Tương Quan Giữa Tình Hình Liên Kết Và Hoạt Động Tham Gia Trực Tiếp Chuỗi Cung Ứng Toàn Cầu Của Dnnvv Việt Nam


Kết quả phỏng vấn chuyên sâu của NCS với các DN như Parosy, Minh Trí, Đam San, Trà Lý cũng phản ánh thực thiếu sự gắn kết giữa các DN trong nước cũng như sự phụ thuộc lớn vào nguồn cung nước ngoài. Do thiếu nguồn cung, phần lớn nguyên liệu thô (bông) của DN xe sợi được nhập khẩu từ các nước như Trung Quốc, Mỹ, Ấn Độ, Châu Phi, v.v. Tuy nhiên, hầu hết sợi thành phẩm lại tiếp tục được xuất khẩu sang Trung Quốc để phục vụ cho khâu dệt và nhuộm vải. Lý giải cho thực trạng này, các DN cho biết rất ít các DN ở Việt Nam thực hiện dệt và nhuộm do những yêu cầu về mặt kỹ thuật cũng như quan ngại về vấn để môi trường. Do có sự gián đoạn của khâu dệt, nhuộm nên các DN may mặc của Việt Nam lại một lần nữa phụ thuộc vào nguồn vải nhập khẩu. Đồng thời, hầu hết các khâu phân phối lại được thực hiện bởi các công ty đa quốc gia với thương hiệu và hệ thống phân phối rộng khắp toàn cầu.

Điều này dẫn tới thực tế cũng giống như ngành điện tử, các DN dệt may phụ thuộc lớn vào nguồn đầu vào nhập khẩu. Theo báo cáo của UNIDO và UIBE (2018), 88% đầu vào ngành may mặc của Việt Nam được nhập khẩu, chủ yếu là từ Trung Quốc. Đặc biệt, chính sự phụ thuộc lớn về cả đầu ra và đầu vào đã khiến các DN dệt may Việt Nam đặc biệt gặp khó khăn trong bối cảnh đại dịch Covid 19. Theo ý kiến của ông Trương Văn Cẩm14, Phó Chủ tịch thường trực Hiệp hội Dệt May Việt Nam, do phụ thuộc vào nguồn nguyên phụ liệu nhập khẩu từ Trung Quốc cũng như cầu của các thị trường lớn như Mỹ, EU, các DN dệt may đã gặp nhiều khó khăn khi nhiều đơn hàng bị hoãn, hủy.

Thứ hai, không chỉ phụ thuộc vào đầu vào mà rất ít DN Việt Nam có thể trực tiếp xuất khẩu bằng thương hiệu của mình. Nguyên nhân là do hầu hết các mặt hàng may mặc trong nước đều chưa đạt được tiêu chuẩn chất lượng xuất khẩu (UNIDO &UIBE, 2018). Đồng thời, hầu hết các DN Việt Nam chưa thật sự chú trọng phát triển thương hiệu cũng như xây dựng hệ thống phân phối ở nước ngoài. Các DN cũng thường thực hiện bán hàng gián tiếp cho các công ty đa quốc gia thông qua các đơn vị trung gian, dẫn tới họ rất ít kinh nghiệm làm việc trực tiếp với khách hàng nước ngoài, thiếu các kỹ năng quản lý quan hệ khách hàng cũng như hợp tác trong chuỗi cung ứng (Frederick, 2017).



14 http://www.vietnamtextile.org.vn/nganh-det-may-viet-nam-1-nam-thach-thuc-va-co-hoi_p1_1-1_2-1_3- 597_4-5061.html


3.3.3 Tương quan giữa tình hình liên kết và hoạt động tham gia trực tiếp chuỗi cung ứng toàn cầu của DNNVV Việt Nam

Mathews (1999) đã chỉ ra, liên kết với DN FDI là một kênh quan trọng giúp thúc đẩy các hoạt động tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu của DNNVV. Tại Việt Nam, thực tế cũng cho thấy liên kết giúp phát triển năng lực cạnh tranh và thúc đẩy các hoạt động quốc tế hóa của DNNVV (WB, 2017). Một trong những trường hợp điển hình là quan hệ về quan hệ hợp tác của Unilever Việt Nam và các nhà cung cấp/khách hàng trong nước.

Unilever là một trong những công ty đa quốc gia đầu tiên đầu tư tại Việt Nam. Những năm đầu của thập niên 1990, khi các nhà đầu tư quốc tế thường khá quan ngại về năng lực của DNNVV Việt Nam, Unilever vẫn quyết tâm đầu tư và xây dựng liên kết với các nhà cung cấp và khách hàng trong nước, bởi công ty này muốn thể hiện sự cam kết và mong muốn xây dựng niềm tin với Chính phủ Việt Nam. Unilever Việt Nam cung cấp các khóa đào tạo, hỗ trợ công nghệ nhằm tăng cường năng lực của nhà cung cấp về an toàn vệ sinh nhà xưởng, hệ thống quản lý, bảo trì máy móc, truy trình chế biến, đảm bảo chất lượng, quản lý chi phí, an ninh và bảo mật... Unilever cũng cho phép các DNNVV Việt Nam được tiếp cận với các trung tâm đổi mới của mình, đồng thời cử các chuyên gia đến cơ sở sản xuất của nhà cung cấp để giúp họ đổi mới nhà xưởng, máy móc (Ferriere, 2006).

Liên kết với Unilever Việt Nam đã giúp các DNNVV có có hội được phát triển về cả mặt doanh số lẫn quy mô lao động. Điển hình là trường hợp của Duy Tân và Hoàng Phong. Với vị thế là nhà cung cấp chai lọ cho Unilever, chỉ trong vòng 6 năm từ 1996-2002, doanh thu của Duy Tân tăng từ 900 nghìn đô lên 6,67 triệu đô la Mỹ, và tổng lao động tăng từ 160 lên 664. Hoàng Phong là nhà phân phối của Unilever cũng có sự gia tăng vượt bậc khi doanh thu trong khoảng thời gian trên tăng gần 10 lần (từ gần 5 trong năm 1996 lên gần 46 tỷ trong năm 2002), và lao động tăng từ 10 lên 55 người. Nhờ chuyển giao công nghệ từ Unilever mà các DN Việt Nam đã có thể đạt được tiêu chuẩn chất lượng quốc tế và đạt chứng chỉ ISO và có thể bắt đầu xuất khẩu, dạng hóa được đối tác kinh doanh và giảm thiểu sự phụ thuộc vào Unilever (Ferriere, 2006). Nói cách khác, thông qua các liên kết với Unilever, các DN Việt Nam đã có cơ hội tăng cường năng lực và đẩy mạnh các hoạt động tham gia trực tiếp chuỗi cung ứng toàn cầu.


Bên cạnh những trường hợp điển hình về tác động của liên kết tới sự tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu nêu trên, số liệu thống kê về DN ngành chế tạo giai đoạn 2012-2018 cũng cho thấy liên kết các tương quan cùng chiều với các hoạt động tham gia chuỗi của DNNVV. Tuy nhiên, mối tương quan có sự khác biệt giữa các nhóm DN quy mô siêu nhỏ, nhỏ và vừa.

Trước hết, xét về các liên kết ngược khi DN trong nước (bảng 3.2) cung cấp đầu vào cho DN FDI. Thống kê về các hoạt động xuất nhập khẩu của DN cho thấy, hầu hết các DN siêu nhỏ không tham gia các hoạt động xuất nhập khẩu trong chuỗi cung ứng toàn cầu kể cả khi có hay không có liên kết với các DN FDI. Điều này cũng hoàn toàn có thể lý giải được, bởi các DN nhỏ và siêu nhỏ có năng lực hấp thụ còn hạn chế, thậm chí DN FDI mà họ liên kết cũng chưa phải là các DN đầu chuỗi, vì vậy lợi ích học hỏi chưa rò ràng.


