Kết Quả Khảo Sát Về Việc Thiếu Cơ Chế Phối Hợp Giữa Các Địa Phương Trong Các Chương Trình Liên Kết Du Lịch Ở Bắc Trung Bộ

phát triển du lịch vùng Bắc Trung Bộ trong khi kết quả hoạt động du lịch bị đánh giá thấp nhất.

Kết quả nói trên cho thấy còn có một khoảng cách khá xa giữa liên kết phát triển du lịch vùng Bắc Trung Bộ so với những địa phương hàng đầu của Việt Nam. Tuy nhiên, do những nỗ lực nhằm tăng thêm giá trị gia tăng của các tài nguyên du lịch sẵn có, ví dụ như thông qua phát triển các tài nguyên tạo thêm và yếu tố phụ trợ, nâng chất lượng hoạt động quản lý du lịch và cải thiện các điều kiện hoàn cảnh... liên kết phát triển du lịch vùng Bắc Trung Bộ đã có nhiều kết quả tốt.

Các tiêu chí lấy ý kiến chuyên gia nhiều hơn so với du khách nhưng được phân loại bằng 5 nhóm lớn là: các tài nguyên, quản lý du lịch, các điều kiện hoàn cảnh, thị trường và kết quả hoạt động du lịch. Kết quả hoạt động du lịch và các tài nguyên bị đánh giá thấp nhất.

Tài nguyên phát triển du lịch vùng là nhóm yếu tố bị đánh giá thấp trong 5 nhóm yếu tố điều tra chuyên gia, điểm số trung bình thấp hơn nhiều so với Thừa Thiên - Huế và Quảng Bình. Trong nhóm tiêu chí tài nguyên du lịch, các tiêu chí thuộc yếu tố phụ trợ, cơ sở hạ tầng tiện ích được cho điểm cao hơn so với các tiêu chí thuộc yếu tố tài nguyên tạo thêm và tài nguyên thừa kế.

Tài nguyên thừa kế được đánh giá trên mức bình quân, cao hơn một chút so với Thanh Hóa và Hà Tĩnh nhưng thấp hơn nhiều so với Thừa Thiên - Huế và Quảng Bình, trong đó yếu tố về tự nhiên như thời tiết khí hậu hay danh lam thắng cảnh, thảm động thực vật được ghi nhận là bất lợi. Tuy nhiên tài nguyên di sản văn hóa của Nghệ An được đánh giá tương đương với Thừa Thiên - Huế và Quảng Bình.

Trong các tài nguyên tạo thêm của Nghệ An thì cơ sở hạ tầng được đánh giá cao nhất và vui chơi giải trí bị đánh giá thấp nhất. Tài nguyên phụ trợ được đánh giá mức trung bình, sự thân thiện của Nghệ An là yếu tố phụ trợ được cho điểm cao nhất trong khi chất lượng dịch vụ được đánh giá thấp nhất.

Quản lý của chính quyền tỉnh đối với du lịch tại địa phương được đánh giá đạt trên trung bình. Hai nhóm tiêu chí quản lý quảng bá du lịch và phát triển nguồn nhân lực được cho điểm tốt nhất, nhóm tiêu chí kém nhất là ra chính sách, lập kế hoạch và phát triển du lịch.

Các điều kiện hoàn cảnh của Bắc Trung Bộ đạt trên mức trung bình, trong đó nhóm tiêu chí điều kiện hoàn của của Nghệ An được đánh giá tốt nhất là Trật tự/An ninh/An toàn trong khi nhóm yếu tố thấp nhất là môi trường cạnh tranh vi mô. Cầu thị trường của Bắc Trung Bộ cũng được nhận định ở mức tương đối khi so sánh với các điểm đến khác với điểm số ở mức trung bình khá (3,5). Kết quả hoạt động du lịch của các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ nhìn chung được đánh giá ở mức thấp so với các nhóm tiêu chí khác. Các nhóm tiêu chí về khách, chi tiêu, đóng góp, đầu tư, cạnh tranh về giá, hỗ trợ của chính quyền của các tỉnh Bắc Trung Bộ được cho điểm từ 3 đến 3,2 điểm.

Trong số 7 tiêu chí lấy ý kiến du khách thì tiêu chí thương hiệu điểm đến du lịch vùng Bắc Trung Bộ và tiêu chí độ tin cậy, cởi mở, chuyên nghiệp của cư dân, nhân viên, cán bộ bản địa được đánh giá cao nhất.

Tiêu chí thương hiệu có điểm số đánh giá cao là 4,10, trong đó tiêu chí “phổ cập nhiều người biết” được đánh giá thấp hơn so với tiêu chí “hấp dẫn, cuốn hút”. Tiêu chí chuyên nghiệp của cư dân, nhân viên, cán bộ bản địa được đánh giá ở mức khá 4,06 điểm. Du khách đánh giá thiện cảm đối với con người vùng Bắc Trung Bộ, đặc biệt là những người dân thường, tuy nhiên, lái xe taxi và xe ôm lại được đánh giá chưa cao.

Tiêu chí sản phẩm/điểm thu hút và giá cả bị đánh giá thấp nhất trong số 7 nhóm tiêu chí. Các giá trị gia tăng tạo thêm từ vui chơi giải trí, lễ hội chưa thực sự hấp dẫn, lôi cuốn được du khách. Việc liên kết, phối hợp các sản phẩm, địa điểm du lịch cũng chưa được đánh giá cao. Bên cạnh đó, giá cả chưa phải là một yếu tố hấp dẫn của Bắc Trung Bộ. Kết quả này có thể do ý kiến chủ quan của du khách, điểu này cũng cho thấy thị trường mục tiêu của Bắc Trung Bộ là nhóm du khách có điều kiện kinh tế, thu nhập trung bình. Tuy vậy, xét về tiêu chí sản phẩm, những tài nguyên du lịch sẵn có được đánh giá cao hơn hẳn so với những tài nguyên du lịch tạo thêm. Điều đáng ghi nhận là tiêu chí ẩm thực được du khách đánh giá cao nhất và giá trị của độ lệch chuẩn nhỏ cũng thể hiện sự thống nhất của du khách về lợi thế ẩm thực của các địa phương vùng Bắc Trung Bộ.

Các tiêu chí vệ sinh môi trường và an ninh trật tự môi trường xã hội được đánh giá ở mức khá . “Vệ sinh an toàn thực phẩm” và “cảnh quan môi trường tự nhiên, đô thị” được đánh giá cao hơn so với tiêu chí “chất lượng vệ sinh môi trường” và “chất lượng vệ sinh bãi biển, nước biển”. Bên cạnh đó, tiêu chí kiểm soát nạn ăn xin gây ảnh hưởng đến du khách đạt thấp hơn khá nhiều so với các tiêu chí còn lại.

Cơ sở hạ tầng, tiện ích phục vụ du lịch của các tỉnh Bắc Trung Bộ nhìn chung gần đạt mức khá. Các loại hình cơ bản (ví dụ phòng nghỉ, nhà hàng, điện nước, giao thông, viễn thông) được đánh giá cao hơn hẳn so với các loại hình ngoài cơ bản (thông tin hướng dẫn, thanh toán, vui chơi, thương mại, y tế).

Từ đánh giá của chuyên gia và du khách, du khách có xu hướng đánh giá Bắc Trung Bộ cao hơn so với các chuyên gia. Điều này cũng dễ hiểu bởi một khi đã quyết định tới du lịch Bắc Trung Bộ, về cơ bản du khách đã đánh giá du lịch vùng Bắc Trung Bộ có nhiều giá trị hơn so với các điểm đến khác. Tuy nhiên, vị trí tương đối của nhóm các yếu tố là khá đồng nhất giữa ý kiến của chuyên gia và du khách. Ví dụ cả du khách và chuyên gia đều cho rằng du lịch vùng Bắc Trung Bộ dường như thành công hơn trong việc liên kết tiếp thị, quảng bá và đổi mới cung cách quản lý, điều hành và làm du lịch cũng như phát triển, hoàn thiện cơ sở hạ tầng. Tuy nhiên, việc cải thiện những yếu tố chủ chốt của du lịch là sản phẩm, địa điểm thu hút du lịch và giá cả thì chưa thành công bằng. Tài nguyên tự nhiên du lịch vùng Bắc Trung Bộ cũng có vị trí tương đối thấp so với các tiêu chí khác, thể hiện thực tế kém lợi thế về mặt điều kiện tự nhiên so với những địa phương hàng đầu của cả nước về du lịch.

Những kết quả thu được nói trên đã phản ánh được những lợi thế và bất lợi về liên kết phát triển du lịch vùng Bắc Trung Bộ. Đó là những cơ sở thực tiễn và khoa học sát thực cho khuyến nghị các giải pháp của chính quyền các tỉnh Bắc Trung Bộ nhằm tăng cường liên kết phát triển du lịch vùng Bắc Trung Bộ được trình bày ở chương sau.

3.4. Đánh giá chung

3.4.1. Kết quả đạt được

Một là, nâng cao nhận thức về liên kết phát triển du lịch

Hoạt động hợp tác du lịch của các tỉnh Bắc Trung Bộ ngày càng có chiều sâu, thu hút sự tham gia của nhiều địa phương và doanh nghiệp trong và ngoài vùng, tăng cường sự gắn kết trong các hoạt động du lịch. Nhận thức về tầm quan trọng của liên kết phát triển du lịch ngày càng được nâng cao, nhất là đội ngũ cán bộ quản lý du lịch các cấp ở địa phương.

Từ sau đại hội XII của Đảng, đặc biệt là từ khi có Nghị quyết số 08/NQ-TW của Bộ Chính trị (tháng 1/2017) về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, các địa phương của vùng Bắc Trung Bộ đã có nhiều chính sách cụ thể để phát huy tiềm năng du lịch. Quan điểm phát triển du lịch vùng được thể hiện trong Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch vùng Bắc Trung Bộ đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 2161/QĐ-TTg ngày 11 tháng 11 năm 2013 phù hợp với quan điểm chung của Chiến lược và Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, trong đó nhấn mạnh tập trung phát triển du lịch tham quan nghiên cứu di sản thế giới và văn hóa - lịch sử; Liên kết, hợp tác nội vùng, liên vùng và quốc tế là nội dung quan trọng, xuyên suốt đối với phát triển du lịch Bắc Trung Bộ. Một số tỉnh như Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Bình, Thừa Thiên – Huế đã có nhiều chính sách đặc thù cho phát triển du lịch. Nội dung liên kết trong chính sách du lịch của tỉnh được chú trọng. Trong chính sách phát triển kinh tế - xã hội nói chung và chính sách phát triển du lịch nói riêng, các cấp chính quyền của vùng Bắc Trung Bộ đã nhận thức rõ hơn tầm quan trọng của liên kết giữa các địa phương trong và ngoài vùng; liên kết ngành (liên kết các ngành công nghiệp, thủ công nghiệp, dịch vụ với du lịch); liên kết giữa chính quyền địa phương và doanh nghiệp du lịch; liên kết giữa các doanh nghiệp kinh doanh du lịch nội vùng và liên vùng.

Các địa phương và kinh doanh du lịch tại các tỉnh Bắc Trung Bộ đã bước đầu xây dựng được nền tảng phương hướng hợp tác phát triển du lịch, mở ra hành làng pháp lý cho các tỉnh trong việc xây dựng kế hoạch hoạt động của địa phương. Các chính sách của địa phương đã góp phần tăng cường sự tham gia của khối doanh nghiệp du lịch, phát triển hoạt động du lịch nhằm thu hút du khách đến với địa phương và khu vực, đồng thời mạnh dạn đầu tư phát triển các sản phẩm mới có liên quan đến du lịch.

Bên cạnh đó, thúc đẩy công tác quy hoạch, định vị thị trường, xác định hướng thu hút đầu tư hạ tầng và cơ sở vật chất chuyên ngành, các chương trình hợp tác phát triển du lịch đã được thực hiện việc xây dựng các cơ chế thu hút đầu tư về

du lịch, xúc tiến quảng bá, phát triển sản phẩm du lịch một cách thống nhất.

Thông qua các chương trình liên kết phát triển du lịch, các địa phương và doanh nghiệp ở Bắc Trung Bộ đã xác định rõ hơn vai trò của liên kết vùng trong phát triển du lịch, nhận thức rõ hơn các rào cản về thể chế, về phối hợp chung trong công tác xúc tiến quảng bá, xây dựng sản phẩm du lịch liên vùng, cải thiện cơ sỏ hạ tầng, đào tạo nguồn nhân lực, quy hoạch phát triển du lịch cấp vùng và tiểu vùng và các điều kiện khác để phát triển du lịch bền vững.

Hai là, các chương trình liên kết đã bước đầu kết nối không gian du lịch vùng Bắc Trung Bộ, khắc phục sự chia cắt về du lịch trong từng địa phương

Thông qua các chương trình hợp tác, đã hình thành mối liên kết du lịch mang tính liên vùng và đồng thời tạo điều kiện mở rộng liên kết phát triển du lịch giữa các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ với các trung tâm du lịch và các địa phương trong nước, thúc đẩy du lịch xuyên quốc gia, tạo cầu nối liên kết du lịch với các nước trong khu vực.

Ba là, chương trình liên kết du lịch đã góp phần bảo tồn di sản văn hóa, khơi dậy tiềm năng và nâng cao thương hiệu du lịch vùng Bắc Trung Bộ

Trên thực tế, du lịch về nguồn có không ít lợi thế, thậm chí là những giá trị độc đáo, đặc biệt mà các loại hình du lịch khác khó có thể so sánh. Nếu chúng ta biết khai thác, tôn vinh đúng cách sẽ tạo ra những sản phẩm du lịch hết sức đa dạng, mang đến cho du khách nhiều trải nghiệm mới, thú vị. Để tương xứng với tiềm năng sẵn có, ngành du lịch cần phải làm nhiều hơn nữa để việc du lịch tới mỗi “địa chỉ đỏ” thật sự trở thành một hành trình lịch sử, văn hóa mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc, nhắc nhở đến những địa danh, những con người đã làm nên lịch sử hào hùng và nền văn hóa đặc sắc của dân tộc, giáo dục giá trị văn hóa, lịch sử truyền thống cho thế hệ tương lai.

Một số địa phương hiện có nhiều tour về nguồn hấp dẫn có thể kể đến như: Thừa Thiên - Huế, Quảng Bình, Quảng Trị, Nghệ An, Thanh Hóa. Du lịch Quảng Bình trong vài năm trở lại đây, bên cạnh các tour khám phá hang động, thưởng ngoạn danh lam thắng cảnh cũng đã hết sức chú trọng các tour về nguồn. Quảng Bình đang có những tour về nguồn rất hấp dẫn du khách như địa đạo Văn La, điểm di tích Làng Ho, bến đò Mẹ Suốt, bến phà Long Đại.... Các địa phương khác như Quảng Trị cũng đang có nhiều nỗ lực đầu tư, hoàn thiện dịch vụ tại các điểm di tích lịch sử để du khách có nhu cầu trải nghiệm “về nguồn” đến tham quan thật sự thoải mái và muốn quay trở lại. Thành cổ Quảng Trị, cầu Hiền Lương, bến sông Thạch Hãn (Quảng Trị)... cũng được ghi nhận là các “địa chỉ đỏ” có nhiều du khách đến hơn, chủ yếu do cách làm du lịch của địa phương ngày càng chuyên nghiệp với nhiều nội dung phong phú và hấp dẫn. Nhiều chuyến du lịch về nguồn đã được chào bán rộng rãi trong các đơn vị lữ hành, thậm chí trở thành tour hút khách.

3.4.2. Những hạn chế và nguyên nhân

Nhìn chung, Du lịch vùng Bắc Trung Bộ trong những năm qua đã có bước phát triển khá, tuy nhiên kết quả đạt được chưa thực sự tương xứng với tiềm năng du lịch. Thu hút đầu tư du lịch ở nhiều tỉnh trong vùng đã được cải thiện, song các

hoạt động du lịch của vùng còn ở dạng nhỏ lẻ, thiếu liên kết, chưa có được sự hợp tác chặt chẽ giữa các địa phương trong vùng làm cho sản phẩm du lịch chưa thực sự hấp dẫn và thiếu tính cạnh tranh. Du lịch đã tạo ra nhiều công ăn việc làm cho người dân địa phương trong vùng, tuy nhiên, nguồn nhân lực du lịch của hầu hết các tỉnh trong vùng nhìn chung còn hạn chế về chất lượng và thiếu chuyên nghiệp.

Một là, các chương trình liên kết chưa xây dựng được cơ chế chính sách phù hợp trên phạm vi toàn vùng.

Việc phát triển thương hiệu, xúc tiến quảng bá còn nhiều hạn chế, thiếu chuyên nghiệp. Phát triển du lịch của vùng đang trong tình trạng “mạnh ai, nấy làm, thiếu sự góp sức, chia sẻ của các địa phương trong vùng làm giảm thế mạnh và giá trị sản phẩm du lịch. Các dịch vụ du lịch ít được đổi mới, quá lệ thuộc vào một số thị trường quen thuộc nên dễ gặp rủi ro khi có biến động. Bên cạnh đó, nhiều địa phương chưa có biện pháp khắc phục tính mùa vụ trong hoạt động du lịch nên hiệu quả hoạt động du lịch chưa cao.

Đặc biệt, trong liên kết phát triển du lịch về nguồn. Mặc dù đã đạt được một số kết quả nhất định, nhưng phải thẳng thắn nhìn nhận rằng, du lịch về nguồn hiện vẫn chưa phát triển tương xứng với tiềm năng, vai trò vẫn còn khiêm tốn trong toàn cảnh bức tranh du lịch. So với số lượng di tích lịch sử, các “địa chỉ đỏ” có tiềm năng phát triển du lịch thì số lượng các tour để lại ấn tượng cho du khách chưa nhiều. Điều này đồng nghĩa với việc chúng ta đang lãng phí tài nguyên du lịch. Hệ thống các di tích chính là nơi lưu giữ các di sản văn hóa lịch sử vô giá nhưng chúng ta vẫn để phần lớn các địa chỉ này “ngủ yên”, chưa biết cách đánh thức, khai thác để làm sống động các giá trị này trong lòng người thông qua các sản phẩm du lịch độc đáo. Nhiều địa phương cũng chung cảnh ngộ, dẫn đến tình trạng du lịch vẫn đang loay hoay chưa biết cách làm để thu hút du khách trong các tour về nguồn. Chính vì nội dung tour du lịch còn nghèo nàn; nguồn nhân lực chưa chuyên nghiệp, còn yếu về chất lượng, thiếu về số lượng; việc trùng tu tôn tạo chủ yếu dựa vào ngân sách của Nhà nước; thiếu sự liên kết chặt chẽ với các công ty, doanh nghiệp khai thác du lịch; công tác truyền thông, quảng bá các “địa chỉ đỏ” cũng chưa được nhiều địa phương quan tâm, chú trọng,... nên phần lớn điểm di tích chưa thể phát huy, tạo được nguồn thu nhập ổn định hiệu quả để tự thân phát triển, chưa nói tới việc đóng góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Để thay đổi tình trạng nêu trên, ngành du lịch của mỗi địa phương cần phải chủ động đưa ra những giải pháp phù hợp, trước hết là quan niệm về hình thức du lịch này. Cần nhận thức rằng, các di tích lịch sử, văn hóa đang ngày càng đem lại cơ hội lớn thu hút du khách vì các giá trị văn hóa, lịch sử, tâm linh luôn luôn ẩn chứa trong đó, nhiệm vụ của chúng ta là phải phát huy tối đa những giá trị của từng “địa chỉ đỏ”. Mỗi di tích lịch sử cần phải được xây dựng một chương trình riêng và phù hợp, với nội dung hấp dẫn để quảng bá hình ảnh tới các công ty lữ hành, mời gọi khách du lịch, thông qua việc chú trọng xây dựng, nâng cấp, hoàn chỉnh các phòng truyền thống, phòng trưng bày hiện vật, tư liệu, phòng chiếu phim, tạo cảnh quan chung quanh các điểm di tích

nhằm thiết lập một không gian thật sự hấp dẫn, thu hút du khách. Điều đáng nói là, với các di tích có nhiều lợi thế khai thác du lịch, bên cạnh việc sử dụng hiệu quả nguồn vốn đầu tư của Nhà nước, cần tạo môi trường thuận lợi khuyến khích sự chung tay của xã hội cũng như vốn đầu tư ngoài ngân sách nhà nước. Công việc này cần được kết hợp chặt chẽ với việc nâng cao chất lượng, tính chuyên nghiệp cho đội ngũ quản lý và nhân viên theo hướng khai thác du lịch tại điểm di tích lịch sử. Đồng thời, cần có sự phối hợp các ngành liên quan trong quy hoạch, xây dựng mạng lưới giao thông đường bộ, đường sông, hệ thống bến bãi nhằm tạo điều kiện tiếp cận thuận lợi các điểm di tích lịch sử khai thác tiềm năng phát triển du lịch. Vấn đề quảng bá thông tin du lịch tại các “địa chỉ đỏ” cũng cần được quan tâm đúng mức, đầu tư thỏa đáng, nhằm giúp du khách có cơ hội biết nhiều hơn về các tour về nguồn để có lựa chọn phù hợp. Một trong những vấn đề quan trọng nhất để phát triển du lịch về nguồn là tính chủ động của từng địa phương trong việc nâng cao chất lượng dịch vụ, tăng cường công tác tuyên truyền, quảng bá mời gọi du khách tìm đến.

Mặc dù chương trình liên kết du lịch các tỉnh Bắc Trung Bộ đã bước đầu được hình thành. Tuy nhiên, sự phối hợp trên nhiều nội dung quan trọng chưa thực hiện được hoặc chưa đủ điều kiện thực hiện. Các hoạt động liên kết chủ yếu dựa vào cơ chế hội nghị của các Ban chỉ đạo hàng năm. Các chương trình liên kết còn thiếu thể chế, chính sách liên kết vùng, chưa có cơ chế hiệu quả để tạo sự liên kết, thực hiện các cam kết phối hợp. Các cam kết giữa các tỉnh thành viên cũng như cam kết giữa các địa phương và doanh nghiệp thiếu tính pháp lý ràng buộc, chủ yếu dựa vào tính tự nguyện và nhận thức của các bên. Vì vậy, trong một số hoạt động, sự liên kết phối hợp giữa các địa phương còn mang tính hình thức, hành chính. Mặt khác, do thiếu các nguồn lực cần thiết (như nguồn nhân lực, kinh phí, cơ sỏ vật chất cần thiết) nên các chương trình khó hoạt động.

Sự phối hợp giữa các địa phương trong việc thực thi chính sách, kế hoạch liên kết du lịch vẫn còn nổi lên nhiều vấn đề, tình trạng “mạnh ai nấy chạy“ giữa các tỉnh tạo ra sự cạnh tranh, chay đua thu hút đầu tư, thi nhau “trải thảm đỏ“ mời gọi các nhà đầu tư vào địa phương mình, nhiều hình thức ưu đãi được áp dụng (giảm thuế, giảm giá thuế đất, thậm chí giảm các điều kiện về môi trường) khiến lợi ích tổng thể về du lịch bị giảm đi ở cấp độ quốc gia cũng như trong từng vùng du lịch và ngay ở từng địa phương trong vùng. Đó cũng là hệ quả của tư duy, cơ chế quản lý, phân cấp ngân sách theo địa bàn cấp tỉnh ở nước ta hiện nay. Sự hạn chế của cơ chế phối hợp giữa các địa phương trong việc thực hiện các chương trình liên kết thể hiện ở bảng sau:

Bảng 3.36. Kết quả khảo sát về việc thiếu cơ chế phối hợp giữa các địa phương trong các chương trình liên kết du lịch ở Bắc Trung Bộ



Hoàn toàn không đồng ý


Không đồng ý


Không có ý kiến


Đồng ý


Hoàn toàn đồng ý


Tổng số

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 197 trang tài liệu này.

Liên kết phát triển du lịch vùng Bắc Trung Bộ - 16


Tổng số người được

điều tra (người)

3

35

122

170

56

386

Cán bộ cơ quan

QLNN về du lịch

0

0

0

10

8

18

Cán bộ các khu du lịch & các đơn vị sự

nghiệp về du lịch


0


0


0


25


20


45

Các doanh nghiệp/ hộ

kinh doanh du lịch

0

6

8

46

7

67

Các nhà khoa học

0

6

7

7

0

20

Khách du lịch

3

23

107

82

21

236

Cơ cấu theo mức độ đồng ý (%)

Tổng số người được

điều tra (%)

0.78

9,07

31,61

44,04

14,51

100,00

Cán bộ cơ quan

QLNN về du lịch

0,00

0,00

0,00

55,56

44,44

100,00

Cán bộ các khu du lịch & các đơn vị sự

nghiệp về du lịch


0,00


0,00


0,00


55,56


44,44


100,00

Các doanh nghiệp/ hộ

kinh doanh du lịch

0,00

8,96

11,94

68,66

10,45

100,00

Các nhà khoa học

0,00

30,00

35,00

35,00

0,00

100,00

Khách du lịch

1,27

9,75

45,34

34,75

8,90

100,00

(Nguồn: Tính toán của tác giả)

Do chưa xây dựng được cơ chế chính sách mang tính liên vùng cùng như tỏng phạm vi tiểu vùng phù hợp với tính đặc thù của toàn vùng và từng tiểu vùng, chưa hình thành được thể chế quản trị chung để điều phối trên phạm vi toàn vùng, nên hoạt động du lịch về cơ bản vẫn mang tính khép kín trong từng địa phương. Do liên kết chưa hiệu quả nên du lịch các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ cũng chưa hình thành được các cực tăng trưởng thực sự đủ sức lôi kéo và tác động lan tỏa đến các địa phương khác. Nhiều khu du lịch tring tâm mang tính chất cực tăng trưởng mới ở dạng tiềm năng, chưa được đầu tư thành điểm mạnh của vùng và tiểu vùng nên thiếu tác dụng lan tỏa; chưa có liên kết chặt chẽ giữa vùng Bắc Trung Bộ với các trung tâm du lịch quốc gia và liên kết với các nước láng giềng như Trung Quốc, Lào, Thái Lan và các nước trong khu vực Đông Nam Á.

Hai là, về tiếp cận điểm đến, hệ thống giao thông trong vùng đã được quan tâm đầu tư, hai tuyến đường quan trọng đi qua vùng là: Quốc lộ 1A và đường Hồ Chí Minh đã được đầu tư nâng cấp, giảm thiểu thời gian đi lại cho du khách. Hệ thống đường sắt kết nối với các trung tâm lớn như Hà Nội, Đà Nẵng, Nha Trang, Thành Phố Hồ Chí Minh nên thuận lợi cho khách du lịch đến các điểm du lịch trong vùng. Tuy nhiên, nhìn chung giao thông đường bộ còn thiếu đồng bộ, hệ thống

đường sắt còn lạc hậu do thiếu nguồn lực đầu tư nên hạn chế không nhỏ đến lựa chọn của du khách khi có ý định sử dụng phương tiện này.

Giao thông đường biển chưa phát triển do thiếu đầu tư, đặc biệt hệ thống hạ tầng phục vụ phát triển du lịch như cảng biển du lịch…cảng Chân Mây của Thừa Thiên Huế cũng chỉ mới đón một số chuyến tàu du lịch do các tàu biển quốc tế cập cảng, còn hầu hết các cảng biển trong vùng như cảng Vũng Áng, Nghi Sơn, Cửa Việt chưa được khai thác phục vụ phát triển du lịch.

Bắc Trung Bộ có 4 cảng hàng không, trong đó có hai cảng hàng không quốc tế đó là: Cảng hàng không Phú Bài (Thừa Thiên - Huế), cảng hàng không Vinh và 2 cảng hàng không nội địa là Thọ Xuân (Thanh Hóa) và Đồng Hới (Quảng Bình). Các cảng hàng không trong vùng hầu hết chưa có tuyến bay quốc trực tiếp mà chỉ thông qua cảng hàng không Nội Bài và Tp Hồ Chí Minh, nên cũng hạn chế khả năng tiếp cận của điểm đến. Mặt khác, giờ bay còn chưa thuận lợi, hoặc là quá sớm hoặc quá muộn, nên chưa phù hợp cho việc đi lại của khách du lịch đến vùng.

Ba là, chưa xây dựng sản phẩm du lịch mang tính đặc trưng của vùng Bắc Trung Bộ

Các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ chưa tập trung xây dựng sản phẩm du lịch đặc thù, ít quan tâm phát triển sản phẩm mới, vẫn còn sự trùng lặp về sản phẩm giữa các tỉnh, đặc biệt là sản phẩm du lịch cộng đồng. Các đại phương chủ yếu khai thác những sản phẩm sẵn có chứ chưa tạo ra sản phẩm du lịch mới, mang tính đặc trưng vùng miền. Mối liên kết du lịch giữa các địa phương còn thiếu những sản phẩm du lịch chất lượng cao. Sản phẩm du lịch của vùng có tính thời vụ rất rõ nét, đặc biệt là tại các khu du lịch biển như Sầm Sơn, Cửa Lò, Thiên Cầm,…Ngoài ra, đây là vùng thường xuyên chịu tác động lớn từ thiên tai như bão, lũ lụt, lở đất ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động du lịch của vùng.

Các loại hình dịch vụ vui chơi giải trí của vùng Bắc Trung Bộ còn hạn chế và ít được đầu tư. Hiện nay, chỉ các trung tâm du lịch lớn trong vùng như Huế, Vinh, Phong Nha – Kẻ Bàng, Hà Tĩnh và Sầm Sơn có đầu tư cho loại hình du lịch này còn hầu hết các điểm du lịch khác hầu như chưa có, do đó du khách dễ bị nhàm chán, thiếu sự hấp dẫn du khách.

Bốn là, ô nhiễm môi trường, đặc biệt môi trường nước biển đã và đang trở thành vấn đề nghiêm trọng đối với nhiều địa phương, trong đó có vùng Bắc Trung Bộ. Năm 2016, thảm họa biển miền Trung do ảnh hưởng môi trường nghiêm trọng từ khu công nghiệp Formosa Hà Tĩnh đã tác động rất mạnh tới lượng khách du lịch đến 3 tỉnh gồm Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị. Do đó, vấn đề môi trường cũng đã trở thành những thách lớn trong quá trình phát triển du lịch của vùng.

Để đánh giá rõ hơn thực trạng liên kết du lịch các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ, tác giả đã khảo sát các đối tượng bào gồm cán bộ trong cơ quan quản lý nhà nước về du lịch, cán bộ ở các khu du lịch, các doanh nghiệp kinh doanh du lịch, các nhà khoa học và khách du lịch với tổng số phiếu khảo sát thu về là 386 phiếu hợp lệ. Theo cách đánh giá thang điểm từ 1 đến 5 (với 1 điểm là mức đánh giá thấp nhất, và

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 19/03/2023