Liên Kết Đào Tạo Và Phát Triển Nguồn Nhân Lực

một chương trình du lịch. Cần nghiên cứu hình thành một số sản phẩm du lịch theo dạng liên kết tổng hợp phù hợp với vùng như liên kết giữa tìm hiểu văn hóa với tham quan di tích lịch sử, liên kết các hoạt động tìm hiểu lịch sử hình thành và phát triển vùng.

Với hệ thống các sản phẩm du lịch đặc thù được phát triển hoàn thiện, nhiều phương thức liên kết cần được nghiên cứu để tạo ra những sản phẩm du lịch liên kết tổng hợp góp phần hình thành những chương trình du lịch hấp dẫn, có khả năng cạnh tranh cao trên thị trường. Đối với những sản phẩm du lịch tổng hợp này cũng cần chú trọng đến khả năng tiêu dùng sản phẩm, khả năng hưởng thụ của khách du lịch, tránh tình trạng đưa quá nhiều hoạt động và mục đích trong thời gian tham quan ngắn, làm giảm khả năng trải nghiệm của du khách đối với từng hoạt động, mặt khác không tạo được các điểm nhấn trong từng chi tiết sản phẩm.

Liên kết các loại hình dịch vụ tạo sự khác biệt. Ngày nay, lý thuyết du lịch hiện đại đề cập đến yếu tố mới trong cấu thành của sản phẩm du lịch , đó là yếu tố trải nghiệm. Sự trải nghiệm ảnh hưởng rất nhiều đến cảm nhận và hình ảnh của du khách về sản phẩm du lịch. Cần nghiên cứu các phương thức kết hợp các loại hình dịch vụ nhằm tạo ra sự phong phú trong trải nghiệm của du khách, mang lại ấn tượng và sự khác biệt cho du lịch của vùng. Hình thức kết hợp đa dạng loại hình vận chuyển hiện đại với truyền thống trong một chuyến du lịch là một trong nhuwgx dạng liên kết phù hợp.

Liên kết với các ngành, lĩnh vực có thế mạnh để xây dựng những sản phẩm du lịch tiềm năng chuyên biệt. Vận dụng những cơ sở và đặc thù của các ngành có thế mạnh trong vùng để nghiên cứu xây dựng các sản phẩm du lịch kết hợp là một hướng khai thác hiệu quả. Các quy trình sản xuất của các ngành cũng là đối tượng tham quan lý thú của nhiều nhóm du khách.

Chương trình liên kết phát triển du lịch chung góp phần lại kết quả trong việc liên kết quản lý điều hành, đào tạo nguồn nhân lực, thiết kế tour tuyến, khai thác sản phẩm du lịch, xúc tiến quảng bá, thúc đẩy phát triển du lịch cụm và du lịch từng tỉnh.

Chương trình liên kết phát triển du lịch chung tạo động lực phát triển du lịch cho các địa phương. Đồng thời, sự liên kết giữa các địa phương đã mang lại hiệu quả, tiết kiệm chi phí song vẫn đảm bảo được chất lượng, quy mô các chương trình.

Bên cạnh việc chủ động xây dựng và phát triển các chương trình du lịch riêng mang tính đặc thù của mỗi địa phương (theo chiến lược phát triển du lịch của mỗi tỉnh), các tỉnh trong Vùng cần phối hợp xây dựng các chương trình du lịch chung của toàn Vùng trên cơ sở những định hướng đã được xác định trong Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến 2030.

Việc xây dựng các chương trình liên kết chung là điều kiện để hợp tác xây dựng chính sách du lịch thông thoáng, tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế cùng tham gia đầu tư, khai thác và phát triển du lịch. Huy động tối đa nguồn lực của từng địa phương để xây dựng những sản phầm đặc thù thu hút khách du lịch. Đồng thời thực hiện các chương trình du lịch liên kết vùng, định hướng theo nhu cầu thị trường trong nước và quốc tế.

2.2.3. Liên kết đào tạo và phát triển nguồn nhân lực

Tập trung đào tạo phát triển nguồn nhân lực du lịch, đặc biệt là lao động nghề chất lượng cao. Thu hút nhân lực trình độ cao, nhất là các chuyên gia hàng đầu về du lịch trong nước, các chuyên gia quốc tế về làm việc trong các cơ sở đào tạo về du lịch

trên địa bàn vùng. Tăng cường liên kết giữa các cơ sở đào tạo, các cơ sở dạy nghề với các doanh nghiệp du lịch, nhất là các tập đoàn, doanh nghiệp du lịch lớn để tăng nhanh quy mô và nâng cao chất lượng dạy nghề; đồng thời tập trung dạy nghề chất lượng cao theo đơn đặt hàng của các doanh nghiệp, khu du lịch quốc gia vùng.

Đẩy mạnh hợp tác dào tạo bằng nhiều hình thức hợp tác, liên kết, liên thông giữa các cơ sở đào tạo, các viện nghiên cứu chuyên ngành du lịch và các lĩnh vực có liên quan trong vùng và liên vùng để mở thêm các chuyên ngành đào tạo mới, các chương trình đào tạo tiên tiến nhằm khai thác các nguồn lực giáo viên, giảng viên có trình độ, kinh nghiệm; tận dụng cơ sở vật chất hiện có; trao đổi giáo trình phương pháp giảng dạy khoa học để phát triển nhân lực du lịch trình độ cao cho toàn vùng một cách hiệu quả. Tập trung đầu tư cho các cơ sở đào tạo có uy tín trên địa bàn để hình thành một hệ thống đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho vùng và cả nước.

2.2.4. Liên kết xây dựng đồng bộ hạ tầng du lịch, đặc biệt là hạ tầng giao thông

Hợp tác xây dựng không gian du lịch thống nhất dựa trên cơ sở kết nối các tour, tuyến, khu, điểm du lịch nhằm phát triển đa dạng các loại hình du lịch (tham quan, nghỉ dưỡng, sinh thái, thể thao mạo hiểm,...); khai thác và bảo tồn các di sản tự nhiên và văn hóa vùng; hình thành các điểm đến trong vùng có sức cạnh tranh cao trong nước, khu vực và quốc tế; gắn kết các địa bàn trọng điểm, các khu, điểm du lịch quốc gia, các đô thị trong vùng; tạo lập các chuỗi sự kiện du lịch trong vùng như các festival, lễ hội văn hóa quốc tế, lễ hội quốc gia tiêu biểu.

Xây dựng mới hiện đại một số khu hội chợ, hội nghị, hội thảo, quốc tế, khu thể thao tổng hợp ở các địa phương trong vùng có điều kiện về hạ tầng và đủ tiêu chuẩn để tổ chức các sự kiện văn hóa, thể thao, du lịch, vui chơi giải trí tầm cỡ khu vực và quốc tế.

Hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng du lịch, đặc biệt là hệ thống giao thông cho từng địa phương trong vùng, khớp nối với hệ thống giao thông liên vùng, khu vực và quốc tế. Chú trọng tìm kiếm cơ chế đầu tư phát triển và tạo bước đột phá trong xúc tiến triển khai những công trình có tầm ảnh hưởng lớn, tạo ra liên kết vùng du lịch. Trên cơ sở quy hoạch đã phê duyệt, các địa phương trong vùng phối hợp xây dựng và hoàn thiện hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch vùng như khách sạn, nhà hàng, các điểm vui chơi giải trí, hình thành hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch đồng bộ trên quy mô toàn vùng.

Đồng thời, nâng cấp các trục giao thông kết nối với các hành lang kinh tế, các cửa khẩu quốc tế. Phối hợp với hãng hàng không quốc gia Việt nam xúc tiến mở các tuyến đường bay quốc tế trực tiếp đến cảng hàng không quốc tế trong vùng; mở thêm các đường bay trong nước nối các đô thị trong vùng với nhau và với trung tâm du lịch cả nước.

2.2.5. Liên kết huy động vốn đầu tư và xây dựng cơ chế chính sách đầu tư phát triển du lịch chung của vùng, rà soát quy hoạch phát triển du lịch phù hợp với thế mạnh của từng địa phương

Liên kết huy động vốn đầu tư và xây dựng cơ chế chính sách đầu tư phát triển du lịch chung của vùng, rà soát quy hoạch phát triển du lịch phù hợp với thế mạnh của từng địa phương. Phối hợp xây dựng cơ chế chính sách mang tính vùng đầu tư kết cấu hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch, đặc biệt là các khu vui chơi giải trí, các khu mua sắm đặc trưng và chất lượng cao, trên cơ sở đó thống nhất trong quy hoạch sản

42

phẩm du lịch đặc thù của vùng dựa vào lợi thế của mỗi địa phương trong vùng.

Trong giai đoạn phát triển mới, để phù hợp với định hướng chung của Chiến lược và Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 cần thiết Quy hoạch phát triển vùng theo hướng bền vững đáp ứng với những yêu cầu và nhiệm vụ mới. Chính vì vậy, việc xây dựng Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch vùng Bắc Trung Bộ và điều chỉnh quy hoạch du lịch phù hợp với từng địa phương là cần thiết. Bản Quy hoạch này phải đáp ứng được mọi nhu cầu cần thiết về không gian, thời gian của tất cả các điểm du lịch ở các địa phương được liên kết lại thành chương trình du lịch, tuyến du lịch đặc sắc.

2.2.6. Liên kết hợp tác nâng cao năng lực cạnh tranh du lịch

Chia sẻ kinh nghiệm về phát triển du lịch giữa các địa phương nhằm tăng cường năng lực quản lý, điều hành về du lịch của Chính quyền địa phương, tập trung vào việc giảm chi phí gia nhập thị trường của doanh nghiệp du lịch, nâng cao tính mình bạch và thông tin, tăng khả năng tiếp cận các nguồn lực cho các doanh nghiệp du lịch, giảm chi phí không chính thức, giảm chi phí thời gian để thực hiện các quy định của Nhà nước, nâng cao chất lượng dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp du lịch.

Khuyến khích các doanh nghiệp du lịch, hiệp hội du lịch giữa các địa phương trong vùng liên kết với nhau nhằm hình thành các doanh nghiệp du lịch có quy mô lớn, thương hiệu mạnh, tham gia sâu hơn vào chuỗi giá trị ở tầm quốc gia, khu vực và vươn ra quốc tế.

Tổ chức định kỳ hội nghị phát triển vùng du lịch nhằm thu hút được nhiều ý kiến đa dạng, nhiều chiều từ các nhà quản lý, các chuyên gia, các nhà nghiên cứu và các doanh nghiệp du lịch, là cơ sở tham khảo quan trọng để các địa phương trong vùng hoạch định chính sách.

2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến liên kết phát triển du lịch

Có rất nhiều cách phân chia các yếu tố ảnh hưởng đến liên kết phát triển du lịch. Tuy nhiên đứng trên khía cạnh kinh tế - kinh doanh việc nhìn nhận các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của liên kết phát triển du lịch tại một điểm tài nguyên, một vùng, một quốc gia thường dự vào các yếu tố sau:

Ở chiều thứ nhất, nó được hình thành từ những tài nguyên sẵn có (gọi là lợi thế so sánh) và việc khai thác các tài nguyên này (gọi là lợi thế cạnh tranh). Chiều thứ hai thông dụng hơn xác định năng lực cạnh tranh trong du lịch gồm có ba cấu phần chính:

(1) các yếu tố và tài nguyên phụ trợ; (2) các tài nguyên và điểm thu hút chủ chốt (hay được hiểu là tài nguyên du lịch); (3) quản lý lập kế hoạch. Cấu phần thứ nhất được hiểu theo nghĩa là các lợi thế so sánh trong kinh tế học thương mại, thường được quyết định bởi những tài nguyên sẵn có do điều kiện tự nhiên, kinh tế, văn hóa, lịch sử, dân tộc mang lại. Cấu phần thứ hai là sự tác động của con người, thể hiện một “quy trình sản xuất” kết hợp cấu phần thứ nhất cùng các yếu tố đầu vào khác nhằm tạo ra sản phẩm du lịch thu hút được nhiều khách hàng. Cấu phần thứ ba thể hiện vai trò của các quá trình quản lý, lập kế hoạch và phổ biến, quảng bá... nhằm sử dụng và khai thác các tài nguyên du lịch.

Các cấu phần nói trên quyết định phần lõi của liên kết phát triển du lịch, đồng thời chịu ảnh hưởng của môi trường vi mô và môi trường vĩ mô. Môi trường vi mô bao gồm các yếu tố cơ bản của điểm đến du lịch giúp so sánh với các điểm đến du lịch khác, ví dụ như các thành viên trong ngành du lịch lữ hành, thị trường du lịch, các đối

thủ cạnh tranh, các đơn vị thụ hưởng, v.v… Môi trường vĩ mô bao gồm các yếu tố xung quanh và ảnh hưởng đến môi trường vi mô. Những yếu tố vĩ mô có thể kể ra là: nhận thức tăng lên về môi trường tự nhiên; quá trình tái cơ cấu kinh tế của các nền kinh tế; sự thay đổi của đặc điểm nhân khẩu học; sự phức tạp trong mối tương tác giữa tài nguyên công nghệ và nguồn nhân lực, v.v… Môi trường vi mô và môi trường vĩ mô tác động lẫn nhau, đồng thời ảnh hưởng đến các cấu phần trong phần lõi của năng lực cạnh tranh. Ví dụ Lordkipanidze và cộng sự (2005) đã chỉ ra rằng thông lệ, thói quen kinh doanh có ảnh hưởng rất lớn đến thu hút khách du lịch tại một vùng nông thôn của Thụy Điển.

Các yếu tố của mô hình liên kết phát triển du lịch bao gồm:

(i) Các tài nguyên được chia thành nhiều loại: tài nguyên sẵn có, tài nguyên được tạo mới và tài nguyên phụ trợ. Tài nguyên sẵn có gồm tài nguyên tự nhiên (núi non, hồ, sông, biển, khí hậu, v.v…) và tài nguyên di sản (ngôn ngữ, văn hóa, tập tục, nghề truyền thống, lễ hội, v.v…). Các tài nguyên tạo mới có rất nhiều loại, có thể kể ra như cơ sở hạ tầng du lịch (lưu trú, ăn uống, v.v…), hoạt động, sự kiện, vui chơi giải trí, mua sắm, v.v… Các tài nguyên phụ trợ cũng rất đa dạng, ví dụ như cơ sở hạ tầng chung (giao thông), chất lượng dịch vụ (tài chính, ngân hàng v.v…), sự thân thiện mến khách, các mối liên kết thị trường. v.v… Tất cả các tài nguyên cùng nhau tạo nên đặc điểm đa dạng của một điểm đến du lịch, từ đó hấp dẫn du khách tới thưởng ngoạn và tạo nền tảng cho năng lực liên kết của địa phương.

biệt

ần

s

ch

LIÊN KẾT PHÁT TRIỂN DU LỊCH

Tổ Tiếp

chức thị

QUẢN LÝ

Chất Thông Quản Tài Quản Quản Quản lượng tin/ trị chính/ lý lý lý dịch Nghiên nhân Đầu du nguồn khủng

vụ cứu ự tư khá lực hoảng

Địa vật lý & Khí hậu

Văn hóa & Lịch sử

CÁC NGUỒN LỰC VÀ ĐIỂM THU HÚT CHỦ CHỐT

Sự

Kết hợp hoạt động

kiện đặc

Giải trí

Kết cấu Quan hệ

thượng thị

t g trường

Lợi thế cạnh tranh (Khai thác tài nguyên


* Kiểm toán/Kiểm kê.

* Bảo quản

* Tăng trưởng/Phát triển

* Hiệu suất

* Hiệu lực

Lợi thế so sánh

(Tài nguyên

sẵn có)

*Nguồn nhân lực

* Nguồn lực vật chất

* Nguồn vốn

* Kết cấu hạ tầng và thượng tầng du lịch

* Nguồn lực tự nhiên/văn hóa

* Quy mô

nền kinh tế

CÁC YẾU TỐ & NGUỒN LỰC HỖ TRỢ

Cơ sở hạ tầng

Khả năng tiếp cận

Các nguồn lực phụ trợ

Độ thân thiện

Doanh nghiệp

Ý chí chính trị

MÔI TRƯỜNG LIÊN KẾT (VI MÔ)

MÔI TRƯỜNG XUNG QUANH (VĨ MÔ)

(ii) Các điều kiện hoàn cảnh là những lực tác động tồn tại trong môi trường hoạt động của hoạt động du lịch. Lực tác động đến từ thể chế kinh tế, xã hội, đặc điểm dân cư, công nghệ, môi trường, chính trị, luật pháp, v.v… Những lực tác động này quyết định giới hạn, khả năng khai thác các tài nguyên du lịch và có thể ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực đến năng lực liên kết du lịch.


CÁC YẾU TỐ CƠ BẢN

Vị trí

An toàn/ An ninh

Chi phí/ Giá trị

Sự thụ thuộc

Hình ảnh

Sức tiếp nhận

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 197 trang tài liệu này.

Liên kết phát triển du lịch vùng Bắc Trung Bộ - 7


CHÍNH SÁCH, LẬP KÊ HOẠCH & PHÁT TRIỂN

Xác định hệ thống

Triết lý/ Giá trị

Tầm nhìn

Định vị/ Nhãn hiệu

Phát triển

Phân tích cạnh tranh/

hợp tác

Theo dõi & Đánh giá

Kiểm tra









Sơ đồ 2.1: Các nhân tố ảnh hưởng đến liên kết phát triển du lịch


(iii) Thị trường cũng có ảnh hưởng đặc biệt quan trọng đến liên kết phát triển du lịch, cụ thể thông qua loại hình sản phẩm, dịch vụ được phát triển trong địa phương. Một số đặc điểm chính của thị trường là sở thích du lịch, hiểu biết về điểm đến du lịch và hình ảnh của điểm đến du lịch. Kết quả hoạt động du lịch chịu tác động của việc có đưa ra thị trường được hay không các sản phẩm, dịch vụ du lịch đáp ứng sở thích của du khách. Hiểu biết về điểm đến du lịch trong khi đó được tạo lập bằng nhiều phương tiện như quảng bá tiếp thị, liên kết thị trường. Hình ảnh của điểm đến du lịch ảnh hưởng đến nhận thức và do đó cũng quyết định kết quả hoạt động du lịch.

(iv) Quản lý của địa phương bao hàm các yếu tố có tác dụng tăng cường khả năng khai thác các tài nguyên du lịch chủ chốt (tự nhiên, di sản, tạo mới), cải tiến chất lượng, hiệu suất các tài nguyên phụ trợ và thích ứng tốt nhất với các điều kiện hoàn cảnh. Cần phân biệt quản lý của khu vực công (quản lý hành chính của chính quyền) và quản lý thuộc khu vực tư (ví dụ quản lý trong các doanh nghiệp). Các hoạt động quản lý công gồm đề ra chiến lược phát triển du lịch, tổ chức quản lý chung điểm đến du lịch (điều phối, cung cấp thông tin, giám sát và đánh giá), quản lý việc quảng bá địa phương, đất nước; lập kế hoạch, chính sách; phát triển nguồn nhân lực; quản lý môi trường, trật tự trị an. v.v… Quản lý thuộc khu vực tư là hoạt động quản lý của các tổ chức kinh doanh du lịch, ví dụ chi trả cho các chương trình quảng bá du lịch, tài trợ các chương trình đào tạo, áp dụng các nghiệp vụ du lịch xanh, phát triển sản phẩm mới, tham gia các chương trình môi trường v.v…Quản lý công và tư cùng nhau quyết định loại hình sản phẩm, dịch vụ du lịch đưa ra thị trường để đáp ứng sở thích của du khách.

(v) Mối liên hệ giữa các yếu tố. Tất cả các yếu tố nói trên cũng như sự tương tác giữa chúng sẽ quyết định năng lực cạnh tranh của điểm đến du lịch. Để đo lường năng lực cạnh tranh, có thể thông qua các chỉ số năng lực cạnh tranh cứng hay mềm. Chỉ số cứng là những thống kê thường hay sử dụng như số lượt khách, số tiền chi tiêu, thị phần, đóng góp của du lịch trong nền kinh tế, đầu tư vào ngành du lịch, chỉ số giá cả du lịch v.v… Chỉ số mềm có thể là độ thân thiện của điểm đến du lịch, chất lượng dịch vụ, cảnh quan, an toàn, v.v…

Tiêu chí để kiểm định liên kết du lịch là sự bền vững về kinh tế, xã hội, văn hóa, sinh thái, môi trường, văn hóa, chính trị, v.v… mà hoạt động du lịch mang lại. Năng lực liên kết cao đồng nghĩa với phát triển kinh tế - xã hội, thể hiện qua các chỉ tiêu chất lượng cuộc sống. Sự bền vững thường được biểu hiện trong phúc lợi mà kinh doanh du lịch đem lại cho cư dân bản địa. Chính vì vậy, vai trò của cư dân bản địa cần được đặc biệt chú ý khi lập kế hoạch phát triển du lịch. Thực tế, ví dụ trong Yoon và cộng sự (2001) [196], đã chứng minh rằng sự ủng hộ, tham gia tích cực của nhân dân địa phương vào các chương trình, hoạt động du lịch có tác dụng rất lớn đến hiệu quả. Ngược lại, Teye và cộng sự (2002) [184] đã chỉ ra rằng nếu cư dân bản địa không có nhiều lợi ích từ hoạt động phát triển du lịch, họ sẽ không hợp tác, làm cản trở, ảnh hưởng tiêu cực đến kết quả. Những quá trình này sẽ đóng góp tích cực vào việc tạo ra sự liên kết cho mỗi điểm đến du lịch.

2.4. Kinh nghiệm về liên kết phát triển du lịch và bài học kinh nghiệm cho các tỉnh Bắc Trung Bộ

2.4.1. Kinh nghiệm của một số nước trong khu vực

2.4.1.1. Kinh nghiệm của Thái Lan

Thái Lan là một điểm sáng du lịch không chỉ tại khu vực Đông Nam Á mà trên toàn thế giới. Năm 2016, lượng khách du lịch quốc tế đến Thái Lan đã vượt qua mốc 30 triệu người, là một trong những nước có số lượng khách du lịch quốc tế lớn hàng đầu trên thế giới.

Theo đánh giá của Hội đồng du lịch và lữ hành thế giới (WTTC,2016), đóng góp trực tiếp của du lịch cho GDP của Thái Lan năm 2015 là 1.247,3 nghìn tỷ bath, chiếm khoảng 9,3% GDP. Nếu tính tổng những đóng góp trực tiếp, gián tiếp và các lĩnh vực chịu ảnh hưởng của du lịch vào GDP, giá trị này là 2.795,1 tỷ bath năm 2015, chiếm 20,8 % GDP. Thái Lan đứng thứ 6 trên thế giới về thu nhập từ du lich (UNWTO, 2016) [193]. Theo dự báo của WTTC, với tốc độ tăng trưởng khoảng 6,4%/năm, trong 10 năm tới, du lịch sẽ đem lại doanh thu tổng hợp là 5.420,5 tỷ bath, chiếm 30,5% GDP của Thái Lan.

Phát triển kinh tế theo vùng được chú trọng tại Thái Lan trong hơn 20 năm qua, đem lại những kết quả cụ thể trong phát triển , thể hiện rõ trong phát triển du lịch. Phát triển vùng du lịch của Thái Lan cho thấy mối lien hệ giữa phát triển du lịch với phát triển vùng kinh tế. Ngoài những chính sách thúc đẩy phát triển chung trong vùng, những chính sách cụ thể cho việc phát triển vùng du lịch có tác động rõ rệt trong việc hình thành các dòng sản phẩm, thương hiệu cũng như hệ thống du lịch tại mỗi vùng. Trong chiến lược phát triển du lịch của Thái Lan, hoạt động kinh doanh du lịch được định hướng thành 5 vùng là: Vùng phía Bắc, Vùng Đông Bắc, Vùng trung tâm, Vùng phía Đông và Vùng phía Nam. Việc phân vùng du lịch trước hết do đặc điểm địa lý, đặc điểm kinh tế và xã hội quyết định. Điều này phần nào quyết định những đặc điểm sản phẩm riêng của mỗi vùng.

Phát triển sản phẩm du lịch mang đặc trưng của vùng và từng địa phương làm cơ sở cho việc liên kết phát triển du lịch.

Một khu vực tại Thái Lan có nhiều đặc điểm tương đồng với vùng Tây Bắc là vùng Bắc Thái Lan. Là một khu vực miền núi, vùng Bắc Thái Lan có điều kiện kinh tế khó khăn hơn so với các địa phương khác trong cả nước. Khu vực này cũng chứa đựng nhiều giá trị văn hóa của các dân tộc. Khu vực của 16 tỉnh này được quan tâm phát triển du lịch sau những trung tâm du lịch lớn của Thái Lan.

Trong nhiều năm qua, Chính phủ Thái Lan đã tập trung các sản phẩm du lịch đặc trưng của Vùng Bắc Thái Lan nói chung và từng địa phương trong vùng nói riêng, tạo nên sự đa dạng và khác biệt với các vùng khác. Vì vậy, vùng Bắc Thái Lan đã trở thành một trong những vùng thu hút khách du lịch nổi tiếng ở Thái Lan

Đầu tư có trọng điểm tại vùng du lịch làm cơ sở thúc đẩy liên kết.

Phát triển du lịch đồi hỏi quá trình đầu tư, nhất là trong giai đoạn đầu. Hoạt động đầu tư phát triển du lịch của Chính phủ Thái Lan trong giai đoạn đầu là tập trung đầu tư vào một số khu du lịch trọng điểm, phát triển một số trung tâm du lịch làm động lực lan tỏa sang các vùng khác. Một trong những định hướng đầu tư cho phát triển du lịch được Tổng cục Du lịch Thái Lan (TAT) đưa ra vào đầu những năm 1990 là phát triển cơ sở hạ tầng bốn thành phố cửa ngõ phát triển du lịch của vùng, làm cơ sở cho hoạt động liên kết phát triển du lịch của vùng và kết nối với các vùng khác trong nước và quốc tế. Các nguồn lực trong nước và quốc tế được huy động cho mục tiêu này.

Việc tập trung thực hiện các dự án phát triển cơ sở hạ tầng du lịch tại Thái Lan

cho thấy, chính sách của Nhà nước đóng vai trò quan trọng định hướng phát triển ngành du lịch nói chung và vùng du lịch nói riêng. Đây là cơ sở quan trọng để tập trung các nguồn lực trong và ngoài nước để hình thành các khu du lịch trọng điểm, tạo sự liên kết nội vùng và liên vùng trong phát triển du lịch. Để phát triển vùng du lịch, việc tập trung đầu tư các điểm du lịch lớn, những “ cửa ngõ du lịch” cần được ưu tiên để tạo ra nguồn lực thúc đẩy phát triển du lịch của cả vùng.

Vai trò của chính sách trong phát triển liên kết du lịch - bài học từ du lịch cộng đồng.

Du lịch cộng đồng là loại hình du lịch có nhiều đóng góp cho phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương, nhất là các địa phương khu vực miền núi. Các mô hình phát triển du lịch cộng đồng – loại hình du lịch được khuyến khích phát triển tại các vùng núi như Bắc Thái Lan cho thấy vai trò tổng hợp của các bên trong phát triển du lịch, từ đó gợi ý các mô hình liên kết trong vùng.

Định hướng của Nhà nước trong phát triển liên kết vùng du lịch

Có thể thấy Thái Lan cũng gặp những khó khăn nhất định trong liên kết vùng phát triển du lịch. Sự phát triển liên kết vùng du lịch Thái Lan gắn liền với quá trình phát triển du lịch, phát triển các sản phấm du lịch cũng như hình thành những bối cảnh du lịch mới.

Tới những năm đầu của thế kỷ XXI, liên kết vùng du lịch Thái Lan vẫn chưa thực sự nhận được sự quan tâm của Nhà nước Thái Lan thiếu những định hướng trong liên kết phát triển du lịch, thậm chí xu hướng phát triển du lịch theo từng địa phương còn được ưu tiên. Các tỉnh tại Thái Lan có xu hướng phát triển thương hiệu du lịch riêng cho tỉnh mình và Nhà nước cũng ủng hộ xu hướng này với những hỗ trợ cho từng tỉnh. Tuy nhiên, định hướng này không được thành công (Kovathanakul, 2015). Thực tế, là cho tới gian đoạn gần đây, hợp tác nói chung và liên kết vùng du lịch của Thái Lan vẫn được đánh giá là điểm yếu trong chiến lược phát triển du lịch của Thái Lan. Chiến lược phát triển du lịch giai đoạn 2017-2021 của Thái Lan đánh giá “Hiện tại, việc liên kết và cân đối của những nỗ lực phát triển du lịch của các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp (thực thể - entities) tại Thái Lan còn kém, nhất là trong vấm đê xác định thời điểm của kế hoạch phát triển. Việc không tương thích về thời điểm phát triển dẫn tới sự không liên tục giữa các hành động và ngân quỹ. Có rất ít những cuộc gặp gỡ được tổ chức giữa các thực tế để có được sự nhất trí chung về định hướng và thời gian của các bản quy hoạch tổng thể” (Bộ Du lịch và Thể thao Thái Lan, 2017).

2.4.1.2. Kinh nghiệm của Malaysia

Malaysia cũng là một quốc gia du lịch lớn trong khu vực Đông Nam Á và thế giới. Là quốc gia thân thiện, có nền kinh tế phát triển bền vững và nền chính trị ổn định. Năm 1998, số lương khách du lịch quốc tế đến Malaysia là 5,6 triệu lượt, năm 2000 là 10 triệu, năm 2010 là 24,28 triệu và đến năm 2015, Malaysia đã đón gần 26 triệu lượt khách du lịch quốc tế.

Theo đánh giá của WTTC, năm 2015, tổng số đóng góp của du lịch là 152,8 tỉ Ringgit (chiếm 13,1% GDP). Năm 2016, đóng góp trực tiếp của du lịch là 55,2 tỉ Ringgit, chiếm 7,9% GDP.

Tuy có quy mô du lịch không lớn như Thái Lan nhưng Malaysia cũng được biết tới khá rộng rãi trên bản đồ du lịch thế giới. Trong số 184 nước trên thế giới, quy mô ngành du lịch Malaysia xếp thứ 27 về giá trị tuyệt đối. Nước này đã có tốc độ tăng trưởng du lịch nhanh trong thời gian gần đây (năm 2016, tốc độ tăng trưởng du lịch

đứng thứ 3 trên thế giới).

Đặc điểm kinh tế và tự nhiên của Malaysia dẫn tới những phát triển không đồng đều về du lịch (Hendersion, 2008). Phát triển các vùng du lịch tại Malaysia cũng theo quá trình phát triển của ngành du lịch nước này. Điển hình là khu vực Đông Bắc tới các tỉnh Kelantan, Pahang và Teregganu, được khuyến khích phát triển du lịch kể từ năm 1999, sau khi Malaysia hướng tới phát triển một thương hiệu du lịch mới là “Trully Asia” (“Thực sự là Châu Á”) kèm theo định hướng mở rộng các loại sản phẩm du lịch tại quốc gia này. Cùng với chính sách của quốc gia, các tỉnh trong khu vực đông bắc đã có những địn hướng và chính sách để phát triển khu vực này trở thành một trung tâm du lịch mới, khai thác những giá trị thiên nhiên vốn có, kết hợp với việc xây dựng và phát triển các sản phẩm du lịch hấp dẫn.

Trong hơn 20 năm qua, Malaysia đã có nhiều chính sách khuyến khích phát triển du lịch hướng tới thúc đẩy liên kết vùng. Các chính sách này cũng thay đổi theo đặc điểm và trình độ phát triển du lịch của Malaysia.

Chính sách phát triển du lịch quốc gia là cơ sở quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển liên kết vùng du lịch theo địa lý và theo chuỗi giá trị sản phẩm.

2.4.1.3. Kinh nghiệm của Trung Quốc

Trung Quốc là một điểm đến du lịch lớn trên thế giới, không chỉ thu hút đông đảo lượng khách du lịch quốc tế mà còn đáp ứng nhu cầu lớn hơn 1,3 tỷ khách du lịch nội địa. Liên kết vùng du lịch tại Trung Quốc được đặt ra và trao đổi nhiều tại Trung Quốc bởi những đặc điểm kinh tế, xã hội khá khác biệt so với các nước châu Âu và có nhiều nét tương đồng với Việt Nam. Feng (2011) đưa ra 5 đặc điểm tạo ra sự khác biệt trong các hoạt động liên kết du lịch vùng của Trung Quốc, bao gồm:

Tính tập quyền trong quản lý: quyền lực tập trung vào chính quyền trung ương sau đó phân quyền tới các địa phương và các doanh nghiệp.

Thị trường không mở hoàn toàn với các đối thủ cạnh tranh quốc tế. Có những chính sách bảo hộ nhất định trong kinh doanh du lịch.

Khu vực nhà nước có quyền lực lớn hơn trong mối quan hệ hợp tác công tư.

Các cơ quan du lịch có quyền lực chi phối các hiệp hội mặc dù trên danh nghĩa đăng ký của các cơ quan này là các tổ chức phi chính phủ.

Các thành phố chủ động hơn trong việc thúc đẩy các hoạt động phát triển du lịch trong vùng.

Những đặc điểm này cho thấy Trung Quốc có nhiều nét tương đồng với Việt Nam trong quá trình phát triển du lịch và tăng cường liên kết vùng trong phát triển du lịch. Chính bối cảnh chính trị, kinh tế xã hội này tạo ra yêu cầu cần thiết của việc thúc đẩy liên kết vùng du lịch.

Các nhân tố tác động tới hiệu quả liên kết vùng du lịch

Nghiên cứu một số mô hình liên kết vùng du lịch tại Trung Quốc, chỉ ra những đặc điểm cơ bản của du lịch tác động tới hoạt động liên kết du lịch vùng, bao gồm:

Mối quan hệ chặt chẽ giữa đặc điểm chính trị - kinh tế tại điểm du lịch và thống nhất các mục tiêu hợp tác sẽ tăng hiệu quả của hợp tác trong du lịch. Ở Trung Quốc, sự can thiệp về chính trị có tác dụng làm hạn chế việc từng địa phương trong theo đuổi các mục tiêu riêng của mình trong phát triển du lịch. Tương tự như vậy, cơ quan du lịch cấp vùng nếu có quyền lực chính trị hạn chế sẽ phải nhờ đến sự tác động của các cơ quan chính quyền, do đó sẽ làm giảm khả năng “đàm phán” với các địa phương,

Xem tất cả 197 trang.

Ngày đăng: 19/03/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí