Tổng Hợp Các Nghiên Cứu Về Nhân Tố Ảnh Hưởng Tới Sự Tham Gia Chuỗi Cung Ứng Toàn Cầu


Ngoài kết luận như mô hình trước, các tác giả cũng nhận thấy việc sử dụng website cũng giúp làm tăng tỷ lệ xuất khẩu của DN.

Gần đây, Nguyen và cộng sự (2019) đã sử dụng số liệu khảo sát 208 DNNVV ngành chế tạo của Việt Nam để phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới khả năng tham gia mạng lưới sản xuất/ chuỗi cung ứng toàn cầu. Dựa trên nghiên cứu của Harvie và cộng sự (2010), các tác giả cho rằng, DN tham gia vào chuỗi khi nhập khẩu đầu vào hoặc xuất khẩu đầu ra. Kết quả kiểm định T cho thấy, có sự khác biệt rò rệt giữa những DN tham gia và không tham gia chuỗi. Cụ thể, những doanh nghiệp tham gia chuỗi có số năm hoạt động ít hơn, đồng thời quy mô, trình độ người lao động, năng suất và tỷ lệ sở hữu nước ngoài cao hơn so với các DN không tham gia chuỗi. Kết quả hồi quy logit khẳng định, quy mô lao động, trình độ người lao động và tỷ lệ sở hữu vốn của DN có ảnh hưởng tích cực mang ý nghĩa thống kê tới khả năng tham gia chuỗi của DN. DN càng trẻ thì càng dễ nắm bắt xu hướng của thị trường, do đó càng dễ dàng tham gia chuỗi hơn. Ngoài ra, các tác giả cũng tìm thấy bằng chứng về việc thực hiện đổi mới sản phẩm và trở thành thành viên của các hiệp hội ngành nghề giúp các DN có cơ hội tham gia vào các mạng lưới và chuỗi cung ứng toàn cầu cao hơn.

Nghiên cứu của Nguyen và cộng sự (2020) đã phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới sự tham gia của DNNVV trong chuỗi cung ứng toàn cầu, từ đó chỉ ra cơ hội cùng thách thức đối với DNNVV Việt Nam khi tham gia và nâng cao vị thế trong chuỗi cung ứng toàn cầu. Những nhân tố mà các tác giả đề cập tới là quản trị doanh nghiệp, năng lực đổi mới sáng tạo, môi trường kinh tế vĩ mô, khả năng tiếp cận tín dụng chính thức, cơ sở hạ tầng logistics. Tuy nhiên, nghiên cứu này mới chỉ mang tính chất thống kê mô tả mà chưa đi vào phân tích định lượng để chỉ ra bằng chứng của ảnh hưởng các nhân tố tới sự tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu của DNNVV Việt Nam.

Như vậy, tổng quan các nghiên cứu cho thấy có nhiều nhân tố ảnh hưởng tới sự tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu của DN nói chung và DNNVV nói riêng, bao gồm cả những nhân tố nội sinh và ngoại sinh. Về nhân tố nội sinh, có thể kể tới là các đặc điểm của DN về quy mô vốn, lao động, loại hình sở hữu, cũng như các hoạt động đổi mới sáng tạo, cải tiến công nghệ và kỹ năng quản lý. Các nhân tố ngoại sinh như khả năng tiếp cận tài chính, thông tin, cơ sở hạ tầng, môi trường thể chế cũng quyết định sự tham gia của DN trong chuỗi.

Đồng thời, nghiên cứu ảnh hưởng của các nhân tố tới sự tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu của DN có thể được tiến hành trên cơ sở phân tích số liệu mảng của nhiều quốc


gia (ví dụ Harvie và cộng sự, 2010; Wignaraja, 2011; Wignaraja 2013; Urata và Beak, 2020), hoặc số liệu của một quốc gia (ví dụ Kyophilavong, 2010; Rasiah và cộng sự, 2010; Nguyen và cộng sự, 2019).

Về mô hình nghiên cứu, các công trình sử dụng nhiều phương pháp ước lượng khác nhau. Các nghiên cứu sử dụng biến nhị phân phản ánh DN có hoặc không tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu có thể sử dụng mô hình hồi quy Logit, Probit (Harvie và cộng sự, 2010; Wignaraja, 2011; Wignaraja 2013; Nguyen và cộng sự, 2019), trong khi mô hình Logit đa thức được sử dụng trong nghiên cứu với biến rời rạc phản ánh các hình thức tham gia chuỗi khác nhau (chỉ xuất khẩu, chỉ nhập khẩu, cả xuất và nhập khẩu) (Dollar và cộng sự 2016). Bên cạnh đó, một số nghiên cứu cũng dựa trên phương pháp hồi quy OLS, Tobit, Heckman để phân tích ảnh hưởng của cá nhân tố tới tỷ lệ đầu vào nhập khẩu trong giá trị xuất khẩu của DN ( Lu và cộng sự, 2018; Urata & Beak, 2020).

Phần tổng quan này là cơ sở để NCS đề xuất cách thức đo lường biến độc lập, biến phụ thuộc và phương pháp phân tích, thu thập dữ liệu cho mô hình định lượng phân tích về ảnh hưởng của các mối liên kết với DN FDI tới hoạt động tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu của DNNVV trong chương 4 của luận án.


Bảng 2.4: Tổng hợp các nghiên cứu về nhân tố ảnh hưởng tới sự tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu


Nghiên cứu

Phạm vi

không gian

Mẫu nghiên cứu

Mô hình nghiên cứu

Biến phụ thuộc

Kết quả nghiên cứu


Harvie, Narjoko, Oum (2010)

Thái Lan, Indonesia, Malaysia, Philippines, Việt Nam, Cambodia, Lào.


912 DN, trong đó có 780 DNNVV


Mô hình Probit

Biến giả phản ánh hoạt động tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu, bằng 1 nếu DN tham gia xuất nhập khẩu hoặc cung ứng đầu vào cho một DN nào khác cho chuỗi, 0 nếu DN không thực hiện các hoạt động này.


Năng suất lao động (+), tỷ lệ sở hữu vốn nước ngoài (+), lãi vay (+), biến giả phản ánh trình độ công nghệ, mối quan hệ kinh doanh


Kyophilavong (2010)


Lào


151 DN từ nhiều ngành công nghiệp


Mô hình Logit

Biến giả phản ánh hoạt động tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu, bằng 1 nếu DN tham gia xuất nhập khẩu hoặc cung ứng đầu vào cho một DN nào khác cho chuỗi, 0 nếu DN không thực hiện các hoạt động này.


Đào tạo đại học (+), đạt chuẩn quốc tế (+) thành lập chi nhánh/nhà máy mới (+), rào cản về giá và sản xuất (-)


Rasiah, Rosli, Sanjivee (2010)


Malaysia


103 DN từ nhiều ngành công nghiệp


Mô hình Probit

Biến giả phản ánh hoạt động tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu, bằng 1 nếu DN tham gia xuất nhập khẩu

hoặc cung ứng đầu vào cho một


Giá trị gia tăng trên một người lao động (+), quy mô doanh nghiệp (+).

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 236 trang tài liệu này.

Liên kết với các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài để đẩy mạnh sự tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu của các doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam - 9






DN nào khác cho chuỗi, 0 nếu DN không thực hiện các hoạt động này.



Wignaraja (2011)


Trung Quốc, Thái Lan, Philippines


784 DN điện tử (584 từ Trung Quốc, 166 từ Thái Lan, 94 từ Philippines


Mô hình Probit

Biến giả phản ánh hoạt động xuất khẩu, bằng 1 nếu DN tham gia xuất khẩu, 0 nếu DN không tham gia.

Thái Lan: chỉ số công nghệ (+), tỷ lệ sở hữu vốn nước ngoài (+), tuổi doanh nghiệp (+) Philippines: chỉ số công nghệ (+), tỷ lệ sở hữu vốn nước ngoài (+), tuổi doanh nghiệp (-), trang bị máy móc thiết bị trên một lao

động (+)


Wignaraja (2013)


Malaysia, THái Lan, Philippines, Indonesia, Việt Nam


5900 doanh nghiệp chế tạo (khảo sát 2006 tại 2 nước Malaysia và Thái Lan, khảo sát 2008 cho 3 nước còn lại)


Mô hình Probit

2 biến giả:

Biến giả 1: phản ánh hoạt động xuất khẩu, bằng 1 nếu DN tham gia xuất khẩu, 0 nếu DN không tham gia.

Biến giả 2: bằng 1 nếu tỷ lệ xuất khẩu chiếm trên 40% doanh thu,

bằng 0 nếu ngược lại.


Quy mô doanhg nghiệp (+), tỷ lệ vốn đầu tư nước ngoài (+), sở hữu bằng sáng chế nước ngoài (+), sở hữu giấy chứng nhận ISO (+), khả năng tiếp cận tài chính (+), độ tuổi doanh nghiệp (-), trình độ lao động (+)


Arudchelvan và Wignaraja (2015)


Malaysia


234 doanh nghiệp xuất khẩu và nhập khẩu


Mô hình Probit

Biến giả bằng 1 nếu DN tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu hoặc khu vực, bằng 0 nếu DN không tham gia

Quy mô doanh nghiệp (+), sử dụng sáng chế nước ngoài (+), đầu tư cho hoạt động R&D (+), ví trí của DN (+), trong khi chưa có bằng chứng về ảnh hưởng của năng suất lao

động, độ tuổi doanh nghiệp và sở hữu vốn







đầu tư nước ngoài tới việc tham gia chuỗi

cung ứng của DN.


Dollar và cộng sự (2016)


Trung Quốc


11.709 DN thuộc 30 ngành công nghiệp tại 120 tỉnh, thành phố của Trung Quốc


Mô hình Mlogit (mô hình hồi quy logit đa thức)

Biến thứ bậc

- Bằng 0 nếu DN không tham gia xuất nhập khẩu

- Bằng 1 nếu DN sử dụng đầu vào trong nước để xuất khẩu;

- Bằng 2 nếu DN nhập khẩu đầu vào để sản xuất phục vụ thị trường trong nước

- Bằng 3 nếu DN tham gia cả nhập

khẩu đầu vào và xuất khẩu đầu ra

Năng suất tổng hợp TFP (+), mức độ trang bị vốn(+/-), quy mô doanh nghiệp (+), DN có vốn đầu tư nước ngoài (+), DN thuộc Hong Kong, Macau, Đài Loan (+), DN nhà nước (-), hợp tác xã (-), mức độ cạnh tranh thị trường cấp tỉnh/thành (-), tỷ lệ DN thực hiện hoạt động R&D trong tỉnh/thành (+), chi phí vận tải (-), can thiệp của chính phủ (-), hệ thống hải quan (-), thực thi hợp đồng

(+), khả năng tiếp cận tín dụng (+)


Lu và cộng sự (2018)


Trung Quốc


150,245 DN được khảo sát từ 2000 đến 2006


Mô hình Tobit, OLS, Heckman


FVAR- tỷ lệ đầu vào nhập khẩu trong tổng giá trị xuất khẩu của DN

Năng suất tổng hợp TFP (+), khó khăn tài chính (-), độ tuổi doanh nghiệp (-), DN nhỏ (-), năng lực R&D (+), mức độ tập trung ngành (+), doanh nghiệp nhà nước (-), doanh nghiệp HTM (thuộc ở hữu Hồng

Kong, Macau, Đài Loan) (+)


Urata và Baek (2020)


111 quốc gia

38.966 doanh nghiệp, khảo sát bởi Ngân hàng Thế giới trong giai đoạn 2009-2019


Mô hình Tobit, Probit

2 biến phụ thuộc

- Mức độ tham gia phản ánh qua tỷ lệ đầu vào nhập khẩu trong tổng giá trị xuất khẩu của DN

- Biến giả bằng 1 nếu DN tham gia

vào chuỗi cung ứng toàn cầu hoặc

Năng suất lao động (+), tỷ lệ lao động có kỹ năng (+), quy mô doanh nghiệp (+), tỷ lệ sở hữu nước ngoài (+), sở hữu nhà nước (-), trình độ công nghệ (+), DNNVV (-), độ mở của nền kinh tế (+), chất lượng cơ sở hạ tầng

(+), quản trị công (+)






khu vực, bằng 0 nếu DN không

tham gia



Nguyen, Nishijima (2009)


Việt Nam


1.150 DN, khảo sát năm 2004


Mô hình 2SGMM-IV, mô hình LIML, mô hình IV-Tobit


Tỷ lệ xuất khẩu trong tổng doanh thu

Ước lượng 2SGMM-IV, LIML: giá trị giá tăng/lao động (+), nhập khẩu đầu vào (+), quy mô DN (+), trang bị vốn (+), sở hữu nước ngoài (+), mức độ cạnh tranh (+)

Ước lượng IV-Tobit: giá trị giá tăng/lao động (+), nhập khẩu đầu vào (+), quy mô DN (+), trang bị vốn (+), sở hữu nước ngoài (+), mức độ cạnh tranh (+), sử dụng website (+)


Nguyen và cộng sự (2019)


Việt Nam


196 DN ngành chế tạo


Mô hình Logit


Biến giả, nhận giá trị bằng 1 nếu DN nhập khẩu đầu vào và/hoặc xuất khẩu đầu ra; bằng 0 nếu ngược lại

Độ tuổi DN (-) quy mô DN (+) tỷ lệ sở hữu nước ngoài (+) năng suất lao động (+) trình độ kỹ năng người lao động (+) cải tiến sản phẩm (+) thành viên cấc hiệp hội ngành nghề (+), chưa có bằng chứng về ảnh hưởng của chi phí đào tạo, cải tiến phương thức sản xuất, hạ tầng logistics, các hoạt động hỗ trợ

DN.


Nguồn: NCS tổng hợp


2.2 Tổng quan tình hình nghiên cứu về ảnh hưởng của liên kết với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tới sự tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu của doanh nghiệp nhỏ và vừa

Tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu được khẳng định là mang lại nhiều lợi ích cho các DNNVV (Lopez-Gonzalez, 2019). Tuy nhiên, không phải DNNVV nào cũng có khả năng tham gia trực tiếp vào các chuỗi cung ứng toàn cầu do những khó khăn về tài chính, công nghệ và nguồn nhân lực (Roberts & Tybout, 1997; Bernard & Jensen, 2004; Criscuolo & Timmis, 2017; OECD-UNIDO, 2019;) trong khi việc tham gia thị trường quốc tế đòi hỏi doanh nghiệp phải có năng suất cao, có khả năng chi trả cho các chi phí gia nhập thị trường (Melitz, 2003; Helpman và cộng sự, 2004). Do vậy liên kết với các DN FDI -phương thức tích hợp gián tiếp các chuỗi cung ứng toàn cầu là một sự lựa chọn phù hợp cho các DNNVV, là một cơ hội giúp các DNNVV học hỏi từ các đối tác có yếu tố ngoại (Cusolito và cộng sự, 2016; Lopez- Gonzalez, 2017; WB, 2017).

