(2008) đã xem xét ảnh hưởng của dòng vốn FDI vào Việt Nam từ 23 quốc gia khác trong giai đoạn 1990-2004 để đánh giá tác động của FDI tới xuất khẩu của Việt Nam. Kết quả ước lượng cho thấy FDI là nhân tố quan trọng giúp thúc đẩy tốc độ tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam. Cụ thể, các tác giả đã chỉ ra, giá trị dòng vốn FDI tăng lên 1% sẽ làm xuất khẩu của Việt Nam tăng lên 0,13%. Tương tự, Anwar và Nguyen (2011a) nghiên cứu về ảnh hưởng của FDI tới hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam, dựa trên mô hình trọng lực và sử dụng dữ liệu mảng về thương mại của Việt Nam với 19 đối tác quan trọng nhất, nghiên cứu này đã cho thấy, dòng vốn FDI đã có tác động tích cực tới cả giá trị xuất và nhập khẩu của Việt Nam trong giai đoạn 1990-2007. Đồng thời, các tác giả cũng tìm thấy bằng chứng về mối tương quan dương giữa dòng vốn FDI và giá trị xuất khẩu ròng của Việt Nam thời kỳ hậu khủng hoảng tài chính Châu Á 1997.
Ở cấp độ tỉnh/thành phố, nghiên cứu của Zhang và Song (2001) sử dụng số liệu 3 thành phố và 24 tỉnh của Trung Quốc trong giai đoạn 1986-1997 để xem xét về ảnh hưởng của dòng vốn FDI tới giá trị xuất khẩu. Kết quả hồi quy GLS cho thấy, FDI khuyến khích các hoạt động xuất khẩu và góp phần làm gia tăng giá trị xuất khẩu của các tỉnh thành ở Trung Quốc.
Đối với các hoạt động tham gia chuỗi cung ứng toàn cầuở cấp độ DN, sự hiện diện của các DN FDI thường được kỳ vọng là có tác động tới quyết định xuất nhập khẩu của DN trong nước thông qua cả hiệu ứng cạnh tranh và hiệu ứng lan tỏa tri thức. Các DN FDI là công ty con của các công ty đa quốc gia (MNC) với kinh nghiệm và kiến thức về hoạt động ở thị trường nước ngoài cũng như mạng lưới marketing, phân phối và dịch vụ khách hàng có thể giúp DN trong nước thông qua chuyển giao thông tin thị trường, công nghệ (Greenaway và cộng sự, 2004). Nhờ vậy, DN nước tiếp nhận đầu tư có cơ hội tốt hơn để gia nhập vào các chuỗi cung ứng toàn cầu. Bên cạnh đó, liên kết với các DN FDI giúp các DN trong nước có thể đẩy mạnh các hoạt động chuyên môn hóa sản xuất, từ đó có thể đạt được tiêu chuẩn quốc tế về sản phẩm và nâng cao cơ hội xuất khẩu sản phẩm (Sheng và cộng sự, 2011).
Theo Aitken và cộng sự (1997), DN FDI có thể giúp DN trong nước có thể nắm được các thông tin về thị hiếu và thị trường nước ngoài, đồng thời thúc đẩy cải thiện cơ sở hạ tầng, từ đó tạo điều kiện cho các DN trong nước dễ dàng tham gia thị trường xuất khẩu. Sử dụng số liệu về các DN ngành chế tạo của Mexico trong giai đoạn 1986-1990 với mô hình hồi quy Probit, Aitken và cộng sự (1997) đã xem xét
ảnh hưởng của khu vực FDI đối với hoạt động của các DN trong nước. Kết quả hồi quy cho thấy các DN trong nước càng hoạt động gần các DN FDI càng có khả năng xuất khẩu cao. Các tác giả cũng đề xuất việc xây dựng các khu chế xuất nhằm tạo điều kiện về thuế xuất nhập khẩu cũng như hỗ trợ về mặt hạ tầng cho DN, từ đó giúp DN cắt giảm các chi phí gia nhập thị trường xuất khẩu.
Kokko và cộng sự (2001) cũng xem xét hiệu ứng lan tỏa của khu vực FDI đối với xuất khẩu ngành chế tạo tại Uruguay. Sử dụng số liệu 1243 DN trong năm 1988, các tác giả xây dựng mô hình hồi quy probit với các biến phản ánh đặc điểm của doanh nghiệp, đặc điểm ngành cũng như biến đại diện cho mức độ liên kết/ sự hiện diện của các DN FDI ở cấp ngành. Kết quả nghiên cứu cho thấy, mức độ liên kết của DN FDI được thành lập sau năm 1973 (thời điểm Uruguay bắt đầu đẩy mạnh các hoạt động hướng ngoại) có tác động tích cực tới khả năng xuất khẩu của DN, trong khi chưa tìm thấy bằng chứng về ảnh hưởng của các DN FDI được thành lập trước năm 1972.
Greenaway và cộng sự (2004) đã kiểm chứng tác động của FDI tới xuất khẩu của các DN nội địa tại Vương Quốc Anh sử dụng số liệu trong giai đoạn 1992-1996. Mô hình hồi quy hai bước Heckman cho thấy kết luận tương đồng như của Aitken và cộng sự (1997) khi các liên kết với DN FDI được chứng minh là có thể giúp DN trong nước nắm bắt được thông tin về thị trường nước ngoài, từ đó thúc đẩy hoạt động xuất khẩu của DN.
Tương tự, nghiên cứu của Kneller và Pisu (2007) sử dụng dữ liệu về các DN ngành chế tạo tại Vương Quốc Anh trong giai đoạn 1992-1999 để xem xét ảnh hưởng của các liên kết với DN FDI tới xuất khẩu của các DN. Các tác giả nhận thấy, không chỉ có ảnh hưởng tới xuất khẩu của các DN trong cùng ngành, các DN FDI còn có thể ảnh hưởng tới các xuất khẩu của các DN ở ngành khác thông qua liên kết dọc. Mô hình định lượng của các tác giả dựa trên kỹ thuật hồi quy 2 bước Heckman như nghiên cứu của Greenway và cộng sự (2004). Các tác giả chỉ ra rằng, sự hiện diện của các DN FDI trong cùng một ngành và một vùng góp phần thúc đẩy quyêt định xuất khẩu của DN. Đồng thời các DN FDI có định hướng xuất khẩu cũng mang lại hiệu ứng lan tỏa lớn hơn. Không chỉ vậy, kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra, các DN FDI ở các ngành hạ nguồn có tác động tích cực tới tỷ lệ xuất khẩu đầu ra của DN trong nước. Điều này được lý giải là, khi các DN FDI ở hạ nguồn sử dụng đầu vào của các
Có thể bạn quan tâm!
- Tổng Quan Tình Hình Nghiên Cứu Về Liên Kết Với Doanh Nghiệp Có Vốn Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài Và Sự Tham Gia Vào Chuỗi Cung Ứng Toàn Cầu Của Doanh
- Mức Độ Tham Gia Chuỗi Cung Ứng Toàn Cầu Của Doanh Nghiệp Trung Quốc
- Tổng Hợp Các Nghiên Cứu Về Nhân Tố Ảnh Hưởng Tới Sự Tham Gia Chuỗi Cung Ứng Toàn Cầu
- Đề Xuất Khung Nghiên Cứu Và Giả Thuyết Nghiên Cứu
- Mô Hình Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Tới Khả Năng Doanh Nghiệp Nhỏ Và Vừa Liên Kết Với Doanh Nghiệp Có Vốn Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài
- Thực Trạng Liên Kết Giữa Doanh Nghiệp Nhỏ Và Vừa Việt Nam Với Doanh Nghiệp Có Vốn Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài
Xem toàn bộ 236 trang tài liệu này.
DN trong nước có thể mang lại cơ hội để các DN trong nước nâng cao năng lực cạnh tranh, chất lượng sản phẩm, từ đó có thể đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu.
Ruane và Sutherland (2005) khi nghiên cứu về hiệu ứng lan tỏa của khu vực FDI tới xuất khẩu của các DN Ireland nhận thấy, sự hiện diện của các DN FDI trong ngành chế tạo làm tăng khả năng và tỷ lệ xuất khẩu của DN Ireland. Đồng thời, các tác giả cũng cho rằng ảnh hưởng tích cực này chủ yếu đến từ các doanh nghiệp Mỹ khi các DN này đặt áp lực cạnh tranh lớn hơn, và một cách gián tiếp thúc đẩy xu hướng xuất khẩu của các DN Ireland.
Công trình của Sheng và cộng sự (2011) cũng cho thấy ảnh hưởng của khu vực FDI tới xuất khẩu của các DN ngành chế tạo của Trung Quốc. Sử dụng số liệu DN trong giai đoạn 2000-2003, kết quả hồi quy của các tác giả cho thấy liên kết ngược của DN FDI với các nhà cung cấp trong nước có tác động tích cực tới giá trị xuất khẩu của DN trong nước. Đồng thời, sự hiện diện của các DN FDI có thể mang lại hiệu ứng trình diễn đối với các DN trong cùng ngành, từ đó giúp thúc đẩy hoạt động xuất khẩu của các DN này. Không chỉ vậy, các tác giả cũng chỉ ra rằng, các DN FDI không xuất khẩu có xu hướng cao hơn trong việc tạo ra ảnh hưởng tích cực tới giá trị xuất khẩu của DN trong nước thông qua các liên kết ngược, đặc biệt là với các DN ngoài quốc doanh, so với các DN FDI xuất khẩu. Trong khi đó, các DN FDI xuất khẩu lại có tác động tích cực tới khả năng xuất khẩu của các DN trong cùng ngành.
Bajgar và Javorcik (2013) đã có những đóng góp quan trọng về phân tích tác động của các mối liên kết của DN FDI tới chất lượng, số lượng mặt hàng cũng như số lượng thị trường xuất khẩu trong bối cảnh nước đang phát triển như Romania. Kết quả cho thấy, sự hiện diện của các DN FDI ở các ngành hạ nguồn (phản ánh liên kết ngược) không chỉ góp phần thúc đẩy quyết định xuất khẩu của DN mà còn làm gia răng số lượng mặt hàng và số lượng thị trường xuất khẩu của các DN trong nước. Tuy nhiên, các DN FDI trong cùng một ngành (phản ánh liên kết ngang) lại có ảnh hưởng tiêu cực đến đến các chỉ số này.
Dựa trên ý tưởng này của Bajgar và Javorcik (2013), Dalgıç và cộng sự (2015) sử dụng số liệu các DN ngành chế tạo ở Thổ Nhĩ Kỳ để phân tích ảnh hưởng của các liên kết chuỗi cung ứng giữa DN FDI và DN trong nước tới hoạt động xuất khẩu. Kết quả nghiên cứu cho thấy kết luận tương tự như Bajgar và Javorcik (2013), sự hiện diện của các DN FDI ở các ngành hạ nguồn góp phần đẩy mạnh khả năng xuất khẩu của DN, trong khi các DN FDI trong cùng một ngành lại có ảnh hưởng tiêu cực tới
khả năng này. Đồng thời, các liên kết cung ứng giữa các nhà cung cấp trong nước và các DN FDI cũng thúc đẩy định hướng xuất khẩu sang các thị trường có thu nhập cao. Các DN FDI ở ngành hạ nguồn cũng có ảnh hưởng tích cực tới tỷ lệ xuất khẩu, tổng giá trị xuất khẩu, số lượng mặt hàng và số lượng thị trường xuất khẩu của các DN trong nước. Tuy nhiên, các tác giả chưa tìm thấy bằng chứng về ảnh hưởng của liên kết ngược tới chất lượng hàng hóa xuất khẩu.
Nếu như các nghiên cứu trên chủ yếu xem xét về ảnh hưởng của các liên kết ngược thì công trình của Takii và Narjoko (2012) lại hướng tới xem xét ảnh hưởng của cả liên kết xuôi với hoạt động của các DN ngành chế tạo của Indonesia trong giai đoạn 2000-2008. Thông qua nghiên cứu này, các tác giả cho rằng các đầu vào có chất lượng cao và mức giá rẻ hơn được cung cấp bởi các DN FDI có thể khiến các DN trong nước giảm nhập khẩu đầu vào.
Một số nghiên cứu tại Việt Nam cũng đã xem xét ảnh hưởng của FDI tới các hoạt động tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu. Ở cấp độ vi mô, Anwar và Nguyen (2011b) đã sử dụng số liệu Tổng cục Thống kê để xem xét ảnh hưởng của FDI tới xuất khẩu của các DN. Với mô hình hồi quy hai bước Heckman, các tác giả đã tìm thấy bằng chứng có ý nghĩa thống kê về ảnh hưởng tích cực của sự hiện diện của DN FDI tới quyết định xuất khẩu cũng như tỷ lệ xuất khẩu của DN trong nước thông qua các liên kết ngang và liên kết xuôi (được tính toán ở cấp độ ngành).
Quan tâm tới ảnh hưởng của liên kết với DN FDI tới khả năng tham gia chuỗi của các DNNVV ngành chế tạo của Việt Nam trong giai đoạn 2004-2008, Thangavelu (2014) đã sử dụng các mô hình hồi quy OLS, GMM và chỉ ra rằng, các liên kết với ngược với DN FDI giúp DN cải thiện được năng suất, và từ đó tác giá kết luận rằng, liên kết với DNFDI có thể giúp đẩy mạnh khả năng tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu của DNNVV Việt Nam.
Thống kê của WB (2017) cũng đã chỉ ra mối tương quan dương giữa các liên kết với DN FDI và tỷ lệ nhập khẩu đầu vào của các DNNVV không chỉ ở Việt Nam mà còn ở các nước châu Á khác như Trung Quốc, Malaysia và Thái Lan. Điều này có thể lý giải là do một số đầu vào có thể không được sản xuất trong nước, hoặc chưa đáp ứng đươc yêu cầu chất lượng, do đó DNNVV khi đóng vai trò là nhà cung ứng cho DN FDI có xu hướng nhập khẩu đầu vào cao hơn nhằm đáp ứng những tiêu chuẩn khắt khe của đối tác. Nói cách khác, liên kết với DN FDI không chỉ ảnh hưởng tới sự tham gia xuôi chiều vào chuỗi cung ứng toàn cầu của DN (thông qua xuất khẩu đầu
ra) mà còn tác động tới sự tham gia ngược chiều vào chuỗi của DN (nhập khẩu đầu vào).
Kết quả nghiên cứu định lượng của OECD-UNIDO (2019) sử dụng số liệu về các DN ở Việt Nam và một số quốc gia khác trong khu vực ASEAN như Căm-pu- chia, Indonesia, Lào, Malaysia, Myanmar, Philippines và Thái Lan trong giai đoạn 2004-2016 cho thấy, liên kết giữa các DN nói chung, và liên kết giữa DN FDI với DN trong nước có ảnh hưởng tích cực tới năng suất và tỷ lệ xuất khẩu của các DN. Kết luận này cũng giúp khẳng định, liên kết chuỗi cung ứng là một kênh quan trọng để giúp đẩy mạnh hoạt động tham gia chuỗi cung ứng của DN trong nước.
Như vậy, tổng quan các nghiên cứu trên thế giới và tại Việt Nam cho thấy, các liên kết giữa DN FDI và DN trong nước, đặc biệt là các DNNVV có thể giúp đẩy mạnh các hoạt động tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu của DN. Tuy nhiên, do hầu hết các nghiên cứu xem xét từ góc độ tiếp cận về hiệu ứng lan tỏa của khu vực FDI, trong đó cho thấy mức độ liên kết/ hiện diện của khu vực FDI được xem xét ở cấp độ ngành (ví dụ Anwar và Nguyen, 2011b). Theo cách tiếp cận này, DN FDI có thể tác động tới DN trong nước mà không nhất thiết phải có quan hệ liên kết (Tong và cộng sự, 2019), vì vậy chưa chỉ ra những tác động trực tiếp việc DN tham gia liên kết với các DN FDI. Đồng thời, các nghiên cứu định lượng về hiệu ứng lan tỏa mặc dù giúp khẳng định ảnh hưởng tích cực ở cấp độ ngành từ các DN FDI tới các DN trong nước, song lại chưa chú trọng vào nhóm đối tượng là các DNNVV.
Bên cạnh đó, một số nghiên cứu mới chỉ xem xét thống kê tương quan của liên kết với hoạt động nhập khẩu (ví dụ WB, 2017), hoặc mới chỉ cung cấp bằng chứng thực nghiệm về ảnh hưởng của các loại hình liên kết tới hoạt động xuất khẩu của DN (ví dụ OECD-UNIDO, 2019), song chưa có những bằng chứng thực nghiệm về ảnh hưởng liên kết với DN FDI tới hoạt động nhập khẩu của DNNVV Việt Nam.
Vì vậy, NCS nhận thấy, cần có nghiên cứu cụ thể về liên kết ở cấp độ doanh nghiệp tới hoạt động trong chuỗi cung ứng toàn cầu ở cả phía nhập khẩu đầu vào lẫn xuất khẩu đầu ra.
2.3 Tổng quan tình hình nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng tới liên kết của doanh nghiệp nhỏ và vừa với các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
Theo khung phân tích của Winkler (2013) và Farole và Winkler (2014), tiềm năng DN của nước tiếp nhận đầu tư hình thành liên kết với DN FDI phụ thuộc vào
đặc điểm của các DN FDI, năng lực hấp thụ của các DN trong nước cũng như các yếu tố phản ánh môi trường kinh doanh và chất lượng thể chế của nước tiếp nhận đầu tư.
Trong luận án này, với mục tiêu phân tích khả năng DNNVV Việt Nam liên kết với các DN FDI nhằm đưa ra các giải pháp tăng cường liên kết và đẩy mạnh sự tham gia của DNNVV trong các chuỗi cung ứng toàn cầu, NCS hướng tới tìm hiểu về ảnh hưởng của đặc điểm, năng lực hấp thụ của các DNNVV cũng như môi trường thể chế trong nước tới liên kết của DN. Những nhóm nhân tố này đã được phân tích trong các nghiên cứu, cụ thể như sau:
2.3.1 Về năng lực hấp thụ của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong nước
Năng lực hấp thụ của DN được hiểu là khả năng DN tận dụng các thông tin, tri thức mà DN có thể tiếp cận thông qua tương tác với các DN khác (Cohen & Levinthal, 1990; Todorova & Durisin, 2007). Năng lực hấp thụ quyết định khả năng DNNVV có khả năng học hỏi và đáp ứng tiêu chuẩn của các DN FDI trong một khoảng thời gian nhất định. Đồng thời, năng lực hạn chế của các DNNVV cũng khiến khiến các DN FDI không sẵn sàng liên kết với các DNNVV (OECD, 2005).
