Giải Pháp Tăng Cường Liên Kết Phát Triển Du Lịch Tại Các Tỉnh Vùng Bắc Trung Bộ

Bộ trong việc kết nối, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp lữ hành và các doanh nghiệp đẩy mạnh liên kết, hợp tác xây dựng sản phẩm du lịch đặc thù của Vùng, từ đó hình thành các chương trình du lịch hấp dẫn.

Thực hiện liên kết chặt chẽ trong vùng về đầu tư phát triển du lịch, xây dựng các chương trình liên kết chung của vùng, liên kết quảng bá xúc tiến du lịch vùng, liên kết đào tạo phát triển nguồn nhân lực du lịch, xây dựng trang Web du lịch chung của vùng; đẩy mạnh liên kết với các địa phương ngoài vùng, đặc biệt chú trọng liên kết với Hà Nội, Tp Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Ninh Bình và Quảng Nam; thúc đẩy hợp tác liên kết chặt chẽ, hiệu quả với các quốc gia trên Hành lang Kinh tế Đông Tây và trong Tiểu vùng sông Mêkông mở rộng.

Đẩy mạnh và tăng cường hợp tác, liên kết giữa các tỉnh Bắc Trung Bộ, giữa các doanh nghiệp trong và ngoài vùng để đầu tư phát triển sản phẩm du lịch Vùng; thường xuyên trao đổi kinh nghiệm và tìm được tiếng nói chung thông qua các kênh hợp tác, liên kết phát triển sản phẩm du lịch đặc thù, khác biệt của Vùng, nâng cao vị thế cạnh tranh điểm đến cho toàn Vùng.

Hợp tác, liên kết trong đào tạo phát triển nguồn nhân lực du lịch chuyên nghiệp, chất lượng, đảm bảo tiêu chuẩn nghề quốc gia và khu vực.

Thứ bảy, tăng cường liên kết ứng dụng khoa học công nghệ giữa các địa phương trong vùng. Tích cực ứng dụng khoa học và công nghệ, đặc biệt là công nghệ số trong đầu tư phát triển sản phẩm du lịch, xúc tiến, quảng bá du lịch; Áp dụng công nghệ sử dụng năng lượng tái tạo, năng lượng sạch trong các doanh nghiệp du lịch ở Vùng Bắc Trung Bộ.

Thứ tám, coi trọng bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu.

Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, bảo vệ tài nguyên du lịch trong quá trình đầu tư phát triển du lịch. Đổi mới cơ chế quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường, phát triển du lịch xanh, thân thiện với môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu. Chú trọng phát triển sản phẩm du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng, khuyến khích và hỗ trợ cộng đồng tham gia đầu tư phát triển du lịch, chia sẻ lợi ích và trách nhiệm trong khai thác tài nguyên và bảo vệ môi trường. Khuyến khích các doanh nghiệp (chủ yếu là các khách sạn) ứng dụng công nghệ sạch trong kinh doanh để

giảm ô nhiễm, chất thải, năng lượng tiêu thụ so với các công nghệ thay thế, đẩy mạnh xã hội hóa công tác bảo vệ môi trường.

Với nhiều lợi thế rất lớn về tài nguyên du lịch văn hóa, lịch sử, tài nguyên thiên nhiên – sinh thái rừng, biển độc đáo và hệ thống di tích của các danh nhân, văn hóa, chính trị của Việt Nam, cùng với xu hướng đầu tư cho phát triển du lịch tại các tỉnh trong vùng ngày càng mạnh sẽ hứa hẹn cho du lịch vùng Bắc Trung Bộ cơ hội phát triển du lịch nhanh, hiệu quả và bền vững trong thời gian tới.

4.2. Giải pháp tăng cường liên kết phát triển du lịch tại các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 197 trang tài liệu này.

