dẫn tới hạn chế hiệu quả của hợp tác. Vì vậy, cần xác định rõ và nâng cao quyền lực chính trị của cơ quan điều phối du lịch cấp vùng. Đồng thời, để nâng cao hiệu quả hợp tác, các địa phương trong vùng cần thống nhất các mục tiêu liên kết vùng trong phát triển du lịch, cả trong ngắn hạn và dài hạn.
Các bên tham gia cam kết càng nhiều, hiệu quả liên kết vùng càng lớn. Các cam kết giữa các bên tham gia liên kết du lịch cần đi vào thực chất và cụ thể. Để đảm bảo hiệu quả của cam kết , các thỏa thuận bằng văn bản sẽ hữu hiệu hơn.
Bên cạnh cam kết, các nguồn lực về tài chính cho việc thực hiện cũng rất quan trọng.
Việc lãnh đạo được các bên tham gia chấp nhận đóng vai trò quan trọng. Trong liên kết du lịch vùng, cơ quan lãnh đạo, điều phối du lịch có vai trò đặc biệt quan trọng. Tuy nhiên, cơ quan lãnh đạo, điều phối du lịch cấp vùng chỉ có thể thực sự phát huy được hiệu quả chỉ khi được các bên tham gia chấp nhận và ủng hộ. Tại Trung Quốc, cơ quan chỉ đạo cấp vùng thường được hình thành trước khi có sự hợp tác. Tuy vậy trong quá trình quản lý, nếu cơ chế chỉ huy này không phát huy được tính dân chủ của các bên tham gia thì cũng không tạo được động lực cho sự hợp tác, và do đó, sự hợp tác, liên kết giữa các bên trong vùng khó có thể duy trì và phát triển bền vững.
Động cơ của việc hợp tác phải phù hợp với động cơ của các bên tham gia. Nghiên cứu tại Trung Quốc cho thấy, các bên tham gia các hoạt động liên kết vùng không sẵn sang hy sinh lợi ích riêng của họ cho sự hợp tác. Nếu hợp tác cùng đem lại lợi ích thì các bên mới tích cực tham gia. Vì vậy, trong quá trình liên kết, cần lưu ý, hạn chế đến mức tối đa xung đột lợi ích giữa các bên liên kết.
Sự hiện diện của các bên tham gia sẽ tạo nên hiệu quả của liên kết vùng du lịch. Bài học tại Trung Quốc cho thấy, trong nhiều trường hợp các doanh nghiệp vừa và nhỏ bị loại ra khỏi quá trình ra quyết đình trong khuôn khổ liên kết vùng du lịch. Tập hợp các lợi ích của các doanh nghiệp nhỏ này là cần thiết trong cơ chế ra quyết định.
Cơ chế tham gia bao trùm sẽ làm tăng hiệu quả của từng hoạt động liên kết vùng du lịch. Bài học từ Trung Quốc cho thấy, các doanh nghiệp vừa và nhỏ dễ bị loại ra khỏi hoạt động liên kết vùng du lịch. Đặc biệt, người dân địa phương dường như không được tham gia. Điều này hạn chế hiệu quả của hoạt động liên kết vùng du lịch.
Cần chú trọng ưu tiên cho từng hoạt động cụ thể trong quá trình liên kết vùng du lịch. Thực tế liên kết vùng du lịch tại Trung Quốc cho thấy, việc ưu tiên cho từng lĩnh vực cụ thể chỉ thực sự đem lại hiệu quả trong liên kết du lịch vùng khi nó được xây dựng với các kế hoạch hành động rõ ràng và các nhiệm vụ được thiết kế cụ thể. Điều này khắc phục được sự “thiếu tích cực” của các bên tham gia khi lợi ích của họ không được đáp ứng. Ngược lại, khi từng địa phương, doanh nghiệp nhận thấy được rõ lợi ích của mình trong các hoạt động, trong một kế hoạch tổng thể thì hiệu ứng tích cực của liên kết sẽ được tăng lên rõ rệt.
Cơ chế hoạt động chính thức sẽ nâng cao hiệu quả của hoạt động liên kết. Trong liên kết vùng du lịch, cơ chế hoạt động chính thức luôn đóng vai trò quan trọng, chi phối hiệu quả liên kết. Tuy nhiên, thực tế tại Trung Quốc cũng cho thấy, bên cạnh một cơ chế chính thức được xây dựng, cơ chế hoạt động phi chính thức cũng có tác động nhất định đến các hoạt động liên kết.
Mối quan hệ giữa các nhân tố tác động tới hiệu quả liên kết vùng du lịch
Có thể bạn quan tâm!
