Các Hình Thức Tham Gia Chuỗi Cung Ứng Toàn Cầu Của Doanh Nghiệp Nhỏ Và Vừa


phí cận biên lại càng ngày càng thấp. Nhờ vậy, chi phí trung bình vẫn có xu hướng giảm dần khi thực hiện việc phân hóa sản xuất (hình 1.2).

TC

0

a

b

Q

ATC

ATC

0

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 236 trang tài liệu này.

Q

Hình 1.2: Chi phí bình quân của doanh nghiệp

Liên kết với các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài để đẩy mạnh sự tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu của các doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam - 6

Nguồn: Jones và Kierzkowski (1990)

Giải thích rò hơn xu hướng này, các tác giả cho rằng tương ứng với từng mức độ phân hóa sản xuất, chi phí cận biên có xu hướng không đổi khiến chi phí bình quân có xu hướng giảm dần, và tốc độ giảm của chi phí bình quân có xu hướng gia tăng khi mức độ phân hóa quy trình sản xuất diễn ra ở mức độ cao hơn. Lợi ích này càng trở nên rò nét nếu như các cơ sở sản xuất và cung cấp dịch vụ được tận dụng ở nhiều lĩnh vực và nhiều chuỗi sản xuất. Ví dụ, các dịch vụ viễn thông, vốn được biết tới với chi phí cố định đầu tư cơ sở hạ tầng lớn, khi được tận dụng ở nhiều chuỗi sản xuất có thể giúp làm giảm chi phí bình quân, và nhờ vậy nâng cao được hiệu quả và lợi ích kinh tế.

Theo các tác giả, sự phân hóa quy trình sản xuất cùng sự hỗ trợ của các dịch vụ trung gian đã mở ra một mô hình thương mại quốc tế mới. Tự do hóa thương mại theo đó không chỉ tạo điều kiện cho sự dịch chuyển tự do của hàng hóa cuối cùng mà


còn mang lại cơ hội liên kết kinh doanh giữa các doanh nghiệp ở các quốc gia khác nhau, góp phần nâng cao tính hiệu quả trong sản xuất.

Như vậy, có thể thấy, lý thuyết của Jones và Kierzkowski (1990, 2000) nhấn mạnh lợi ích của thương mại quốc tế nhờ tính kinh tế theo quy mô mà việc phân hóa sản xuất mang lại. Đồng thời, với sự phát triển của khoa học công nghệ, đặc biệt là lĩnh vực truyền thông thông tin, vận tải và dịch vụ tài chính đã giúp cắt giảm đáng kể chi phí đồng thời nâng cao chất lượng và tốc độ của các dịch vụ kết nối quốc tế. Ngành công nghiệp may mặc là một ví dụ điển hình cho thấy ảnh hưởng tích cực của việc giảm chi phí đồng thời tăng chất lượng của dịch vụ kết nối tới quá trình quốc tế hóa quy trình sản xuất. Điều này tạo tiền đề cho sự phát triển của các mạng lưới sản xuất và chuỗi cung ứng toàn cầu, đồng thời tạo cơ hội cho các doanh nghiệp nhỏ độc lập tham gia vào các chuỗi này (Jones & Kierzkowski, 2000).

Qua nghiên cứu hai lý thuyết về hoạt động tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu của DN có thể thấy, nếu như lý thuyết thương mại “Mới” Mới tập trung phân tích về sự khác biệt giữa các doanh nghiệp dẫn tới việc lựa chọn hình thức tham gia vào thương mại quốc tế và đầu tư trực tiếp nước ngoài, thì lý thuyết về sự phân hóa quá trình sản xuất lại có thể chỉ ra lợi ích của việc hình thành nên các chuỗi cung ứng toàn cầu đối với doanh nghiệp và toàn bộ nền kinh tế. Vì vậy, có thể nói, hai lý thuyết này vừa chỉ ra cơ hội cho các DN nói chung và DNNVV nói riêng tham gia vào các chuỗi cung ứng toàn cầu, vừa khẳng định điều kiện cần để các DN có thể tham gia được các chuỗi, đó là nâng cao năng suất lao động và năng lực cạnh tranh. Bản thân thị trường quốc tế là một sân chơi lớn hơn, đòi hỏi tiêu chuẩn chất lượng cao hơn, đồng thời quá trình cạnh tranh và “chọn lọc” cũng diễn ra khốc liệt hơn so với thị trường nội địa của các quốc gia đang phát triển. Vì vậy một mặt cần có sự nỗ lực lớn từ phía các DN, mặt khác cần có sự hỗ trợ từ phía Chính phủ để tạo những điều kiện thuận lợi nhất có thể giúp các DN có thể phát triển và tham gia ngày càng sâu, rộng trong các chuỗi cung ứng toàn cầu.