4.2.1. Xây dựng chiến lược hợp tác liên kết vùng du lịch Bắc Trung Bộ

Hoạt động liên kết hiện tại mới đang ở giai đoạn trao đổi thông tin, phối hợp hành động dựa trên các hoạt động cụ thể. Các hoạt động được xây dựng theo từng năm chủ yếu do một tỉnh đăng cai tổ chức. Cơ chế họp 1-2 năm một lần chủ yếu tập trung vào khâu tổng kết, báo cáo hơn là công tác điều hành. Quy mô hợp tác này chưa đáp ứng được yêu cầu của một «vấn đề chung» là phát triển du lịch trên phạm vi toàn vùng Bắc Trung Bộ. Chiến lược hợp tác liên kết du lịch vùng Bắc Trung Bộ là cơ sở tạo nên niềm tin cho các bên tham gia, tạo ra định hướng chia sẻ chung cũng như là cơ sở xây dựng các chương trình hành động cụ thể.

Liên kết phát triển du lịch vùng Bắc Trung Bộ - 18

Trong Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam tới năm 2020, tầm nhìn tới năm 2030, việc xây dựng quy hoạch tổng thể phát triển du lịch cấp vùng, trong đó có vùng Bắc Trung Bộ đã được đặt ra và sẽ được Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch thực hiện. Quy hoạch này sẽ đưa ra tầm nhìn và giải pháp chiến lược cho phát triển du lịch vùng Bắc Trung Bộ. Tuy vậy, đối với các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ, bên cạnh việc khuyến nghị các cơ quan trung ương sớm xây dựng quy hoạch Vùng, cần có những hoạt động chủ động định hướng chiến lược cho phát triển du lịch vùng, làm nền tảng cho các hoạt động liên kết vùng. Ngay cả khi quy hoạch du lịch vùng được xây dựng, việc tổ chức triển khai quy hoạch một cách có chiến lược cũng là nhiệm vụ hợp tác liên kết của các tỉnh.

Các hoạt động hợp tác, liên kết du lịch vùng Bắc Trung Bộ cần được xây dựng thành các chương trình hành động dài hơi, với sự tham gia của nhiều tỉnh, nhiều

bên, tập trung vào các vấn đề trong công tác quản lý phát triển du lịch. Các chương trình hành động cũng đưa ra các mục tiêu, giải pháp, nguồn lực và kết quả đạt được làm cơ sở triển khai, giám sát việc thực hiện các hoạt động du lịch.

Một thực tế hiện tại là các chương trình hợp tác phát triển du lịch giữa các tỉnh trong vùng Bắc Trung Bộ còn khá khiêm tốn bởi những hạn chế về nguồn lực, hạn chế về sáng kiến và mức độ cam kết thực hiện các sáng kiến đưa ra. Việc xây dựng các chương trình hợp tác cụ thể cho phép huy động nguồn lực ở các tỉnh cũng như phân bổ nguồn lực giữa các tỉnh.

Mô hình quản lý hiện tại với Ban chỉ đạo là lãnh đạo các tỉnh (các thường là phó chủ tịch tỉnh), bộ phận điều phối có sự tham gia của lãnh đạo các sở văn hóa, thể thao, du lịch các tỉnh. Mô hình có tác động rõ ràng trong các hoạt động điều phối nhưng hạn chế hiệu quả trong các hoạt động chỉ đạo chiến lược. Liên kết du lịch vùng cần những hoạt động mang tính điều phối nhưng cần hơn nữa những định hướng mang tính chiến lược để thúc đẩy hoạt động liên kết sâu rộng và hiệu quả. Cần có những cơ chế hợp tác với những cơ quan/mô hình hợp tác đảm nhận chức năng xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược phát triển du lịch cả vùng.