- Du Lịch, Liên Kết, Liên Kết Phát Triển Du Lịch – Một Số Khái Niệm Và Cách Tiếp
- Các Phạm Vi Của Hợp Tác, Liên Kết Vùng Trong Phát Triển Du Lịch
- Liên Kết Đào Tạo Và Phát Triển Nguồn Nhân Lực
- Tiềm Năng Và Lợi Thế Của Du Lịch Vùng Bắc Trung Bộ
- Số Lượng Buồng Lưu Trú Du Lịch Của Các Tỉnh Trong Vùng Bắc Trung Bộ
- Liên Kết Xây Dựng Đồng Bộ Hạ Tầng Du Lịch, Đặc Biệt Là Hạ Tầng Giao Thông
Xem toàn bộ 197 trang tài liệu này.
Nghiên cứu về liên kết vùng du lịch tại Trung Quốc, cho thấy các yếu tố cơ bản
cho sự thành công của hoạt động liên kết vùng du lịch được chia thành 2 nhóm là các nhân tố bối cánh (trước liên kết) và các nhân tố thực hiện (sau liên kết). Cụ thể như sau:
Nhóm các yếu tố bối cảnh (trước quá trình hợp tác): i) năng lực hành động và quyền lực chính trị của cơ quan quản lý du lịch tham gia vào quá trình liên kết; ii) cam kết cụ thể và thực tế của các bên tham gia chính; iii) cơ chế đảm bảo sự tham gia bình đảng các bên tham gia chính nhưng lại có quyền lực yếu hơn trong việc tiếp cận các nguồn lực hợp tác; iv) tập hợp các động cơ với đặc điểm là dễ lượng hóa, đáp ứng được trong ngắn hạn, và hướng tới tối ta đa hóa lợi ích của các cá nhân tham gia.
Nhóm yếu tố thực hiện (trong quá trình hợp tác): i) sự đại diện cuả các doanh nghiệp du lịch vừa và nhỏ trong quá trình ra quyết định; ii) áp dựng cơ chế tham vấn để tập hợp các ý kiến của các bên tham gia trong quá trình ra quyết định; iii) các kế hoạch hành động và các nhiệm vụ được mô tả rõ ràng; iv) có một văn phòng được thành lập để điều phối các hoạt động hàng ngày; có các chỉ số đánh giá rõ ràng và một cơ chế tạo lập quỹ cho các hoạt động liên kết.
2.4.2. Kinh nghiệm của một số địa phương trong nước
2.4.2.1. Kinh nghiệm của vùng Nam Trung Bộ
Liên kết vùng du lịch tại Nam Trung Bộ được đánh dấu bởi sự hình thành và phát triển của một sản phẩm du lịch mang dấu ấn của vùng là “Con đường di sản”, kết nối địa phương có di sản thế giới dọc duyên hải miền Trung. Sản phẩm đặc trưng, giàu giá trị này có được từ ý tưởng tiên phong của chuyên gia du lịch người Đức là Paul Stoll (nguyên Tổng giám đốc Furama resort) đưa ra từ năm 2000. Tiếp nhận ý tưởng này, các doanh nghiệp và các cơ quan quản lý nhà nước đã tập trung nỗ lực xây dựng thành các sản phẩm hoàn chỉnh, các chương trình quảng bá và xúc tiến, thúc đẩy tạo nên sản phẩm du lịch riêng của vùng.
Các tỉnh vùng Nam Trung Bộ đã thực hiện một số hình thức và nội dung liên kết cụ thể như sau:
Thứ nhất, về hình thức liên kết.
Liên kết giữa các tỉnh/ thành trong vùng (góc độ quản lý nhà nước) trong lĩnh vực phát triển kinh tế - xã hội, trong đó có du lịch (định hướng xây dựng các sản phẩm liên kết,các tour du lịch kết nối nhiều điểm đến/ dịch vụ của các tỉnh trong khu vực, liên kết trong đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng và các dịch vụ liên quan phục vụ du lịch.
Liên kết giữa các doanh nghiệp du lịch trong vùng để cung cấp, nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ du lịch.
Liên kết nhóm giữa một số địa phương, có đặc điểm hoạt động du lịch tương đồng và có khả năng hợp tác, hỗ trợ giải quyết các yêu cầu thực tế đặt ra.
Liên kết giữa một số tỉnh, thành phố trong vùng với các tỉnh vùng lân cận trong đa dạng hóa sản phẩm du lịch, cải thiện kết cấu hạ tầng phục vụ du lịch. Liên kết, hợp tác quốc tế giữa các địa phương trong vùng với một số tỉnh Nam Lào và Đông Bắc Thái Lan trong đa dạng hóa sản phẩm và mở rộng thị trường khách.