Khi tham gia liên kết với DN FDI, mặc dù DNNVV vẫn gặp phải những thách thức về tiêu chuẩn chất lượng, song DN không nhất thiết phải đối mặt với những khó khăn như trực tiếp xuất khẩu như chi phí gia nhập thị trường, vấn đề thông tin bất cân xứng và quy mô sản xuất (Lopez Gonzalez, 2017). Đồng thời, thông qua các liên kết các DNNVV có thể nâng cao trình độ công nghệ và nguồn nhân lực cũng như đạt được tiêu chuẩn chất lượng quốc tế, có cơ hội sử dụng các đầu vào theo tiêu chuẩn quốc tế được cung cấp bởi các DN FDI. Trên cơ sở đó, DN có thể tích lũy kinh nghiệm, xây dựng năng lực cạnh tranh để có thể trực tiếp tham gia vào các chuỗi cung ứng toàn cầu. Liên kết cũng đặt ra yêu cầu khiến các DNNVV đẩy mạnh các hoạt động nhập khẩu đầu vào để đạt tiêu chuẩn của khách hàng FDI (WB, 2017). Như vậy, liên kết với DN FDI có thể xem như chất xúc tác, tiền đề giúp các DNNVV có thể đẩy mạnh hoạt động tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu.

Một số nghiên cứu thực nghiệm đã phân tích ảnh hưởng của liên kết tới các hoạt động tham chuỗi cung ứng toàn cầu của DN xét theo phương diện xuất khẩu đầu ra hoặc nhập khẩu đầu vào của nước tiếp nhận đầu tư ở các cấp độ khác nhau: quốc gia, tỉnh/thành phố, doanh nghiệp. Trong phần này, NCS xem xét tổng quan về số liệu, mô hình và kết quả nghiên cứu về ảnh hưởng của các mối liên kết này tới sự tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu của DN.


Xuất khẩu

Phát triển năng lực

sản xuất và mở rộng

Sản xuất trong nước

Phát triển sản xuất

và sản phẩm

Mở rộng chức năng

Mở rộng thị

Theo Mathews (1999), liên kết giữa DN FDI và các DN nội địa tại nước tiếp nhận đầu tư dẫn tới chuyển giao công nghệ từ các DN FDI, từ đó có tác động tới DN trong nước theo hai khía cạnh: (i) mở rộng chức năng và (ii) mở rộng thị trường (hình 2.1). Cụ thể, nhờ được chuyển giao công nghệ, các DN trong nước có thể mở ộng chức năng hoạt động của mình. Ban đầu, DN trong nước có thể thực hiện các hợp đồng giản đơn cho các DN FDI, từ đó nâng cao năng lực sản xuất và tham gia sâu hơn vào các hoạt động sản xuất, phát triển sản phẩm cũng như các hoạt động marketing.


Hình 2.1: Tận dụng đòn bẩy công nghệ chuyển giao từ các công ty đa quốc gia

Nguồn: Mathews (1999)

Ở phương diện tiếp cận thị trường, Mathews cũng cho rằng, khi tham gia liên kết với DN FDI, các DN trong nước ban đầu có thể ở vị trí nhà thầu phụ, song dần dần DN có thể phát triển và trực tiếp tham gia xuất khẩu, và thậm chí có thể trở thành một công ty đa quốc gia. Nếu tận dụng tốt cơ hội học hỏi từ các đối tác thuộc khu vực FDI, các DN trong nước thông qua liên kết có thể phát triển ở cả hai khía cạnh, không chỉ mở rộng các chức năng sản xuất mà còn tăng cường năng lực marketing, mở rộng tiếp cận với nhiều khách hàng trong và ngoài nước.

Như vậy, liên kết giữa DN FDI và DN trong nước có thể là một liên kết có lợi cho cả đôi bên. Thông qua liên kết với DN FDI, DN trong nước nói chung, và DNNVV nói riêng có thể phát triển năng lực, tăng cường khả năng tiếp cận thị trường, đẩy mạnh các hoạt động tham gia trực tiếp vào chuỗi cung ứng toàn cầu (Mathews, 1999)

Về phân tích thực chứng, nhiều nghiên cứu ở cấp quốc gia và cấp tỉnh/ thành phố đã khẳng định vai trò tích cực của khu vực FDI đối với thành tích xuất khẩu của quốc gia/ tỉnh, thành phố. Ví dụ, ở cấp quốc gia, nghiên cứu của Nguyen và Xing

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 12/07/2022