Giải Pháp Tăng Cường Liên Kết Phát Triển Du Lịch Luangprabang Và Hà Nội

theo tổ chức quản lý, liên kết dọc, liên kết giữa các vùng… các liên kết được hình thành trên cơ sở lợi ích chung, trên cơ sở sắp xếp phát triển theo hướng hiệu quả và bền vững tạo ra khả năng cạnh tranh cao hơn. Các mô hình liên kết cần có sự đinh hướng của hai nhà nước Việt Nam và Lào trong quá trình hoạt động các mô hình, phát huy các liên kết nhà nước và tư nhân.

* Các sản phẩm du lịch đặc thù của từng địa phương là cơ sở xây dựng hình ảnh vùng, các sản phẩm đơn lẻ bổ trợ, gắn kết sẽ tạo thành những chuỗi sản phẩm du lịch có tính tổng thể mang nét đặc trưng cao cho toàn vùng. Tạo thành nét đặc trưng riêng được xây dựng trên các cơ sở các sản phẩm đặc thù, nổi trội cùng các sản phẩm bổ trợ tạo thành sản phẩm du lịch tổng hợp thu hút khách lưu trú dài ngày và tang thu nhập du lịch cho mỗi thành phố, đem lại lợi ích chung của hai thành phố nói riêng và của hai nước Việt Nam - Lào trong việc phát triển du lịch nói chung.

* Đẩy mạnh đầu tư phát triển dòng sản phẩm, tuyến du lịch theo định hướng liên kết vùng, liên kết các điểm đến trong vùng và liên kết ngoài vùng tạo sự đa dạng, độc đáo, khác biệt và mới lạ, khai thác yếu tố văn hóa - lịch sử và sinh thái.

3.3. Giải pháp tăng cường liên kết phát triển du lịch Luangprabang và Hà Nội

3.3.1.Giải pháp liên kết phát triển chuỗi sản phẩm du lịch

- Tăng cường liên kết xây dựng sản phẩm, dịch vụ du lịch chung cho 2 thành phố Hà Nội và thành phố Luangprabang. Một trong những mấu chốt của liên kết phát triển sản phẩm du lịch là phải tạo được sản phẩm, dịch vụ chung mang nét riêng của vùng liên kết. Từ đó tạo điều kiện cho cả hai địa phương cùng khai thác và sử dụng.

- Tập trung đầu tư, phát triển du lịch đặc thù của từng địa phương trong vùng liên kết: cần xác định sản phẩm du lịch đặc thù để tạo điểm nhấn và thương hiệu như: Với những giá trị văn hóa đặc sắc, Hà Nội nên tập trung nguồn lực đầu tư phát triển sản phẩm du lịch văn hóa trở thành sản phẩm du lịch đặc thù. Những sản phẩm du lịch mang tính đặc thù của thủ đô đã được nghiên cứu và xác định tại qui hoạch như: Du lịch văn hóa với trải nghiệm lịch sử về cố đô Việt cổ tại Công viên văn hóa lịch sử Hoàng Thành Thăng Long; du lịch văn hóa kết hợp tham quan và

nghỉ dưỡng tại quần thể danh thắng Hương Sơn; du lịch nghỉ dưỡng cuối tuần tại khu du lịch làng quê Việt tại Cổ Loa - Vân Trì; Du lịch đô thị trong không gian phố cổ Hà Nội,.. .

Trong khi đó tại thành phố Luangprabang có nhiều sản phẩm có giá trị văn hóa cao cho sự phát triển DL. Trong quá trình phát triển DL, Luang Prabang luôn coi trọng việc giữ gìn cảnh quan môi trường và tài nguyên du lịch nhân văn. Thành phố nhỏ nhắn này vẫn lưu giữ được vẻ mặt của một cố đô với những khu phố cổ, làng nghề truyền thống mang đậm dáng dấp cổ xưa với những bức tường, mái ngói phủ kín rêu phong đặc trưng, không gian đẹp, có những thác nước, con suối trong vắt. Luangprabang cũng đã chú trọng đẩy mạnh công tác quảng bá du lịch, xúc tiến du lịch và lôi cuốn du khách đến với những nét văn hóa, những sản phẩm du lịch rất đặc trưng của một cố đô yên bình và xinh đẹp. Chính quyền nơi đây đã xây dựng chiến lược, mục tiêu cụ thể để phát triển toàn ngành du lịch, tiến tới xây dựng một thương hiệu, một hình ảnh rõ ràng, đủ sức đối đầu với cuộc cạnh tranh khốc liệt của các quốc gia trong khu vực.

Như vậy, cùng là sản phẩm du lịch văn hóa nhưng tại mỗi địa phương lại có một nét khác biệt, từ đó làm đa dạng sản phẩm du lịch cho vùng liên kết.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 176 trang tài liệu này.

Tăng cường đầu tư khảo sát, kết nối những địa điểm ít hoặc chưa được khai thác để nối tour, tạo sự mới mẻ cho các tour đang khai thác.

- Xây dựng các bộ tiêu chuẩn đánh giá chất lượng sản phẩm, dịch vụ du lịch (qui định cho cơ sở lưu trú, điểm du lịch, cơ sở ăn uống, cơ sở kinh doanh lưu niệm, công ty lữ hành, vận chuyển khách du lịch, điểm dừng chân) và tổ chức triển khai áp dụng cho toàn thành phố, thành lập Ban đánh giá chất lượng sản phẩm du lịch. Đây là một việc hết sức cần thiết trong thời buổi cạnh tranh gay gắt

Liên kết phát triển du lịch giữa Luangprabang, Lào với Hà Nội, Việt Nam - 12

Thứ nhất, khi có các tiêu chuẩn đánh giá chất lượng sản phẩm dịch vụ du lịch sẽ có căn cứ để phân loại sản phẩm, dịch vụ từ đó chất lượng được đảm bảo

Thứ hai, tạo niềm tin cho khách du lịch về chất lượng sản phẩm, dịch vụ giữa quảng cáo, chào bán và trải nghiệm thực tế

Thứ ba, dễ dàng sử phạt khi có sai phạm, bằng cách áp dụng các biện pháp quản lý, cưỡng chế chống bán phá giá, chống độc quyền, chống sao chép sản phẩm

du lịch

Thứ tư, khuyến khích các đơn vị cạnh tranh lành mạnh, nhất là đối với các cơ sở kinh doanh du lịch, đảm bảo chất lượng cam kết với thương hiệu xây dựng.

Thứ năm, tạo động lực cho phát triển bền vững, tăng sức cạnh tranh với khu vực và quốc tế.

- Phát triển sản phẩm du lịch gắn với thị trường khách mục tiêu: Phát triển sản phẩm phải phù hợp với từng thị trường khách mục tiêu, từ đó có những chiến lược, kế hoạch xúc tiến thị trường hiệu quả. Các thị trường được xác định có thể là thị trường khách du lịch quốc tế (bao gồm khách quốc tế và khách là người Việt nam, Lào ở nước ngoài), Khách du lịch nội địa (khách là người Việt Nam, Lào và khách là người nước ngoài sống ở Việt Nam và Lào)

- Phát triển hệ thống sản phẩm du lịch có tính liên kết cao: liên kết sản phẩm du lịch chính với sản phẩm bổ trợ để tạo nên những sản phẩm tổng hợp mang lại giá trị cao và kéo dài thời gian lưu trú của khách du lịch. Một số liên kết có thể tạo ra như: Văn hóa - sinh thái - nghĩ dưỡng; sinh thái - nghĩ dưỡng; văn hóa - vui chơi giải trí; nghỉ dưỡng - vui chơi giải trí; MICE - Văn hóa - vui chơi giải trí.

3.3.2. Giải pháp liên kết xúc tiến, quảng bá du lịch

Tăng cường sự liên kết giữa hai chính phủ Việt Nam và Lào nói chung và các cơ quan ban ngành có liên quan giữa hai thành phố Hà Nội và thành phố Luangprabang trong công tác xây dựng chiến lược, chương trình, kế hoạch quảng bá xúc tiến du lịch. Trên cơ sở đó, chương trình, kế hoạch của vùng liên kết phải phù hợp với chiến lược quảng bá xúc tiến du lịch của quốc gia. Trong đó, Tổng cục du lịch Việt Nam và Tổng cục du lịch Lào đóng vai trò chủ trì trong công tác nghiên cứu thị trường khách du lịch. Từ đó, xây dựng thông tin thị trường trọng điểm và tiềm năng của du lịch Việt Nam và Lào, doanh nghiệp. Đây là công việc rất quan trọng và cần được thực hiện một cách đồng bộ, xuyên suốt trong công tác quảng bá xúc tiến du lịch.

Vùng liên kết nghiên cứu tham gia các hoạt động xúc tiến do cơ quan xúc tiến du lịch Trung ương tổ chức tại các thị trường mới tiềm năng. Cách làm này mới có thể huy động nguồn lực xã hội hóa và nâng cao tính chủ động của vùng , tránh sự

chồng chéo, phân tán nguồn lực.

Tăng cường liên kết xúc tiến, quảng bá giữa các cơ quan quản lý nhà nước và các doanh nghiệp du lịch trong và ngoài vùng liên kết. Vì thực tế, hoạt động liên kết có hiệu quả cần có cơ chế hỗ trợ và hoạt động thực tế. Trong dó, các cơ quan quản lý nhà nước tạo cơ chế, chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp. Các doanh nghiệp du lịch kết hợp xúc tiến, quảng bá sản phẩm, dịch vụ du lịch của doanh nghiệp và của vùng.

Tăng cường liên kết xúc tiến, quảng bá giữa các doanh nghiệp được thể hiện trên nhiều lĩnh vực, nhiều góc độ khác nhau như: liên kết giữa các doanh nghiệp lữ hành và kinh doanh cơ sở lưu trú; các doanh nghiệp lữ hành với nhau; liên kết trong xây dựng điểm đến, phát triển sản phẩm, quảng bá xúc tiến du lịch… Để thực hiện được nội dung này, các doanh nghiệp du lịch cần đa dạng hóa các sản phẩm du lịch và kết nối các tour - tuyến, khu du lịch; tập trung phát triển các sản phẩm và dịch vụ du lịch phù hợp với thi hiếu của khách, gắn với việc nâng cao chất lượng nguồn lực du lịch để kết nối với các nguồn khách đến với vùng. Sự gắn bó chặt chẽ giữa các doanh nghiệp du lịch trong quá trình liên kết, sẽ làm tăng thêm sức hấp dẫn và giá trị của hình ảnh, thương hiệu, sản phẩm và hiệu quả kinh doanh. Các mối liên kết này sẽ là nhân tố đảm bảo sự phát triển bền vững hoạt động du lịch, đặc biệt là hoạt động quảng bá xúc tiến du lịch.

Tăng cường tổ chức các hoạt động xúc tiến, quảng bá du lịch chung cho hai địa phương. Những hoạt động xúc tiến, quảng bá chung cho du lịch hai địa phương sẽ góp phần thu hút khách du lịch đến với vùng liên kết. Bởi, những sản phẩm dịch vụ du lịch chung sẽ được giới thiệu, quảng bá. Các địa phương tham gia sẽ có trách nhiệm chung với cùng một sựkiện. Điều đó giúp giảm chi phí, tăng hiệu quả, mức độ tuyên truyền rộng…

Tăng cường hoạt động liên kết xúc tiến, quảng bá cho các sự kiện của từng địa phương. Việc liên kết xúc tiến, quảng bá cho các sự kiện của từng địa phương, sẽ giúp cho du lịch của từng địa phương phát triển, góp phần thúc đẩy du lịch vùng liên kết. Đông thời, có thể kết hợp để giới thiệu những sản phẩm du lịch của vùng liên kết

Xây dựng và quản lý website chung cho vùng liên kết với các tỉnh trong vùng liên kết và các đơn vị ngoài vùng liên kết. Việc xây dựng website chung là rất cần thiết. Không những làm tăng sự thu hút cho vùng liên, mà còn có thể điều tra về chất lượng sản phẩm dịch vụ của vùng dễ dàng hơn, thông qua điều tra trực tuyến. Từ đó, có những định hướng phát triển du lịch phù hợp cho vùng liên kết. Tuy nhiên, việc quản lý website chung cũng hết sức quan trọng. Nên cần có sự thống nhất và phương án cho hoạt động này, để khi có website chung sẽ đảm bảo sự hoạt động thường xuyên, nội dung và hình thức được đảm bảo. Đông thời phát huy được thế mạnh của vùng.

Tăng cường quảng bá thông qua các cuộc thi hoặc sự kiện. Thông qua các cuộc thi hoặc sự kiện có thể tài trọ cho người đoạt giải là các chương trình du lịch chung của hai địa phương như một hình thức quảng bá. Hàng năm, các cuộc thi và sự kiện diễn ra rất nhiều. Vì vậy, có thể lựa chọn những chương trình và sự kiện liên quan, có quy mô lớn, có ảnh hưởng rộng để trao những phần thưởng là các chương trình du lịch chung của hai địa phương sẽ góp phần quảng bá cho vùng liên kết. Đặc biệt là những chương trình và sự kiện có người nổi tiếng hoặc có nội dung đang được quan tâm.

Liên kết thúc đẩy phát triển thương hiệu du lịch gắn với những sản phẩm du lịch nổi bật và đã được nhìn nhận tốt trên thị trường như: Hoàng Thành Thăng Long, Văn Miếu - Quốc tử giám, phố cổ Hà Nội, ẩm thực Hà Thành,cung điện Hoàng Gia Luangprabang, Phố cổ Luangprabang,.. sử dụng chiến lược phân biệt trong xúc tiến, quảng bá để tận dụng nguồn lực tập trung vào các thị trường trọng điểm.

Liên kết xây dựng những video, clip ngắn về du lịch hai địa phương. Hiệu quả của mạng xã hội đối với việc quảng bá vô cùng lớn bởi tính lan tỏa của nó là rất cao. Đặc biệt, với những Video và clip ngắn gây được sự chú ý. Vì vậy, việc đầu tư xây dựng những video, clip ngắn, hấp dẫn, có thể là hài hước hoặc lạ để thu hút người xem cần thiết.

Tăng cường liên kết quảng bá qua điện ảnh. Ví dụ, tại Hàn Quóc, phim truyền hình tham gia quảng bá rất hiệu quả cho hoạt động du lịch của đất nước xứ

sở Kim chi. Du khách đến du lịch Hàn Quốc chắn chắn không thể không đến thăm các địa điểm như: đảo Jeju, đảo Nami, Tháp N Seoul, Changdeokung,.. Đây là những địa điểm xuất hiện trong những bộ phim Hàn Quốc nổi tiếng như: Bản tình ca mùa đông, Nàng Dae Chang Kum, Full house.. Không chỉ là những danh lam thắng cảnh đẹp mà trong bộ phim Hàn Quốc các nhà sản xuất phim cũng khéo léo lồng ghép những nét văn hóa truyền thống ẩm thực, phong tục, trang phục của đất nước họ để góp phần quảng bá du lịch. Đây thực sự là một hướng đi vừa phát triển nền điện ảnh lại vừa mở rộng thị trường khách du lịch quốc tế một cách có hiệu quả của Hàn Quốc

Hà Nội - Luangprabang là hai địa phương giàu tài nguyên tự nhiên và nhân văn sâu sắc. Nếu được hỗ trợ từ Trung ương, cộng với quyết tâm của hai địa phương để những hình ảnh của hai địa phương được các đoàn làm phim trong và ngoài nước sử dụng rộng rãi trong các cảnh quay, thì đây sẽ là kênh quảng bá hữu hiệu, rộng rãi đến du khách trong nước và quốc tế.

Xây dựng logo, slogan chung cho hai địa phương. Khi đã liên kết, việc xúc tiến quảng sẽ khó khăn hơn khi chưa có sản phẩm chung, logo chung, slogan chung.. Nên tạo ra logo, slogan chung sẽ góp phần định hình hình ảnh chung của vùng trong lòng khách du lịch. Có thể tổ chức các cuộc thi sáng tác ý tưởng hoặc sáng tác logo, slogan để chọn ra những hình ảnh và nội dung tốt nhất. Việc lựa chọn cũng cần đảm bảo sao cho hình ảnh, nội dung của các sáng tác đáp ứng được tính độc đáo, tiêu biểu, đơn giản và sử dụng lâu dài,.. Đặc biệt là yếu tố sử dụng lâu dài, bởi logo và slogan có thể định hình được trong lòng du khách cần thời gian và nhiều yếu tố liên quan khác tác động.

Xây dựng hệ thống thông tin du lịch (website, bản đồ, chỉ dẫn, quầy thông tin du lịch, tờ rơi..) tiện ích, đa dạng thông tin, bằng những ngôn ngữ quốc tế chính. Thông tin trong xúc tiến, quảng bá là vô cùng quan trọng. Nên việc xây dựng thông tin du lịch một cách hệ thống vừa đảm bảo tính thống nhất trong thông tin, vừa hỗ trợ cho các địa phương truyền tải thông tin khách phát huy tác dụng. Các địa phương cùng nhau xây dựng hệ thống thông tin du lịch chung dựa trên sự thống nhất về: Nội dung, chất lượng, giá cả, thông tin liên lạc, chỉ dẫn,.. để khách du lịch dễ tìm kiếm và trải nghiệm.

3.3.3. Giải pháp liên kết đào tạo, phát triển nhân lực du lịch

Để giải quyết vấn đề nhân lực không phải là vấn đề dễ dàng và nhanh chóng, mà cần một thời gian dài. Căn cứ vào một số hạn chế của việc liên kết đào tạo nguồn nhân lực du lịch Hà Nội - Luangprabang đã trình bày ở chương 2, nghiên cứu đề cập đến một số giải pháp sau:

Tăng cường kết nối giữa cơ quan quản lý nhà nước về du lịch, doanh nghiệp và các cơ sở đào tạo trong việc xây dựng và triển khai các hoạt động đào tạo, đánh giá kết quả đào tạo trên cơ sở ký kết các thỏa thuận đào tạo ràng buộc. Xây dựng tốt mô hình điển hình để có thể nhân rộng thực hiện trong toàn ngành. Trong đó, hiệp hội du lịch, khách sạn giữ vai trò chủ đạo trong việc làm trung gian kết nối và xây dựng các thỏa thuận, chương trình hành động để tránh tình trạng rủi ro do thiếu hụt nhân sự hay hạn chế về trình độ, tay nghề, cơ sở vật chất… xảy ra. Các hoạt động này rất cần thiết, mang lại lợi ích nhiều mặt cho cả hai phía và cuối cùng là cho toàn ngành du lịch.

Tăng cường liên kết đào tạo nhân lực với các đối tác nước ngoài. Chủ động tích cực các chương trình trao đổi về nhân lực, trao đổi kinh nghiệm với các đối tác nước ngoài trên cơ sở xây dựng mối quan hệ chặt chẽ và thật sự bền vững, có những ràng buộc nhất định về yêu cầu của các bên. Đảm bảo yếu tố hội nhập quốc tế trên cơ sở đánh giá khách quan đối với các hoạt động đào tạo.

Liên kết tổ chức các cuộc thi tay nghề giữa hai địa phương. Các cuộc thi tay nghề sẽ tạo ra phong trào, động lực học tập và làm việc, nâng cao chất lượng nhân lực du lịch. Những tiết mục đoạt giải, có thể lựa chọn để kết hợp biểu diễn lồng ghép trong các cuộc thi, chương trình liên quan khác sao cho phù hợp với các chương trình.

Liên kết các đơn vị cùng chuyên ngành đào tạo như: Lữ hành, nhà hàng, khách sạn,.. để cùng nhau trao đổi thông tin, chuyển giao công nghệ, tạo điều kiện cho sinh viên các trường trong hệ thống thực tập và làm việc khi học xong.

Phối hợp đào tạo, phát triển nguồn nhân lực du lịch chất lượng cao. Hoạt động du lịch cần có một nguồn lực chất lượng cao để giúp hoạt động một cách có hệ thống, đồng bộ và cùng phát triển. Hà Nội có thể mạnh hơn Luangprabang cho nên

có thể hổ trợ đào tạo nguồn nhân lực này.

Liên kết đào tạo thống nhất theo bộ tiêu chuẩn để tạo một tiêu chuẩn chung nhất định, làm cơ sở để đánh giá chất lượng nhân viên. Nếu không có chuẩn thì khi đánh giá chất lượng lao động du lịch sẽ rất khó khăn. Vì vậy, khi được chuẩn hóa các mức đánh giá từ thấp đến cao để đào tạo và tái đào tạo đạt chuẩn.

Tăng cường hợp tác liên kết giữa các đơn vị đào tạo và sử dụng nhân lực du lịch của các đơn vị trong tỉnh và giữa hai địa phương với nhau. Tạo điều kiện sinh viên được thực hành và biết làm khi ra trường. Đặc biệt, vấn đề xây dựng mối liên hệ có trách nhiệm giữa các cơ sở đào tạo và các doanh nghiệp du lịch để có cơ chế đảo tạo và sử dụng lực lượng sau đào tạo có hiệu quả cao; trên cơ sở nhu cầu của việc làm, đơn đặt hàng từ các doanh nghiệp, các cơ sở đào tạo xây dựng chỉ tiêu, tiêu chí đào tạo hàng năm,…

Phối hợp đào tạo giữa ngành giao thông và ngành du lịch. Hai ngành sẽ cùng nhau hợp tác trong đào tạo, bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông cho đội ngũ hướng dẫn viên và những người làm dịch vụ du lịch, nâng cao kiến thức tiếp tân cho cán bộ, công nhân viên ngành giao thông vận tải, bảo đảm ứng xử văn minh, lịch sự đối với du khách.

Tăng cường liên kết đầu tư phát triển nguồn nhân lực du lịch có chuyên môn nghiệp vụ cao, đạo đức nghề nghiệp tốt. Đồng thời phát triển hệ thống các trường đào tạo nghề du lịch trên địa bàn thành phố, khuyến khích các cơ sở đào tạo tư nhân được quản lý chất lượng. Ưu tiên phát triển hệ thống đào tạo tại chỗ của các doang nghiệp, cùng với tăng cường các chương trình tập huấn nghiệp vụ, kỹ năng quản lý du lịch, phổ biến chính sách phát triển du lịch bền vững. Bên cạnh đó có chính sách khuyến khích, hỗ trợ du lịch chất lượng cao làm việc.

Tăng cường nâng cao nhận thức cộng đồng đối với du lịch. Tổ chức các chương trình tập huấn về kỹ năng phục vụ khách du lịch đối với các địa bàn phát triển du lịch cộng đồng; phát triển lực lượng thuyết minh viên tại điểm là người địa phương đối với các điểm du lịch văn hóa, làng nghề, làng cổ thông qua chương trình tập huấn, hỗ trợ người dân; tuyên truyền phổ biến nâng cao nhận thức, đạo đức kinh doanh du lịch của các hộ kinh doanh cá thể dịch vụ du lịch trên địa bàn thành

Xem tất cả 176 trang.

Ngày đăng: 02/04/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí