HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
------------------
ĐỖ HẢI YẾN
LIÊN KẾT GIỮA SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ GỖ NGUYÊN LIỆU TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TUYÊN QUANG
LUẬN ÁN TIẾN SĨ
NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP - 2022
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
ĐỖ HẢI YẾN
LIÊN KẾT GIỮA SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ GỖ NGUYÊN LIỆU TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TUYÊN QUANG
Ngành : Kinh tế phát triển Mã số : 9 31 01 05
Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS Nguyễn Tuấn Sơn
PGS. TS Nguyễn Hữu Đạt
HÀ NỘI, 2022
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận án này là trung thực, khách quan và chưa từng được dùng để bảo vệ lấy bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận án đều đã được cảm ơn, các thông tin trích dẫn trong luận án đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày tháng năm 2022
Tác giả luận án
Đỗ Hải Yến
LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận án, tôi đã nhận được sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình từ các chuyên gia, nhà nghiên cứu, giảng viên, bạn bè, đồng nghiệp và gia đình. Đến nay luận án đã hoàn thành, cho phép tôi được bày tỏ lòng trân trọng và biết ơn sâu sắc tới:
PGS. TS Nguyễn Tuấn Sơn và PGS. TS Nguyễn Hữu Đạt là người hướng dẫn khoa học, thầy đã tận tình định hướng và chỉ dẫn cho tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thiện đề tài;
Tập thể Bộ môn Kế hoạch & Đầu tư, Khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn, Học viện Nông nghiệp Việt Nam, đã tham gia góp ý và giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và sinh hoạt tại Bộ môn;
Ban Giám đốc, Ban Quản lý Đào tạo, Ban Chủ nhiệm Khoa Kinh tế & PTNT, Học viện Nông nghiệp Việt Nam ở các nhiệm kỳ đã hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong việc học tập và nghiên cứu hoàn thành luận án;
Lãnh đạo Trường Đại học Tân Trào, Phòng Quản lý khoa học và Hợp tác quốc tế, Khoa Kinh tế và Quản trị kinh doanh (đơn vị tôi đang công tác và sinh hoạt, giảng dạy chuyên môn) đã hỗ trợ về mặt vật lực, tạo điều kiện về thời gian để tôi có thể nghiên cứu và hoàn thành luận án thuận lợi nhất;
Các giảng viên, nhà khoa học, đồng nghiệp và bạn bè đã nghiêm túc góp ý chân thành cho tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài;
Về phía địa phương, tôi xin trân trọng cảm ơn tới các Sở, Cơ quan, Ban ngành các cấp trong lĩnh vực Lâm nghiệp ở tình Tuyên Quang, Lãnh đạo các Công ty chế biến gỗ trên địa bàn tỉnh, UBND các xã, huyện tại địa bàn nghiên cứu đã nhiệt tình giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi để tôi có thể khảo sát, thu thập số liệu phục vụ cho quá trình nghiên cứu đề tài;
Cuối cùng, xin được gửi lời cảm ơn và biết ơn sâu sắc nhất tới gia đình hai bên nội, ngoại; chồng và các con của tôi đã luôn đồng hành, động viên tinh thần và chia sẻ mọi khó khăn với tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận án./
Hà Nội, ngày tháng năm 2022
Tác giả luận án
Đỗ Hải Yến
MỤC LỤC
Trang
Lời cam đoan i
Lời cảm ơn ii
Mục lục iii
Danh mục chữ viết tắt vi
Danh mục bảng biểu vii
Danh mục biểu đồ x
Danh mục hộp xi
Danh mục sơ đồ xii
Trích yếu luận án xi
Thesis abstract xiii
PHẦN 1. MỞ ĐẦU 1
1.1. Tính cấp thiết 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu 3
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4
1.4. Những đóng góp mới của luận án 5
1.5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn 5
PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ LIÊN KẾT GIỮA SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ GỖ NGUYÊN LIỆU 7
2.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan đến liên kết giữa sản
xuất và tiêu thụ gỗ nguyên liệu 7
2.1.1. Các công trình nghiên cứu về liên kết giữa sản xuất và tiêu thụ sản phẩm
làm nguyên liệu 7
2.1.2. Các công trình nghiên cứu về liên kết giữa sản xuất và tiêu thụ gỗ nguyên
liệu giữa doanh nghiệp chế biến và người trồng rừng 9
2.1.3. Khoảng trống trong nghiên cứu 12
2.2. Cơ sở lý luận về liên kết giữa sản xuất và tiêu thụ gỗ nguyên liệu 13
2.2.1. Khái niệm về liên kết giữa sản xuất và tiêu thụ gỗ nguyên liệu 13
2.2.2. Các hình thức liên kết giữa sản xuất và tiêu thụ gỗ nguyên liệu 17
2.2.3. Đặc điểm của liên kết giữa sản xuất và tiêu thụ gỗ nguyên liệu 20
2.2.4. Vai trò của liên kết giữa sản xuất và tiêu thụ gỗ nguyên liệu 22
2.2.5. Đặc điểm kinh tế - kĩ thuật của việc sản xuất và tiêu thụ gỗ nguyên liệu 25
2.2.6. Nội dung nghiên cứu liên kết giữa sản xuất và tiêu thụ gỗ nguyên liệu 29
2.2.7. Các yếu tố ảnh hưởng đến liên kết giữa sản xuất và tiêu thụ gỗ nguyên liệu 32
2.3. Cơ sở thực tiễn về liên kết giữa sản xuất và tiêu thụ gỗ nguyên liệu 36
2.3.1. Một số hình thức liên kết giữa sản xuất và tiêu thụ gỗ nguyên liệu tại các
nước trên thế giới 36
2.3.2. Một số hình thức liên kết giữa sản xuất và tiêu thụ gỗ nguyên liệu tại các
địa phương ở Việt Nam 39
2.3.3. Bài học kinh nghiệm cho liên kết giữa sản xuất và tiêu thụ gỗ nguyên liệu
trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang 41
PHẦN 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 44
3.1. Phương pháp tiếp cận và khung phân tích 44
3.1.1. Phương pháp tiếp cận 44
3.1.2. Khung phân tích 45
3.2. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu 46
3.2.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu 46
3.2.2. Chọn điểm nghiên cứu 49
3.3. Phương pháp thu thập và xử lý số liệu 52
3.3.1. Thu thập thông tin thứ cấp 52
3.3.2. Thu thập thông tin sơ cấp 52
3.3.3. Xử lý số liệu 53
3.4. Phương pháp phân tích số liệu 54
3.4.1. Thống kê mô tả 54
3.4.2. Thống kê so sánh 54
3.4.3. Phương pháp phân tích chi phí - lợi ích (Cost-Benefit Analysis - CBA) 54
3.4.4. Mô hình Logit (Binary Logit Model) 56
3.5. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu 58
3.5.1. Nhóm chỉ tiêu phản ánh tình hình sản xuất và tiêu thụ gỗ nguyên liệu của
tỉnh Tuyên Quang 58
3.5.2. Nhóm chỉ tiêu phản ánh thực trạng phát triển các hình thức liên kết trên
địa bàn tỉnh Tuyên Quang 58
3.5.3. Nhóm chỉ tiêu phản ánh các yếu tố ảnh hưởng đến liên kết giữa sản xuất
và tiêu thụ gỗ nguyên liệu 59
PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 61
4.1. Khái quát tình hình sản xuất và tiêu thụ gỗ nguyên liệu trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang 61
4.1.1. Tình hình sản xuất gỗ nguyên liệu tại Tuyên Quang 61
4.1.2. Tình hình tiêu thụ gỗ nguyên liệu tại Tuyên Quang 63
4.2. Thực trạng liên kết giữa sản xuất và tiêu thụ gỗ nguyên liệu trên địa bàn
tỉnh Tuyên Quang 65
4.2.1. Hình thức liên kết trực tiếp: Liên kết giữa Công ty Cổ phần Giấy An Hòa
và các hộ trồng rừng 65
4.2.2. Hình thức liên kết qua trung gian trong sản xuất và tiêu thụ gỗ nguyên liệu
giữa Công ty Cổ phần Woodsland Tuyên Quang với các hộ trồng rừng 78
4.2.3. Hình thức hạt nhân trung tâm trong sản xuất và tiêu thụ gỗ nguyên liệu
giữa Công ty Lâm nghiệp với các hộ trồng rừng 93
4.2.4. Đánh giá chung phát triển các hình thức liên kết giữa sản xuất và tiêu thụ
gỗ nguyên liệu trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang 105
4.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến liên kết giữa sản xuất và tiêu thụ gỗ nguyên
liệu trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang 114
4.3.1. Các yếu tố thuộc về phía hộ dân trồng rừng 114
4.3.2. Các yếu tố thuộc về phía công ty 117
4.3.3. Nhóm các yếu tố thị trường 124
4.3.4. Nhóm các yếu tố thuộc cơ chế chính sách 126
4.4. Giái pháp đẩy mạnh liên kết giữa sản xuất và tiêu thụ gỗ nguyên liệu trên
địa bàn tỉnh Tuyên Quang 130
4.4.1. Cơ sở đề xuất giải pháp 130
4.4.2. Quan điểm và định hướng phát triển kinh tế lâm nghiệp của tỉnh Tuyên Quang 131
4.4.3. Một số giải pháp đề xuất nhằm tăng cường liên kết giữa sản xuất và tiêu
thụ gỗ nguyên liệu tại Tuyên Quang trong thời gian tới 132
PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 145
5.1. Kết luận 145
5.2. Kiến nghị 147
Danh mục các công trình đã công bố có liên quan đến luận án 149
Tài liệu tham khảo 150
Phụ lục 158
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Nghĩa tiếng Việt | |
BCR | Tỷ suất thu nhập/ chi phí (Benefits to Cost Ratio) |
CP | Cổ phần |
CTLN | Công ty lâm nghiệp |
EU | Liên minh Châu Âu |
FSC | Hội đồng quản lý rừng (Forest Stewardship Council) |
GNL | Gỗ nguyên liệu |
HĐND | Hội đồng nhân dân |
HGĐ | Hộ gia đình |
HTX | Hợp tác xã |
IRR | Tỷ lệ sinh lợi nội bộ (Internal Rate of Return) |
KT-XH | Kinh tế xã hội |
MTV | Một thành viên |
NAFOCO | Công ty Cổ phần Xuất Nhập khẩu Gỗ Nam Định |
NPV | Giá trị hiện tại ròng (Net Present Value) |
PTNT | Phát triển nông thôn |
SXKD | Sản xuất kinh doanh |
TNHH | Trách nhiệm hữu hạn |
UBND | Ủy ban nhân dân |
VPA/FLEGT | Hiệp định đối tác tự nguyện về thực thi Luật lâm nghiệp, Quản trị rừng và Thương mại lâm sản |
WB3 | Dự án phát triển ngành Lâm nghiệp |
Có thể bạn quan tâm!