1.2.3 Các hình thức tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu của doanh nghiệp nhỏ và vừa

Như đã đề cập ở trên, các chuỗi cung ứng toàn cầu mang lại cơ hội mới cho các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ và vừa, tham gia vào thương mại quốc tế. Sự phân hóa mạng lưới sản xuất quốc tế làm gia tăng cơ hội chuyên môn hóa cho doanh nghiệp, từ đó nâng cao được hiệu quả và tiết kiệm được chi phí. Tuy nhiên, một thực tế không thể phủ nhận là, mặc dù có những đóng góp quan trọng cho nền


kinh tế, sự hiện diện của các DNNVV trong các chuỗi cung ứng toàn cầu còn tương đối khiêm tốn so với các doanh nghiệp lớn (Ganne& Lundquist, 2019; Lopez- Gonzalez, 2017). Do đó, các chính phủ và các tổ chức quốc tế ngày càng dành nhiều sự quan tâm, hỗ trợ cũng như có các chương trình, chính sách nhằm đẩy mạnh sự hiện diện của các DNNVV trên thị trường quốc tế thông qua các chuỗi cung ứng toàn cầu.

Hiện nay, đã có nhiều nghiên cứu về sự tham gia của doanh nghiệp nói chung và DNNVV nói riêng trong các chuỗi cung ứng toàn cầu, song chưa có một định nghĩa thống nhất về các hình thức tham gia của doanh nghiệp trong các chuỗi này. Trong phần này, nghiên cứu sinh tập trung phân tích một số quan điểm của các nhà khoa học về hình thức tham gia chuỗi cung ứng của doanh nghiệp như sau.

Theo quan điểm của WB và cộng sự (2017, tr 2), bên cạnh phương thức sản xuất truyền và thương mại truyền thống gắn liền với trao đổi hàng hóa cuối cùng, sự phát triển của khoa học công nghệ đã tạo tiền đề cho sự phát triển của các chuỗi cung ứng toàn cầu với việc chia sẻ nhiệm vụ giữa hai hay nhiều quốc gia. Qua đó, các hoạt động trong chuỗi cung ứng toàn cầu gắn liền với sự dịch chuyển qua biên giới của các sản phẩm trung gian có thể được phân chia thành cấp độ đơn giản và phức tạp. Ở cấp độ đơn giản, các hàng hóa trung gian chỉ dịch chuyển qua biên giới một lần trong quá trình sản xuất, trong khi đó ở cấp độ phức tạp, chuỗi cung ứng toàn cầu được hình thành với việc các hàng hóa trung gian được vận chuyển qua biên giới nhiều nước trước khi trở thành thành phẩm và đưa đến tay người tiêu dùng. Như vậy, dù ở cấp độ đơn giản hay phức tạp, chuỗi cung ứng toàn cầu bao gồm mạng lưới nhiều nhà sản xuất đảm nhiệm các chức năng khác nhau của quá trình sản xuất và thực hiện trao đổi thông qua các hoạt động xuất nhập khẩu.

Ở cấp độ DN, hầu hết các nghiên cứu đều dựa trên thống kê về hoạt động nhập khẩu đầu vào và xuất khẩu đầu ra của DN để xem xét về cách thức DN tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu. Cụ thể, theo Dollar và cộng sự (2016), hoạt động sản xuất của doanh nghiệp có thể chia thành 4 nhóm chính: (1) sử dụng đầu vào nội địa để sản xuất cho thị trường nội địa (D2P); (2) sử dụng sản phẩm nội địa để sản xuất cho thị trường xuất khẩu (D2E); (3) nhập khẩu đầu vào để sản xuất cho thị trường nội địa (I2P); (4) nhập khẩu đầu vào để sản xuất cho thị trường xuất khẩu (I2E). Theo đó, các doanh nghiệp tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu được hiểu là doanh nghiệp lựa chọn hình thức sản xuất (2), (3), (4), trong khi doanh nghiệp lựa chọn hình thức


(1) cho thấy doanh nghiệp thuần túy hoạt động nội địa và chưa tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu.

Rigo (2017) sử dụng số liệu điều tra doanh nghiệp của WB để phân tích sự tham gia của doanh nghiệp ở các nước đang phát triển trong chuỗi giá trị toàn cầu. Theo đó, DN có thể lựa chọn nhiều hình thức như: chỉ nhập khẩu, chỉ xuất khẩu, tham gia cả xuất và nhập khẩu, hoặc không tham gia bất kỳ hoạt động thương mại nào. Tuy nhiên, Rigo cho rằng DN là thành viên của chuỗi cung ứng toàn cầu là tham gia thương mại 2 chiều: cả nhập khẩu đầu vào để sản xuất và xuất khẩu đầu ra cho thị trường nước ngoài, trong khi Dollar và cộng sự (2016) lại đưa ra quan điểm thương mại hai chiều hay một chiều đều đã phản ánh sự hiện diện của các DN trong chuỗi cung ứng toàn cầu.

Nghiên cứu của Lopez-Gonzalez (2017) tập trung vào nhóm đối tượng là các DNNVV lại cho rằng, các hoạt động tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu gồm hai mảng:(1) tham gia trực tiếp thông qua các liên kết thương mại (các hoạt động xuất khẩu đầu ra và nhập khẩu đầu vào) và (2) tham gia gián tiếp thông qua các liên kết với các doanh nghiệp FDI (thông qua mua đầu vào và bán đầu ra cho doanh nghiệp FDI). Cụ thể, ở phương diện đầu vào, các DNNVV có thể tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu thông qua việc nhập khẩu đầu vào hoặc sử dụng đầu vào cung cấp bởi DN FDI. Ở góc độ đầu ra, DNNVV có thể trực tiếp xuất khẩu hoặc bán hàng cho DN FDI. Như vậy, theo quan điểm này, DNNVV có thể trực tiếp tích hợp vào chuỗi cung ứng toàn cầu thông qua xuất nhập khẩu hoặc gián tiếp tích hợp vào chuỗi cung ứng toàn cầu thông qua liên kết với DN FDI.

Tương tự, Ganne và Lundquist (2019) cũng cho rằng, ở khía cạnh đầu ra (tham gia xuôi chiều – forward participation), các DNNVV có thể tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu bằng cách trực tiếp xuất khẩu các hàng hóa, dịch vụ hoặc gián tiếp cung cấp đầu vào cho các DN FDI và các DN khác thực hiện xuất khẩu. Đồng thời, ở khía cạnh đầu vào (tham gia ngược chiều – backward participation), các DNNVV có thể trực tiếp nhập khẩu các đầu vào hoặc mua đầu vào từ các doanh nghiệp FDI hoặc các DN khác có sử dụng đầu vào nhập khẩu.

Như vậy, tổng quan về các hình thức tham gia của doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng toàn cầu cho thấy, mặc dù các nghiên cứu được thực hiện dưới nhiều góc độ khác nhau nhưng đều chỉ ra rằng tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu gắn liền với quá trình quốc tế hóa của doanh nghiệp.


Trên cơ sở kế thừa các nghiên cứu đi trước, về phạm vi nội dung, luận án dựa trên quan điểm của Dollar và cộng sự (2016) và Lopez-Gonzalez (2017) để phân tích hoạt động của các DNNVV trong chuỗi cung ứng toàn cầu ở hai khía cạnh như sau:

Thứ nhất, các hoạt động tham gia trực tiếp vào chuỗi cung ứng toàn cầu của DNNVV được phản ánh thông qua các hoạt động nhập khẩu đầu vào và xuất khẩu đầu ra.

Thứ hai, các liên kết với DN FDI là một kênh gián tiếp giúp các DNNVV tích hợp vào các chuỗi cung ứng toàn cầu, gia tăng cơ hội được kết nối với các đối tác nước ngoài.

