ICAO
10
United State Dolar | Đôla Mỹ | |
VISTA | Vietnam Society of Travel Agents | Hiệp hội Lữ hành Việt Nam |
VNA | Vietnam Airlines | Hãng hàng không quốc gia Việt Nam Airlines |
VND | Đồng Việt Nam | |
WTO | World Trade Organization | Tổ chức thương mại thế giới |
WTTC | World Travel & Tourism Council | Hội đồng du lịch và lữ hành thế giới |
Có thể bạn quan tâm!
- Liên kết du lịch hàng không giá rẻ trong hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam - 1
- Những Nội Dung Về Liên Kết Du Lịch Hàng Không Giá Rẻ Đã Được Các Tác Giả Nước Ngoài Phân Tích Và Được Đề Cập Tới
- Khái Quát Kết Quả Từ Các Công Trình Đã Được Tổng Quan Và Những Vấn Đề Luận Án Sẽ Tiếp Tục Nghiên Cứu
- Cơ Sở Khách Quan Của Liên Kết Du Lịch Hàng Không Giá Rẻ Trong Hội Nhập Kinh Tế Quốc Tế
Xem toàn bộ 184 trang tài liệu này.
USD
DANH MỤC CÁC BẢNG, SƠ ĐỒ, HÌNH, HỘP
Bảng 1.1: So sánh đặc trưng kinh tế kỹ thuật giữa hãng hàng không truyền thống với hãng LCA 25
Bảng 1.2: Trình độ văn hóa của chủ gia đình và tỷ lệ đi du lịch 38
Bảng 2.1: Các chỉ tiêu tăng trưởng cơ bản của ngành Du lịch 2010 – 2013 61
Bảng 2.2: Các thông tin cơ bản về hãng LCA VietJet Air 68
Bảng 2.3: VNA tăng chuyến, khuyến mại (1/7 15/8/2011) 87
Sơ đồ 1.1: Các hình thức du lịch 22
Hình 1.1: So sánh chi phí trung bình ghế/dặm của một số hãng hàng không truyền thống và giá rẻ của Mỹ 27
Hình 1.2: Sơ đồ liên kết lý thuyết 3 chủ thể hợp tác LCA, Lữ hành du lịch, Điểm đến 46
Hình 2.1: Tăng trưởng ghế cung ứng và hệ số ghế sử dụng của JPA........................... 66
Hình 2.2: Tăng trưởng ghế Air 69
cung
ứng và hệ
số ghế sử
dụng của Vietjet
Hình 2.3: Tăng trưởng ghế Mekong 71
cung
ứng và hệ
số ghế
sử dụng của Air
Hình 2.4: Tăng trưởng ghế Airlines 73
cung
ứng và hệ
số ghế sử
dụng của Việt Nam
Hình 2.5: Số lượng hành khách đi máy bay lộ trình Việt Nam – Singapore và ngược lại của các Hãng LCA từ 2009 đến hết năm 2014
(Tổng tuyến Hà Nội Singapore và TP Hồ Chí Minh Singapore và ngược lại ..…..….
98
Hộp 2.1: Các quảng cáo, tiếp thị của Air Mekong 81
Hộp 2.2: Quản lý liên kết LCA JPA Sài Gòn Phú Quốc resort 83
Hộp 2.3: Quảng bá liên kết LCA JPA Du thuyền Mekong Le Cochinchine Cruise
giảm giá tour 84
Hộp 2.4: Các đường bay giá rẻ của VietJet
12
Air 90
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Cách mạng khoa học công nghệ và toàn cầu hoá là những quá trình kinh tế, kỹ thuật, xã hội năng động nhất hiện nay, tác động mạnh đến sự phát triển, biến đổi của lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất ở các quốc gia trên thế giới. Chúng cuốn hút tất cả các ngành kinh tế ở các quốc gia khác nhau vào sự vận động và phát triển, trong đó có ngành hàng không và du lịch (Tourism). Từ đó tạo ra các hình thức đặc thù như hàng không giá rẻ (Low Cost Airline LCA) và sự liên kết giữa Tourism LCA, nhằm thúc đẩy tiến trình hội nhập nhanh hơn của các nền kinh tế quốc gia vào một hệ thống phân công lao động quốc tế rộng lớn, hình thành và phát triển các khối liên kết kinh tế như: ASEAN, EU,..
Tuy nhiên, cùng với sự phát triển của lực lượng sản xuất là sự hoàn thiện của các quan hệ sản xuất, trong đó thúc đẩy tiến trình xã hội hoá và quốc tế hoá tư bản làm cho sở hữu tư bản tách rời rất xa việc sử dụng tư bản, đưa nền kinh tế thế giới bước vào thời đại của nền kinh tế tài chính tiền tệ mang tính toàn cầu. Những quá trình kinh tế kỹ thuật này đã đẩy nền kinh tế thế giới từ khủng hoảng năng lượng, nguyên liệu, cơ cấu sang khủng hoảng tài chính tiền tệ trên quy mô khu vực và thế giới.
Trong bối cảnh quốc tế đó, nền kinh tế nước ta cũng đang trong thời kì
chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và công
nghiệp hoá, hiện đại hoá gắn với phát triển kinh tế tri thức theo chiến lược kinh tế mở, nên không tránh khỏi ảnh hưởng tiêu cực lẫn tích cực của tiến trình này. Để đưa nền kinh tế thoát khỏi trạng thái tăng trưởng chậm, tỷ lệ lạm phát cao như hiện nay thì mọi giải pháp cho các ngành kinh tế suy cho cùng đều bắt đầu
bằng tăng năng suất lao động, giảm chi phí sản xuất, tìm ra các lợi thế cạnh
tranh mà trước tiên phải ưu tiên liên kết các ngành kinh tế có quan hệ mật thiết với nhau để cùng gia tăng lợi ích và giảm thiểu rủi ro. Du lịch là một ngành kinh tế dịch vụ, có tính tổng hợp, liên ngành, liên vùng và có tính xã hội hóa rất cao. Đây là hình thức tổ chức kinh doanh và sản phẩm của nó tạo ra bởi sự liên kết
hoạt động của nhiều ngành, vùng và các chủ thể kinh tế xã hội khác nhau, trong đó liên kết giữa các hãng hàng không và các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch là một trong các khâu quan trọng. Đặc biệt, trong điều kiện hội nhập du lịch vùng và quốc tế đang diễn ra mạnh mẽ hiện nay, thì liên kết hàng khôngdu lịch là nhân tố quyết định sự thành công của một sản phẩm lữ hành du lịch, bởi lẽ chi phí cho việc di chuyển từ nơi xuất phát đến các điểm đến du lịch chiếm tỷ trọng từ 40 60% giá thành chuyến đi. Trước xu thế đó, đã xuất hiện nhanh chóng loại hình hàng không giá rẻ để đáp ứng nhu cầu đi lại, giao tiếp của cư dân ở các quốc gia khác nhau, đặc biệt đáp ứng nhu cầu giảm giá các tour du lịch quốc tế nhằm thúc đẩy ngành kinh tế du lịch phát triển.
Nhận thức được xu hướng quốc tế hóa ngành du lịch, Việt Nam đã chủ động thúc đẩy nhanh chóng tiến trình hội nhập ngành du lịch vào khu vực và quốc tế. Trong văn kiện Đại hội lần thứ XI của Đảng Cộng sản Việt Nam năm 2011 đã khẳng định: “Phát triển ngành dịch vụ, nhất là dịch vụ tài chính, ngân hàng, thương mại, du lịch và các dịch vụ có giá trị tăng cao…Xây dựng một số trung tâm du lịch lớn trong nước, gắn kết có hiệu quả với các trung tâm du lịch lớn của các nước trong khu vực” [Đảng Cộng sản Việt Nam, 2011. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội., tr.198199].
Hưởng
ứng chủ
chương đúng đắn đó của Đảng, ngành hàng không có
bước cải tổ và phát triển mạnh mẽ, trong đó các hãng LCA tư nhân nhanh chóng ra đời. Trước sự cạnh tranh mạnh mẽ của các hãng LCA trong khu vực và nội địa tham gia hoạt động trên thị trường dịch vụ hàng không nước ta, hãng hàng không
quốc gia Việt Nam (VNA) và hãng hàng không cổ phần Pacific Airlines cũng
chuyển một bộ phận sang cung cấp dịch vụ hàng không giá rẻ (LCAS). Hãng
Pacific Airlines đã chuyển hẳn sang hoạt động dưới hình thức hãng LCA, nhờ đó mà hạ giá tour du lịch trong nước và quốc tế.
Trong điều kiện cạnh tranh gay gắt hiện nay, một số hãng LCA tư nhân, do nguồn lực tài chính và nhân sự hạn hẹp lại thiếu kinh nghiệm quản lí buộc
phải chấp nhận phá sản hoặc ngừng bay để sốc lại nguồn nhân lực, cơ cấu lại đội bay và cải tổ lại bộ máy tổ chức quản lý. Tuy vậy, việc tồn tại và phát triển của loại hình LCA là một khách quan kinh tế. Tính khách quan này xuất phát từ nhu cầu phát triển của sức sản xuất xã hội đang tăng lên nhanh chóng ở hầu hết các quốc gia trên thế giới làm cho thu nhập và dân trí của các tầng lớp dân cư tăng không ngừng, dẫn đến du lịch trở thành nhu cầu thiết yếu của bộ phận ngày càng lớn dân cư có thu nhập trung bình trở lên của dân cư các nước, kể cả các nước đang phát triển như Việt Nam.
Đón nhận xu thế phát triển của du lịch thế giới, quá trình liên kết giữa các ngành trong cấu thành sản phẩm lữ hành du lịch được thúc đẩy mạnh mẽ, trong đó liên kết giữa du lịch hàng không được coi như là chiến lược phát triển lâu dài và bền vững của hai ngành trong nền kinh tế Việt Nam. Ngày 10 tháng 4 năm 2013 “Kế hoạch hợp tác giữa Tổng cục Du lịch Việt Nam và Cục Hàng không Việt Nam giai đoạn 2013 2015”[Tổng cục Du lịch Việt Nam Cục Hàng không Việt Nam (2013), Kế hoạch hợp tác giữa Tổng cục Du lịch và Cục Hàng không Việt Nam giai đoạn 2013 2015 ký ngày 10/4/2013.] đã cụ thể hóa chương trình phối hợp công tác số 4050/CTBVHTTDL BGTVT ngày 13 tháng 11 năm 2012 nhằm nâng cao trách nhiệm hiệu quả của sự phối hợp, chất lượng và sức cạnh tranh của hai ngành, thúc đẩy du lịch Việt Nam phát triển thành điểm đến hấp dẫn của khu vực châu Á và thế giới.
Với ý nghĩa đó, tác giả chọn đề tài “Liên kết Du lịch Hàng không giá rẻ trong hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam” cho luận án tiến sĩ chuyên ngành kinh tế chính trị của mình.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án
2.1. Những công trình nghiên cứu về liên kết Du lịch Hàng không giá rẻ ở ngoài nước
Cho đến nay, tác giả của luận án tìm thấy rất hiếm các chuyên khảo
nghiên cứu riêng biệt về
liên kết Tourism LCA
ở nước ngoài, đặc biệt lại
nghiên cứu đề tài đó ở Việt Nam. Tuy nhiên, trong nhiều công trình nghiên cứu
về du lịch, hàng không hoặc hàng không giá rẻ, khi phân tích đến các nhân tố khách quan, hoặc giải pháp phát triển của ngành hàng không, đặc biệt là hàng không giá rẻ, thì việc liên kết giữa hàng không và du lịch được đặc biệt chú trọng và coi đây là một giải pháp cơ bản giúp phát triển ngành. Một số các công trình, tuy nghiên cứu về hàng không hoặc nghiên cứu đến du lịch đều dành một vị trí quan trọng để phân tích liên kết Tourism LCA, trong đó có hàng không giá rẻ với du lịch như sau:
“Tourism A new perspective” của Burn Peter và Holden Andrew.
“Tourism principle and practice” của Cooper, C. Gibert.
“Tourism in Developing countries” của Martin Oppermann và KyeSung.
“LowCost Airline in the Asia Pacific Region” của An Exceptional Intra và “Regional Traffic Growth Opportunity” của Peter Harbison.
“What future for Lowcost Airline in Asia” của Richard Stirland.
“The economic benefits of Air Transport” của IATA, ATAG.
Trong số nhiều công trình nghiên cứu về du lịch có các công trình sau đã dành một vị trí quan trọng cho phân tích liên kết Tourism LCA.
2.1.1. Những nội dung cơ
bản liên quan đến liên kết giữa
Du lịch
Hàng không giá rẻ trong các công trình nước ngoài
Cuốn sách “Value Creation in Travel Distribution” (2010) của Michael Straus [Micheal Straus, 2010. Value creation in Travel Destribution.]. Tạm dịch là “Sự sáng tạo có giá trị trong phân bổ du lịch” đã đưa ra tầm nhìn tổng quát về ngành công nghiệp không khói đang trên đường phát triển với tốc độ chóng mặt ở các nước. Trong đó, tác phẩm đã dành những phần thỏa đáng và đi sâu nghiên cứu lịch sử ra đời của ngành công nghiệp mới này và giới thiệu việc quản lý, vận hành và liên kết của ba yếu tố chính là: Giao thông vận tải (trong đó có hàng không) với công nghệ và phân bổ các nguồn lực du lịch. Công trình đi sâu vào trình bày quan niệm du lịch với tư cách là ngành công nghiệp không khói thông qua trình bày toàn diện hoạt động của ngành có những ưu thế và hạn chế cũng như cơ hội phát triển của ngành ở một số các nước có lợi thế. Công trình đã