Thứ hai, về nội dung liên kết. Các tỉnh vùng duyên hải Nam Trung Bộ đã thống nhất một số nội dung hợp tác như: hợp tác xây dựng sản phẩm du lịch; liên kết tổ chức chào bán và phục vụ khách du lịch giữa các công ty lữ hành, các đơn vị cung ứng dịch vụ du lịch giữa các địa phương trong vùng; hợp tác trong quy hoạch phát triển du lịch của mỗi địa phương, hình thành không gian kinh tế du lịch vùng thống nhất; mở rộng quy mô và nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực du lịch cho các địa phương
trong vùng; hợp tác trong xúc tiến quảng bá du lịch các địa phương trong vùng; xây dựng hệ thống thông tin và trao đổi thông tin kinh tế - xã hội, du lịch và đầu tư phát triển giữa các địa phương trong vùng; xây dựng cơ chế, chính sách thu hút đầu tư phát triển các địa phương trong toàn Vùng; liên kết đầu tư xây dựng đồng bộ hạ tầng giao thông giữa các tỉnh trong vùng, với các tỉnh và vùng khác và với các nước láng giềng; hợp tác trong bảo vệ môi trường, ứng phó với thiên tai và biến đổi khí hậu trong bảo vệ chủ quyền của đất nước.
Tuy nhiên, liên kết phát triển du lịch vùng duyên hải Nam Trung Bộ còn có một số hạn chế cơ bản sau:
Liên kết phát triển du lịch của các tỉnh trong vùng Duyên hải Nam Trung Bộ mới chỉ dừng lại trong việc tổ chức sự kiện, chưa thật sự liên kết để cùng phát triển sản phẩm du lịch.
Việc quảng bá du lịch trong toàn vùng không có cùng một chủ đề, chủ điểm, hình ảnh thống nhất. Mỗi địa phương lại hoạt động riêng lẻ với nguồn lực hạn chế, kinh nghiệm và phương pháp kém hấp dẫn.
Việc quy hoạch du lịch thiếu tâm nhìn tổng thể toàn vùng đã khiến chất lượng dịch vụ kém đồng bộ, manh mún làm giảm sức hấp dẫn của sản phẩm và thương hiệu du lịch, lãng phí tài nguyên.
Sự tham gia của các doanh nghiệp trong các hoạt động liên kết còn mờ nhạt, chủ yếu ở một số công ty lữ hành.
Nguyên nhân chủ yếu của hạn chế trên là do các hoạt động liên kết trong vùng còn thiếu “nhạc trưởng” để điều phối, kết nối du lịch các tỉnh trong Vùng.
Kinh nghiệm phát triển liên kết du lịch vùng Nam Trung Bô cho thấy vai trò quan trọng của các cơ quan quản lý nhà nước trong việc thúc đẩy các hoạt động hợp tác và xúc tiến, Phát triển liên kết là một quá trình, đòi hỏi nhiều nỗ lực của các bên. Trong khi hợp tác giữa các cơ quan quản lý di lịch tại các địa phương trong vùng có thể nhanh chóng được hình thành nhưng để hoạt động hợp tác của các cơ quan quản lý này lan tỏa dẫn tới hiệu quả thực chất trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp đòi hỏi có nhiều sáng kiến, nỗ lực và đầu tư của các bên.
2.4.2.2. Kinh nghiệm của vùng Tây Bắc
Khu vực Tây Bắc của Việt Nam là một khu vực chiến lược đặc biệt quan trọng về kinh tế xã hội, quốc phòng và an ninh chiếm một phần ba diện tích của đất nước với hơn 10 triệu dân. Tây Bắc được thiên nhiên ban tặng vẻ đẹp hùng vĩ, địa hình độc đáo, khí hậu, địa chất, cảnh quan, hệ sinh thái có giá trị và các địa điểm du lịch. Tây Bắc có những cảnh quan tuyệt đẹp như cao nguyên đá Đồng Văn, Mù Cang Chải, đỉnh Phansipan, đèo Ma Pi Leng, đèo Pha Din, hồ Pa Khoang, hồ sông Đà, thác Thác Bà, Na Hang, Núi Cốc, thác Bản Giốc , Hang Pac Po, hang Nguom Ngam, v.v ... Vùng này là nơi có các công viên quốc gia có giá trị như Hoàng Liên, Ba Bể, Xuân Sơn, Pu Mat
... và các suối nước nóng như Kim Bôi, Thanh Thủy, Mỹ Lâm, Uva ... Với khí hậu ôn đới như ở Sapa, Mộc Châu, Mậu Sơn, Sin Ho. Tất cả đều có nền văn hóa đầy màu sắc và ẩm thực độc đáo. Tây Bắc cũng gắn liền với các giá trị của sự nghiệp và quốc phòng xây dựng quốc gia như di tích đền Hùng, những bãi đá cổ Sa Sa, Tân Mẫn, Điện Biên Phủ, Chiến khu Tân Bàn, An toàn Dinh Hòa, Bắc Mê , Vân vân.
Mục tiêu của phát triển du lịch Tây Bắc là trở thành một khu du lịch tiêu biểu, một điểm đến nổi tiếng với những trải nghiệm độc đáo, văn hóa và sinh thái. Thu hút
nguồn vốn từ khách du lịch để đóng góp quan trọng cho chuyển dịch cơ cấu kinh tế và phát triển kinh tế xã hội của toàn khu vực. Đến năm 2020, Tây Bắc sẽ đón 2,3 triệu khách quốc tế, 14 triệu khách nội địa, với 1.900 cơ sở lưu trú và 40.000 phòng lưu trú; tổng doanh thu du lịch dự kiến đạt 22.000 tỷ đồng [215].
Đối với Tây Bắc, liên kết du lịch là một xu hướng tốt, được nhiều địa phương tham gia tích cực để phát triển du lịch, một số mô hình liên kết đã cho thấy kết quả ban đầu. Việc thúc đẩy liên kết hợp tác sẽ tạo điều kiện cho phát triển du lịch Tây Bắc cả về chiều sâu và chiều rộng, dựa trên việc thúc đẩy tiềm năng và thế mạnh của từng địa phương. Chẳng hạn, mô hình liên kết giữa 3 tỉnh Lào Cai - Yên Bái - Phú Thơ trong chương trình du lịch đến cội nguồn. Theo Ban tổ chức, từ khi sản phẩm ra đời du lịch đến gốc rễ, các khía cạnh kinh tế, xã hội và văn hóa của ba tỉnh Lào Cai, Yên Bái và Phú Thơ đã thay đổi rất nhiều. Trước đây, khách du lịch không thể tìm thấy khách sạn hạng sang ở Nghĩa Lộ (Yên Bái) hay Sapa (Lào Cai), giờ đây, nhiều khách sạn hạng sang đã mọc lên. Bên cạnh đó, các sản phẩm du lịch tiêu biểu được phát triển nhờ sự kết nối của các tour du lịch, tuyến đường, địa điểm du lịch, chẳng hạn như Nguồn Nguồn của tổ tiên đất, Đá Ngọc của đất nước Yên Yến, Đọ, nguồn gốc của vùng Tây Bắc đã thu hút du khách. Du khách có thể tìm hiểu về phong tục, truyền thống, lễ hội, thưởng thức các đặc sản dân tộc độc đáo và khám phá các hang động ở vùng cao nguyên Tây Bắc.
Chương trình lần thứ 6 của Di sản trên khắp miền Bắc Việt Nam Di sản 2014, là một sự kiện quy mô lớn của khu vực với nhiều hoạt động văn hóa, thể thao và du lịch nhằm quảng bá và giới thiệu tiềm năng về đất đai, con người, văn hóa và du lịch trong sáu cuộc chiến tranh các tỉnh chiến đấu ở miền Bắc Việt Nam nói chung và tỉnh Thái Nguyên nói riêng. Trên cơ sở đó, nhằm tăng cường mối quan hệ trao đổi và hợp tác giữa các tỉnh, đồng thời họ đang thu hút các nhà đầu tư liên kết và khai thác tiềm năng phát triển du lịch để thu hút ngày càng nhiều khách du lịch đến Việt Bắc.
Năm 2008, một mô hình liên kết giữa 8 tỉnh Tây Bắc (Lào Cai, Yên Bái, Sơn La, Hòa Bình, Phú Thơ, Hà Giang, Lai Châu, Điện Biên) được hình thành để phát triển du lịch. Dự án được đặt tên là Tây Bắc Road Road, xây dựng các tour du lịch qua các ngôi làng nghèo nhất nước nhằm mục đích giảm nghèo cho người dân sử dụng du lịch. Mô hình liên kết phát triển du lịch tại 8 tỉnh Tây Bắc diễn ra trong bối cảnh phát triển kinh tế xã hội với nhiều bước phát triển mới: suy thoái kinh tế, lạm phát lan rộng ra hầu hết các nền kinh tế và hoạt động du lịch. Đối mặt với những biến động này, 8 tỉnh Tây Bắc mở rộng hợp tác và liên kết chặt chẽ; thực hiện nhất quán mục tiêu chung theo kế hoạch đã đề ra. Với sự đồng ý và hướng dẫn chặt chẽ của lãnh đạo tám tỉnh Tây Bắc mở rộng và sự hỗ trợ của cộng đồng doanh nghiệp du lịch, các chỉ số ngành du lịch tiếp tục phát triển và đã đạt được kết quả đáng khích lệ. Số lượng khách du lịch đến các tỉnh trong khu vực đã tăng đáng kể qua các năm, chất lượng tour du lịch đã tạo ra những bước đột phá ở mỗi địa phương.
Nhiều khu du lịch sinh thái trong khu vực cũng khẳng định thương hiệu, được nhiều khách du lịch đánh giá cao về chất lượng dịch vụ, như Topas Ecolodge (Lào Cai); Khu du lịch làng Vũ Linh ở hồ Thác Bà (Yên Bái); Panhouse (Hà Giang), Uva (Điện Biên). Các cơ sở lưu trú tại các điểm du lịch tại 8 tỉnh cũng đã tăng về số lượng và chất lượng để đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách du lịch. Đặc biệt, chương trình hợp tác của 8 tỉnh Tây Bắc mở rộng đã cung cấp các sản phẩm du lịch độc đáo, mới và
tiêu biểu với các chương trình du lịch hấp dẫn như: khám phá bốn lối đi tuyệt vời ở phía Tây Bắc; Đường Tây Bắc; Mùa hoa Tây Bắc nở; Chương trình du lịch vòng cung Tây Bắc đã được thiết kế và đưa vào hoạt động với nhiều hình thức đa dạng và hấp dẫn. Phối hợp với các công ty du lịch uy tín như Vietravel, Vietran Tour, Hanoi Redtours, Saigontourist, v.v ... Điều này giúp khách du lịch tận hưởng một cuộc sống đầy đủ, yên bình và nguyên sơ. Các tỉnh trong khu vực đã và đang tạo ra các thương hiệu cho tên của các ngọn núi phía bắc như bốn đỉnh núi đá đẹp nhất của Việt Nam, Ô Quý Hồ - đèo đầu tiên, Pha Din - đèo núi huyền thoại. Những biệt danh này được tạo ra để phát triển mạnh mẽ du lịch dựa vào cộng đồng, một đặc sản bền vững của cộng đồng du lịch của khu vực. Mỗi tỉnh cũng được biết đến với tính năng độc đáo: Điểm thu hút của Điện Biên là một lịch sử lâu dài, Hà Giang là du lịch cộng đồng gắn liền với vùng nông thôn mới; Lào Cai là du lịch sinh thái và văn hóa, và Sơn La là cao nguyên Mộc Châu. Các tỉnh trong khu vực đã và đang tạo ra các thương hiệu cho tên của các ngọn núi phía bắc như bốn đỉnh núi đá đẹp nhất của Việt Nam, Ô Quý Hồ - đèo đầu tiên, Pha Din - đèo núi huyền thoại. Những biệt danh này được tạo ra để phát triển mạnh mẽ du lịch dựa vào cộng đồng, một đặc sản bền vững của cộng đồng du lịch của khu vực. Mỗi tỉnh cũng được biết đến với tính năng độc đáo: Điểm thu hút của Điện Biên là một lịch sử lâu dài, Hà Giang là du lịch cộng đồng gắn liền với vùng nông thôn mới; Lào Cai là du lịch sinh thái và văn hóa, và Sơn La là cao nguyên Mộc Châu (3). cuộc sống bình yên, và nguyên sơ. Các tỉnh trong khu vực đã và đang tạo ra các thương hiệu cho tên của các ngọn núi phía bắc như bốn đỉnh núi đá đẹp nhất của Việt Nam, Ô Quý Hồ - đèo đầu tiên, Pha Din - đèo núi huyền thoại. Những biệt danh này được tạo ra để phát triển mạnh mẽ du lịch dựa vào cộng đồng, một đặc sản bền vững của cộng đồng du lịch của khu vực. Mỗi tỉnh cũng được biết đến với tính năng độc đáo: Điểm thu hút của Điện Biên là một lịch sử lâu dài, Hà Giang là du lịch cộng đồng gắn liền với vùng nông thôn mới; Lào Cai là du lịch sinh thái và văn hóa, và Sơn La là cao nguyên Mộc Châu (3). Pha Din - đèo núi huyền thoại. Những biệt danh này được tạo ra để phát triển mạnh mẽ du lịch dựa vào cộng đồng, một đặc sản bền vững của cộng đồng du lịch của khu vực. Mỗi tỉnh cũng được biết đến với tính năng độc đáo: Điểm thu hút của Điện Biên là một lịch sử lâu dài, Hà Giang là du lịch cộng đồng gắn liền với vùng nông thôn mới; Lào Cai là du lịch sinh thái và văn hóa, và Sơn La là cao nguyên Mộc Châu. Những biệt danh này được tạo ra để phát triển mạnh mẽ du lịch dựa vào cộng đồng, một đặc sản bền vững của cộng đồng du lịch của khu vực. Mỗi tỉnh cũng được biết đến với tính năng độc đáo: Điểm thu hút của Điện Biên là một lịch sử lâu dài, Hà Giang là du lịch cộng đồng gắn liền với vùng nông thôn mới;
Liên kết phát triển du lịch ở khu vực Tây Bắc gần như hoàn toàn dưới hình thức trao đổi kinh nghiệm. Nó đã không thể huy động các nguồn lực và khuyến khích các sáng kiến đầu tư. Những thành tựu đạt được là không tương xứng với tiềm năng và lợi thế của khu vực. Những lợi thế độc đáo của khu vực chưa được phát huy, cụ thể là du lịch dựa vào cộng đồng gắn liền với văn hóa dân tộc và các điểm du lịch cụ thể, như du lịch nghỉ dưỡng và y tế, du lịch cộng đồng gắn liền với các di tích lịch sử, v.v. Mặt khác, các hoạt động hợp tác trong liên kết phát triển du lịch ở khu vực Tây Bắc vẫn thiếu lời khuyên của các chuyên gia. Các doanh nghiệp du lịch lớn đã quy định lại từ việc bắt tay với các cơ quan quản lý nhà nước trong phát triển du lịch và dịch vụ. Các sản phẩm du lịch không được coi là phong phú và mang bản sắc của các dân tộc Tây
53
Bắc. Cơ chế hợp tác giữa 8 tỉnh chưa thể hiện rõ trách nhiệm ràng buộc giữa các tỉnh trong việc tham gia các hoạt động chung dẫn đến kết quả thực hiện thấp. Ngoài ra, việc nâng cấp cơ sở hạ tầng du lịch ở các vùng tiếp giáp giữa các tỉnh đã bị bỏ qua, ảnh hưởng đến sự liên kết của các tuyến du lịch trong khu vực.
2.4.3. Bài học rút ra cho các tỉnh Bắc Trung Bộ
Nghiên cứu phát triển liên kết vùng du lịch tại một số nước trên thế giới và tại các vùng tại Việt Nam cho thấy nhiều kinh nghiệm cụ thể, có thể nghiên cứu áp dụng trong việc tăng cường liên kết phát triển du lịch ở vùng Bắc Trung Bộ.
Thứ nhất, liên kết phát triển du lịch theo vùng và liên vùng là một yêu cầu cần thiết cho phát triển du lịch.
Quá trình phát triển du lịch tại các quốc gia theo đặc tính lan tỏa từ những trung tâm du lịch lớn, trải rộng ra các địa phương khác. Xu hướng phát triển du lịch trên phạm vi toàn quốc theo chiều hướng phát triển du lịch từ những trung tâm có giá trị du lịch độc đáo, mở rộng ra các khu vực lân cận. Thực tế phát triển du lịch ở Thái Lan, Malayxia, Trung Quốc đã cho thấy, liên kết trong phát triển du lịch là một yêu cầu tất yếu do đặc điểm phát triển du lịch, nhu cầu của khách du lịch, yêu cầu phát triển các sản phẩm du lịch. Liên kết trong phát triển du lịch cũng là một công cụ hữu hiệu cho phát triển du lịch. Trong các hoạt động liên kết này, các cơ quan quản lý nhà nước đóng vai trò quan trọng.
Liên kết vùng du lịch tuy là một yêu cầu khách quan trong phát triển các sản phẩm du lịch nhưng lại là một hoạt động khó khăn trong quản lý du lịch. Những khó khăn này có thể đến từ chính đặc điểm của ngành du lịch cũng như tới từ những hoàn cảnh cụ thể của mỗi quốc gia, mỗi vùng. Các sản phẩm du lịch thường đa dạng, trải trên một phạm vi địa lý rộng, liên quan tới nhiều ngành, nhiều bên. Quá trình phát triển năng động của du lịch càng làm trầm trọng thêm những khó khăn trong việc liên kết trong phát triển du lịch. Cùng với quá trình phát triển du lịch, nhu cầu liên kết vùng trong phát triển du lịch ngày càng trở nên rõ ràng. Tại các nước như Thái Lan, Trung Quốc, trong những giai đoạn đầu phát triển du lịch liên kết vùng du lịch chưa được đặt ra mang tính cấp bách. Tuy vậy khi ngành du lịch càng phát triển, hệ thống du lịch, sản phẩm du lịch càng lớn, những đòi hỏi về tính thống nhất và hiệu quả của phát triển và quản lý du lịch dẫn tới những đòi hỏi lớn hơn trong việc phát triển liên kết vùng du lịch. Nếu không được giải quyết, đây sẽ trở thành những nút thắt trong phát triển du lịch.
Thứ hai, liên kết vùng phát triển du lịch gắn với phát triển kinh tế - xã hội, hình thành chuỗi liên kết vùng và liên vùng.
Phát triển du lịch gắn với tài nguyên du lịch, bao gồm cả tài nguyên du lịch tự nhiên,xã hội và văn hóa. Bên cạnh đó, các điều kiện về KT-XH tác động trực tiếp tới các yếu tố về cơ sở hạ tầng, dân trí, trình độ kinh doanh, mức độ dịch vụ .v., chi phối trực tiếp tới hoạt động phát triển du lịch của địa phương. Phát triển du lịch tại mỗi địa phương, mỗi vùng cần xác định rõ tầm nhìn dài hạn, không chỉ đáp ứng yêu cầu hiện tại cho phát triển du lịch mà cần hướng tới yêu cầu phát triển bền vững.
Kinh nghiệm của Thái Lan cho thấy quá trình phát triển liên kết vùng du lịch không phải diễn ra một cách ngẫu nhiên mà là quá trình “vừa học hỏi, vừa thử nghiệm”. Những thất bại trong phát triển du lịch các tỉnh một cách độc lập là cơ sở cho những định hướng tăng cường liên kết vùng trong phát triển du lịch. Với sự tham gia của nhiều bên, nhiều thành phần, nhiều địa phương, liên kết vùng du lịch luôn gặp phải
54
nhiều khó khăn, thách thức. Những nỗ lực, định hướng chính sách và đầu tư của chính phủ đóng vai trò quan trọng trong thúc đẩy liên kết vùng du lịch.
Kinh nghiệm Malayxia cho thấy, chiến lược phát triển du lịch đã được triển khai từng bước thông qua các kế hoạch 5 năm phát triển KT-XH và gắn liên kết du lịch với sự phát triển KT-XH trên phạm vi quốc gia cũng như ở từng địa phương. Trong từng kế hoạch phát triển KT-XH, việc liên kết phát triển du lịch ở Malayxia luôn được đi liền với phát triển các ngành nông nghiệp, công nghiệp và các ngành dịch vụ hỗ trợ du lịch, xây dựng cơ sở hạ tầng; phát triển du lịch đi đôi với bảo tồn các giá trị văn hóa, bảo vệ môi trường. Liên kết vùng du lịch cần có những hạt nhân phát triển du lịch của vùng. Điều này vừa tạo ra điểm nhấn, xây dựng hình ảnh, tạo động lực phát triển du lịch trong vùng, vừa là cơ sở để tạo tính lan tỏa rộng rãi hoạt động du lịch sang các địa phương, lĩnh vực khác. Kinh nghiệm của Thái Lan trong việc tập trung đầu tư vào một số khu du lịch trọng điểm và từng bước hình thành chuỗi liên kết vùng và liên vùng là bài học quý đối với liên phát triển du lịch ở nước ta nói chung và vùng Bắc Trung Bộ.nói riêng.
Thứ ba, cần có những định hướng và chiến lược rõ ràng cho phát triển liên kết vùng du lịch, tập trung ưu tiên đầu tư phát triển một số trung tâm du lịch vùng để lan tỏa sang các vùng khác.
Một yêu cầu quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển liên kết du lịch vùng chính là chính sách của nhà nước. Chính sách của nhà nước tác động ở nhiều cấp độ và góc độ khác nhau. Các chính sách của nhà nước trung ương, nhất là các chính sách liên quan tới du lịch mang tính định hướng, mở ra nhận thức và nền tảng xây dựng chính sách phát triển liên kết trong vùng du lịch. Trong khi đó các chính sách của các địa phương là cơ sở trực tiếp để có những chiến lược và huy động, liên kết các nguồn lực trong phát triển du lịch. Các chính sách không chỉ trong phạm vi ngành du lịch, mà còn liên quan tới chính sách phát triển KT-XH khác. Định hướng phát triển liên kết du lịch vùng không chỉ được xác định trong du lịch mà cần được đặt trong khuôn khổ phát triển kinh tế - xã hội của vùng. Vì vậy, cần có những định hướng phát triển chung, tích hợp của cả vùng trong phát triển du lịch. Định hướng phát triển chung vừa là mục tiêu vừa là kết quả của hoạt động liên kết trong phát triển du lịch.
Liên kết vùng trong phát triển du lịch có thể được đặt ra mục tiêu mang tính chiến lược trong chính sách phát triển du lịch của quốc gia hay mỗi vùng. Tùy theo quy mô và điều kiện phát triển du lịch của mỗi quốc gia, liên kết vùng du lịch có thể trở thành những “nút thắt” cần tháo gỡ để phát triển du lịch. Nhà nước cần có những đánh giá cụ thể về điều này. Kinh nghiệm của nhà nước phát triển du lịch trước và khá tương đồng với Việt Nam (như Thái Lan) cho thấy yêu cầu không thể thiếu của liên kết vùng trong điều kiện quy mô du lịch lớn, với điều kiện hợp tác quốc tế trong phát triển du lịch ngày càng mớ rộng. Việt Nam có thể rút ra bài học kinh nghiệm từ Thái Lan để có những bước đi sớm hơn, hiệu quả hơn trong hoạt động liên kết vùng trong phát triển du lịch.
Trong điều kiện nguồn lực hạn hẹp, không thể và không có điều kiện để đồng tời phát triển du lịch ở tất cả các địa phương, các điểm du lịch. Vì vậy, cần tập trung đầu tư vào một số điểm, hình thành các cực tăng trưởng để lan tỏa sang các địa phương khác. Quá trình liên kết phát triển du lịch của Thái Lan, Malayxia đã cho thấy rõ kinh nghiệm này.
55
Thứ tư, xây dựng thể chế quản trị và hình thành tổ chức điều phối liên kết vùng là một trong những điều kiện tiên quyết để thúc đẩy liên kết du lịch vùng.
Tổ chức điều phối các hoạt động liên kết có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc thúc đẩy liên kết vùng du lịch. Các hoạt động liên kết trên phạm vi vùng khá đa dạng, cần có sự quản lý tập trung của một cơ quan để có thể huy động và điều phối tốt nhất các nguồn lực phát triển du lịch. Việc hình thành một cơ quan quản lý các hoạt động liên kết vùng du lịch chịu tác động của nhiều hoàn cảnh kinh tế, chính trị, xã hội khác nhau, đòi hỏi những mô hình phù hợp với hoàn cảnh của từng vùng.
Cơ cấu hành chính của mỗi quốc gia có ảnh hưởng tới nhu cầu phát triển liên kết vùng du lịch. Nói cách khác, yếu tố hành chính có thể xem là một rào cản đối với liên kết phát triển vùng du lịch. Các nước có cơ cấu hành chính theo tỉnh (như Trung Quốc, Thái Lan) gặp nhiều khó khăn trong liên kết vùng du lịch, gắn kết giữa các thực thể với nhau trong quá trình xây dưng chiến lược, gắn kết các mục tiêu, chương trình hoạt động và ngân quỹ. Bài học của Trung Quốc cho thấy, việc hình thành cơ quan chỉ đạo liên kết du lịch cấp vùng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng để thực thi liên kết. Cơ quan này cần được phân cấp, đủ quyền lực về chính trị để có thể điều phối được các hoạt động liên kết du lịch giữa các đia phương và các chủ thể tham gia liên kết.
Kinh nghiệm tổ chức các hoạt động liên kết du lịch ở vùng Nam Trung Bộ và vùng Tây Bắc cũng đã thấy rõ vai trò của tổ chức điều phối liên kết vùng. Như đã nêu ở trên, nguyên nhân chủ yếu của hạn chế liên kết du lịch ở vùng Nam Trung Bộ là do các hoạt động liên kết còn thiếu một “nhạc trưởng” để điều phối và kết nối các hoạt động liên kết. Mặt khác, những kết quả đã đạt được trong liên kết du lịch ở các tỉnh vùng Tây Bắc lại cho thấy vai trò quan trọng của Ban chỉ đạo Tây Bắc và Hiệp hội du lịch cấp vùng trong việc kết nối các địa phương và doanh nghệp nội vùng và liên vùng đối với các hoạt động du lịch.
Thứ năm, liên kết phát triển sản phẩm du lịch là một trong những nội dung trọng tâm của liên kết phát triển du lịch.
Du lịch là một ngành kinh tế sang tạo cao, đòi hỏi thường xuyên đổi mới và phát triển. Liên kết vùng luôn đặt trong trạng thái động, linh hoạt, yêu cầu có những hoạt động đổi mới và sang tạo. Một trong những mục tiêu cơ bản liên kết vùng du lịch và phát triển hệ thống sản phẩm, xúc tiến, quảng bá sản phẩm cũng như phối hợp các hoạt động quản lý du lịch chung trong vùng. Các hoạt động này đòi hỏi những sang kiến phát triển du lịch mạnh mẽ không chỉ tạo ra những sản phẩm đặc trưng của vùng mà còn tạo ra hệ thống đa dạng các sản phẩm khác biệt của các địa phương trong vùng.
Kinh nghiệm phát triển các sản phẩm du lịch đặc trưng của vùng Bắc Thái Lan và từng địa phương trong vừng dựa trên lợi thế về tài nguyên du lịch, đã tạo nên sự đa dạng và khác biệt với các vùng khác, biến vùng Bắc Thái Lan từ vùng miền núi nghèo nàn trở thành một trung tâm du lịch khá nổi tiếng là bài học cần nghiên cứu và áp dụng đối với vùng Tây Bắc. Việc liên kết phát triển các sản phẩm du lịch đặc trưng ở vùng Nam Trung bộ và vùng Tây Bắc là một trong những nhân tố chủ yếu tạo ra sự phát triển vượt bậc của du lịch ở các vùng này trong những năm gần đây.
Thứ sáu, thúc đẩy sự tham gia của khu vực tư nhân là yêu cầu quan trọng để có hiệu quả trong liên kết vùng du lịch.
Hoạt động kinh doanh du lịch, nói cho cùng vẫn là công việc của các doanh nghiệp. Lôi cuốn sự tham gia của các doanh nghiệp trong các hoạt động liên kết vùng