Tham gia trực tiếp đòi hỏi các DN phải tích lũy năng lực đến một mức nhất định để có thể chi trả được những chi phí gia nhập thị trường quốc tế (Melitz, 2003, Helpman và cộng sự, 2004). Tuy nhiên, đây là một thách thức với các DNNVV bởi họ thường được biết tới với quy mô khiêm tốn và kinh nghiệm hoạt động còn nhiều yếu kém, cũng như khả năng tiếp cận những nguồn lực chiến lược còn nhiều hạn chế (OECD- WB, 2017). Vì vậy, liên kết với các DN FDI không chỉ giúp DNNVV gián tiếp tích hợp vào chuỗi cung ứng toàn cầu (Lopez-Gonzalez, 2017; OECD-UNIDO, 2019) mà còn là một kênh quan trọng có thể giúp các DNNVV có thể được học hỏi từ các đối tác và dần nâng cao năng lực, phát triển bản thân để có thể trực tiếp tham gia vào các chuỗi cung ứng toàn cầu, thậm chí có thể trở thành một doanh nghiệp xuất khẩu một công ty đa quốc gia (Mathews, 1999).

Do đó, dựa trên quan điểm này, NCS hướng tới tìm kiếm bằng chứng về tác động của mối liên kết với DN FDI tới việc đẩy mạnh sự tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu của DNNVV Việt Nam.

1.2.4 Lợi ích khi tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa

Thực tiễn cho thấy, các công ty đứng đầu các chuỗi cung ứng toàn cầu thường là các công ty đa quốc gia (MNC) với tiềm lực lớn về tri thức, công nghệ, tài chính và kỹ năng quản lý. Sự phát triển của khoa học công nghệ, đặc biệt là công nghệ truyền thông thông tin và công nghệ vận tải đã khiến các MNC nhận thấy lợi ích của việc phân hóa quy trình sản xuất thành các khâu riêng biệt và chuyển giao một phần việc sang các quốc gia khác. Thông qua các hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) cũng như thuê ngoài (outsourcing/offshoring), các MNC có thể cắt giảm chi phí, nâng cao hiệu quả sản xuất. Theo ước tính, các MNC tạo ra khoảng 1/3 tổng sản lượng toàn cầu. Tính riêng về xuất khẩu, các MNC đóng góp 50-60% tổng kim ngạch


xuất khẩu toàn cầu (De Backer & Miroudot, 2013). Tuy nhiên, dù còn tham gia ở mức độ khiêm tốn, các DNNVV vẫn hoàn toàn có thể hưởng lợi tham gia chuỗi cung ứng.

Khi tham gia vào chuỗi cung ứng, mỗi doanh nghiệp có thể xác định và tập trung vào năng lực cốt lòi, tăng cường hiệu quả sản xuất kinh doanh. Bên cạnh đó, việc liên kết hợp tác với các doanh nghiệp khác trong chuỗi có thể giúp xây dựng uy tín và danh tiếng cho các doanh nghiệp, từ đó giúp họ có thể dễ dàng tiếp cận các nguồn tài chính, thu hút được nguồn vốn đầu tư nước ngoài cũng như nguồn nhân lực. Ngoài ra, tham gia chuỗi sản xuất toàn cầu giúp doanh nghiệp có được hướng đi bền vững cho các hoạt động quốc tế hóa, điều mà họ có thể khó đạt được nếu như không tham gia các chuỗi này.

Cụ thể, việc tham gia xuôi dòng vào chuỗi cung ứng toàn cầu thông qua hoạt động xuất khẩu đầu ra giúp DNNVV có cơ hội chuyên môn hóa vào một vài công đoạn của chuỗi sản xuất mà không cần thiết phải thực hiện toàn bộ các công đoạn của quy trình sản xuất. Nhờ vậy DN có thể tập trung sản xuất những sản phẩm thế mạnh, cắt giảm được chi phí và nâng cao hiệu quả hoạt động. Không chỉ vậy, khi tham gia với tư cách chuỗi cung ứng, DN có thể nhận được chuyển giao công nghệ, kỹ năng quản lý và kỹ năng lao động từ khách hàng của mình, đặc biệt là những công ty đa quốc gia dẫn dắt chuỗi cung ứng (Lopez Gonzalez 2017). Những lợi ích này đã được chứng minh về mặt thực nghiệm. Ví dụ, nghiên cứu của Delgado và cộng sự (2002) về các doanh nghiệp tại Tây Ban Nha đã cho thấy, các doanh nghiệp trẻ có thể học hỏi kinh nghiệm khi tham gia xuất khẩu, nhờ vậy nâng cao được năng suất lao động. Tương tự, Baldwin và Gu (2003) sử dụng số liệu các doanh nghiệp Canada trong ngành chế tạo tìm thấy bằng chứng về hiệu quả của việc tham gia các hoạt động xuất khẩu đối với tốc độ gia tăng tăng năng suất của DN. Công trình của Newman và cộng sự (2017) cũng tìm hiểu về hiệu ứng học hỏi qua xuất khẩu đối với DN Việt Nam và cho thấy năng suất của DN có xu hướng gia tăng khi tham gia xuất khẩu.

DNNVV không chỉ được hưởng lợi từ việc tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu với hoạt động xuất khẩu, mà việc nhập khẩu cũng góp phần tăng cường hiệu quả hoạt động của DN. Thông qua hoạt động nhập khẩu, DNNVV có thể được tiếp cận với những nguồn đầu vào có chất lượng với mức giá cạnh tranh và/hoặc những nguồn đầu vào không thể tìm kiếm ở thị trường trong nước. Đồng thời, các đầu vào nhập khẩu cũng thường được sản xuất với những công nghệ tiên tiến, hiện đại. Do đó thông


qua nhập khẩu đầu vào, DNNVV có thể tiếp cận với những công nghệ mới. Từ đó, DNNVV có thể cải tiến chất lượng sản phẩm, thậm chí có thể sản xuất được những sản phẩm phức tạp và nâng cao được vị thế trong chuỗi cung ứng toàn cầu (Kowalski và cộng sự 2015, Lopez Gonzalez 2017). Nghiên cứu của Amiti và Konings (2005) về các doanh nghiệp ở Indonesia cho thấy, nhờ cắt giảm thuế, doanh nghiệp trong nước có thể dễ dàng tiếp cận với các nguồn đầu vào nước ngoài, do đó có thể học hỏi, đa dạng hóa và nâng cao chất lượng sản phẩm và năng suất. Đồng thuận với Amiti và Konings (2005), Topalova và Khandelwal (2011) cũng chỉ ra ảnh hưởng tích cực của nhập khẩu đầu vào tới năng suất của doanh nghiệp ở Ấn Độ.

Khi kết hợp cả hai hoạt động tham gia ngược dòng (nhập khẩu đầu vào) và xuôi dòng (xuất khẩu đầu ra), năng suất lao động và năng suất các nhân tố tổng hợp cũng có xu hướng gia tăng (Kasahara &Rodrigue, 2008; Vu Kim Toan, 2012; Kasahara &Lapham, 2013; Brancati và cộng sự, 2015; Del Prete và cộng sự , 2016 ; Brancati và cộng sự, 2017, Lu và cộng sự 2019, Giovannetti & Vannelli 2020). Nghiên cứu của Balwin & Yan (2016) và Lu và cộng sự (2019) sử dụng phương pháp PSM-DiD đã tìm thấy bằng chứng về việc các DN tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu còn có xu hướng trả tiền công lao động cao hơn cao hơn. Không chỉ vậy, các DN tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu cũng có xu hướng đẩy mạnh các hoạt động đổi mới sáng tạo (Brancati và cộng sự 2015, Brancati và cộng sự 2017, Dang & Dang, 2020).

1.2.5 Bất lợi với doanh nghiệp nhỏ và vừa khi tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu

Trong bối cảnh toàn cầu hóa đang diễn ra ngày càng sâu rộng, bên cạnh những cơ hội, các nghiên cứu đều chỉ ra những thách thức đối với các DNNVV trong các hoạt động kinh doanh sản xuất nói chung, và hoạt động tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu nói riêng. Để các DNNVV tận dụng tối đa các cơ hội thị trường mà toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế mang lại, họ phải phát triển năng lực cạnh tranh dựa trên những lợi thế sẵn có như tinh thần kinh doanh của họ, sự linh hoạt, và khả năng xác định các cơ hội kinh doanh, tham gia vào thị trường ngách dựa trên sản phẩm và dịch vụ độc đáo của họ. Mặc dù vậy, các DNNVV phải đối mặt với nhiều rào cản, bao gồm:

Thứ nhất, trong bối cảnh cạnh tranh trên thị trường ngày càng gay gắt, với quy mô hoạt động nhỏ, các DNNVV thường có chi phí tương đối cao, bao gồm cả những chi phí phát sinh từ việc tiếp cận phương tiện vận tải, cơ sở hạ tầng và chi phí vận chuyển. Điều này khiến các DNNVV khó cạnh tranh về mặt giá cả và chất lượng và ít có khả năng đáp ứng được những hợp đồng lớn. Không chỉ vậy, DNNVV cũng gặp


khó khăn trong việc đạt được sự công nhận về chất lượng và có nhiều hạn chế trong việc tiếp cận thông tin thị trường, khó nắm bắt thị hiếu của người tiêu dùng và tiếp cận khách hàng tiềm năng.

Thứ hai, xuất phát từ thiếu hiểu biết về các hiệp định thương mại tự do, các DNNVV ít khi nắm bắt được các cơ hội và thách thức mà những hiệp định này mang lại. DNNVV gặp nhiều khó khăn trong các hoạt động quốc tế hóa do hạn chế trong năng lực phân tích, thâm nhập thị trường cũng như các hạn chế về mặt kỹ thuật để đáp ứng yêu cầu của đối tác nước ngoài. Ngoài ra, việc thiếu kỹ năng giao dịch với khách hàng, cả ở thị trường trong nước và thị trường xuất khẩu, kiến thức hạn chế về ngôn ngữ và văn hóa, cũng như luật pháp và các vấn đề quan liêu liên quan đến xuất khẩu cũng là những bất lợi cho các doanh nghiệp này khi tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu.

Thứ ba, do hạn chế trong hiểu biết về các chiến lược và kỹ thuật mới, các DNNVV ít có khả năng định hướng thiết kế và sản xuất mới, cũng như ít đầu tư thời gian và nhân lực để đạt được các kỹ năng mới. Với tiềm lực còn khiêm tốn, DNNVV thường không có khả năng thuê những người có trình độ và tài năng phù hợp, và ít có khả năng chống lại các hành vi phản cạnh tranh của các đối thủ trên thị trường.

Thứ tư, hạn chế trong kỹ năng trong việc sử dụng CNTT-TT, kỹ năng kinh doanh, quản lý, kế toán và tiếp thị thiếu sót cũng cản trở các hoạt động thương mại điện tử của doanh nghiệp, ảnh hưởng tiêu cực tới khả năng kết nối với các đối tác trên toàn cầu.

Thứ năm, ở một số quốc gia, DNNVV có thể ít được hỗ trợ về cơ sở hạ tầng kinh doanh và bị phân biệt đối xử so với các doanh nghiệp lớn, điều này ảnh hưởng tiêu cực tới hoạt động kinh doanh sản xuất nói chung của DNNVV cũng như hoạt động tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu của các DN này.

Vì vậy, để có thể tham gia và hưởng lợi từ việc tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu, các DNNVV cần phải tập trung nâng cao năng lực, cải thiện quản trị, giảm chi phí giao dịch. Những hoạt động đổi mới, cải tiến chất lượng sản phẩm, giá thành và thời gian phân phối, kỹ năng CNTT-TT là điều kiện tiên quyết để DNNVV khai thác tiềm năng to lớn của thương mại điện tử cung như tham gia liên kết và mạng lưới sản xuất toàn cầu. Bên cạnh đó, Chính phủ cũng cần thúc đẩy tự do hóa thị trường, giải quyết các rào cản phi thuế quan, thực hiện các biện pháp tạo thuận lợi thương mại, tăng cường kết nối internet, cải thiện cơ sở hạ tầng, giao thông vận tải, và tạo thuận

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 12/07/2022