Bảng 3.2: Tương quan giữa liên kết ngược và hoạt động tham gia trực tiếp chuỗi cung ứng toàn cầu của DN

Số lượng DN không tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu

(0)

Số lượng DN chỉ xuất khẩu (1)

Số lượng DN chỉ nhập khẩu (2)

Số lượng DN xuất nhập khẩu (3)

Tỷ lệ tham gia trực tiếp

= (1)+(2)+(3)/

(0)+ (1)+(2)+(3)

DN

siêu nhỏ

Không cung cấp đầu

vào cho DN FDI

1.608

85

60

24

9,5%

Có cung cấp đầu vào

cho DN FDI

218

23

24

14

21,9%


DN

nhỏ

Không cung cấp đầu

vào cho DN FDI

7.742

1.534

638

889

28,3%

Có cung cấp đầu vào

cho DN FDI

1.652

464

458

801

51,1%


Không cung cấp đầu

vào cho DN FDI

1.142

665

238

629

57,3%

DN

vừa






Có cung cấp đầu vào cho DN FDI năm

trước


354


297


168


662


76,1%

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 236 trang tài liệu này.

Liên kết với các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài để đẩy mạnh sự tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu của các doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam - 15

Nguồn: NCS tính toán từ số liệu TCTK

Ở nhóm các DN nhỏ và vừa, khi trở thành nhà cung cấp cho các DN FDI, các DN này cũng cho thấy xu hướng tham gia chuỗi lớn hơn. Tính toán cụ thể cho thấy, 51,1 % DN nhỏ cung cấp đầu vào cho DN FDI có tham gia trực tiếp vào chuỗi thông qua các hoạt động nhập khẩu, trong khi con số này ở nhóm DN nhỏ không cung cấp đầu vào cho DN FDI chỉ là 28,3%. Tương tự, ở khối DN vừa lên, 76,1% DN có liên


kết đã tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu, trong khi nếu không liên kết thì chỉ 28,3% DN có tham gia trực tiếp chuỗi (bảng 3.2). Vì vậy, có thể kỳ vọng, nhóm DN nhỏ và vừa là những DN có khả năng hấp thụ được những lợi ích khi tham gia cung cấp đầu vào cho DN FDI và từ đó đẩy mạnh các hoạt động trực tiếp tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu thông qua xuất nhập khẩu.

Đồng thời, NCS cũng thống kê về liên kết xuôi khi DN sử dụng đầu vào cung cấp bởi DN FDI và hoạt động tham gia trực tiếp chuỗi cung ứng toàn cầu của DN của DN (bảng 3.3). Tương tự kết quả từ các liên kết ngược, các DN siêu nhỏ dù có liên kết xuôi hay không đều thường ít có các hoạt động trực tiếp gắn kết với chuỗi cung ứng toàn cầu. Đối với nhóm DN có quy mô nhỏ, trong số 219 quan sát phản ánh DN có liên kết với DN FDI, có 132 quan sát, tương đương 60,3%, phản ánh DN đã có hoạt động tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu. Trong khi đó, tỷ lệ DN không liên kết tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu chỉ ở mức 33,3%.

Bảng 3.3: Tương quan giữa việc sử dụng đầu vào từ DN FDI và hoạt động tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu của DNNVV

Số lượng DN không tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu

(0)

Số lượng DN chỉ xuất khẩu

(1)

Số lượng DN chỉ nhập khẩu

(2)

Số lượng DN xuất nhập khẩu (3)

Tỷ lệ tham gia trực tiếp

= (1)+(2)+(3)/ (0)+

(1)+(2)+(3)

DN

siêu nhỏ

Không mua đầu vào

từ DN FDI

1.819

107

84

229

11,2%

Có mua đầu vào từ

DN FDI

7

1

0

0

12,5%


DN

nhỏ

Không mua đầu vào

từ DN FDI

9.307

1.959

1.069

1.624

33,3%

Có mua đầu vào từ

DN FDI

87

39

27

66

60,3%


DN

vừa

Không mua đầu vào

từ DN FDI

1.465

943

395

1.224

63,6%

Có mua đầu vào từ

DN FDI

31

19

11

67

75,8%

Nguồn: NCS tính toán từ số liệu TCTK

Các DN ở quy mô vừa cũng có xu hướng nhập khẩu đầu vào cao hơn khi mua đầu vào từ DN FDI. Tỷ lệ tham gia trực tiếp vào chuỗi của các DN vừa đã tăng từ 63,6% ở nhóm không liên kết lên 75,8% với nhóm có liên kết. Như vậy, có thể thấy, liên kết với các DN FDI có thể ảnh hưởng tới khả năng tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu của DN, tuy nhiên mức độ ảnh hưởng của liên kết sẽ có sự khác biệt giữa các nhóm DN ở các quy mô khác nhau. Phân tích định lượng về ảnh hưởng của các liên


kết tới sự tham gia trực tiếp chuỗi cung ứng toàn cầu của DNNVV sẽ được phân tích cụ thể trong chương 4 của luận án.

3.3.4 Đánh giá chung

Như vậy, qua phân tích, có thể thấy mức độ tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu của DNNVV hiện nay còn tương đối hạn chế về cả số lượng và chất lượng. Các DN Việt Nam hiện nay chỉ tham gia ở những mắt xích giản đơn của chuỗi cung ứng với hoạt động nhập khẩu đầu vào, thực hiện khâu lắp ráp để xuất khẩu. Điều này có nghĩa là, việc tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu hiện nay của các DN Việt Nam nói chung, và DNNVV nói riêng hầu hết dựa lợi thế nguồn nhân công giá rẻ- một lợi thế khó có thể duy trì trong bối cảnh công nghệ ngày càng phát triển và máy móc đang dần thay thế lao động. Ngoài ra, việc chỉ tham gia ở các hoạt động trung nguồn của chuỗi sản xuất khiến các DN Việt Nam bị phụ thuộc ở cả khía cạnh đầu vào lẫn thị trường đầu ra, dẫn tới, tỷ lệ nội địa hóa của nền kinh tế còn ở mức khiêm tốn và ít được hưởng lợi từ các chuỗi cung ứng toàn cầu.

Những yếu kém này không chỉ là vấn đề của riêng DNNVV Việt Nam mà là vấn đề chung của hầu hết các DNNVV trên thế giới. Như đã phân tích ở phần 1.2.5, bên cạnh những lợi ích, DNNVV cũng đối mặt với nhiều thách thức khi tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu. Quy mô khiêm tốn, hạn chế về tư duy chiến lược, kỹ năng quản lý, trình độ lao động, v.v là những nguyên nhân chính cản trở hoạt động của các DNNVV. Trong bối cảnh của nền kinh tế Việt Nam, một số thách thức với các DNNVV khi tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu cụ thể như sau:

Thứ nhất, các DNNVV Việt Nam rất khó có thể đạt được những tiêu chuẩn khắt khe của các đối tác quốc tế về chất lượng, giá cả và thời gian giao hàng. Khảo sát cho thấy, các DNNVV thường có tâm lý e dè cũng như thiếu nguồn nhân lực, kinh phí thực hiện và duy trì tiêu chuẩn chất lượng quốc tế. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến cơ hội kết nối với các DN FDI như đã nêu ở trên mà còn khiến họ có thể tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu ở khía cạnh xuất khẩu bởi các khách hàng quốc tế thường có những tiêu chuẩn cao về chất lượng sản phẩm, an toàn lao động và trách nhiệm xã hội và có xu hướng lựa chọn đối tác đạt tiêu chuẩn chứng nhận quốc tế. Không chỉ vậy, các DN Việt Nam thường có quy trình sản xuất chưa tinh gọn, chi phí sản xuất cao do lãi vay cao, chịu nhiều loại thuế, phí cũng như các khoản chi không chính thức (Trương Thị Chí Bình, 2020). Các DNNVV cũng khó khăn trong việc tiếp cận tín dụng. Theo thống kê, các DNNVV tiếp cận khoảng 21% tổng dư nợ tín dụng cả nước,


và khoảng 60% chưa tiếp cận được với nguồn tín dụng của các ngân hàng. Vì vậy, DN khó có thể đưa ra mức giá cạnh tranh theo mong đợi của khách hàng. Bên cạnh đó, với quy mô nhỏ lẻ, thiếu nguồn lực về vốn và kỹ năng quản lý, các DNNVV Việt Nam có có thể đáp ứng được những đơn hàng lớn và có độ phức tạp cao. Mặc dù đây là tồn tại chung ở nhiều quốc gia trên thế giới, song cũng cho thấy sự cần thiết nâng cao năng lực cạnh tranh của khối DN này.

Thứ hai, hiểu biết hiện nay của các DN nói chung và DNNVV nói riêng về các hiệp định thương mại tự do còn rất hạn chế15. Tính đến tháng 12/2020, Việt Nam đã ký kết 15 hiệp định thương mại tự do song phương và đa phương, song rất ít DN có thể nắm rò được nội dung của các hiệp định này. Ví dụ, theo thống kê của VCCI, trong 20 doanh nghiệp khảo sát, chỉ có 1 doanh nghiệp nắm rò được nội dung của hiệp định CTPPP liên quan đến hoạt động kinh doanh của mình16. Sự thiếu hiểu biết này dẫn tới khó khăn trong nắm bắt được các cơ hội và thách thức mà những hiệp định này mang lại. Năng lực thương mại của các DNNVV Việt Nam được đánh giá là khá hạn chế, đặc biệt là về kỹ năng ngoại ngữ và hiểu biết về pháp luật quốc tế, dẫn tới gặp nhiều khó khăn trong việc tìm hiểu và kết nối với các đối tác nước ngoài. Những điều này là những trở ngại đối với các doanh nghiệp này khi tham gia vào chuỗi cung ứng và mạng lưới sản xuất toàn cầu.

Thứ ba, với tiềm lực khiêm tốn, các DNNVV ít có cơ hội đầu tư về tài chính và nguồn nhân lực cho các hoạt động đổi mới sáng tạo của các DN. Tính toán từ số liệu thống kê từ dữ liệu điều tra DN ngành chế tạo do Tổng cục Thống kê tiến hành giai đoạn 2012-2018, tác giả nhận thấy chưa đến 1% DN tham gia khảo sát sở hữu bằng sáng chế quốc gia hoặc quốc tế. Do vậy, hầu hết các DNNVV chưa nắm bắt được các xu hướng trên thị trường quốc tế về công nghệ, sản phẩm cũng như nguồn đầu vào cung cấp.

Thứ tư, DNNVV Việt Nam còn gặp một số rào cản về cơ sở hạ tầng, cũng như các quy định và thủ tục hành chính. Việc thiếu tính nhất quán và bất ổn trong hệ thống chính sách được xem là nhân tố có ảnh hưởng tiêu cực tới các doanh nghiệp dù ở bất kỳ quy mô nào, tuy nhiên ảnh hưởng tới các doanh nghiệp nhỏ và vừa sẽ nặng nề hơn. Trên thực tế, các doanh nghiệp nhỏ và vừa với nguồn lực hạn chế thường gặp nhiều



15 https://trungtamwto.vn/chuyen-de/17510-hoi-dap-fta

16https://trungtamwto.vn/tin-tuc/17811-doanh-nghiep-van-han-che-trong-nam-bat-cac-uu-dai-tu-hiep-dinh-

cptpp


khó khăn để theo kịp những thay đổi của quy định pháp luật (OECD, 2017). Các DN cho thấy hệ thống hạ tầng đường bộ, đường sắt còn nhiều yếu kém cũng như thiếu sự hỗ trợ từ các cơ quan chức năng trong việc giúp DN có thể đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế khiến các DN gặp khó khăn trong việc tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu (UNIDO &UIBE, 2018). Các DNNVV cũng ít được cung cấp các thông tin về cơ hội thị trường, giả cả, thủ tục xuất nhập khẩu hàng hóa. Bên cạnh đó, DNNVV cũng gặp bất lợi trong tiếp cận đất đai, khiến các DN có thể bị mất đi cơ hội kinh doanh (VCCI &USAID, 2019). Do đó, việc cải thiện môi trường thể chế nhằm giảm thiểu chi phí và gánh nặng cho các doanh nghiệp nói chung và DNNVV nói riêng là vô cùng cần thiết.

*****

Kết luận chương 3

Như vậy, chương 3 đã tiến hành phân tích tổng quan tình hình phát triển của các DNNVV. Số liệu thống kê cho thấy, các DNNVV ngày càng đóng góp vai trò quan trọng cho nền kinh tế, đồng thời có sự cải thiện về hiệu quả hoạt động. Khu vực FDI cũng cho thấy đóng góp nổi bật về xuất khẩu cho nền kinh tế Việt Nam trong thời gian qua. Tuy nhiên, liên kết giữa khu vực DN FDI và DNNVV còn tương đối lỏng lẻo dẫn tới mối quan ngại về tính bao trùm và bền vững của nguồn vốn FDI. Không chỉ ở Việt Nam mà ở nhiều quốc gia khác, khu vực FDI luôn được kỳ vọng sẽ mang lại hiệu ứng lan tỏa cho DN trong nước, đặc biệt là DNNVV, từ đó giúp DNNVV có thể được tích hợp gián tiếp vào các chuỗi cung ứng toàn cầu trong bối cảnh DNNVV gặp nhiều khó khăn cản trở hoạt động tham gia trực tiếp chuỗi cung ứng toàn cầu. Thực tế hiện nay cũng cho thấy, hoạt động tham gia trực tiếp vào chuỗi cung ứng toàn cầu của các DNNVV ở mức độ hạn chế xuất phát từ những khó khăn cố hữu của DNNVV về nguồn vốn, kỹ năng quản lý, năng lực đổi mới sáng tạo cũng như tầm nhìn, định hướng phát triển. Vì vậy, liên kết với DN FDI được kỳ vọng là một cầu nối tạo cơ hội cho các DNNVV tiến gần hơn tới các chuỗi cung ứng toàn cầu.

Trong chương tiếp theo của luận án, NCS sẽ tiến hành phân tích định lượng ảnh hưởng của liên kết tới sự tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu của DNNVV, cũng như các nhân tố ảnh hưởng tới liên kết giữa DNNVV và DN FDI, từ đó làm cơ sở để đưa ra những gợi ý chính sách và giải pháp cho doanh nghiệp trong chương 5.


CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH THỰC CHỨNG VỀ LIÊN KẾT VỚI CÁC DOANH NGHIỆP CÓ VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI ĐỀ ĐẨY MẠNH SỰ THAM GIA VÀO CHUỖI CUNG ỨNG TOÀN CẦU CỦA DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA VIỆT NAM


4.1 Ảnh hưởng của liên kết với các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tới sự tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu của doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam

4.1.1 Mô hình nghiên cứu


4.1.1.1 Phương trình ước lượng

Trong chương này, NCS xây dựng mô hình phân tích định lường nhằm đánh giá ảnh hưởng của liên kết với các DN FDI tới sự tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu của DNNVV. Dựa trên tổng quan tình hình nghiên cứu, phương trình ước lượng hoạt động tham gia chuỗi của doanh nghiệp i tại thời điểm t (𝑇𝐺𝐶𝑖𝑡 ) được xây dựng như sau:

𝑇𝐺𝐶𝑖𝑡 = 𝛼0 + 𝛽𝐿𝑖,𝑡−1 + 𝛾𝑋𝑖𝑡 + 𝛿𝑇𝑝𝑡 + 𝜃𝑁𝑠𝑡 + 𝜌𝑡 + 𝜂𝑝 + 𝜇𝑠 + 𝜀𝑖𝑡 (4.1)

Các biến phụ thuộc và biến giải thích của phương trình ước lượng được đo lường cụ thể:

a. Biến phụ thuộc

Biến phụ thuộc phản ánh hình thức tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu của DN i nhận giá trị như sau:

TGCit = 0 nếu doanh nghiệp chỉ sử dụng đầu vào trong nước và chỉ sản xuất phục vụ thị trường trong nước, hình thức này gọi là D2P (doanh nghiệp không tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu);

TGCit=1 nếu doanh nghiệp chỉ sử dụng đầu vào trong nước để xuất khẩu, hình thức này gọi là D2E;

TGCit =2 nếu doanh nghiệp nhập khẩu đầu vào và chỉ sản xuất phục vụ thị trường trong nước, hình thức này gọi là I2P;

TGCit = 3 nếu doanh nghiệp vừa nhập khẩu đầu vào vừa xuất khẩu đầu ra, hình thức này gọi là I2E.

b. Biến độc lập

Tập hợp biến giải thích cho sự tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu của DN gồm có (i) 𝐿𝑖 nhóm biến phản ánh tình hình liên kết của DN, (ii) 𝑋𝑖 nhóm biến phản

Xem tất cả 236 trang.

Ngày đăng: 12/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí