Giải Pháp Liên Lich Giao Thông Trong Phát Triển Du Lịch

phố; phổ biến áp dụng bộ Qui tắc ứng xử với khách du lịch.

Tăng cường nâng cao nhận thức về du lịch đối với xã hội. Trước hết, phải thay đổi được nhận thức của xã hội về ngành dịch vụ nói chung và ngành du lịch nói riêng. Cần để mọi người hiểu làm du lịch là việc chung của mọi người, bởi du lịch liên quan đến tất cả các lĩnh vực. Cho nên, không phải chỉ người phục vụ trực tiếp khách du lịch mới làm du lịch, mà ở bất cứ vị trí nào cũng có thể làm du lịch.

3.3.4. Giải pháp liên lich giao thông trong phát triển du lịch

Tăng cường đầu tư nâng cấp hệ thống giao thông, hệ thống vận chuyển khách du lịch chất lượng cao, an toàn, thân thiện môi trường giữa hai nước Việt Nam - Lào nói chung và hai thành phố Hà Nội - thành phố Luangprabang nói riêng. Đầu tư hệ thống giao thông công cộng, thuận tiện cho khách du lịch trong đó có người tàn tật dễ di chuyển tại địa điểm đến còn thiếu. Tuy nhiên, đây lại là phương tiện quan trọng kết nối các điểm du lịch. Vì vậy, cần thiết phải tăng cường đầu tư, nâng cấp đảm bảo việc đi lại được thuận tiện, an toàn và hiệu quả.

Tăng cường kết hợp hai địa phương liên kết các hãng hàng không, các doanh nghiệp du lịch lữ hành. Các doanh nghiệp lữ hành nghiên cứu, xây dựng các sản phẩm kết nối phù hợp để có thể xây dựng và đưa các chuyến bay mới vào khai thác.

Đồng bộ hóa hệ thống giao thông phục vụ du lịch, tạo điều kiện cho liên kết các dịch vụ vận chuyển phát triển. Việc đồng bộ hóa hệ thống giao thông sẽ góp phần tạo ra dịch vụ vận chuyển khách du lịch chuyên nghiệp. Sự kết nối giao thông đường bộ, đường không sẽ giúp du khách thuận tiện, an toàn trong việc đi lại. Đồng thời, tăng các dịch vụ bổ sung góp phần phát triển du lịch. Các cơ quản quản lý Nhà nước có liên quan của hai địa phương tạo cơ chế khuyến khích để thu hútcác doanh nghiệp đầu tư, khai thác. Đặc biệt là đường cao tốc Việt - Lào

3.4. Một số kiến nghị

3.4.1. Với Chính phủ hai nước Việt Nam và Lào

Cần tăng cường giao lưu, mở rộng hợp tác các cuộc họp tiếp xúc giữa hai chính phủ Việt Nam và Lào trong công tác phát triển du lịch, đề suất các hãng hàng không Việt Nam và Lào tăng tần suất chuyến bay, mở thêm đường bay trực tiếp kết nối các thành phố lớn của Việt Nam và Lào nói chung và hai thành phố Hà Nội -

Luangprabang nói riêng để phục vụ phát triển du lịch. Bên cạnh đó, một số tuyến xe buýt qua lại giữa hai nước đang được khai thác cần được nâng cấp đã tạo cơ hội cho khách du lịch qua lại giữa hai nước dễ dàng.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 176 trang tài liệu này.

Để phát huy tối đa lợi thế của mỗi nước, trong thời gian tới, Việt Nam và Lào cần phối hợp thúc đẩy liên kết về phát triển hạ tầng du lịch như xây dựng hệ thống cảng du lịch và các điểm dừng chân trên các tuyến du lịch đường bộ, phát triển các điểm du lịch, sản phẩm du lịch gắn với du lịch đường bộ, phát triển các hành lang giao thông thành hàng lang du lịch... Tăng cường phối hợp xúc tiến quảng bá chung 2 nước Việt Nam - Lào trở thành một điểm đến chung với du khách quốc tế. Đồng thời khuyến khích, hỗ trợ và xúc tiến đầu tư tư nhân của Việt Nam vào các khu, điểm du lịch, cơ sở dịch vụ tại Lào; kêu gọi các dự án đầu tư của các tổ chức quốc tế vào kết nối sản phẩm du lịch Lào - Việt Nam và nước thứ 3.

Chính phủ hai nước Việt Nam - Lào cần đẩy mạnh liên kết trong quản lý Nhà nước về du lịch; liên kết trong xúc tiến, quảng bá điểm đến; thiết kế sản phẩm và xúc tiến bán; mở đường bay trực tiếp và liên kết trong tổ chức phục vụ khách. Trong đó, liên kết trong quản lý Nhà nước về du lịch cần thống nhất về quy hoạch tổng thể trong phát triển du lịch giữa hai nước; cần có sự tham gia của các cơ quan liên quan tại các cửa khẩu đường bộ, rút ngắn thời gian làm thủ tục là hết sức cần thiết, khuyến khích đầu tư cho các dịch vụ còn thiếu và chưa đạt chất lượng; đầu tư sửa chữa, nâng cấp một số tuyến đường bộ trọng điểm, hình thành hệ thống đường bộ cao tốc trên suốt tuyến hành lang Đông Tây. Đặc biệt kiến nghị nâng cấp cửa khẩu Loong Sập trở thành cửa khẩu Quốc tế, đầu tư hạ tầng cửa khẩu Loong Sập để có thể rút ngắn thời gian làm thủ tục xuất nhập cảnh (Cửa khẩu Loong Sập là cửa khẩu chính kết nối thành phố Hà Nội và thành phố Luangprabang bằng đường bộ).

Liên kết phát triển du lịch giữa Luangprabang, Lào với Hà Nội, Việt Nam - 13

3.4.2. Với Bộ Văn hóa - Thể Thao và du lịch Việt Nam và Bộ Thông tin - Văn hóa và Du lịch Lào

Tăng cường chỉ đạo và tạo mọi điều kiện khuyến khích cho các công ty lữ hành xây dựng các chương trình du lịch mới, các tuyến du lịch liên kết giữa các điểm, khu du lịch tại các tỉnh, thành phố trong vùng liên kết.

Chỉ đạo, hướng dẫn các Sở du lịch và các doanh nghiệp tại hai địa phương có

các hình thức hỗ trợ, chia sẽ rủi ro đối với các hãng lữ hành trong giai đoạn đầu khám phá, khai thác các chương trình du lịch mới.

Cần xây dựng định hướng đúng, rõ ràng nhu cầu phát triển du lịch cho từng giai đoạn. Tăng cường năng lực hoạch định chính sách, hình thành khung pháp lý và cơ chế cho phát triển nhân lực chất lượng cao phục vụ ngành du lịch.

Chú trọng đến việc đảm bảo sự liên kết chặt chẽ giữa cơ quan quản lý nhà nước; các cơ sở nhà nước về phát triển bền vững nhân lực chất lượng cao, nhà trường, các doanh nghiệp về đào tạo và doanh nghiệp kinh doanh du lịch trong đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng nhân lực chất lượng cao cho ngành du lịch.

3.4.3. Với lãnh đạo hai Sở Du lịch Hà Nội - Sở TT-VH-DL Luangprabang

Chỉ đạo các doanh nghiệp du lịch không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch - dịch vụ, đa dạng hóa các sản phẩm du lịch tại địa phương, hỗ trợ, khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư phát triển sáng tạo các sản phẩm du lịch đặc trưng mang đậm nét văn hóa giữa Hà Nội và Luangprabang.

Tăng cường nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Nên chú trọng công tác đào tạo và đào tạo lại, thống qua việc liên kết với các nhà trường tổ chức các lớp tập huấn ngắn hạn như cử cán bộ đi học hoặc mời chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực du lịch để không ngừng nâng cao chất lượng đội ngũ nhân lực chất lượng cao.

Có chính sách thích hợp nhằm tạo môi trường học tập thực tế cho sinh viên của các cơ sở đào tạo (đại học, cao đẳng) về du lịch trên địa bàn cũng như tích cực trong việc hợp tác với các cơ sở đào tạo nhằm hỗ trợ, tài trọ cho một số dự án đào tạo phát triển nhân lực du lịch tại cơ sở đào tạo.

Tiểu kết chương 3

Từ những thực trạng đã trình bày ở chương 2, căn cứ vào định hướng phát triển của hai nước Việt Nam - Lào, mục tiêu phát triển du lịch của Hà Nội - Luangprabang và tiềm năng phát triển của hai địa phương, chương 3 đã trình bày được những nhóm giải pháp cho các vấn đề liên kết phát triển du lịch vùng liên kết.

Thứ nhất, nhóm giải pháp liên kết phát triển chuỗi sản phẩm du lịch bao gồm: tăng cường liên kết xây dựng sản phẩm, dịch vụ du lịch chung; tập trung đầu tư, phát triển sản phẩm du lịch đặc thù của từng địa phương; tăng cường đầu tư khảo sát, kết nối những địa điểm ít hoặc chưa được khai thác; xây dựng các bộ tiêu chuẩn đánh giá chất lượng sản phẩm dịch vụ du lịch; phát triển sản phẩm du lịch gắn với thị trường khách mục tiêu; phát triển hệ thống sản phẩm du lịch có tính liên kết cao.

Thứ hai, nhóm giải pháp liên kết xúc tiến, quảng bá du lịch bao gồm: tăng cường sự liên kết giữa Trung ương với vùng liên kết; tăng cường liên kết xúc tiến, quảng bá giữa các cơ quan quản lý nhà nước và các doanh nghiệp du lịch trong và ngoài vùng liên kết; giữa các doanh nghiệp với nhau; có hoạt động xúc tiến, quảng bá du lịch chung; kết hợp xúc tiến, quảng bá cho các sự kiện của từng địa phương; xây dựng và quản lý website chung; quảng bá thông qua các cuộc thi hoặc sự kiện; phát triển thương hiệu du lịch gắn với những sản phẩm du lịch nổi bật và đã được nhìn nhận tốt trên thị trường; xây dựng những video, clip ngắn về du lịch của hai địa phương; quảng bá qua điện ảnh; xây dựng logo. Slogan chung; tham gia các hoạt động xúc tiến du lịch quốc tế chung của hai nước Việt Nam - Lào nói chung và Hà Nội - Luangprabang nói riêng; xây dựng hệ thống thông tin du lịch.

Thứ ba, nhóm giải pháp liên kết đào tạo, phát triển nhân lực như: Tăng cường kết nối giữa cơ quan quản lý nhà nước về du lịch, doanh nghiệp và các cơ sở đào tạo; liên kết đào tạo nhân lực với các đối tác nước ngoài; liên kết tổ chức các cuộc thi tay nghề; liên kết các đơn vị cùng chuyên ngành đào tạo; phối hợp đào tạo, phát triển nguồn nhân lực du lịch chất lượng cao; liên kết đào tạo thống nhất theo bộ tiêu chuẩn làm cơ sở để đánh giá chất lượng nhân viên; liên kết giữa các đơn vị đào tạo và sử dụng nhân lực du lịch; giữa ngành giao thông và ngành du lịch; đầu tư

phát triển nguồn nhân lực du lịch có chuyên môn nghiệp vụ cao, đạo đức nghề nghiệp tốt; tăng cường nâng cao nhận thức cộng đồng địa phương và xã hội đối với du lịch

Thứ tư, giải pháp liên kết giao thông trong phát triển du lịch: tăng cường đầu tư nâng cấp hệ thống giao thông, hệ thống vận chuyển khách du lịch chất lượng cao, an toàn, thân thiện môi trường, thân thiện với người tàn tật; đầu tư xây dựng loại hình xe buýt du lịch; tăng cường kết hợp các địa phương liên kết các hãng hàng không, các doanh nghiệp du lịch lữ hành; đồng bộ hóa hệ thống giao thông phục vụ du lịch, tạo điều kiện liên kết các dịch vụ vận chuyển liên quan phát triển; thúc đẩy đầu tư phát triển đầu tư cơ sở hạ tầng để phục vụ cho du lịch.

KẾT LUẬN

Phát triển du lịch là ngành kinh tế tổng hợp, có tính liên ngành, liên vùng và xã hội hóa cao, vì vậy cần tranh thủ phát huy mọi nguồn lực để phát triển. Liên kết hợp tác phát triển du lịch là xu hướng chung của nhiều địa phương, nhiều vùng, quốc gia và khu vực. Liên kết kinh tế du lịch giữa hai thành phố Hà Nội và Luangprabang cũng không nằm ngoài xu hướng đó. Việc liên kết phát triển du lịch góp phần khai thác hiệu quả các nguồn lực du lịch của mỗi địa phương. Đồng thời hỗ trợ nhau trong xây dựng và tiêu thụ sản phẩm du lịch. Liên kết vùng cũng giúp khắc phục hiệu quả hơn những hạn chế, thiếu sót của một địa phương không đủ khả năng giải quyết, đảm bảo mục tiêu phát triển du lịch nhanh và bền vững.

Thời gian qua, hai địa phương đã có nhiều hoạt động liên kết phát triển du lịch và cũng đạt được một số kết quả ban đầu. Lượng khách du lịch tăng; cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỷ thuật du lịch được đầu tư; thành lập các trung tâm xúc tiến du lịch và hiệp hội du lịch để tăng cường quảng bá, xúc tiến; quan tâm đến đầu tư nhân lực chất lượng cao;.... Tuy vậy, hầu hết hoạt động liên kết chủ yếu là ký kết văn bản, thỏa thuận hợp tác, tổ chức hội nghị, hội - thảo, khảo sát,.. Mà chưa chú trọng đến tầm quan trọng của các doanh nghiệp cùng những hoạt động cụ thể với những vấn đề mấu chốt cần được giải quyết. Do vậy, thực tế những năm qua kết quả thu được chưa cao.

Căn cứ vào tình hình cụ thể, tác giả đã đưa ra một số giải pháp nhằm tăng cường hoạt động liên kết phát triển du lịch trong thời gian tới như: Tăng cường liên kết xây dựng chuỗi sản phẩm, dịch vụ du lịch chung, sản phẩm du lịch đặc thù của từng địa phương, khảo sát, kết nối những địa điểm ít hoặc chưa được khai thác; xây dựng các bộ tiêu chuẩn đánh giá chất lượng sản phẩm, dịch vụ du lịch, phát triển hệ thống sản phẩm du lịch có tính liên kết cao; tăng cường sự liên kết giữa hai nước Việt Nam - Lào nói chung và Hà Nội - Luangprabang nói riêng; giữa các cơ quan quản lý nhà nước và các doanh nghiệp du lịch trong và ngoài nước, giữa các doanh nghiệp với nhau; có hoạt động xúc tiến, quảng bá du lịch chung; xây dựng và quản lý website chung; quảng bá qua các cuộc thi hoặc sự kiện; phát triển thương hiệu du lịch gắn với những sản phẩm du lịch nổi bật và đã được nhìn nhận tốt trên thị

trường; xây dựng những video, clip ngắn về du lịch của hai địa phương; quảng bá qua điện ảnh; xây dựng logo, slogan chung; tham gia các hoạt động xúc tiến du lịch quốc tế chung của cả nước Việt Nam và Lào; xây dựng hệ thống thông tin du lịch; liên kết đào tạo thống nhất theo bộ tiêu chuẩn, làm cơ sở đánh giá chất lượng nhân viên; tăng cường đầu tư nâng cấp hệ thống giao thông, hệ thống vận chuyển khách du lịch chất lượng cao, an toàn,thân thiện với môi trường, thân thiện với người tàn tật; đầu tư, xây dựng các loại hình xe buýt du lịch; tăng cường kết hợp các địa phương liên kết các hãng hàng không, các doanh nghiệp du lịch lữ hành; đồng bộ hóa hệ thống giao thông phục vụ du lịch;..

Do thời gian nghiên cứu ngắn, đối tượng nghiên cứu rộng, số liệu rải rác, thông tin chung chung,.. cộng thêm kinh nghiệm nghiên cứu chưa nhiều. Luận văn chắn chắn sẽ còn nhiều hạn chế cần nhận sự đóng góp của quí thầy cô giáo để luận văn được hoàn thiện, góp phần thúc đẩy hiệu quả liên kết phát triển du lịch Hà Nội - Luangprabang nói riêng và hai nước Việt Nam - Lào nói chung.

TÀI LIỆU THAM KHẢO


Tiếng Việt

1. Bùi Văn Ga (2011), về liên kết đào tạo và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong khu vực trong hội thảo khoa học “ Liên kết phát triển tỉnh Duyên hải miền Trung”, tổ chức tại Đà Nẵng, tháng 7/2011 trang 45-54

2. Bùi Xuân Nhàn (2011), Tăng cường liên kết giữa các địa phương, doanh nghiệp vùng Bắc Trung Bộ để thu hút khách du lịch quốc tế đến trong Kỷ yếu hội thảo khoa học “Thanh hóa và liên kết phát triển du lịch xanh khu vực đồng bằng sông Cửu Long năm 2015, TP Cần Thơ, ngày 29/6/2015, Trang 23-33

3. "Đô thị và kiến trúc thuộc địa Pháp" của de G. Cortez, 1993.

4. Lê Anh Tuấn (2014), những thách thức trong hợp tác, liên kết phát triển du lịch ở Việt Nam hiện na, trong kỷ yếu hội thảo khoa học Thanh Hóa và liên kết phát triển du lịch quốc gia, quốc tế”, tổ chức ở Thanh Hóa tháng 12/2014, trang 9-17.

5. Liên kết giữa các địa phương trong phát triển vùng tại Cộng hòa Liên Bang Đức (2011), Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, Hà Nội.

6. Nguyễn Văn Lưu, (2013), Du lịch Việt Nam hội nhập trong ASEAN. Nxb Văn hóa Thông tin.

7. Sở Văn hóa Thể Thao và Du lịch Hà Nội, Viện Nghiên cứu phát triển du lịch Hà Nội, ( 2012), Báo cáo tổng hợp Quy hoạch phát triển du lịch thành phố Hà Nội đến năm 2020, định hướng đến năm 2030, Hà Nội

8. Trần Thị Minh Hòa, (chủ biên, 2015), Du lịch Việt Nam thời kỳ đổi mới, NXB DHQGHN.

9. UBND tỉnh Quãng Ngãi (2015) Thực trang và giải pháp phát triển các sản phẩm và loại hình du lịch của tỉnh Quảng Ngãi với các tỉnh, thành phố vùng duyên hải miền Trung, Vùng Đông Nam Bộ, Tây Nguyên với các tỉnh Nam Lào và Đông Bắc Camphuchia trong kỷ yếu Hội thảo khoa học quốc tế “ Liên kết phát triển du lịch vùng duyên hải miền Trung với vùng Đông Nam Bộ, Tây Nguyên và các tỉnh Nam Lào và Đông Bắc Campuchia ” tổ chức tại Phan Thiết tháng 5/2015,

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 02/04/2023