Phát triển liên kết vùng du lịch Bắc Trung Bộ cần đặt trong yêu cầu và tầm nhìn cho phát triển du lịch của cả vùng như là một điểm đến du lịch. Một điểm đến du lịch cần có cơ quan quản lý. Cơ quan này có thể là cơ quan hành chính, có thể là tổ chức với sự tham gia của các bên nhưng nhất thiết cần có sự có mặt của cơ quan hành chính (bao gồm cơ quan quản lý du lịch). Cơ quan này có thể là một tổ chức độc lập hoặc là một tổ chức phối hợp giữa các bên tham gia. Hiện tại vùng Bắc Trung Bộ đang thiếu cơ quan quản lý du lịch cấp vùng này với đầy đủ các nhiệm vụ và chức năng của nó

4.2.2. Giải pháp liên kết xúc tiến quảng bá và phát triển thương hiệu du lịch vùng Bắc Trung bộ

+ Về tổ chức, quản lý

Hiện nay, việc hình thành các Ban Điều phối vùng để có khả năng liên kết các địa phương, thúc đẩy các hoạt động du lịch đang là yêu cầu cần thiết xuất phát từ thực tiễn ở nhiều vùng du lịch. Các tỉnh Bắc Trung Bộ hiện nay đã có mô hình hoạt động của Ban điều phối vùng Bắc miền Trung. Ban đã có nhiều hoạt động

quan trọng liên quan đến thúc đẩy các mối liên kết phát triển sản phẩm du lịch. Tuy vậy, đối với lĩnh vực du lịch cần có sự gắn kết chặt chẽ hơn, cần xem xét mô hình tổ chức của Ban để xác định rõ hơn vai trò và chức năng nhiệm vụ của Ban đối với hoạt động liên kết phát triển du lịch, bộ phận giúp việc cần có cán bộ chuyên trách về lĩnh vực du lịch. Việc này thúc đẩy sự gắn kết chặt chẽ trong các địa phương của mỗi vùng và tạo cơ sở cho sự liên kết vùng Bắc Trung Bộ. Trên cơ sở hình thành các Ban điều phối phát triển du lịch của mỗi vùng thì kế hoạch xúc tiến quảng bá của các địa phương sẽ được tập hợp và thống nhất thành chiến lược và kế hoạch hành động chung, trong đó các hoạt động nào các địa phương chủ động thực hiện và các hoạt động nào phối hợp liên kết trong một số địa phương có cùng mục tiêu hoặc nội dung xúc tiến. Cũng vậy, kế hoạch xúc tiến quảng bá theo từng thời kỳ là căn cứ để liên kết giữa các vùng.

Xúc tiến quảng bá và phát triển thương hiệu du lịch trên cơ sở liên vùng cũng đặt ra vai trò của các địa phương đầu tàu. Trong mỗi vùng du lịch, không phải địa phương nào cũng có tiềm năng và năng lực, kinh nghiệm phát triển du lịch như nhau. Vì vậy những địa phương có tiềm lực lớn hơn, có kinh nghiệm hơn trong triển khai thực hiện công tác xúc tiến quảng bá, phát triển thương hiệu trong thời gian gần đây như Thừa Thiên - Huế, Quảng Bình, Thanh Hóa, Nghệ An cần dẫn dắt quá trình liên kết và chủ động trong công tác liên kết xúc tiến quảng bá.

+ Về cơ chế liên kết và huy động nguồn lực trong liên kết xúc tiến quảng bá, phát triển thương hiệu

Về tài chính, hiện nay, các tỉnh Bắc Trung Bộ đã được hình thành Qũy nghiên cứu phát triển miền Trung nằm trong sự điều tiết của Ban Điều phối vùng Bắc Trung Bộ là một thuận lợi khá lớn so với nhiều vùng khác nhau trên cả nước. Vùng du lịch Bắc Trung Bộ cũng cần nghiên cứu hình thức Qũy để có cơ chế tài chính linh hoạt các hoạt động du lịch. Quỹ này có thể giúp thúc đẩy nhiều hoạt động, liên kết chung trong phát triển sản phẩm du lịch, xúc tiến quảng bá, đào tạo nguồn nhân lực, thậm chí là xây dựng cơ sở hạ tầng du lịch nếu đủ lớn.

Bên cạnh đó, cần đẩy mạnh xã hội hóa và liên kết công - tư, thu hút các nguồn lực xúc tiến quảng bá. Xây dựng các cơ chế thu hút tham gia xã hội hóa hoạt

động xúc tiến quảng bá, phát triển thương hiệu du lịch. Sự tham gia đa thành phần cần chú trọng đến tính đồng bộ, tính thống nhất của hệ thống xúc tiến để đảm bảo khả năng liên kết lâu dài và phát triển thương hiệu du lịch. Ở đây, vai trò của Ban điều phối phát triển du lịch các vùng là rất cần thiết, với vai trò điều tiết, xây dựng cơ chế về vai trò, trách nhiệm và quyền lợi của các doanh nghiệp khi được thu hút tham gia các hoạt động xúc tiến quảng bá, đặc biệt là các hoạt động liên kết giữa hai vùng. Ban cũng cần có kế hoạch xúc tiến quảng bá, phát triển thương hiệu di lịch liên vùng, chủ động tạo ra sân chơi thu hút các doanh nghiệp tham gia.

Phát triển thương hiệu du lịch có sự tham gia của rất nhiều thành phần nên sự huy động sự ủng hộ các ngành, các lĩnh vực, các cá nhân, tổ chức, cộng đồng xã hội trong các hình thức liên kết khác nhau là rất cần thiết. Thông qua các hoạt động văn hóa, thương mại, ngoại giao...để thúc đẩy thông tin quảng bá, phát triển thương hiệu du lịch.

Xây dựng tính cộng đồng yêu thích các dòng sản phẩm du lịch của vùng Bắc Trung Bộ như du lịch di sản, du lịch biển..., thông qua những người yêu thích du lịch hay những người con quê hương hoặc xa quê hương để hình thành nên những nhóm ủng hộ và giới thiệu chân thành cho sản phẩm hoặc vùng đất họ yêu thích. Đặc biệt nhiều địa phương trong vùng Bắc Trung Bộ như Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế... có sự gắn bó chặt chẽ trong cộng đồng và dễ dàng hình thành các diễn đàn ủng hộ du lịch quê nhà và vùng du lịch nơi họ sinh thành. Những người con của mỗi vùng đất khi trở thành những người nổi tiếng, những ca sỹ, nghệ sỹ thành danh cần được khuyến khích, động viên để trở thành đại sứ du lịch cho địa phương và cả vùng du lịch.

+ Về đẩy mạnh tính chuyên nghiệp hóa của hoạt động xúc tiến quảng bá và phát triển thương hiệu

Để đảm bảo điều kiện liên kết xúc tiến quảng bá và phát triển thương hiệu thì trước tiên, các vùng theo cơ chế Ban điều phối hoặc bản thân các địa phương cần có kế hoạch tổ chức các lớp tập huấn về kỹ năng xúc tiến, tổ chức troa đổi kinh nghiệm giữa các địa phương, các kinh nghiệm triển khai tổ chức thành công các chiến dịch xúc tiến quảng bá, quản trị rủi ro, xây dựng thương hiệu điểm đến.

Kế hoạch xúc tiến quảng bá giữa các địa phương cần được tham khảo lẫn nhau, theo đó, các hoạt động xúc tiến quảng bá liên kết cần được triển khai đồng bộ, thống nhất theo cùng quy mô và cơ chế tham gia. Các địa phương cần thường xuyên cập nhật và học tập kinh nghiệm để cùng triển khai các hình thức hoặc các kênh xúc tiến quảng bá hiện đại, phù hợp với xu thế thị trường. Cần đẩy mạnh quảng bá điện tử, cải thiện tính hấp dẫn và tính năng trang thông tin điện tử, tham gia quảng bá qua các kênh mạng xã hội, xây dựng lòng tin của thị trường thông qua sự tin tưởng và giới thiệu của những người nổi tiếng hoặc những người có tầm ảnh hưởng.

Các địa phương trong mỗi vùng cần đặt liên kết trong trang điện tử, các địa phương ở vùng liên kết có cùng dòng sản phẩm cũng cần đặt liê kết trong trang điện tử. Không chỉ đặt liên kết mà các thông tin, bài viết cần thể hiện tính liên kết và thúc đẩy cao của du lịch trong vùng và các sản phẩm liên kết vùng Bắc Trung Bộ.

Thực tế, thị trường khách du lịch của vùng Bắc Trung Bộ hiện có và mục tiêu thu hút chủ yếu là khách du lịch nội địa và thu hút khách du lịch quốc tế và là một trong các vùng thu hút số lượng khách du lịch quốc tế quan trọng của cả nước (Thừa Thiên – Huế; Quảng Bình). Như vậy, đối tượng của hoạt động xúc tiến quảng bá của hai vùng có sự khác biệt dẫn đến các hoạt động xúc tiến quảng bá và thu hút thị trường cũng khác nhau. Chúng ta hiểu rằng xúc tiến quảng bá là hoạt động thu hút thị trường tìm đến sử dụng sản phầm du lịch, do đó cần định hướng đúng thị trường và sử dụng những biện pháp hiệu quả nhất để tiếp cận thị trường này. Các biện pháp này là các công cụ quảng bá, các thông tin xúc tiến, các hoạt động phát động thị trường, các kênh truyền thông, nội dung và ngôn ngữ của các thông điệp, hình ảnh, âm thanh..., theo đó thị trường quốc tế và nội địa cần được tiếp cận theo các hình thức, công cụ, kênh, thông điệp, ngôn ngữ, hình ảnh, âm thanh khác nhau phù hợp vào thói quen, đặc điểm tâm lý xã hội của thị trường khách trong nước và quốc tế. Chính vì vậy mà quá trình liên kết cần đặc biệt chú trọng từng nội dung, hoạt động xúc tiến quảng bá trên cơ sở xác định rõ thị trường mục tiêu để lựa chọn việc tham gia vào mỗi chiến dịch xúc tiến quảng bá.

+ Về phát triển sản phẩm du lịch và quản lý chất lượng sản phẩm du lịch

Cần triển khai kế hoạch phát triển, làm mới sản phẩm du lịch để phù hợp với các nội dung xúc tiến quảng bá. Các lời hứa được truyền tải qua các thông điệp quảng bá xúc tiến du lịch cần được thực hiện thông qua các sản phẩm du lịch tại chỗ, có như vậy mới có thể đảm bảo được việc phát triển thương hiệu du lịch vầ lâu dài. Với tiềm năng phát triển du lịch văn hóa, du lịch biển, du lịch sinh thái của cả vùng Bắc Trung Bộ, cả hai vùng cần trao đổi hệ thống kế hoạch phát triển sản phẩm du lịch chung của mỗi vùng và liên kết vùng. Mỗi địa phương với mỗi sản phẩm có vòng đời riêng, phát triển sản phẩm du lịch vùng giúp liên kết để kéo dài và gối đầu các sản phẩm của các địa phương. Các kế hoạch và chiến lược phát triển sản phẩm này cần được thống nhất và là mục tiêu cho kế hoạch xúc tiến quảng bá và phát triển thương hiệu.

Ví dụ với dòng sản phẩm du lịch biển: Cả vùng đều có chung thế mạnh về sản phẩm du lịch biển, tuy vậy cần có chiến lược phát triển sản phẩm phù hợp với đặc điểm tài nguyên biển ở mỗi nơi. Vùng Bắc Trung Bộ cần nghiên cứu việc làm mới sản phẩm du lịch, bổ sung thêm các loại hình sản phẩm, dịch vụ du lịch như: tổ chức nhiều hoạt động thể thao, giải trí ven biển, các giải thi đấu, các hoạt động teambuilding...hoặc thay đổi cơ cấu chất lượng sản phẩm như: quy hoạch lại phân vùng để phát triển sản phẩm du lịch cao cấp. Các hoạt động làm mới sản phẩm nhằm thay đổi hình ảnh, tái định vị và thu hút thị trường khách với hình ảnh mới về du lịch vùng. Sản phẩm du lịch biển vùng Bắc Trung bộ tập trung vào du lịch nghỉ dưỡng, thu hút số lượng lớn khách du lịch đại trà với nhu cầu nghỉ dưỡng đều đặn hằng năm, thuận lợi về khoảng cách với thị trường nguồn là Hà Nội và các tỉnh phía Bắc. Như vậy, mặc dù cùng dòng sản phẩm nhưng mỗi nhóm điểm đến có tính cạnh tranh riêng và thu hút thị trường khách riêng. Chính vì vây, việc xác định rõ thế mạnh và khả năng thu hút thị trường để có chiến lược phát triển và định hình thương hiệu sẽ tạo giúp phát triển sản phẩm đúng hướng, liên kết bền vững, tránh cạnh tranh.

Một vấn đề quan trọng khác về phát triển sản phẩm gắn với thương hiệu là việc quản lý chặt chẽ chất lượng sản phẩm du lịch để phù hợp với các giá trị thương hiệu được quảng bá, xúc tiến tới các thị trường. Các vùng cần đặt ra vấn đề về quản

lý chất lượng sản phẩm, dịch vụ du lịch, liên kết trao đổi kinh nghiệm về các biện pháp hữu hiệu trong quản lý chất lượng du lịch. Bộ quy tắc ứng xử du lịch là một công cụ nâng cao nhận thức và ứng xử văn minh với du khách, hoạt động cấp biển hiệu quả đạt tiêu chuẩn cho các cơ sở dịch vụ cũng là hoạt động cần thiết đối với công tác quản lý chất lượng du lịch.

Tóm lại, phát triển du lịch trong mối liên kết vùng Bắc Trung Bộ là thúc đẩy một vùng lãnh thổ ven biển quan trọng với nhiều thế mạnh tiềm năng và các hướng tiếp cận thị trường. Việc liên kết phát triển, xúc tiến quảng bá và phát triển thương hiệu sẽ giúp các địa phương trong mỗi vùng xác định rõ được lợi thế cạnh tranh, vai trò riêng để tạo ra sức mạnh tổng hợp, tiết kiệm các nguồn lực và bổ sung cho nhau kéo dài vòng đời sản phẩm và thương hiệu du lịch vùng.

4.2.3. Đẩy mạnh huy động vốn đầu tư phát triển du lịch Bắc Trung bộ

Để phát huy tiềm năng phát triển du lịch Bắc Trung Bộ, thời gian tới, để khai thác có hiệu quả thế mạnh tài nguyên du lịch của vùng Bắc Trung Bộ, các địa phương trong vùng từng bước liên kết tạo điểm đến chung trên cơ sở hình thành chuỗi các sản phẩm du lịch đặc thù, hấp dẫn để thu hút du khách, tiến tới mở rộng thị trường, thu hút đầu tư, đào tạo nguồn nhân lực và tổ chức quảng bá cho điểm đến chung. Để đạt được các mục tiêu này, cần tập trung các giải pháp tăng cường huy động vốn đầu tư phát triển du lịch đối với vùng này như sau:

Giải pháp chung

Thứ nhất, các địa phương cần phối hợp cùng nhau định vị du lịch Bắc Trung Bộ nhằm tăng cường thu hút đầu tư phát triển du lịch. Tạo lập hình ảnh định vị cho Vùng là công việc khá khó khăn không chỉ đối với các địa phương trong cả nước mà ngay cả đối với hình ảnh định vị của quốc gia trong sự nhận thức của bạn bè thế giới. Các phương án định vị được đề cập tới thường là liên quan đến vấn đề văn hóa và rất ít chú trọng đến hình ảnh về kinh tế. Tuy nhiên, cho đến nay, trên cả phương diện quốc gia, Việt Nam chưa xây dựng được hình ảnh định vị chính thức. Do đó, thời gian tới các địa phương trong khu vực Bắc Trung Bộ cần có kế hoạch định vị du lịch của từng địa phương cũng như của Vùng, coi đây là yếu tố quan trọng để phát triển du lịch cũng như thu hút đầu tư phát triển du lịch.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 19/03/2023