Liên kết sản xuất và tiêu thụ gỗ nguyên liệu trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang - 2


DANH MỤC BẢNG BIỂU


TT

Tên bảng

Trang

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 200 trang tài liệu này.

Liên kết sản xuất và tiêu thụ gỗ nguyên liệu trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang - 2

2.1. Quy trình và kĩ thuật lâm sinh trong trồng rừng sản xuất gỗ nguyên liệu 26

3.1. Hiện trạng sử dụng đất của tỉnh Tuyên Quang năm 2020 47

3.2. Hiện trạng tài nguyên rừng trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang năm 2020 48

3.3. Các hình thức liên kết điển hình trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang 49

3.4. Lựa chọn các hình thức liên kết và địa điểm nghiên cứu 51

3.5. Phân bố mẫu điều tra khảo sát 53

3.6. Mô tả các biến độc lập sử dụng trong mô hình 57

4.1. Diễn biến diện tích rừng trồng và sản lượng gỗ khai thác của tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2010 - 2020 61

4.2. Giá trị sản xuất lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang giai đoạn

2016 - 2020 62

4.3. Nhu cầu tiêu thụ gỗ nguyên liệu của các doanh nghiệp chế biến gỗ trên

địa bàn tỉnh Tuyên Quang năm 2020 64

4.4. Cơ chế liên kết giữa Công ty Cổ phần Giấy An Hòa với các hộ trồng

rừng trong vùng nguyên liệu 67

4.5. Kết quả hỗ trợ cây giống của Công ty Cổ phần Giấy An Hòa 68

4.6. Kết quả tập huấn kỹ thuật hàng năm của công ty 68

4.7. Hiện trạng tiêu thụ gỗ của hộ sau khai thác 70

4.8. Kết quả thu mua nguyên liệu của Công ty Cổ phần Giấy An Hòa 71

4.9. Kết quả và hiệu quả sản xuất trồng rừng của các hộ liên kết và không liên

kết với Công ty Cổ phần Giấy An Hòa 72

4.10. Lợi ích từ liên kết đối với Công ty Cổ phần Giấy An Hòa 73

4.11. Lợi ích của hộ khi tham gia liên kết với Công ty Cổ phần Giấy An Hòa 75

4.12. Tình hình vi phạm liên kết của các hộ điều tra giai đoạn 2017-2019 76

4.13. Biến động số hộ và diện tích rừng tham gia liên kết với Công ty Cổ phần

Giấy An Hòa 77

4.14. Quyền lợi và trách nhiệm của các bên trong hình thức liên kết trồng rừng

theo tiêu chuẩn FSC 81

4.15. Kết quả phát triển diện tích rừng trồng có chứng chỉ FSC trên địa bàn

tỉnh Tuyên Quang 82

4.16. Tình hình tập huấn, triển khai kỹ thuật trồng rừng theo tiêu chuẩn FSC

của công ty Woodsland giai đoạn 2017-2019 83

4.17. Tình hình tiêu thụ gỗ có chứng chỉ FSC của hộ sau khai thác 85

4.18. Kết quả thu mua gỗ nguyên liệu có chứng chỉ FSC của Công ty Cổ phần Woodsland Tuyên Quang (2015-2019) 85

4.19. Kết quả và hiệu quả sản xuất trồng rừng của hộ liên kết và không liên kết

với Công ty Cổ phần Woodsland Tuyên Quang 86

4.20. Lợi ích của Công ty Cổ phần Woodsland Tuyên Quang khi liên kết với

hộ dân 87

4.21. Lợi ích của hộ khi tham gia liên kết với Công ty Woodsland 89

4.22. Tình hình thực hiện trách nhiệm của hộ khi tham gia liên kết với Công ty Woodsland giai đoạn 2017-2019 (n=80) 90

4.23. Biến động về số hộ và diện tích rừng của các hộ tham gia hình thức liên

kết trồng rừng theo tiêu chuẩn FSC 92

4.24. Cơ chế liên kết giữa Công ty Lâm nghiệp với các hộ gia đình 95

4.25. Kết quả hỗ trợ đầu tư của Công ty Lâm nghiệp Hàm Yên đối với các hộ

liên kết nhận khoán 96

4.26. Tình hình tập huấn kỹ thuật trồng rừng của Công ty Lâm nghiệp Hàm Yên 97

4.27. Tình hình thu hồi sản lượng giao khoán theo hợp đồng với các hộ 98

4.28. Kết quả và hiệu quả sản xuất trồng rừng của hộ liên kết và không liên kết

với Công ty Lâm nghiệp Hàm Yên 99

4.29. Lợi ích từ việc thực hiện liên kết hình thức giao khoán theo chu kỳ đối

với công ty 100

4.30. Lợi ích của hộ khi tham gia liên kết với Công ty Lâm nghiệp Hàm Yên 101

4.31. Tình hình vi phạm của các hộ nhận khoán giai đoạn 2017-2019 103

4.32. Tình hình lao động trong sản xuất gỗ nguyên liệu qua các năm 105

4.33. Tình hình giảm nghèo của các hộ có sản xuất gỗ nguyên liệu qua các năm 106

4.34. Diễn biến độ che phủ của rừng qua các năm 107

4.35. Tổng hợp và đánh giá chung các hình thức liên kết trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang 112

4.36. Kết quả mô hình Logit phân tích yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tham

gia liên kết của hộ 115

4.37. Quy mô và đặc điểm sản xuất của các công ty liên kết 118

4.38. Kết quả hoạt động kinh doanh của các công ty liên kết 120

4.39. Các mặt hàng đạt giá trị kim ngạch xuất khẩu lớn của Việt Nam giai đoạn

2015 - 2020 125

4.40. Tình hình tiếp cận chính sách của các hộ trồng rừng 127

DANH MỤC BIỂU ĐỒ


TT

Tên biểu đồ

Trang

4.1. Phát triển diện tích rừng trồng theo chủ quản lý tỉnh Tuyên Quang giai

đoạn 2010 - 2020 62

4.2. Giá trị sản xuất lâm nghiệp phân theo ngành hoạt động 63

4.3. Diễn biến giá thu mua gỗ nguyên liệu của Công ty Cổ phần Giấy An Hòa 69

4.4. Đánh giá của hộ về các hoạt động liên kết với Công ty Cổ phần Giấy An Hòa 77

4.5. Diễn biến giá thu mua gỗ có chứng chỉ FSC của Công ty Cổ phần Woodsland Tuyên Quang 84

4.6. Đánh giá của các hộ về các hoạt động liên kết với Công ty Woodsland 91

4.7. Đánh giá của các hộ về các hoạt động liên kết với Công ty Lâm nghiệp

Hàm Yên 104

4.8. Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố thuộc về phía công ty tới liên kết với

hộ dân trồng rừng 123

4.9. Diễn biến giá thu mua gỗ trên thị trường và giá thu mua gỗ của các công ty 124

DANH MỤC HỘP


TT

Tên hộp

Trang

4.1. Hộ không có khả năng tự khai thác nên chọn phương án bán chụm cả

rừng cho thương lái 70

4.2. Thay đổi cơ chế liên kết đã giúp công ty ổn định nguyên liệu, đạt lợi nhuận mục tiêu 73

4.3. Cây giống chất lượng tốt, không phải kí kết ràng buộc với công ty 74

4.4. Tiêu thụ gỗ nguyên liệu ổn định, mạnh dạn đầu tư trồng thâm canh 75

4.5. Liên kết với hộ giúp công ty đảm bảo nguyên liệu đầu vào, ổn định sản

xuất và duy trì các đơn hàng 88

4.6. Tiếp cận cách thức canh tác mới, thay đổi phương thức trồng truyền thống 88

4.7. Tham gia Hợp tác xã được tập huấn trồng rừng theo tiêu chuẩn FSC 89

4.8. Hợp tác xã tích cực trong công tác giám sát, hỗ trợ hộ trong quá trình trồng rừng 90

4.9. Liên kết giúp công ty bảo vệ đất, nâng cao chất lượng rừng trồng 100

4.10. Tham gia liên kết được rất nhiều lợi ích, tiếp tục nhận khoán vụ tiếp theo 102

4.11. Khó theo được phương thức trồng rừng mới 110

4.12. Khó khăn trong công tác vận động, khuyến khích hộ tham gia liên kết, trồng rừng theo tiêu chuẩn FSC 110

4.13. Công ty thiếu đội ngũ vừa thành thạo ngoại ngữ, vừa có khả năng nghiên

cứu phát triển thị trường 122

4.14. Người dân không chờ được cây giống từ chương trình hỗ trợ 128

DANH MỤC SƠ ĐỒ


TT

Tên sơ đồ

Trang

3.1. Khung phân tích liên kết giữa sản xuất và tiêu thụ gỗ nguyên liệu 46

4.1. Các kênh tiêu thụ gỗ nguyên liệu chủ yếu tại Tuyên Quang 64

4.2. Hình thức liên kết với các hộ gia đình của Công ty Cổ phần Giấy An Hòa 66

4.2. Hình thức liên kết giữa Công ty Cổ phần Woodsland Tuyên Quang và

các nhóm hộ gia đình trồng rừng theo tiêu chuẩn FSC 80

4.3. Hình thức liên kết hạt nhân trung tâm giữa Công ty Lâm nghiệp Hàm

Yên với các hộ dân 94

4.4. Cách thức tổ chức các đội nhóm hoạt động trong khu vực liên kết 139

TRÍCH YẾU LUẬN ÁN


Tên tác giả: Đỗ Hải Yến

Tên Luận án: Liên kết sản xuất và tiêu thụ gỗ nguyên liệu trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang

Chuyên ngành: Kinh tế phát triển Mã số: 9 31 01 05

Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam

Mục đích nghiên cứu

Nghiên cứu hướng tới: (i) Luận giải cơ sở lý luận và thực tiễn về liên kết trong sản xuất và tiêu thụ gỗ nguyên liệu; (ii) Đánh giá thực trạng liên kết trong sản xuất và tiêu thụ gỗ nguyên liệu tại Tuyên Quang trong thời gian qua; (iii) Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến liên kết trong sản xuất và tiêu thụ gỗ nguyên liệu tại Tuyên Quang trong thời gian qua; (iv) Đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường liên kết trong sản xuất và tiêu thụ gỗ nguyên liệu tại Tuyên Quang trong thời gian tới.

Phương pháp nghiên cứu

Nghiên cứu thu thập số liệu tại 03 huyện trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang bao gồm Yên Sơn, Sơn Dương và Hàm Yên; Điều tra 390 hộ trồng rừng bao gồm cả hộ liên kết và không liên kết; Nghiên cứu sử dụng phương pháp thảo luận nhóm, tham vấn công ty, doanh nghiệp chế biến gỗ tham gia liên kết với hộ, lãnh đạo và cán bộ địa phương. Các phương pháp phân tích được nghiên cứu sử dụng kết hợp bao gồm: thống kê mô tả, thống kê so sánh, phân tích hiệu quả sản xuất, phân tích tài chính, mô hình logit để phân tích thực trạng các hình thức liên kết và đề xuất các giải pháp tăng cường liên kết trong sản xuất và tiêu thụ gỗ nguyên liệu trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang.

Kết quả chính và kết luận

Liên kết giữa sản xuất và tiêu thụ gỗ nguyên liệu là sự thỏa thuận hợp tác giữa người trồng rừng và doanh nghiệp chế biến nhằm xây dựng vùng nguyên liệu và cung cấp ổn định gỗ nguyên liệu phục vụ cho nhu cầu sản xuất và chế biến gỗ của doanh nghiệp. Liên kết có đặc điểm về tiêu chuẩn sản phẩm liên kết; mối quan hệ liên kết là mối quan hệ bất cân xứng và liên kết mang tính xã hội sâu sắc. Liên kết được biểu hiện dưới 3 hình thức chính thống: liên kết trực tiếp, liên kết qua trung gian và liên kết hạt nhân trung tâm. Việc lựa chọn hình thức liên kết để áp dụng tùy thuộc vào điều kiện thực tế về nguồn lực và đặc điểm của từng hình thức tổ chức kinh doanh của các chủ thể ở từng nơi.

Các hình thức liên kết trong sản xuất và tiêu thụ gỗ nguyên liệu chủ yếu đang thực

hiện tại Tuyên Quang bao gồm: hình thức tập trung trực tiếp giữa Công ty Cổ phần giấy An Hòa với các hộ dân trong vùng nguyên liệu; hình thức trung gian giữa Công ty Cổ phần Woodsland Tuyên Quang và các hộ trồng rừng có chứng chỉ FSC; và hình thức hạt nhân trung tâm giữa Công ty Lâm nghiệp Hàm Yên với các hộ dân trong khu vực. Nội dung liên kết tập trung vào tiêu thụ gỗ sau khai thác, hỗ trợ kỹ thuật trồng, chăm sóc và bảo vệ rừng, hỗ trợ các vật tư đầu vào cần thiết và chia sẻ thông tin. Liên kết giữa Công ty Cổ phần Woodsland Tuyên Quang với các hộ trồng rừng nhằm tạo vùng nguyên liệu có chứng chỉ FSC đáp ứng được các yêu cầu về quản lý rừng bền vững. Liên kết hạt nhân trung tâm do bị giới hạn diện tích đất nên hạn chế về khả năng nhân rộng. Liên kết giữa Công ty Cổ phần giấy An Hòa với các hộ còn lỏng lẻo trong cơ chế liên kết tại khâu thu mua nên mức độ bền vững không cao. Các hộ tham gia liên kết đều cho hiệu quả kinh tế từ trồng rừng cao hơn các hộ thông thường. Lợi ích từ liên kết đem lại cho các hộ là: nâng cao kiến thức trồng rừng, thay đổi phương thức trồng rừng truyền thống, tiêu thụ gỗ ổn định, giảm thiểu rủi ro trong sản xuất.

Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển liên kết trong sản xuất và tiệu thụ GNL tại Tuyên Quang bao gồm: 1) Các yếu tố thuộc về các hộ dân như: diện tích rừng trồng, tham gia các tổ chức xã hội, thu nhập từ lâm nghiệp, nhận biết về liên kết, được tập huấn, nguồn thông tin hộ tiếp nhận về liên kết, chính sách hỗ trợ hộ được tiếp cận là những yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tham gia vào liên kết của hộ; 2) Các yếu tố thuộc về phía công ty như: quy mô sản xuất, nguồn nhân lực tiềm lực tài chính, năng lực nghiên cứu và phát triển thị trường; 3) Các yếu tố thuộc về chính sách bao gồm: các chính sách về đất đai, chính sách về hỗ trợ và phát triển trồng rừng và các chính sách về khuyến khích, hỗ trợ phát triển liên kết.

Để tăng cường liên kết trong sản xuất và tiêu thụ gỗ nguyên liệu tại Tuyên Quang, cần thực hiện đồng bộ các giải pháp: i) Tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức của hộ về liên kết và phát triển rừng trồng; ii) Nâng cao năng lực nghiên cứu và phát triển thị trường của doanh nghiệp; iii) Tăng cường các chính sách hỗ trợ phát triển liên kết giữa sản xuất và tiêu thụ gỗ nguyên liệu; iv) Hoàn thiện các hình thức liên kết giữa sản xuất và tiêu thụ gỗ nguyên liệu.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 22/02/2023