo và quyền tố giác về tội phạm nói chung và tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp, tội phạm tham nhũng, chức vụ xảy ra trong hoạt động tư pháp nói riêng. Không những đã tạo điều kiện thuận lợi cho người dân được thực hiện các quyền của mình mà còn quy định cụ thể chức năng, nhiệm vụ của các Cơ quan tư pháp và cán bộ, công chức của các Cơ quan tư pháp. Từ đó, nâng cao ý thức, trách nhiệm của mỗi cán bộ, công chức trong việc thực hiện công vụ, đảm bảo cho công dân được thực hiện tối đa quyền tố giác về tội phạm của mình.
Có thể bạn quan tâm!
- Các Yếu Tố Cấu Thành Bảo Đảm Quyền Tố Giác Về Tội Phạm Xâm Phạm Hoạt Động Tư Pháp
- Kiến Nghị Với Cơ Quan, Tổ Chức Hữu Quan Áp Dụng Biện Pháp Khắc Phục Nguyên Nhân, Điều Kiện Làm Phát Sinh Tội Phạm.
- Cơ Quan, Tổ Chức Có Trách Nhiệm Tiếp Nhận Tố Giác, Tin Báo Về Tội Phạm, Kiến Nghị Khởi Tố Gồm:
- Phân Tích Thực Trạng Bảo Đảm Quyền Tố Giác Về Tội Phạm Xâm Phạm Hoạt Động Tư Pháp Ở Cơ Quan Điều Tra Viện Kiểm Sát Nhân Dân Tối Cao
- Thực Hiện Trình Tự Thủ Tục Bảo Vệ
- Đánh Giá Chung Thực Trạng Bảo Vệ Quyền Tố Giác Về Tội Phạm Xâm Phạm Hoạt Động Tư Pháp Ở Cơ Quan Điều Tra Vksnd Tối Cao
Xem toàn bộ 126 trang tài liệu này.
Kết quả trong những năm vừa qua cho thấy tình hình vi phạm, tội phạm trên cả nước ngày càng được phát hiện, điều tra nhiều hơn, nhanh hơn đặc biệt là các vụ án đặc biệt nghiêm trọng liên quan đến các loại tội phạm như: Giết người, Buôn bán trái phép chất ma túy và các loại tội phạm xâm hại trẻ em; đặc biệt là các loại tội phạm liên quan đến tham nhũng, kinh tế, chức vụ đã được nhanh chóng phát hiện, xử lý kịp thời, nghiêm minh đã mang lại niềm tin rất lớn cho người dân vào sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước.
2.1.1. Đặc điểm chung của Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao
Theo quy định tại Điều 4 Luật tổ chức Cơ quan điều tra hình sự năm 2015, hệ thống Cơ quan điều tra gồm: Cơ quan điều tra của Công an nhân dân; Cơ quan điều tra trong Quân đội nhân dân; Cơ quan điều tra của VKSND tối cao. Trong đó Cơ quan điều tra của VKSND tối cao mang tính đặc thù vừa là cơ quan tiến hành tố tụng độc lập trong hệ thống các Cơ quan điều tra theo quy định của pháp luật, vừa là đơn vị nghiệp vụ trực thuộc VKSND tối cao có trách
nhiệm phối hợp với các đơn vị khác trong ngành Kiểm sát nhân dân thực hiện chức năng thực hành quyền công tố nhằm bảo vệ quyền con người, quyền công dân theo quy định của Hiến pháp và pháp luật; bảo đảm hoạt động đúng đắn của các cơ quan tư pháp, chống oan, sai, chống bỏ lọt tội phạm. Hoạt động điều tra của Cơ quan điều tra chính là công cụ quan trọng nhằm thực hiện chức năng thực hành quyền công tố của Viện kiểm sát, là thiết chế đặc thù nhằm kiểm soát quyền lực tư pháp.
Như vậy, theo quy định của pháp luật, thì Cơ quan điều tra VKSND tối cao là một trong hệ thống ba hệ thống Cơ quan điều tra chuyên trách của Nhà nước, vừa có nhiệm vụ tiến hành tố tụng độc lập, lại vừa có nhiệm vụ phối hợp với các đơn vị khác trong ngành Kiểm sát nhân dân thực hiện chức năng thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp; bảo đảm hoạt động đúng đắn của các cơ quan tư pháp, chống oan, sai, chống bỏ lọt tội phạm; hoạt động điều tra của Cơ quan điều tra VKSND tối cao chính là công cụ sắc bén, là một thiết chế đặc thù nhằm để kiểm soát quyền lực tư pháp.
2.1.2. Đặc thù trong thực hiện chức năng, nhiệm vụ so với các đơn vị hành chính khác
Với vị trí pháp lý là một đơn vị nghiệp vụ thuộc VKSND tối cao có trách nhiệm phối hợp với các đơn vị khác trong ngành Kiểm sát nhân dân thực hiện chức năng thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp theo quy định của Hiến pháp năm 2013; Luật Tổ chức VKSND năm 2014. Cơ quan điều tra VKSND tối cao còn phải thực hiện chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền điều tra theo quy định tại Điều 30 Luật Tổ chức Cơ quan điều tra hình sự năm 2015. Hoạt động điều tra của Cơ quan điều tra VKSND tối cao mang tính đặc thù cao, khác biệt so với cán bộ, công chức nhà nước thông thường, cụ thể:
- Về thời gian thực hiện nhiệm vụ: Cơ quan điều tra không phải là cơ quan hành chính làm việc theo Bộ luật lao động, mà do yêu cầu công việc, ngoài việc Điều tra viên, Cán bộ điều tra phải thực hiện theo giờ hành chính
còn phải trực ban hình sự 24/24h và thực hiện các nhiệm vụ đột xuất, khi có sự việc xảy ra phải thực hiện nhiệm vụ ngay, hoạt động ngoài giờ hành chính hoặc ngày nghỉ, ngày lễ. Hoạt động điều tra mang tính chủ động, tính chiến đấu, khi nhận được tin báo, tố giác tội phạm thuộc thẩm quyền là phải phân công Điều tra viên kịp thời đến tận nơi xảy ra để thực hiện nhiệm vụ (VD: Khám nghiệm hiện trường, tử thi, thu thập dấu vết, chứng cứ, khám xét khẩn cấp, bắt, giữ đối tượng… (có thể gây nguy hại đến sức khỏe và tính mạng Điều tra viên).
- Về phạm vi hoạt động điều tra: Cơ quan điều tra VKSND tối cao không giới hạn về địa hạt hành chính và lĩnh vực hoạt động (trong từng lĩnh vực, địa bàn, từng khâu công tác nghiệp vụ như các đơn vị nghiệp vụ Kiểm sát) mà trải rộng khắp cả nước (Bắc, Trung, Nam) có thể là nước ngoài, với rất nhiều lĩnh vực hoạt động chuyên môn nghiệp vụ (Hình sự, dân sự, hành chính, kinh doanh thương mại, lao động, giam giữ, thi hành án…), do đó việc đi lại gặp khó khăn, tốn kém.
Để khám phá tìm ra tội phạm, người phạm tội, Cơ quan điều tra phải áp dụng mọi biện pháp theo luật định, trong đó có biện pháp trinh sát, mua thông tin, sử dụng mạng lưới cơ sở, nằm vùng để theo dòi, thu thập dấu vết, nguồn chứng cứ…
- Trong công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ: Ngoài việc đào tạo đội ngũ Điều tra viên, Cán bộ điều tra nắm vững các quy định của pháp luật, có trình độ chuyên môn nghiệp vụ và trình độ lý luận chính trị như các Cơ quan hành chính và các cơ quan tiến hành tố tụng khác như: Công an, Tòa án, Thi hành án. Cơ quan điều tra VKSND tối cao còn phải đào tạo chuyên sâu về hoạt động thực tiễn đối với tất cả các hoạt động tố tụng theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự: Tổ chức thực hiện khám nghiệm hiện trường; khám nghiệm tử thi; thực nghiệm điều tra; thu thập dấu vết; chụp ảnh, quay phim; ghi âm, ghi hình có âm thanh khi hỏi cung bị can, lấy lời khai người làm chứng, người bị hại, người có quyền lợi nghĩa vụ có liên quan đến vụ án; sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ khi
tác nghiệp các hoạt động điều tra trong việc bắt, tạm giữ, tạm giam bị can chống đối, gây thương vong, thiệt hại đến tài sản nhà nước và công dân…và rất nhiều các hoạt động thực tiễn cần thiết phải đào tạo (cầm tay chỉ việc) cho Điều tra viên, Cán bộ điều tra thì mới đáp ứng được yêu cầu đòi hỏi của tính chất hoạt động điều tra mang tính đặc thù của Cơ quan điều tra VKSND tối cao theo quy định của các đạo luật mới.
Để tổ chức được một khóa đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ điều tra hình sự cho Điều tra viên, Cán bộ điều tra, Cơ quan điều tra phải liên hệ ký hợp đồng đào tạo, giảng dạy với các trường đào tạo nghiệp vụ chuyên ngành, các cơ quan chức năng chuyên môn, như: Học viện Cảnh sát nhân dân, Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội, Phòng giám định kỹ thuật hình sự - Bộ quốc phòng, Phòng giám định hình sự - Bộ Công an, Cơ quan cảnh sát điều tra Công an thành phố Hà Nội; các nhà khoa học, các nhà thực tiễn có kinh nghiệm trong hoạt động điều tra để truyền đạt lý luận cũng như kinh nghiệm thực tiễn về hoạt động điều tra; ngoài ra còn phải chuẩn bị các phương tiện, điều kiện về trang thiết bị máy móc, dụng cụ, như: máy ảnh, máy quay phim, súng, đạn, còng, roi điện, danh bản, chỉ bản, dụng cụ khám nghiệm, dụng cụ bơi, vò thuật, trích xuất dữ liệu điện tử từ máy vi tính, máy điện thoại… phục vụ cho hoạt động thực tế trong quá trình đào tạo, bồi dưỡng (lý luận đi đôi với thực hành).
2.1.3. Đặc thù trong thực hiện chức năng, nhiệm vụ so với các Cơ quan điều tra khác
Cơ quan điều tra của VKSND tối cao và Cơ quan điều tra của Công an nhân dân, Cơ quan điều tra trong quân đội nhân dân đều thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định tại Điều 8 Luật Tổ chức Cơ quan điều tra hình sự năm 2015. Nhưng cơ cấu tổ chức bộ máy, biên chế, các chế độ chính sách tiền lương, đãi ngộ, phụ cấp thì lại rất khác nhau (Cơ quan điều tra của Công an nhân dân được tổ chức từ cấp trung ương đến địa phương, xuống các xã, phường, thị trấn, đồn Công an, Trạm Công an. Theo số liệu thống kê (năm 2016) cho thấy lực
lượng cán bộ, trinh sát, điều tra viên các cấp của 04 Cục thuộc Cơ quan Cơ quan điều tra Bộ Công an là 1.476 người (trong đó đơn vị ít nhất là khoảng 300 người và đơn vị nhiều nhất là trên 500 người). Kinh phí hoạt động điều tra được Bộ Tài chính xếp vào dạng kinh phí đặc thù - lực lượng vũ trang.
Trong khi đó cơ cấu tổ chức bộ máy của Cơ quan điều tra VKSND tối cao chỉ có ở cấp trung ương, với biên chế Quốc hội giao năm 2012 là 185 biên chế (thực hiện tinh giản biên chế 10 người, hiện chỉ có 175 người). Kinh phí hoạt động điều tra chỉ được xếp dạng kinh phí hành chính - đơn vị hành chính sự nghiệp. Nhưng với thẩm quyền điều tra và địa bàn điều tra trải rộng khắp cả nước; Đối tượng điều tra là cán bộ, công chức thuộc Cơ quan điều tra, Tòa án, Viện kiểm sát nhân dân, cơ quan thi hành án, người có thẩm quyền tiến hành hoạt động tư pháp (chủ thể đặc biệt). Những đối tượng này đều là người có trình độ về luật pháp, am hiểu sâu rộng các lĩnh vực, có nhiều kinh nghiệm thực tiễn trong lĩnh vực chuyên môn.
- Cơ quan điều tra của Bộ Công an có cơ sở, mạng lưới điều tra từ cấp trung ương đến Công an các tỉnh, thành phố, huyện, xã, phường, thị trấn, đồn công an. Còn đối với Cơ quan điều tra VKSND tối cao chỉ được tổ chức ở cấp trung ương, không có mạng lưới cơ sở “chân rết” như Cơ quan điều tra của Bộ Công an (Hiện tại Cơ quan điều tra VKSND tối cao không có hệ thống tổ chức bộ máy các phòng nghiệp vụ ở tất cả 63 tỉnh thành, phố trên cả nước mà chỉ có ở Hà Nội và 5 phòng nghiệp vụ đặt ở 5 khu vực (thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Đà Nẵng, thành phố Cần Thơ, tỉnh Đắk Lắk, tỉnh Yên Bái); mặt khác, trước đây phạm vi và địa bàn điều tra thuộc thẩm quyền điều tra của Cơ quan điều tra VKSND tối cao thường chỉ diễn ra ở cấp trung ương, cấp tỉnh, huyện, nay theo quy định mới của pháp luật, phạm vi và địa bàn điều tra thuộc thẩm quyền điều tra của Cơ quan điều tra VKSND tối cao được mở rộng xuống địa bàn Công an các xã, phường, thị trấn, Đồn Công an, Trạm Công an (khi họ thực hiện việc tiếp nhận, giải quyết ban đầu tin báo, tố giác về tội phạm theo quy định tại Điều
44 Luật tổ chức Cơ quan điều tra hình sự năm 2015; khoản 3 Điều 145 BLTTHS năm 2015, mà có vi phạm pháp luật). Vì vậy, sẽ có rất nhiều khó khăn về mặt địa lý cũng như yêu cầu đòi hỏi về mặt thời gian đảm bảo cho công tác khám nghiện hiện trường, khám nghiệm tử thi, thu thập dấu vết ban đầu...đối với những vụ việc do Công an xã thực hiện có vi phạm hoạt động tư pháp ở những địa bàn xa trụ sở.
- Đặc điểm của các tội phạm thuộc thẩm quyền điều tra của Cơ quan điều tra VKSND tối cao có tính chất đặc biệt: Trước đây, Cơ quan điều tra VKSND tối cao chỉ điều tra cán bộ, công chức thuộc Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân, Cơ quan Thi hành án phạm tội xâm phạm hoạt động tư pháp, thì đã gây khó khăn cho hoạt động điều tra vì chủ thể phạm tội này là người có trình độ, kiến thức, am hiểu pháp luật, có kinh nghiệm thực tiễn trong hoạt động tố tụng, có thẩm quyền trong hoạt động tư pháp…do đó, thường có thủ đoạn phạm tội, che giấu, chống đối rất tinh vi và khó khăn trong việc phát hiện. Nay theo quy định mới của pháp luật, thẩm quyền điều tra của Cơ quan điều tra VKSND tối cao mở rộng thẩm quyền điều tra đối với chủ thể phạm tội về tham nhũng, chức vụ xảy ra trong hoạt động tư pháp. Trong thực tế hiện nay, việc đấu tranh, điều tra, truy tố, xét xử loại tội phạm về tham nhũng, chức vụ rất khó khăn, thì loại tội phạm có chức vụ quyền hạn trong hoạt động tư pháp lại càng khó khăn hơn. Vì vậy, đòi hỏi cần phải có một lực lượng điều tra chính quy, chuyên nghiệp, có bản lĩnh mới đảm đương được nhiệm vụ mới theo quy định của pháp luật.
- Ngoài việc thực hiện 04 nhiệm vụ theo quy định tại Điều 8 Luật Tổ chức Cơ quan điều tra hình sự năm 2015 như CQĐT của Công an nhân dân, Cơ quan điều tra trong quân đội nhân dân, Cơ quan điều tra của VKSND tối cao còn phải thực hiện chức năng, nhiệm vụ của một đơn vị nghiệp vụ thuộc VKSND tối cao, đó là Thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp, tìm ra nguyên nhân, điều kiện phạm tội để kiến nghị khắc phục vi phạm (trong
hệ thống Cơ quan điều tra chuyên trách của nhà nước, chỉ duy nhất có Cơ quan điều tra VKSND tối cao thực hiện và làm tốt nhiệm vụ kiến nghị phòng ngừa vi phạm, tội phạm nói chung và vi phạm, tội phạm trong hoạt động tư pháp, tham nhũng, chức vụ xảy ra trong hoạt động tư pháp) nhằm bảo vệ quyền con người, quyền công dân theo quy định của Hiến pháp và pháp luật. Hoạt động điều tra của Cơ quan điều tra VKSND tối cao đối với nhiều vụ việc còn phải kiểm tra tính có căn cứ, tính hợp pháp của Cơ quan điều tra các cấp trong Công an nhân dân, trong đó nhiều vụ liên quan đến việc làm sai lệch hồ sơ, làm oan, sai hoặc bỏ lọt tội phạm… bảo đảm hoạt động đúng đắn của các cơ quan tư pháp, là thiết chế đặc thù nhằm kiểm soát quyền lực tư pháp (hoạt động này chỉ có ở Cơ quan điều tra VKSND tối cao).
- Về tính chất công việc phức tạp: Do thẩm quyền điều tra của Cơ quan điều tra VKSND liên quan đến các hoạt động tố tụng từ việc phát hiện tội phạm, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án dân sự, thi hành án hình sự, công tác tạm giữ, tạm giam và các hoạt động bổ trợ tư pháp khác, việc phát hiện, chứng minh hành vi phạm tội ở những lĩnh vực này rất khó khăn, đòi hỏi Điều tra viên, Cán bộ điều tra phải vững về chính trị, tinh thông về nghiệp vụ, chuyên sâu về từng lĩnh vực tư pháp. Mặt khác, hoạt động điều tra còn gắn liền với các hoạt động khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi… môi trường làm việc rất độc hại; việc phát hiện, bắt, giữ, tạm giam, dẫn giải các đối tượng đối mặt với nhiều nguy hiểm, đòi hỏi Điều tra viên, Cán bộ điều tra phải chịu áp lực và trách nhiệm rất cao.
2.1.4. Tình hình hoạt động của Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao
Kể từ ngày 01/01/2018, khi Bộ luật tố tụng hình sự, Bộ luật hình sự, Luật tổ chức Cơ quan điều tra hình sự năm 2015 có hiệu lực thì thẩm quyền, chức năng, nhiệm vụ và hoạt động của Cơ quan điều tra VKSND tối cao đã có những thay đổi mở rộng hơn về nhiều mặt, cụ thể: