Một khái niệm khá gần với chuỗi cung ứng là chuỗi giá trị. Chuỗi giá trị là một khái niệm từ quản trị kinh doanh được khởi xướng bởi Michael Porter (1985). Theo đó chuỗi giá trị được định nghĩa là một chuỗi bao gồm tất cả các hoạt động từ khâu đầu tiên đến khâu cuối cùng nhằm tạo ra giá trị cho người tiêu dùng. Các hoạt động chính liên quan đến việc chuyển đổi về mặt vật lý trong chuỗi, bao gồm: logistics đầu vào, sản xuất, logistics đầu ra, marketing và bán hàng, dịch vụ hậu mãi. Các hoạt động hỗ trợ cho các hoạt động chính bao gồm các hoạt động thu mua, phát triển công nghệ, quản trị nguồn nhân lực, cơ sở hạ tầng của doanh nghiệp.
Một cách tổng quát, cách tiếp cận chuỗi cung ứng hướng tới xem xét sự kết nối giữa các hoạt động trong chuỗi nhằm mục tiêu tăng cường hiệu quả các nguồn lực, tối thiểu hóa chi phí, trong khi cách tiếp cận chuỗi giá trị lại quan tâm đến vấn đề tối đa hóa giá trị gia tăng tạo ra bởi các chủ thể trong chuỗi (Feller và cộng sự, 2006). Hai cách tiếp cận này theo đó phản ánh quan điểm bổ sung về quy trình sản xuất kinh doanh với các luồng luân chuyển các hàng hóa dịch vụ cũng như giá trị và dòng tiền.
Vì vậy, Frederick (2010, 2014) đề xuất mô hình chuỗi giá trị tham chiếu (VCRM) trên cơ sở kết hợp hai khái niệm này, từ đó cung cấp phương pháp phân tích toàn diện hệ sinh thái sản xuất, cung ứng và hoạt động tạo giá trị gia tăng. Cụ thể, mô hình này gồm có 4 thành tố: (1) các hoạt động tạo giá trị gia tăng, (2) chuỗi cung ứng,
R&D
Thiết kế
Sản
xuất
Logistics
Marketing
Dịch vụ
Hoạt động
tạo giá trị gia tăng
(3) thị trường hàng hóa và (4) môi trường hỗ trợ kinh doanh.
Đầu vào Đầu vào | Linh kiện Linh kiện | Sản phẩm cuối cùng Sản phẩm cuối cùng | Phân phối bán hàng Phân phối bán hàng | Chuỗi cung ứng | Thị trường đầu ra Thị trường 1 Thị trường n |
Có thể bạn quan tâm!
- Liên kết với các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài để đẩy mạnh sự tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu của các doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam - 2
- Cơ Sở Lý Luận Về Liên Kết Với Doanh Nghiệp Có Vốn Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài Và Sự Tham Gia Vào Chuỗi Cung Ứng Toàn Cầu Của Doanh Nghiệp
- Các Hình Thức Liên Kết Giữa Doanh Nghiệp Nhỏ Và Vừa Và Doanh Nghiệp Có Vốn Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài
- Các Hình Thức Tham Gia Chuỗi Cung Ứng Toàn Cầu Của Doanh Nghiệp Nhỏ Và Vừa
- Tổng Quan Tình Hình Nghiên Cứu Về Liên Kết Với Doanh Nghiệp Có Vốn Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài Và Sự Tham Gia Vào Chuỗi Cung Ứng Toàn Cầu Của Doanh
- Mức Độ Tham Gia Chuỗi Cung Ứng Toàn Cầu Của Doanh Nghiệp Trung Quốc
Xem toàn bộ 236 trang tài liệu này.
Cơ sở hạ tầng
và tài chính
Dịch vụ
công
Dịch vụ hỗ trợ doanh
nghiệp, cung cấp thông tin, công nghệ
Hệ thống giáo dục đào tạo và
khảo thí
Hiệp hội ngành
nghề, thương mại
Các tổ chức phi chính phủ và hệ
thống tiêu chuẩn
Môi trường hỗ trợ
Hình 1.1: Mô hình VCRM
Nguồn: Frederick (2014)
Trong đó, các hoạt động tạo giá trị gia tăng gồm có nghiên cứu và phát triển sản phẩm, thiết kế, sản xuất, logistics, marketing và dịch vụ. Song song với các hoạt động này là chuỗi cung ứng với sự kết nối các khâu của quá trình sản xuất, gồm có đầu vào thô, linh kiện, sản phẩm cuối cùng và phân phối bán hàng. Chuỗi cung ứng theo đó phản ánh liên kết sản xuất của các thành viên khác nhau trong hệ sinh thái chuỗi giá trị. Thị trường đầu ra và môi trường hỗ trợ kinh doanh tạo cũng giúp hình thành nền tảng cơ bản cho các hoạt động kinh tế, tạo điều kiện cho sự dịch chuyển các sản phẩm trong chuỗi (Frederick, 2014).
Qua phân tích, có thể thấy chuỗi giá trị và chuỗi cung ứng là những quan điểm bổ sung lẫn nhau về mạng lưới kết nối các hoạt động của các chủ thể khác nhau trong cùng một hệ thống nhằm tạo ra dòng chảy các sản phẩm/dịch vụ hoàn chỉnh cung cấp đến người tiêu dùng cuối cùng. Theo cách tiếp cận chuỗi cung ứng, một trong những đối tượng nghiên cứu quan trọng là mối quan hệ liên kết giữa các doanh nghiệp, tổ chức và ảnh hưởng của các mối liên kết tới các chức năng kinh doanh sản xuất trong chuỗi (Park và cộng sự, 2013; Mentzer và cộng sự, 2011). Vì vậy, ở góc độ doanh nghiệp, đặc biệt là quan hệ hợp tác, liên kết giữa các doanh nghiệp, khái niệm chuỗi cung ứng và chuỗi giá trị có ý nghĩa tương đương nhau.
1.2.1.2 Sự hình thành và phát triển của chuỗi cung ứng toàn cầu
Vào đầu thế kỷ 20, các DN thường tự đảm nhận hầu hết các khâu chuỗi cung ứng của mình, từ nguyên liệu thô, vận tải, sản xuất, tới hệ thống phân phối và các cửa hàng bán lẻ. Mặc dù việc tích hợp các hoạt động như vậy đã giúp công ty đạt được khả năng sinh lời cao, nhưng mô hình này chỉ thật sự phù hợp với các thị trường đại chúng dễ dự đoán và thay đổi chậm của những năm 1900 (Hugos, 2011). Ngày nay, cùng với việc các thị trường dễ biến động và thay đổi nhanh chóng, các doanh nghiệp cũng cần phải có sự linh hoạt và nâng cao được tính hiệu quả để có thể phản ứng đủ nhanh hoặc sản xuất được những sản phẩm phù hợp với thị hiếu trên thị trường. Do vậy, thay vì tích hợp hầu hết hoặc toàn bộ các khâu của chuỗi cung ứng, các doanh nghiệp có thể thực hiện liên kết với các công ty khác để cùng thực hiện các hoạt động trong chuỗi cung ứng.
Xu hướng toàn cầu hóa cũng khiến các chuỗi cung ứng không chỉ còn ở trong biên giới một quốc gia hay vùng lãnh thổ mà đã vươn ra quy mô toàn cầu. Khái niệm Chuỗi cung ứng toàn cầu (Global supply chain- GSC) theo đó là một khái niệm mở rộng của chuỗi cung ứng truyền thống khi các hoạt động của chuỗi không chỉ được
đảm đương bởi các doanh nghiệp trong cùng một quốc gia mà có thể do nhiều doanh nghiệp ở nhiều quốc gia thực hiện (Jones và cộng sự, 2019). Ví dụ, điện thoại Samsung hiện nay có thể được nghiên cứu và phát triển ở Hàn Quốc, sử dụng các linh, phụ kiện do doanh nghiệp Trung Quốc sản xuất và được lắp ráp ở Việt Nam. Do vậy, thương mại truyền thống với việc xuất nhập khẩu các hàng hóa và dịch vụ cuối cùng hiện nay chỉ chiếm khoảng 30% tổng giá trị thương mại toàn cầu, trong khi thương mại chuỗi cung ứng toàn cầu với việc xuất nhập khẩu các đầu vào trung gian chiếm tới 70% tổng giá trị thương mại toàn cầu (OECD, 2018)
Xét về khía cạnh lịch sử kinh tế thế giới, khi công nghệ và vận tải còn kém phát triển, mỗi quốc gia đều tự sản xuất hầu hết các mặt hàng tiêu dùng trong nước. Cách mạng công nghiệp lần thứ 1 với sự ra đời của động cơ hơi nước đã giúp chi phí vận tải và giao dịch thương mại giảm đi đáng kể, tạo tiền đề cho thương mại quốc tế và việc phân hóa quy trình sản xuất diễn ra mạnh mẽ (Bairoch, 1990; Baldwin, 2013). Ban đầu, thương mại quốc tế là quá trình trao đổi thành phẩm giữa các quốc gia dựa trên cơ sở lợi thế so sánh, bắt nguồn từ sự khác biệt về công nghệ (theo lý thuyết lợi thế so sánh của Ricardo) hoặc sự khác biệt về nguồn tài nguyên (theo lý thuyết Heckscher- Ohlin). Tuy nhiên, thương mại nội ngành ngày càng trở nên phổ biến với hoạt động mua bán trao đổi các linh kiện, phụ kiện giữa các doanh nghiệp ở các quốc gia khác nhau (Krugman, 1980), điển hình như thương mại nội ngành giữa Mỹ và Canada trong ngành ô tô hay giữa các nước châu Âu trong sản xuất máy móc.
Hiện nay, cùng với xu thế toàn cầu hóa và sự phát triển của công nghệ thông tin và vận tải, các nước đang phát triển cũng bắt đầu tham gia và khẳng định được vị thế trong các chuỗi cung ứng toàn cầu. Việc trao đổi thông tin giữa các đối tác trở nên dễ dàng dễ dàng hơn, đồng thời các linh kiện và bán thành phẩm có thể được vận chuyển nhanh chóng và với chi phí thấp. Do đó, nhiều khâu sản xuất thâm dụng lao động tay nghề thấp, đặc biệt là khâu lắp ráp, đã được chuyển giao từ các nước phát triển sang các nước đang phát triển, những nước vốn được biết đến với lợi thế so sánh về nguồn nhân công giá rẻ.
Grossman và Rossi-Hansberg (2006) sử dụng thuật ngữ “Thương mại nhiệm vụ” (Task trade) đề cập tới quá trình các quốc gia tham gia vào các khâu khác nhau của chuỗi cung ứng toàn cầu. Các doanh nghiệp ở các quốc gia phát triển và đang phát triển đều góp phần làm gia tăng giá trị dọc theo chuỗi cung ứng toàn cầu với việc thực hiện một khâu cụ thể của quá trình sản xuất như sản xuất một bộ phận hoặc
linh kiện của sản phẩm, hoặc cung cấp dịch vụ trung gian cần thiết cho các khâu tiếp theo của quá trình sản xuất. Thương mại nhiệm vụ có thể được thực hiện thông qua hợp đồng giữa các doanh nghiệp ở các quốc gia khác nhau, hoặc thông qua hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài, hoặc các thỏa thuận kết hợp của hai hình thức trên.
Những phân tích trên cho thấy, các chuỗi cung ứng toàn cầu được hình thành trên cơ sở sự phát triển của khoa học công nghệ và sáng kiến của các MNC trong việc phân hóa quá trình sản xuất và đặt cơ sở sản xuất ở nước ngoài (offshore) nhằm tiết kiệm chi phí, nâng cao hiệu quả sản xuất. Tuy nhiên, không chỉ các MNC đầu chuỗi được hưởng lợi mà các doanh nghiệp khác, đặc biệt là các doanh nghiệp ở các nước đang phát triển cũng nhận được nhiều lợi ích khi tham gia được vào chuỗi cung ứng toàn cầu. Việc tham gia các chuỗi cung ứng toàn cầu vừa là cơ hội cho doanh nghiệp học hỏi, trao đổi kinh nghiệm, mở rộng thị trường, vừa đem lại những thách thức đòi hỏi doanh nghiệp không ngừng đổi mới sáng tạo, nâng cao năng lực cạnh tranh để có thể duy trì và phát triển. Do vậy, hiện nay, việc đẩy mạnh sự tham gia của DN nói chung và DNNVV trong các chuỗi cung ứng toàn cầu ngày càng nhận được nhiều sự quan tâm không chỉ của cộng đồng DN mà còn từ phía Chính phủ các nước và các tổ chức quốc tế, đồng thời là một chủ đề nghiên cứu mang tính thời sự và thực tiễn cao.
1.2.2 Một số lý thuyết về sự tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu của doanh nghiệp
Chuỗi cung ứng toàn cầu gắn liền với quá trình toàn cầu hóa và các hoạt động của doanh nghiệp trên thị trường quốc tế như xuất nhập khẩu, đầu tư trực tiếp nước ngoài. Vì vậy, nền tảng lý thuyết về chuỗi cung ứng toàn cầu trước hết xuất phát từ góc độ các lý thuyết thương mại quốc tế. Các lý thuyết thuộc trường phái cổ điển và tân cổ điển đều dựa trên nền tảng được thiết lập từ bởi David Ricardo cách đây hai thế kỷ, với ba giả thuyết quan trọng, bao gồm:
Thứ nhất, thị trường cạnh tranh hoàn hảo và các hãng hoạt động với hiệu suất không đổi theo quy mô;
Thứ hai, các hãng trong cùng một ngành có đặc điểm giống hệt nhau, hàm ý không có thương mại nội ngành;
Thứ ba, các quốc gia chỉ giao dịch các sản phẩm cuối cùng, và mỗi sản phẩm được sản xuất bằng cách sử dụng các yếu tố sản xuất của chỉ nước xuất khẩu.
Các giả thuyết này phù hợp với thương mại truyền thống trao đổi hàng hóa cuối cùng. Tuy nhiên, hiện nay các sản phẩm được sản xuất ở một quốc gia có thể sử dụng đầu vào nhập khẩu từ nhiều quốc gia khác. Đồng thời, các doanh nghiệp trong
cùng một ngành ngày càng có nhiều sự khác biệt, thương mại nội ngành theo đó cũng ngày càng phát triển. Vì vậy, các lý thuyết mới đã ra đời để giải thích cho các xu hướng thương mại mới này.
Xét dưới góc độ phân tích chuỗi cung ứng toàn cầu, có hai trường phái chính bàn về sự tham gia của doanh nghiệp trong các chuỗi cung ứng toàn cầu, đó là lý thuyết Thương mại “mới” mới (The “New” New Trade Theory) và lý thuyết về sự phân hóa quá trình sản xuất (The Production Fragmentation Theory).
1.2.2.1 Lý thuyết thương mại “ Mới” Mới
Lý thuyết thương mại “Mới” Mới được xây dựng trên nền tảng Lý thuyết thương mại Mới- một trường phái được khởi xướng từ những năm 1970 với nghiên cứu tiên phong về mặt lý thuyết của Krugman (1980). Lý thuyết thương mại Mới dựa trên việc phân tích quá trình sản xuất có hiệu suất tăng theo quy mô- một giả thuyết khác biệt so với các lý thuyết cổ điển. Lý thuyết này qua đó cũng đưa ra khung phân tích thương mại quốc tế trong điều kiện cạnh tranh không hoàn hảo, giải thích cho sự tồn tại và phát triển của thương mại nội ngành giữa các quốc gia có sự tương đồng về mặt công nghệ và nguồn lực- hiện tượng không thể được giải thích bởi lý thuyết lợi thế so sánh của Ricardo.
Tuy nhiên, một điểm chung giữa lý thuyết thương mại Mới và các lý thuyết thương mại cổ điển là đều dựa trên giả định về sự giống nhau giữa các doanh nghiệp, hay nói cách khác các lý thuyết này chưa xem xét đến vấn đề khác biệt giữa các doanh nghiệp, đặc biệt là vấn đề năng suất. Trong khi đó, thực tế lại cho thấy, các doanh nghiệp ngày càng có sự khác biệt và giả định các doanh nghiệp có đặc điểm tương đồng không còn phù hợp với thực tế nền kinh tế toàn cầu hiện nay. Nghiên cứu của Benard và Jensen (1999a) về các DN tại Mỹ hay của Aw và cộng sự (2000) về các DN tại Đài Loan, Clerides và cộng sự (1998) về Colombia, Mexico và Morocco đều cho thấy bằng chứng về xu hướng các DN có năng suất cao hơn tham gia vào xuất khẩu nhiều hơn. Aw và cộng sự (2000) cũng tìm thấy bằng chứng cho thấy tham gia thương mại quốc tế là một cơ chế thanh lọc các doanh nghiệp kém hiệu quả. Benard và Jensen (1999b) cũng chỉ ra xu hướng các doanh nghiệp xuất khẩu có năng suất cao ngày càng chiếm thị phần lớn hơn, góp phần làm tăng 20% năng suất ngành công nghiệp chế tạo của Mỹ.
Xuất phát từ những kết quả thực nghiệm này về sự khác biệt giữa các DN, Melitz (2003) đã xây dựng mô hình lý thuyết phân tích về năng suất của các DN tham
gia vào hoạt động xuất khẩu. Tác giả cho rằng, chỉ những DN có năng suất cao mới có thể đạt được mức lợi nhuận đủ chi trả cho mức chi phí cố định lớn của các hoạt động xuất khẩu. Helpman và cộng sự (2004) mở rộng mô hình nghiên cứu của Melitz (2003) với việc phân tích vấn đề năng suất của các DN xuất khẩu so với các DN thực hiện sản xuất ở nước ngoài thông qua các dự án FDI. Lý thuyết của Helpman và cộng sự (2004) cũng dựa trên ý tưởng cho rằng chỉ các doanh nghiệp có năng suất cao mới có thể chịu được mức chi phí cố định lớn để tiến hành sản xuất ở nước ngoài.
Với lý thuyết thương mại “Mới” Mới, Melitz (2003) cũng chỉ ra những lợi ích mới từ thương mại. Việc dỡ bỏ dần các rào cản thương mại có thể dẫn tới sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp ở cấp độ toàn cầu, do đó các doanh nghiệp có năng suất thấp vốn được bảo hộ bởi các rào cản thương mại trước đây buộc phải rời bỏ thị trường, thay vào đó là các doanh nghiệp có năng suất cao. Quá trình chọn lọc của thị trường sẽ giúp năng suất bình quân của mỗi quốc gia sẽ được nâng cao, điều này giúp cải thiện thu nhập thực tế của người dân.
Cụ thể, mô hình của Melitz (2003) dựa trên giả định mỗi doanh nghiệp có năng suất khác nhau nhưng không đổi. Do đó, doanh nghiệp có năng suất cao hơn sẽ có chi phí cận biên thấp hơn, và có thể sản xuất mức sản lượng lớn hơn ở cùng một mức chi phí so với doanh nghiệp có năng suất thấp. Nhờ vậy, các doanh nghiệp có năng suất cao có mức doanh thu lớn hơn, đồng thời có thể thu được lợi nhuận lớn hơn so với doanh nghiệp năng suất thấp. Điều này cũng đồng nghĩa với việc, doanh thu, chi phí và lợi nhuận của mỗi hãng sẽ phụ thuộc vào năng suất của hãng đó, cụ thể như sau
𝜋(𝜑) = 𝑟(𝜑) − 𝑓 (2.1)
𝜎
Trong đó 𝜑 : năng suất của hãng
𝜎 : co giãn của cầu theo giá
𝜋(𝜑) : lợi nhuận của hãng
𝑟(𝜑): doanh thu của hãng f: chi phí cố định
Với mỗi doanh nghiệp, theo Melitz (2003), có một mức năng suất 𝜑 ∗ là mức năng suất thấp nhất để doanh nghiệp sản xuất. Điều này có nghĩa là, lợi nhuận của DN tại mức 𝜑 ∗ là bằng 0: 𝜋(𝜑 ∗) = 0.
Do đó nếu năng suất của DN 𝜑 < 𝜑 ∗, doanh thu của DN khi đó không đủ để chi trả các chi phí cố định cũng như biến đổi, vì vậy DN sẽ ngay lập tức rời bỏ khỏi
thị trường. Nói cách khác, chỉ những doanh nghiệp hòa vốn hoặc có lãi mới có động cơ ở lại thị trường và tiếp tục kinh doanh sản xuất.
Theo Melitz (2003), khi tham gia xuất khẩu, lợi nhuận của mỗi hãng bao gồm lợi nhuận từ việc bán hàng cho thị trường trong nước 𝜋𝑑(𝜑) và lợi nhuận từ hoạt động xuất khẩu 𝜋𝑥(𝜑).
𝑥
𝜑∗ là mức năng suất thấp nhất mà DN có thể xuất khẩu, hay còn gọi là năng
𝑥
suất hòa vốn khi xuất khẩu. Nếu 𝜑∗ = 𝜑 ∗, mức năng suất hòa vốn của DN tham gia xuất khẩu bằng năng suất hòa vốn khi chỉ sản xuất trong nước, điều này có nghĩa là mọi DN trong ngành đều có thể tham gia xuất khẩu và đạt mức lợi nhuận kinh tế bằng
𝑥
0. Ngược lại nếu 𝜑∗ >𝜑 ∗, điều này có nghĩa là nếu DN có năng suất cao hơn 𝜑 ∗
𝑥
𝑥
nhưng nhỏ hơn 𝜑∗ sẽ chỉ sản xuất cho thị trường trong nước. Chỉ những DN có năng suất lớn hơn 𝜑∗ mới có thể xuất khẩu và thu được lợi nhuận dương ở cả thị trường trong nước và thị trường xuất khẩu.
Mô hình của Helpman và cộng sự (2004) đã mở rộng kết quả nghiên cứu của Melitz (2003) khi phân tích hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài của doanh nghiệp.. Cụ thể, theo các tác giả, các DN thường chỉ lựa chọn một trong hai phương thức xuất khẩu và FDI để phục vụ cho thị trường nước ngoài. Nếu DN lựa chọn FDI, điều này có nghĩa là DN có thể tiết kiệm được chi phí vận chuyển hàng hóa, song lại phải chịu chi phí cố định cao hơn khi xây dựng cơ sở sản xuất ở nước ngoài. Chi phí cố định khi đầu tư nước ngoài 𝑓𝑖 sẽ lớn hơn chi phí cố định khi doanh nghiệp thực hiện xuất khẩu 𝑓𝑥, và đương nhiên cao hơn nhiều so với chi phí nếu chỉ hoạt động nội địa 𝑓𝑑. Các tác giả cũng đã chứng minh được rằng, đối với doanh nghiệp có năng suất thấp hơn, việc lựa chọn xuất khẩu lại có lợi hơn so với FDI. Ngược lại, DN có năng suất càng cao thì FDI càng có lợi hơn so với xuất khẩu.
Như vậy, qua hai công trình nghiên cứu tiêu biểu của Melitz (2003) và Helpman và cộng sự (2004), có thể thấy sự khác biệt trong năng suất sẽ dẫn đến những lựa chọn khác nhau của doanh nghiệp. Những DN có năng suất quá thấp sẽ bị lỗ và buộc phải rời khỏi thị trường. Vượt qua một ngưỡng năng suất nhất định, doanh nghiệp có thể ở lại thị trường. Tuy nhiên, để có thể tham gia vào thị trường quốc tế, DN phải chịu những chi phí cố định ngày càng gia tăng, đó có thể là chi phí về vận chuyển hàng hóa, xây dựng mạng lưới phân phối bán hàng cũng như thiết lập cơ sở kinh doanh ở nước ngoài. Do đó, những doanh nghiệp xuất khẩu và thực hiện đầu tư
nước ngoài phải là những doanh nghiệp có năng suất cao hơn so với những doanh nghiệp thuần túy hoạt động ở thị trường trong nước.
1.2.2.2. Lý thuyết về sự phân hóa quá trình sản xuất
Lý thuyết này được bắt nguồn từ nghiên cứu của Jones và Kierzkowski (1990) về vai trò của dịch vụ trong sản xuất và thương mại quốc tế, đồng thời cũng được bổ sung hoàn thiện vào năm 2000. Theo các tác giả, các nghiên cứu về toàn cầu hóa trong thời gian gần đây thường đề cao vai trò của tiến bộ khoa học công nghệ và việc cắt giảm chi phí dịch vụ đối với quá trình phân hóa sản xuất. Sự phát triển của dịch vụ viễn thông quốc tế và công nghệ Internet đã cho phép sự phân hóa sản xuất diễn ra ngày càng phổ biến trên toàn cầu và vấn đề biên giới quốc gia ngày càng ít quan trọng trong sản xuất. Nhờ vậy, phân công lao động và chuyên môn hóa trở nên phổ biến, mang lại những lợi ích lớn cho các doanh nghiệp cũng như toàn bộ nền kinh tế. Allyn Young (1928) nhấn mạnh quan điểm của Adam Smith về phân công lao động và cho rằng việc chuyên môn hóa sản xuất đã dẫn tới sự phân hóa quy trình sản xuất và sự hình thành nhiều chủ thể đảm nhận các khâu khác nhau của quy trình sản xuất, kể từ cung cấp nguyên liệu thô tới phân phối hàng hóa tới khách hàng cuối cùng.
Vì vậy, nếu thuật ngữ phân hóa (fragmentation) trong tiếng Anh hàm ý sự phân rã, phá hủy thì đó có thể coi là một sự “phá hủy” tích cực và sáng tạo. Việc phá vỡ quy trình sản xuất thành các giai đoạn sản xuất riêng biệt đã mang lại những cơ hội mới, giúp các DN khai thác lợi ích từ chuyên môn hóa sản xuất. Mặc dù sự phân hóa sản xuất diễn ra trước hết ở cấp độ địa phương hoặc quốc gia, song nhờ sự phát triển của khoa học công nghệ cùng chi phí dịch vụ kết nối, việc phân hóa sản xuất ở cấp độ quốc tế ngày nay cho phép các doanh nghiệp tận dụng được lợi thế từ sự khác biệt trong công nghệ và giá yếu tố sản xuất giữa các quốc gia.
Nhận thức được vai trò quan trọng của các dịch vụ kết nối sản xuất, Jones và Kierzkowski (1990) đề xuất khung phân tích về sự tương tác của các khối sản xuất (production block) trong quy trình sản xuất thông qua các dịch vụ tài chính, vận tải, quản lý, điều phối (service link). Theo các tác giả, trong mô hình sản xuất truyền thống, các hoạt động sản xuất được đảm nhận bởi một chủ thể duy nhất, nhờ vậy hãng có chi phí cố định ban đầu tương đối thấp, song chi phí cận biên lại tương đối cao. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ, xu hướng phân hóa sản xuất diễn ra ngày càng sâu rộng. Cùng với mức độ phân hóa sản xuất cao, tổng chi phí cố định lại gia tăng do có nhiều chủ thể tham gia vào quá trình sản xuất, song chi