Kinh Tế Các Nước Tư Bản Chủ Nghĩa Thời Kỳ Độc Quyền

- Quá trình tích lũy vốn chậm và yếu ớt hơn so với Anh. Phương pháp chủ yếu bằng thuế cao, tích lũy vốn từ các thuộc địa.

- Cách mạng công nghiệp Pháp bắt đầu từ công nghiệp nhẹ, cụ thể là ngành dệt lụa. Quá trình đó được chia làm 2 giai đoạn:

Giai đoạn 1: (1815 - 1848) đánh dấu bằng sự tăng cường máy móc trong nông nghiệp và phát triển sản xuất.

Giai đoạn 2: (từ những năm 50 của thế kỷ XIX đến những năm 20 của thế kỷ XX). Từ năm 1850 – 1870 số lượng máy hơi nước tăng lên không ngừng tới 24.000 chiếc.

Nước Pháp hoàn thiện quá trình công nghiệp hóa vào những năm 20 của thế XX, sau gần 100 năm (1830 – 1920). Đến khi hoàn thành cách mạng công nghiệp, tuy đã có hệ thống công nghiệp nặng và nhẹ, song sản xuất lớn tập trung vẫn chưa đóng vai trò chính, sản xuất ở các công trường thủ công còn phổ biến. Những năm 60 của thế kỷ XIX, nước Pháp có 3 triệu công nhân, song 4/10 làm việc tại các công xưởng, còn lại làm trong các xưởng tiểu thủ công nghiệp. Nền nông nghiệp tiểu nông, phân tán, lạc hậu. Trong số 15 triệu lao động của cả nước lao động nông nghiệp chiếm 7 triệu. CNTB xâm nhập vào nông thôn nhưng không diễn ra dưới hình thứ trang trại như ở Anh, mà ruộng đất tập trung vào tay địa chủ, phát canh thu tô, dẫn đến một tầng lớp tá điền đông đảo và sử dụng công cụ lao động lạc hậu so với châu Âu.

Vào những năm 70 của thế kỷ XX, cơ cấu kinh tế của nước Pháp là cơ cấu công nông nghiệp phát triển. Trong công nghiệp hàng tiêu dùng vẫn chiếm tỷ trọng lớn về giá trị và sản lượng. Từ 1870 đến 1913, cơ cấu thay đổi rất chậm chạm và ngày càng lạc hậu so với các nước tư bản khác, đứng sau Mỹ, Anh, Đức.

* Cách mạng công nghiệp ở Đức:

- Cách mạng công nghiệp diễn ra vào những năm 40 của thế kỷ XIX với tốc độ nhanh kỷ lục.

- Trong nông nghiệp: máy móc thâm nhập và được đưa vào sử dụng nhiều: máy cày, bừa, máy giặt, sử dụng phân bón.

- Đặc điểm: cách mạng công nghiệp ở Đức diễn ra với tốc độ phát triển nhanh,

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 162 trang tài liệu này.

kỷ lục.

Cách mạng công nghiệp ở Pháp, Đức diễn ra muộn nhưng tốc độ lại nhanh nhờ

Lịch sử kinh tế quốc dân - 3

tiếp thu kinh nghiệm từ phát minh của Anh, quá trình cải tiến kỹ thuật ở Pháp, Đức diễn ra khẩn trương hơn

1.2.3. Sự phát triển kinh tế của các nước tư bản

Nhờ có tác động của cách mạng công nghiệp, kinh tế các nước tư bản đã có sự phát triển vượt bậc trong khoảng 20 cuối thời kỳ trước độc quyền.

Sự phát triển của công nghiệp và giao thông vận tải đòi hỏi nguồn vốn rất lớn đã thúc đẩy sự phát triển của hệ thống ngân hàng và các công ty cổ phần.

Cách mạng công nghiệp cũng đã thúc đẩy nhanh quá trình đô thị hóa ở tất cả các nước, năm 1870 tỷ lệ dân cư đô thị Đức là 32,5%, Pháp là 31%.

Cách mạng công nghiệp đã diễn ra sớm ở các nước tư bản khác ... bắt đầu từ những năm 30 của thế kỷ XVIII đến những năm 70 của thế kỷ XIX. Hệ thống công xưởng cơ khí đã thay thế hệ thống công trường thủ công. Nhịp độ phát triển của lực lượng sản xuất trong chủ nghĩa tư bản đã tăng nhanh hơn nhiều so với thời kỳ phong kiến.

1.3. Kinh tế các nước tư bản chủ nghĩa thời kỳ độc quyền

1.3.1. Thời kỳ độc quyền hóa (1871 – 1913)

* Công xã Pari (1871)

Đánh dấu sự kết thúc thời kỳ phát triển “tiến bộ”, thuận chiều của chủ nghĩa tư bản. Từ đó, nó bước sang giai đoạn mới - giai đoạn phát triển và khủng hoảng xen kẽ, giai đoạn độc quyền hóa (1871-1913) bắt đầu từ khi nền kinh tế tư bản có những phát minh mới trong các lĩnh vực sản xuất, vận tải, và đời sống. Trước hết phải kể đến những phát minh về năng lượng.

Ở giai đoạn trước, nếu hơi nước là nguồn năng lượng chủ yếu, thì thời kỳ này là điện và hơi đốt. Sự phát minh ra điện được các nhà khoa học ứng dụng trong các ngành kinh tế (máy phát điện, máy biến thế, tàu chạy bằng điện, bóng đèn điện,...).

Việc phát minh ra điện năng cho phép chuyển những động cơ đi xa nơi cung cấp điện. Đó là một ưu thế lớn của điện so với hơi nước. Do phát hiện ra dầu lửa năm 1870, người ta phát minh ra đầu máy chạy bằng động cơ đốt trong, rồi một phương tiện vận tải mới ra đời (ô tô năm 1883 -1985), một loại đầu máy mới có sức kéo mạnh ra đời - đầu máy diezen (1891).

Trong lĩnh vực hóa học, người ta khám phá những nguyên tắc phân tích và tổng hợp các chất. Đó là những nguyên tắc để chế ra các loại thuốc nhuộm, thuốc chữa bệnh, nước hoa,...

Kỹ thuật mới và việc khám phá ra quá trình công nghiệp hóa là tiền đề cho phát minh phương pháp luyện kim mới, phương pháp chế biến kim loại có chất lượng tốt (phương pháp luyện thép của Becxme và Mactanh vào những năm 50,60 của thế kỷ XIX; từ ngành chế tạo máy làm chai tự động, máy dệt, tự động, máy in,...

* Kỹ thuật phát triển làm xuất hiện nhiều hình thức sản xuất và kinh doanh mới trên thế giới

Xuất hiện nhiều ngành công nghiệp mới như ngành điện, ngành khai thác và chế biến dầu lửa, ngành hóa chất; ngành cơ khí chế tạo ô tô mới ra đời, cơ cấu sản xuất đã thay đổi.

Tiền đề xuất hiện các tổ chức sản xuất mới: quá trình công nghiệp mới cho phép thay thế những lò luyện kim nhỏ bằng những xí nghiệp luyện kim lớn có chu trình hoàn chỉnh. Điện năng phát triển cho phép mở rộng các công xưởng không cần gần nơi phát điện.

Hình thức tích tụ, tập trung vốn mới xuất hiện - công ty cổ phần. Công ty cổ phần trở thành một hình thức trung gian giữa những hãng riêng lẻ của thế kỷ XIX với tư bản độc quyền của thế kỷ XX. Công ty cổ phần đã giải thoát sự hạn chế của các tư bản cá biệt; mở rộng khả năng phát triển sản xuất. Nó là bước đầu của các hình thức công ty độc quyền sau này, như carten (về giá cả), syndicate (về tiêu thụ), trust (sản xuất và tiêu thụ), consortium (sản xuất, tiêu thụ và tài chính). Lúc đầu, nó chỉ xuất hiện trong một số ngành nhất định, nhưng về sau, theo mối liên hệ dây chuyền, các tổ chức độc quyền mở rộng ra trong nhiều ngành khác (công nghiệp - ngân hàng) thành tư bản tài chính. Quá trình này đã diễn ra trong những năm cuối của thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX.

Tư bản mỗi nước đi lên con đường độc quyền hóa theo thế mạnh và cách thức riêng của mình. Đến đầu thế kỷ XX tính chất độc quyền hóa trong các nước tư bản phương Tây định hình. Đó là thời kỳ tư bản tài chính nắm quyền thống trị. Các tập đoàn tư bản độc quyền chia nhau giành giật thị trường. Từ năm 1876 đến năm 1914, sáu nước lớn (Anh, Nga, Pháp, Nhật, Đức, Mỹ) chia nhau cướp bóc 25 triệu km2 đất đai của các thuộc địa (bằng 2,5 lần châu Âu và nô dịch 500 triệu người các nước này).

Chiến tranh Mỹ - Tây Ban Nha (1898), Nga - Nhật (1905) là những mốc đánh dấu các chặng đường giành giật thị trường ở các thuộc địa, giữa các nhóm tư bản độc quyền ở các nước. Đến trước chiến tranh thế giới thứ I, các nước tư bản phát triển sớm (như Anh, Pháp…) đã chiếm “xong” các thuộc địa. Những nước đế quốc khác muộn màng hơn (như Mỹ, Nhật, Đức…) không có thuộc địa để bành trướng, tìm nguyên liệu cho công nghiệp và đầu tư. Tư bản Đức phát triển, lấn át tư bản các tổ chức độc quyền của Anh, Pháp, Đức…đã dẫn đến cuộc chiến tranh thế giới thứ I (1914-1918).


C¸c n•íc kh¸c 22%


Mü 38%


Ph¸p 11%


Anh 13%


§øc 16%


Biểu đồ 1.1. Tỷ trọng công nghiệp của các nước tư bản năm 1913


1.3.2. Thời kỳ giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 – 1939)

Chiến tranh thế giới thứ nhất đã làm cho loài người phải chịu những tổn thất ghê gớm: Trong chiến tranh thế giới thứ nhất 70 triệu người phải ngừng sản xuất, gần 10 triệu người bị chết, 20 triệu người bị thương, sản lượng công nghiệp giảm 50% so với trước

chiến tranh, 1/6 của cải vật chất của loài người bị hủy hoại (trị giá tới 208 tỷ đô la). Tất cả các nước tham gia chiến tranh đều bị thiệt hại, chỉ có 2 nước giàu lên do chiến tranh (Mỹ, Nhật). Thu nhập của Mỹ tăng 40% của Nhật tăng 25% do bán vũ khí, lương thực cho các bên tham gia chiến tranh hoặc cho các thuộc địa của các nước tham chiến.

Đặc điểm kinh tế các nước tư bản thời kỳ này: Nền kinh tế tư bản lâm vào tình trạng khủng hoảng và phát triển bấp bênh vì những mâu thuẫn vốn có của nó và vì xuất hiện một nước xã hội chủ nghĩa sau Cách mạng tháng Mười Nga thành công.Thời kỳ này, có thể chia thành nhiều thời kỳ nhỏ với những đặc trưng riêng của nó. Từ 1918

- 1921 đánh dấu những cơn suy thoái sai chiến tranh, và có cuộc khủng hoảng năm 1920 - 1921. Từ năm 1921 - 1929, kinh tế các nước tư bản đã được khôi phục và phát triển vượt mức trong chiến tranh 2 - 3 lần.Nhưng sau đó, nền kinh tế tư bản chủ nghĩa lại gặp những mâu thuẫn mới, dẫn đến cuộc khủng hoảng năm 1929 - 1933. Đây là một cuộc khủng hoảng toàn diện, một cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới lớn nhất từ trước đến nay. Năm 1933 nền kinh tế tư bản chủ nghĩa thế giới bị giảm 37% so với năm 1929. Năm 1936, nền kinh tế tư bản chủ nghĩa bắt đâu khôi phục lại đạt mức năm 1928. Một năm sau nổ ra cuộc khủng hoảng kinh tế mới. Cuộc khủng hoảng này kéo theo khủng hoảng về chính trị. Cao trào cách mạng đã nổ ra ở nhiều nước đặc biệt ở các nước thuộc địa, trong đó có Việt Nam.Trước sự đe dọa đó, chủ nghĩa phát xít xuất hiện ở Đức, Ý, Nhật đòi chia lại thị trường thế giới. Cuộc chiến tranh thế giới lần thứ hai nổ ra là biểu hiện cao nhất của những mâu thuẫn sâu sắc giữa các nước đế quốc.

Chiến tranh thế giới thứ hai đã gây nên tổn thất to lớn: Hơn 50 triệu người bị chết, của cải bị tàn phá trị giá 962 tỷ đô la. Riêng Mỹ là một nước tư bản chủ nghĩa được giàu có lên sau chiến tranh này.

1.4. Thời kỳ sau chiến tranh thế giới 2 (1946 – đến nay)

1.4.1. Giai đoạn khôi phục kinh tế (1945 – 1950)

Các nước thực hiện tái thiết kinh tế sau chiến tranh

Một số tổ chức lớn ra đời: IBRD (Ngân hàng tái thiết và phát triển quốc tế), IMF (Quỹ tiền tệ quốc tế), GATT (Hiệp định chung về thương mại và thuế quan); Hiệp ước Bretton Woods về chế độ tỷ giá cố định (35 USD = 1 ounce Au).

Mỹ thực hiện kế hoạch Marshall viện trợ cho Tây Âu

Hầu hết các nước tư bản đã khôi phục nền kinh tế, ngang bằng và vượt mức trước chiến tranh (năm 1938), nền kinh tế Mỹ vẫn tăng trưởng với tốc độ khá cao

1.4.2. Giai đoạn tăng trưởng (1951 – 1973)

Trong thời gian từ 1951 - 1973, nền kinh tế tư bản chủ nghĩa đã phát triển với nhịp độ nhanh chóng, với nhiều hiện tượng kinh tế - xã hội mới xuất hiện.

* Về công nghiệp:

- Nhịp độ phát triển nhanh hơn so với thời kỳ trước chiến tranh, bình quân 5,5%/năm (tăng hơn 2 lần so với thời kỳ 1920 - 1928)

- Giá trị sản lượng bình quân một công nhân tăng từ 3.090 đô la (năm 1950) lên

6.110 đô la (năm 1970).

- Ba ngành cơ khí, hóa chất, năng lượng có nhịp độ phát triển cao nhất. Ngành cơ khí có tốc độ phát triển là 5,7%; hơi đốt, điện 7,7%; hóa chất 8,3%, trong khi nhịp độ của ngành luyện kim 3,8%; dệt,may mặc, thực phẩm 3 - 3,8%.

- Các mặt hàng tiêu dùng lâu bền như ô tô, tủ lạnh… tăng lên so với trước rất nhiều.

* Về nông nghiệp:

- Trước chiến tranh trình độ trang bị kỹ thuật còn lạc hậu rất nhiều, lao động nông nghiệp chiếm từ 1/3 đến 2/5 tổng số lao động trong các ngành kinh tế, nhiều nước Tây Âu chưa tự túc được lương thực.

- Sau chiến tranh thế giới thứ hai, nhiều cơ sở kinh doanh trong nông nghiệp đã được hiện đại hóa. Trung bình trên diện tích 100 ha, ở Tây Đức, Hà Lan, Áo, Tân Tây Lan có từ 11 đến 15,5 máy kéo, ở Bỉ, Mỹ, Thụy Điển, Pháp có từ 5 - 10 chiếc. Nhờ áp dụng những thành tựu của cách mạng khoa học kỹ thuật, sản xuất nông nghiệp ngày càng gắn bó với nông nghiệp, tổ hợp công – nông nghiệp, liên kết giữa các khâu sản xuất, chế biến, vận tải, tiêu thụ và cung cấp vật tư kỹ thuật được hình thành. Bốn nước tư bản: Mỹ, Pháp, Canada, Úc trở thành những nước xuất khẩu nông sản lớn nhất thế giới.

- Tốc độ tăng trưởng kinh tế chung của các nước tư bản phát triển trong giai đoạn 1953 - 1962 là 4,8%; giai đoạn 1963 - 1972 là 5,0%.

- Các cuộc khủng hoảng chu kỳ vẫn xảy ra, nhưng thời gian không kéo dài, không diễn ra cùng lúc ở nhiều nước và mức độ khủng hoảng không lớn.

- Tỷ lệ tăng giá tiêu dùng bình quân của các nước những năm 1950 -1970 duy trì ở mức xấp xỉ 3%. Các nước còn đạt được mục tiêu việc làm đầy đủ

10,4

8,7

6,8

5,1

4,0

4,6

2,8 2,7

2,8

5,5


Anh


Ph¸p

CHLB §øc NhËt B¶n

12,0


(%)

10,0


8,0


6,0


4,0


2,0


0,0







1952-1962 1963-1972


Biểu đồ 1.2. Tốc độ tăng trưởng kinh tế của một số nước

* Cơ cấu nền kinh tế thay đổi nhanh chóng giai đoạn 1950 – 1973:

- Tỷ trọng khu vực I (nông, lâm, ngư nghiệp) giảm nhanh: Pháp từ 33% xuống 12%, CHLB Đức từ 25% xuống 7%; Italia từ 41% (năm 1954) xuống 17%; Anh từ 5% (năm 1951) xuống 3%.

- Tỷ trọng của khu vực II (công nghiệp và xây dựng) tăng lên chậm.

- Tỷ trọng của khu vực III (dịch vụ) mở rộng rất lớn: Thương mại, vận tải, bưu điện, tài chính tiền tệ, bảo hiểm, y tế, giáo dục, du lịch v.v... phát triển nhanh.

1.4.3. Giai đoạn phát triển chậm chạp và không ổn định (1973 - 1985)

- Đặc điểm của giai đoạn nay là: Nền kinh tế các nước tư bản tăng trưởng chậm, không ổn định (tốc độ bình quân chỉ đạt ≈ 2,4%/năm).

- Chu kỳ khủng hoảng rút ngắn trong giai đoạn này bị rút ngắn.

- Nhiều hiện tượng mới xuất hiện: Khủng hoảng năng lượng, khủng hoảng cơ cấu, khủng hoảng kinh tế đi liền với thất nghiệp và lạm phát cao.

- Nguyên nhân dẫn đến tăng trưởng chậm và bất ổn định: Sự can thiệp của nhà nước không có khả năng thích ứng với những biến động kinh tế trong nước, quốc tế; Đầu tư sụt giảm; Cạnh tranh giữa các nước ngày càng trở nên gay gắt; Cuộc đấu tranh giành độc lập về kinh tế của các nước đang phát triển; Tình trạng trì trệ, khủng hoảng kéo dài.

- Xuất hiện những lý thuyết kinh tế mới (tiêu biểu là lý thuyết về mô hình kinh tế hỗn hợp).

1.4.4. Điều chỉnh kinh tế từ năm 1985 đến nay

Sau chiến tranh thế giới thứ hai, dựa trên lý thuyết của J.M.Keynes, điều chỉnh kinh tế được coi là hoạt động thường xuyên của chính phủ các nước tư bản phát triển. Tuy nhiên, trước những khó khăn, mâu thuẫn mới xuất hiện và dựa trên những lý thuyết kinh tế mới, từ đầu thập niên 1980 các nước tư bản thực sự bước vào giai đoạn tổng điều chỉnh toàn bộ nền kinh tế với các nội dung chủ yếu sau:

- Thứ nhất , điều chỉnh sự can thiệp của chính phủ theo hướng là tăng hiệu quả của cơ chế thị trường

Thực tế, việc nhà nước gia tăng lượng cung tiền để kích thích đầu tư trong giai đoạn trước mặc dù đã mang lại những tác động tích cực đến sự tăng trưởng của nền kinh tế nhưng đồng thời nó cũng gây ra những hậu quả nghiêm trọng. Đó là tình trạng thâm hụt ngân sách và lạm phát gia tăng. Vì vậy, các nước đã giảm tỷ trọng chi tiêu của nhà nước để giảm thâm hụt ngân sách, hạn chế mức cung tiền để ngăn chặn lạm phát. Lý thuyết trọng tiền là cơ sở lý luận cho điều chỉnh kinh tế đó.

Ở Mỹ, chính phủ đã thực hiện việc giảm chi tiêu ngân sách, ví dụ như: cắt giảm chi phí quốc phòng từ mức thường xuyên chiếm 35-38% ngân sách trước năm 1984 xuống mức 30%. Các cơ quan tài chính Mỹ áp dụng các biện pháp mới về điều tiết các

nguồn thanh toán tự do góp phần làm cho tốc độ tăng cung ứng tiền tệ giảm xuống, nhờ đó chỉ số giá cả đã giảm từ 12,4% năm 1980 xuống 8,9% năm 1981 và 3,9% năm 1982.

Ở nước Anh, chính phủ đã tiến hành tư nhân hóa các doanh nghiệp nhà nước trong các lĩnh vực khai thác than, sắt thép, cung cấp gas, điện, nước, đường sắt, vận tải, hàng không và viễn thông. Bên cạnh đó, Anh cũng thực hiện tư nhân hóa nhà ở công cộng và đồng thời hạn chế chi tiêu và cải cách chế độ tài chính đối với các chính quyền địa phương. Chính sách tiền tệ được tập trung vào mục tiêu kiểm soát lạm phát. Ngân hàng trung ương đã nâng cao mức thanh toán và tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc để hạn chế việc tăng khối lượng tiền tệ. Nhờ đó mà thâm hụt ngân sách đã giảm từ 4% GDP năm 1980 xuống 1,5% năm 1983, chỉ số giá cả giảm từ 11,2% năm 1981 xuống 4,6% năm 1983.

Về thực chất, những nội dung điều chỉnh này là sửa đổi cách thức can thiệp của nhà nước và sự vận động của hệ thống tài chính - tiền tệ. Sau một loạt các biện pháp ổn định tài chính – tiền tệ thì xu hướng nới lỏng điều tiết của nhà nước, không can thiệp quá sâu vào hoạt động của nền kinh tế đã trở thành xu hướng chủ đạo. Việc khắc phục lạm phát cao và giảm chi tiêu nhà nước sẽ chủ yếu dựa vào các giải pháp kinh tế có tính phòng ngừa và mềm dẻo nhằm duy trì mức lạm phát phù hợp với nhịp độ tăng trưởng kinh tế. Chính phủ sử dụng lãi suất tín dụng như một hệ thống “van điều chỉnh” cho phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế.

- Thứ hai, kích thích phát triển khu vực kinh tế tư nhân

Tốc độ tăng đầu tư tư bản cố định ở các nước tư bản giảm sút nghiêm trọng trong thập niên 1970 là một trong những nguyên nhân dẫn đến sự đình trệ của nền kinh tế. Do vậy, chính phủ các nước đã chủ trương huy động mọi khả năng của nền kinh tế để kích thích đầu tư tư nhân. Chính phủ Mỹ đã cắt giảm 25% thuế thu nhập cá nhân trong vòng 3 năm (1981-1984). Hệ thống thuế thu nhập từ mức tối đa 50% và tối thiểu 10% đã giảm xuống tỷ lệ tương ứng là 30% và 10%. Ở Anh và các nước Tây Âu cũng có các biện pháp điều chỉnh thuế tương tự. Có điểm khác là các nước này giảm thuế trực thu đồng thời với việc mở rộng thuế giá trị gia tăng, chuyển gánh nặng thuế từ người kinh doanh sang người tiêu dùng để hạn chế tiêu dùng, tăng tiết kiệm .

Thực tế cho thấy, các biện pháp điều chỉnh thuế, giảm chi tiêu nhà nước có hiệu quả thực sự nếu những biện pháp này được kết hợp với việc thực hành phi điều chỉnh hóa ở một số lĩnh vực thuộc phạm vi sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp nhà nước. việc nhà nước nới lỏng mọi sự kiểm soát hành chính đẻ các doanh nghiệp tự do kinh doanh thích ứng với xu thế tự do hóa, vừa giảm được chi phí quản lý của nhà nước.

- Thứ ba, điều chỉnh cơ cấu kinh tế

Sự đình trệ của nền kinh tế trước tác động của khủng hoảng dầu lửa phản ánh sự khủng hoảng cơ cấu kinh tế trong các nước tư bản. Trong giai đoạn trước, các nước tư bản dã phát triển mạnh các ngành công nghiệp tiêu tốn nhiều nguyên nhiên liệu, phụ thuộc quá nhiều vào nguồn năng lượng dầu lửa nhập ngoại giá rẻ. Vì vậy, khi giá dầu tăng cao, những ngành sản xuất sử dụng nhiều năng lượng giảm sút nhanh chóng do thiếu hụt nguồn tài chính cho việc nhập khẩu dầu lửa đã kéo theo sự sụt giảm của nền kinh tế, đặc biệt là với những nước nhập khẩu nhiều dầu lửa. Mặt khác, do kinh tế tăng trưởng tương đối nhanh trong nhiều năm nên tiền lương ở các nước tư bản cũng tăng lên, sức cạnh tranh của những ngành sử dụng nhiều lao động sẽ giảm sút so với các nước đang phát triển. Thực trạng đó cho thấy điều chỉnh cơ cấu kinh tế trở thành một yêu cầu cấp bách.

Hướng điều chỉnh là giảm bớt những ngành sử dụng nhiều năng lượng và nhân công, đẩy mạnh cải tiến kỹ thuật- công nghệ để giảm tiêu hao nguyên liệu và năng lượng. Đồng thời, sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng dịch chuyển lao động và vốn từ các ngành sản xuất vật chất sang các ngành dịch vụ sẽ tạo điều kiện cho các ngành sản xuất vật chất tổ chức lại, kết cấu lại theo hướng ngày càng hiện đại.

Sự cải cách cơ cấu trong ngành công nghiệp đã trở nên rò rệt hơn với sự phát triển rất nhanh của các ngành công nghiệp kỹ thuật cao. Trong thực tế, vào những năm 1980, các nước tư bản đã đẩy mạnh nghiên cứu ứng dụng những tiến bộ khoa học- kỹ thuật mới, thúc đẩy sự ra đời của những ngành có hàm lượng khoa học – công nghệ cao, sử dụng ít lao động, nhưng đem lại giá trị gia tăng lớn. Nhằm phục vụ yêu cầu phát triển các ngành sản xuất vật chất công nông nghiệp cùng với các nhu cầu ngày càng đa dạng của đời sống xã hội, các ngành dịch vụ cũng được mở rộng và hiện đại hóa nhanh chóng. Sự phát triển đa dạng của các loại hình dịch vụ sản xuất và đời sống đã góp phần tích cực nâng cao hiệu quả sản xuất xã hội và đóng góp vào tăng trưởng chung của nên kinh tế. Đó cũng là tiền đề để các nước tư bản phát triển thúc đẩy phát triển kinh tế tri thức khi bước vào thế kỷ XXI.

Trong khi chuyển dịch cơ cấu trong nước theo hướng trên, các nước tư bản đã đẩy mạnh việc chuyển giao các ngành có công nghệ lạc hậu hơn, tiêu tốn nhiều nguyên liệu, năng lượng và sử dụng nhiều lao động, thậm chí gây nhiều ô nhiễm sang các nước đang phát triển.

- Thứ tư, điều chỉnh các quan hệ kinh tế quốc tế

Các cuộc “chiến tranh thương mại” là biểu hiện những mâu thuẫn mới giũa các nước tư bản nhưng nó không dẫn đến các cuộc xung đột vũ trang như trước đây. Các nước tư bản đã tìm cách làm dịu những mâu thuẫn này thông qua các cuộc gặp gỡ cấp cao nhằm tìm ra các giải pháp chung để đưa nền kinh tế của họ ra khỏi bế tắc, mà mở đầu la hội nghị những người đúng đầu sáu nước tư bản lớn (Mỹ, Nhật Bản, CHLB

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 16/07/2022