Tiếp cận theo phương pháp phân tích tình huống (case study), UNCTAD (2005) đã chỉ ra, để có thể tham gia và hưởng lợi từ các liên kết, DNNVV trong nước cần phải chứng minh được năng lực hấp thụ ở những khía cạnh như sau: Thứ nhất, các DNNVV cần có mong muốn thành công và tinh thần học hỏi. Thứ hai, các DNNVV cần đạt chuẩn về hiệu quả hoạt động và không ngừng nâng cao những tiêu chuẩn này. Thứ ba, DNNVV cần xác định được điểm mạnh và điểm yếu của mình và xây dựng chiến lược nhằm tận dụng được những lợi thế cạnh tranh của mình. Thứ tư, DNNVV cần xác định đối tác FDI phù hợp để liên kết. Thứ năm, DNNVV cần cẩn trọng trong việc đàm phán hợp đồng để những liên kết này có lợi cho DN trong dài hạn. Thứ sáu, DNNVV cũng cần có khả năng và sự sẵn sàng để đổi mới bản thân nhằm thỏa mãn nhu cầu của các đối tác. Thứ bảy, DNNVV cũng cần khẳng định giá trị của mình với đối tác, như hiểu biết về hệ thống chính trị, luật pháp cũng như thị trường trong nước cũng như các lợi ích khác, để các đối tác FDI có thể nhận thức được lợi ích từ việc liên kết với DN FDI, từ đó tăng cường khả năng hình thành các liên kết này.
Tiếp cận theo phương pháp phân tích định lượng, Farole và Winkler (2014) cho thấy, các DN Việt Nam có khả năng tham gia liên kết với DN FDI cao hơn so
với các DN ở vùng Sub-Saharan của châu Phi nhờ năng lực hấp thụ tốt hơn, qua đó khẳng định năng lực hấp thụ của DN trong nước là một nhân tố quan trọng quyết định khả năng tham gia liên kết với DN FDI.
Năng lực hấp thụ của DN của nước tiếp nhận đầu tư là một hàm số phụ thuộc vào đặc điểm của DN và khoảng cách công nghệ với các DN FDI (OECD-UNIDO, 2019). Theo đó, một trong những nhân tố quyết định tới năng lực hấp thụ của doanh nghiệp trong nước là quy mô của doanh nghiệp (Knell& Rojec, 2007). Các DN có quy mô lớn cũng có khả năng trả lương cao hơn, vì vậy có thể dễ dàng thuê được những lao động từng làm việc cho các DN FDI, từ đó có thể dễ dàng cạnh tranh và bắt chước được các DN FDI (Crespo & Fontoura 2007). Nghiên cứu định lượng Tusha và cộng sự (2017) về liên kết của các DN FDI và các DN trong nước ở Việt Nam cũng khẳng định điều này khi cho thấy, các doanh nghiệp càng lớn thì khả năng hấp thụ cũng càng cao, từ đó có ảnh hưởng tích cực tới khả năng tham gia liên kết của các doanh nghiệp trong nước
Hình thức sở hữu của DN cũng được khẳng định có ảnh hưởng tới năng lực hấp thụ và khả năng liên kết của DN trong nhiều nghiên cứu. Các DN nhà nước được xem là nhận được nhiều ưu đãi từ phía Chính phủ trong việc tiếp cận các nguồn lực, song vì thế lại có thể kém hiệu quả khi liên kết với các DN FDI ( Nguyễn Nam Anh, 2019).
Không chỉ vậy, chất lượng và trình độ của người lao động cũng có ảnh hưởng trực tiếp với khả năng hấp thụ của doanh nghiệp (Meyer & Sinani, 2005; Blalock &Gertler, 2009). Theo Blalock và Gertler (2009), tỷ lệ lao động có bằng cao đẳng, đại học làm tăng năng lực hấp thụ của DN ngành chế tạo tại Indonesia, từ đó làm tăng khả năng liên kết và lợi ích cho DN với DN FDI . Phân tích của WB (2017) cũng chỉ ra, trình độ lao động của các DNNVV có liên kết cũng cao hơn so với nhóm chưa có liên kết. Đồng thời, các DNNVV có liên kết cũng gặp ít khó khăn hơn trong việc tuyển dụng lao động có các kỹ năng về kỹ thuật, công nghệ thông tin, ngoại ngữ, quản lý... so với các DN chưa liên kết. Phân tích định lượng trong báo cáo này của WB cũng cho thấy, các khóa đào tạo lao động mà DN thực hiện có ảnh hưởng tích cực tới khả năng DNNVV trở thành nhà cung cấp của các DN FDI.
Các công trình nghiên cứu cũng đã chỉ ra rằng, để có thể thúc đẩy sự hình thành và phát triển của liên kết FDI cần có sự phát triển năng động của các DNNVV, trong đó, trình độ công nghệ và khả năng đổi mới sáng tạo đóng vai trò quyết định.
Các DN có năng lực nghiên cứu phát triển sản phẩm được, WB (2017) cho rằng năng lực đổi mới giúp doanh nghiệp đáp ứng yêu cầu của khách hàng nước ngoài và DN FDI về đa dạng sản phẩm, chất lượng và giá cả. Kết quả nghiên cứu định lượng của WB đã chỉ ra rằng việc đổi mới quy trình sản xuất kinh doanh có ảnh hưởng tích cực tới khả năng DNNVV trong nước trở thành nhà cung cấp cho các DN FDI. DN có trình độ công nghệ cao cũng được khẳng định là có khả năng tham gia các liên kết thâm dụng tri thức với các DN FDI cao hơn (Saliola & Zanfei, 2009). Nghiên cứu tình huống của các DN ngành ô tô ở Nam Phi cũng cho thấy trình độ công nghệ của các nhà cung cấp trong nước là một trong những nhân tố quan trọng quyết định các liên kết ngược của DN FDI với DN trong nước.
Nhiều cuộc khảo sát doanh nghiệp đã chỉ ra rằng tài chính là yếu tố quan trọng nhất quyết định tới sự tồn tại và tăng trưởng của các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở cả các nước phát triển và các nước đang phát triển (Ruffing, 2006). Một thực tế cần thừa nhận là, mặc dù các DNNVV có vai trò quan trọng trong nền kinh tế, các doanh nghiệp này thường gặp nhiều trở ngại trong việc tiếp cận các nguồn tín dụng và vốn chính thức. Các ngân hàng thương mại và các nhà đầu tư thường miễn cưỡng cấp vốn và đầu tư cho các DNNVV vì nhiều lý do khác nhau. Thứ nhất, dưới góc nhìn của các tổ chức tín dụng và các nhà đầu tư, các DNNVV có rủi ro cao do không tài sản hạn chế, khả năng huy động vốn thấp và dễ bị tổn thương bởi sự biến động của thị trường cũng như tỷ lệ thất bại cao. Thứ hai, các DNNVV thường thiếu các sổ sách kế toán, báo cáo tài chính hoặc kế hoạch kinh doanh, điều này khiến cho các tổ chức tín dụng và nhà đầu tư khó khăn trong việc đánh giá mức độ tin cậy tín dụng của các đề xuất từ DNNVV. Thứ ba, chi phí hành chính và chi phí giao dịch của việc vay vốn tương đối cao trong khi các khoản vay tương đối nhỏ khiến khả năng sinh lời từ các khoản vay này đối với các tổ chức tín dụng là không đáng kể (UNCTAD, 2002).
Thực tiễn cho thấy, trước khi ký kết hợp đồng với DN trong nước, DN FDI thường yêu cầu đối tác thực hiện đầu tư, cải tiến quy trình và sản phẩm (Javorcik & Spatareanu, 2009). Vì vậy, chính những khó khăn trong việc tiếp cận tài chính cản trở các DNNVV thực hiện các hoạt động này, do đó làm giảm cơ hội DNNVV liên kết với các DN khác, và đặc biệt là các DN FDI (Canare và cộng sự, 2017). Nghiên cứu định lượng của Javorcik và Spatareanu (2009) cũng đã khẳng định, tính thanh khoản của DN càng tốt thì DN càng dễ dàng trở thành nhà cung cấp cho các DN FDI. Tuy nhiên, theo thống kê của WB (2017), mặc dù các DNNVV Việt Nam được khảo