Lịch sử kinh tế quốc dân - 1

LỜI MỞ ĐẦU


Tập bài giảng Lịch sử kinh tế quốc dân được xây dựng nhằm đáp ứng nhu cầu phục vụ công tác dạy và học học phần Lịch sử các học thuyết kinh tế cho đối tượng là sinh viên đại học các chuyên ngành thuộc Khoa Kinh tế của Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Nam Định.

Tập bài giảng được xây dựng với bố cục gồm 8 chương, được trình bày trên 150 trang đánh máy, kết thúc mỗi chương có phần câu hỏi ôn tập.

Cách tiếp cận khi xây dựng tập bài giảng Lịch sử kinh tế quốc dân theo hướng khái quát hóa nội dung, diễn đạt để phù hợp với đối tượng chính là sinh viên đại học thuộc Khoa Kinh tế của Trường Đại học SPKT Nam Định.

Trong quá trình xây dựng tập bài giảng, nhóm tác giả đã tham khảo nhiều tài liệu trong và ngoài nước; đặc biệt có sử dụng trích dẫn hoặc phát triển ý tưởng, nội dung của nhiều tác giả (nêu trong phần danh mục tài liệu tham khảo). Tập thể nhóm tác giả xin phép được sử dụng tài liệu của quý vị với vai trò là nền tảng cơ bản xây dựng tập bài giảng này nhằm góp phần phát triển những kiến thức về lịch sử kinh tế quốc của các quốc gia đến gần với người đọc, tăng cường tính phổ biến về các kiến thức về lịch sử kinh tế của nhiều quốc gia trên thế giới, đặc biệt là kiến thức này có ý nghĩa thực tiễn cũng như kinh nghiệm lớn đến việc xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay.

Cuối cùng, nhóm tác giả chúng tôi xin gửi những lời cám ơn trân trọng nhất tới các nhà nghiên cứu, các học giả, bạn bè, đồng nghiệp... đã cung cấp cho chúng tôi những tư liệu, những lời góp ý quý giá để chúng tôi hoàn thành tập bài giảng này.

Tập bài giảng Lịch sử kinh tế quốc dân có thể còn nhiều thiếu sót. Chúng tôi mong nhận được sự góp ý của bạn đọc.

NHÓM TÁC GIẢ

MỤC LỤC

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 162 trang tài liệu này.

LỜI MỞ ĐẦU i

CHƯƠNG MỞ ĐẦU. KHÁI QUÁT VỀ MÔN HỌC 1

Lịch sử kinh tế quốc dân - 1

1. Vị trí và tác dụng của môn học 1

2. Đối tượng và nhiệm vụ môn học 3

2.1. Đối tượng 3

2.2. Nhiệm vụ của môn học 4

3. Phương pháp nghiên cứu 4

Câu hỏi ôn tập 5

CHƯƠNG 1. KINH TẾ CÁC NƯỚC TƯ BẢN CHỦ NGHĨA 6

1.1. Sự ra đời của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa 6

1.1.1. Sự phân công lao động và trao đổi hàng hóa 6

1.1.2. Thành thị phong kiến Châu Âu 6

1.1.3. Tác động của các phát kiến địa lý 7

1.1.4. Tích luỹ nguyên thuỷ tư bản 8

1.1.5. Phát triển kỹ thuật 9

1.2. Kinh tế các nước tư bản thời kỳ tự do cạnh tranh 9

1.2.1. Quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa giữ vai trò thống trị 9

1.2.2. Cách mạng công nghiệp và hậu quả của nó 10

1.2.3. Sự phát triển kinh tế của các nước tư bản 12

1.3. Kinh tế các nước tư bản chủ nghĩa thời kỳ độc quyền 13

1.3.1. Thời kỳ độc quyền hóa (1871 – 1913) 13

1.3.2. Thời kỳ giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 – 1939) 14

1.4. Thời kỳ sau chiến tranh thế giới 2 (1946 – đến nay) 15

1.4.1. Giai đoạn khôi phục kinh tế (1945 – 1950) 15

1.4.2. Giai đoạn tăng trưởng (1951 – 1973) 15

1.4.3. Giai đoạn phát triển chậm chạp và không ổn định (1973 - 1985) 17

1.4.4. Điều chỉnh kinh tế từ năm 1985 đến nay 17

Câu hỏi ôn tập 26

CHƯƠNG 2. KINH TẾ NƯỚC MỸ 27

2.1. Kinh tế Mỹ trước khi giành độc lập (trước 1776) 27

2.1.1. Công cuộc khẩn thực của người Châu Âu 27

2.1.2. Kinh tế Mỹ thời kỳ thống trị của thực dân Anh 28

2.2. Kinh tế Mỹ thời kỳ trước độc quyền (1776 - 1865) 28

2.2.1. Công cuộc di thực bành trướng đất đai mở rộng thị trường 28

2.2.2. Cách mạng công nghiệp và bành trướng lãnh thổ 28

2.2.3. Nội chiến ở Mỹ (1861 - 1865) 30

2.3. Kinh tế Mỹ thời kỳ độc quyền (1865 đến nay) 30

2.3.1. Thời kỳ bùng nổ kinh tế Mỹ (1865 - 1913) 30

2.3.2. Kinh tế Mỹ từ chiến tranh thế giới thứ nhất đến chiến tranh thế giới hai (1914 - 1945)

...................................................................................................................................................... 31

2.3.3. Kinh tế Mỹ từ sau chiến tranh thế giới hai (1945 – 1973) 32

2.3.4. Kinh tế Mỹ từ năm 1974 đến nay 34

Câu hỏi ôn tập 41

CHƯƠNG 3. KINH TẾ NHẬT BẢN 42

3.1. Kinh tế Nhật Bản thời kỳ phong kiến 42

3.1.1. Đặc điểm kinh tế xã hội Nhật Bản cuối thời kỳ phong kiến Nhật Bản 42

3.1.2. Sự ra đời của Chủ nghĩa tư bản Nhật Bản 43

3.2. Kinh tế Nhật Bản từ cải cách Minh Trị đến chiến tranh thế giới thứ II (1868 – 1945). 44 3.2.1. Cải cách Minh Trị 44

3.2.2. Cách mạng công nghiệp và chủ nghĩa đế quốc Nhật Bản 45

3.2.3. Kinh tế Nhật Bản thời kỳ (1914 - 1945) 46

3.3. Kinh tế Nhật Bản từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến nay 47

3.3.1. Thời kỳ khôi phục kinh tế sau chiến tranh (1945 – 1954) 47

3.3.2. Thời kỳ phát triển nhanh (1955 – 1973) 48

3.3.3. Thời kỳ kinh tế trưởng thành (1974 đến nay) 51

Câu hỏi ôn tập 59

CHƯƠNG 4. KINH TẾ CÁC NƯỚC XÃ HỘI CHỦ NGHĨA 60

4.1.Quá trình hình thành hệ thống kinh tế Xã hội chủ nghĩa 60

4.1.1. Sự xuất hiện Chủ nghĩa xã hội 60

4.1.2. Quan hệ hợp tác giữa các nước Xã hội chủ nghĩa 61

4.2. Kinh tế các nước xã hội chủ nghĩa thời kỳ quá độ lên Chủ nghĩa xã hội (1917-1960) . 63

4.2.1. Cải tạo quan hệ sản xuất cũ xây dựng quan hệ sản xuất mới 63

4.2.2. Xây dựng cơ sở vật chất của Chủ nghĩa xã hội 64

4.2.3. Xây dựng thể chế kinh tế Xã hội chủ nghĩa 65

4.3. Kinh tế các nước Xã hội chủ nghĩa trong thời kỳ từ 1961 - 1991 65

4.3.1. Cải cách kinh tế 65

4.3.2. Phát triển kinh tế 66

4.4. Kinh tế các nước Xã hội chủ nghĩa thời kỳ từ 1991 đến nay 67

Câu hỏi ôn tập 69

CHƯƠNG 5. KINH TẾ LIÊN XÔ (cũ) 70

5.1. Đặc điểm kinh tế nước Nga trước cách mạng tháng Mười (1917) 70

5.1.1. Nước Nga phong kiến từ thế kỷ VI đến đầu thể kỷ XIX 70

5.1.2. Nước Nga tư bản chủ nghĩa (1861 – 1913) 70

5.2. Kinh tế Liên Xô thời kỳ xây dựng chủ nghĩa xã hội (1918 -1955) 70

5.2.1. Những cải cách sau cách mạng tháng 10 70

5.2.2. Thời kỳ nội chiến (1918 - 1920) 71

5.2.3. Thời kỳ khôi phục kinh tế (1921 – 1925) 72

5.2.4 Thời kỳ cải tạo xã hội chủ nghĩa và xây dựng cơ sở vật chất của chủ nghĩa xã hội 72

5.2.5. Thời kỳ chiến tranh vệ quốc (1941– 1945) 74

5.2.6. Thời kỳ hoàn thiện chủ nghĩa xã hội (1951 – 1955) 74

5.3. Kinh tế liên xô thời kỳ củng cố và hoàn thiện CNXH (1956 – 1990) 74

5.3.1. Đặc điểm kinh tế Liên Xô giai đoạn 1956 - 1975 74

5.3.2. Đặc điểm kinh tế trong giai đoạn 1976 - 1990 76

5.4. Kinh tế Nga thời kỳ hậu Liên Xô 76

5.4.1. Chuyển đổi nền kinh tế theo hướng thị trường 76

5.4.2. Kinh tế Nga hồi phục (1995 – nay) 77

Câu hỏi ôn tập 78

CHƯƠNG 6. KINH TẾ TRUNG QUỐC 79

6.1. Đặc điểm kinh tế Trung Quốc thời kỳ phong kiến 79

6.2. Kinh tế Trung Quốc từ ngày thành lập nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa đến năm 1978. 79

6.3. Kinh tế Trung Quốc từ 1978 đến nay 86

6.3.1 Kinh tế Trung Quốc từ năm 1978 tới năm 1987 86

6.3.2. Kinh tế Trung Quốc từ năm 1988 đến nay 91

Câu hỏi ôn tập 96

CHƯƠNG 7. KINH TẾ ASEAN 97

7.1. Kinh tế Asean trước khi giành độc lập 97

7.1.1. Cơ cấu kinh tế 97

7.1.2. Chính sách kinh tế 98

7.2. Kinh tế Asean sau khi giành độc lập 99

7.2.1 Sự xâm nhập của CNTD mới 99

7.2.2. Mô hình phát triển ASEAN 100

7.2.3. Những thành tựu và hạn chế 107

7.2.4. Một số kinh nghiệm của ASEAN 110

Câu hỏi ôn tập 111

CHƯƠNG 8. KINH TẾ VIỆT NAM 112

8.1. Kinh tế Việt Nam thời kỳ phong kiến 112

8.1.1.Kinh tế Việt Nam thời kỳ tiền phong kiến 112

8.1.2. Kinh tế Việt Nam thời kỳ phong kiến hóa (179 trước công nguyên đến 938) 115

8.2. Kinh tế Việt Nam thời kỳ thực dân Pháp thống trị 119

8.2.1. Kinh tế Việt Nam từ khi Pháp xâm lược đến chiến tranh thế giới lần thứ hai 119

8.2.3. Kinh tế trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 – 1954) 119

8.3. Kinh tế Việt Nam thời kỳ 1955 - 1975 122

8.3.1. Đặc điểm tình hình và nhiệm vụ cơ bản của miền Bắc 122

8.3.2. Quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội 123

8.3.3. Kinh tế miền Nam trong vùng Mỹ – Ngụy kiểm soát 132

8.3.4. Kinh tế trong vùng giải phóng 134

8.4. Kinh tế Việt Nam thời kỳ 10 năm đầu sau khi đất nước thống nhất (1976 – 1985) ... 136

8.4.1. Đặc điểm tình hình và đường lối phát triển kinh tế 136

8.4.2. Thực trạng nền kinh tế nước ta 1976 – 1985 138

8.5. Kinh tế Việt Nam thời kỳ đổi mới (từ 1986 đến nay) 141

8.5.1. Bối cảnh và nội dung đổi mới 141

8.5.2. Những chuyển biến của nền kinh tế 143

Câu hỏi ôn tập 151

TÀI LIỆU THAM KHẢO 152

CHƯƠNG MỞ ĐẦU. KHÁI QUÁT VỀ HỌC PHẦN


1. Vị trí và tác dụng của học phần

Sự hình thành và phát triển của môn học: Môn lịch sử kinh tế được ra đời từ khi chủ nghĩa tư bản xuất hiện ở Tây Âu. Đến giữa thế kỷ XIX nó trở thành một môn khoa học độc lập tách khỏi các khoa học lịch sử và khoa học kinh tế để trưởng thành lên với cuộc sống riêng của mình; Trước khi chủ nghĩa Mác ra đời, khoa học lịch sử kinh tế theo quan điểm tư sản đã được hình thành và phát triển ở các nước tư bản chủ nghĩa: Đức, Anh, Pháp, Hà Lan,…Trong các nước đó có nhiều công trình nghiên cứu lịch sử kinh tế, nhưng các tác phẩm ấy còn thiên về mô tả sự phát triển kỹ thuật và lược bỏ tính chất xã hội trong sự phát triển. Họ chứng minh tính ưu việt và tính vĩnh hằng của nền kinh tế tư bản chủ nghĩa.

Chủ nghĩa Mác ra đời tạo nên một bước ngoặt cho khoa học xã hội nói chung, cho lịch sử kinh tế nói riêng. Hai ông Mác và Ăngghen, đã sáng tạo ra môn lịch sử kinh tế trên quan điểm Mác xít và đã đặt nó vào vị trí xứng đáng. Chính Mác - Ăngghen (và sau đó là Lênin) cũng đã rất chú trọng nghiên cứu lịch sử kinh tế.

Từ đó đến nay, khoa học lịch sử kinh tế được phát triển mạnh mẽ trên thế giới ở các nước tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa.

Ở nước ta, từ sau Cách mạng tháng Tám đến nay, môn khoa học này cũng ngày càng được chú trọng. Trong vòng vài ba thập kỷ nay, ở nhiều Viện nghiên cứu và Trường đại học kinh tế đã thành lập các bộ môn chuyên nghiên cứu và giảng dạy môn học này, các ấn phẩm về lịch sử kinh tế cũng xuât hiện ở nước ta ngày càng nhiều.

Vị trí của môn học: Môn lịch sử kinh tế quốc dân giữ một vị trí quan trọng trong cơ cấu kiến thức của sinh viên và cán bộ kinh tế. Đây là một môn học kinh tế cơ sở, trang bị những kiến thức kinh tế chung, tổng hợp, tạo nên cái “nền” để sinh viên đi vào tiếp thu kiến thức chuyên ngành được tốt hơn. Nếu thiếu kiến thức lịch sử kinh tế thì sinh viên sẽ có “lỗ hổng” về lý luận kinh tế và có thể bị vấp váp, sai lầm trong hoạt động thực tiễn về kinh tế.

Môn lịch sử kinh tế ngày càng trở nên rất cần thiết đối với lý luận và thực tiễn vì nó có nững tác dụng thiết thực, góp phần làm cho sinh viên:

- Nghiên cứu lịch sử kinh tế góp phần nâng cao trình độ lý luận kinh tế:

Những kiến thức về lịch sử kinh tế giúp cho sinh viên nắm vững lý luận kinh tế cơ bản sâu sắc hơn và phong phú hơn trên cơ sở thực tiễn.

Thực tế cho thấy, việc nghiên cứu đời sống kinh tế, điều kiện phát triển của xã hội, nghiên cứu sự sản xuất ra của cải vật chất chính là cơ sở khoa học trong việc xây dựng hệ thống lý luận kinh tế của C.Mác và Ph.Ăngghen chứng minh một cách tuyệt

diệu lý luận kinh tế của mình và phát hiện ra những quy luật phát sinh, phát triển và những mâu thuẫn trong đời sống kinh tế xã hội ở các nước tư bản.

Cũng từ nghiên cứu những diễn biến sinh động của thực tiễn lịch sử kinh tế của các nước trên thé giới, một số nhà kinh tế học đã đúc kết, xây dựng các lý thuyết phát triển kinh tế làm phong phú thêm kho tàng học thuyết kinh tế và có ý nghĩa chỉ đường cho thực tiễn xây dựng phát triển kinh tế của mỗi nước gắn với những giai đoạn lịch sử cụ thể.

- Học tập nghiên cứu lịch sử kinh tế sẽ giúp nắm bắt và học tập bài học kinh nghiệm trong phát triển kinh tế:

Việc học tập, nghiên cứu lịch sử kinh tế sẽ giúp sinh viên nắm được những bài học kinh nghiệm về xây dựng, phát triển kinh tế của các nước cũng như của nước ta. Những bài học kinh nghiệm này được rút ra từ những thành công, thậm chí cả từ những hạn chế trong sự phát triển kinh tế. Điều đó giúp sinh viên hiểu được nguyên tắc kế thừa và phát triển trong công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế. Mác đã viết: “Mỗi hiện tượng xuất hiện nhất thiết phải từ trên một nền tảng kinh tế nhất định trực tiếp sẵn có, do quá khứ để lại” . Đồng thời, từ nghiên cứu lịch sử kinh tế, sinh viên sẽ nhận thức được xu hướng và đặc điểm phát triển kinh tế của thế giới cũng như của Việt Nam.

Khi nghiên cứu về kinh tế của các nước tư bản đã cho thấy vai trò của cach mạng khoa học công nghệ đối với sự phát triển của lực lượng sản xuất và sự đa dạng của kinh té thị trường cũng như thấy được những khuyết tật của nó va sự cần thiết về chức năng điều tiết của nhà nước đối với các hoạt động kinh tế.

Việt Nam đang trong giai đoạn thực hiện công cuộc hoá, hiện đại hoá trong bối cảnh toàn cầu hoá và sự bùng nổ của cách mạng khoa học công nghệ thời đại đã làm thay đổi cả tư duy, nhận thức về công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Thực tế, những bài học kinh nghiệm của các nước đi trước đều có ý nghĩa lý luận thực tiễn sâu sắc. Điển hình như vấn đề về công nghiệp hoá, bài học kinh nghiệm được rút ra là cần phải xác định được mô hình công nghiệp hoá phù hợp để kết hợp tôi ưu nguồn lực bên trong, bên ngoài, gắn công nghiệp hoá với hiện đại hoá. Mô hình công nghiệp hoá ở Việt Nam cần phải nắm vững các quan điểm: công nghiệp hoá phải bám sát xu thế vận động của kinh tế thế giới, vừa tạo điều kiện khai thác lợi thế của mình, vừa tận dụng những cơ hội do thời đại tạo ra; công nghiệp hoá phải hướng đến sự phát triển kinh tế bền vững.

- Nâng cao lập trường tư tưởng cho sinh viên: Nghiên cứu lịch sử kinh tế, người học sẽ nắm được thành tựu xây dựng và phát triển kinh tế của thế giới và của nước ta, từ đó nâng cao lòng yêu nước chân chính kết hợp với tinh thần quốc tế xã hội chủ nghĩa, củng cố được nhận thức về xu thế tất yếu của xã hội loài người. Đồng thời,

thông qua việc học tập lịch sử kinh tế, người học sẽ nhận thức rò hơn cơ sở thực tiễn của các đường lối chính sách kinh tế của Đảng và Nhà nước.

- Bồi dưỡng quan điểm lịch sử và quan niệm thực tiễn cho sinh viên: Có nghiên cứu toàn bộ lịch sử phát triển của sự vật, hiện tượng, người học mới nắm bắt được vấn đề một cách cơ bản nhất, khách quan nhất. V.I.Lênin đã chỉ rò: “Muốn đề cập tới vấn đề một cách đúng đắn, nghiêm chỉnh, chắc chắn thì trước hết phải nhìn toàn bộ lịch sử phát triển của nó.”Đồng thời, nắm được điều kiện lịch sử cụ thể thì người học mới hiểu rò và vận dụng đúng đắn kinh nghiệm lịch sử. Rò ràng, việc học tập, nghiên cứu môn lịch sử linh tế sẽ bồi dưỡng cho sinh viên quan điểm lịch sử và quan điểm thực tiễn.

2. Đối tượng và nhiệm vụ học phần

2.1. Đối tượng

Lịch sử phát triển của xã hội loài người là lịch sử của các phương thức sản xuất nối tiếp nhau. Mỗi phương thức sản xuất gồm có hai mặt: quan hệ sản xuất và lực lượng sản xuất - quan hệ biện chứng với nhau. Do đó, đối tượng nghiên cứu của lịch sử kinh tế là sự phát triển của quan hệ sản xuất và lực lượng sản xuất. Đồng thời, môn học còn đề cập đến một số yếu tố của kiến thức thượng tầng như đường lối chính sách kinh tế, luật pháp của nhà nước…

Lịch sử kinh tế nghiên cứu sự phát triển của quan hệ sản xuất vì quan hệ sản xuất là cơ sở kinh tế của hình thái kinh tế xã hội, biểu hiện tính chất xã hội của nền sản xuất. Khi quan hệ sản xuất thay đổi thì xã hội cũng biến đổi từ hình thái này sang hình thái khác.

Đồng thời, lịch sử kinh tế còn nghiên cứu sự phát triển của lực lượng sản xuất vì lực lượng sản xuất nói lên trình độ chế ngự thiên nhiên, là tiêu chuẩn để phân biệt sự khác nhau giữa các thời kỳ phát triển. Hơn nữa, lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất luôn luôn quan hệ chặt chẽ với nhau.

Lịch sử kinh tế nghiên cứu lực lượng sản xuất không phải chỉ để hiểu rò sự tác động qua lại với quan hệ sản xuất mà còn để hiểu rò được bản thân sự phát triển của lực lượng đó. Tuy nhiên, lịch sử kinh tế nghiên cứu sự phát triển lực lượng sản xuất chủ yếu về mặt ý nghĩa kinh tế, xã hội của các công cụ lao động, của những phát minh sang chế đối với việc nâng cao năng suất lao động xã hội và trong việc cải tạo các mối quan hệ sản xuất cũ.

Lịch sử kinh tế còn đề cập đến một số yếu tố thuộc kiến trúc thượng tầng như đường lối chính sách, luật pháp của nhà nước…vì các yếu tố đó trở thành những nhân tố của sự phát triển kinh tế trong một thời kỳ nhất định.Song việc đề cập đó chỉ là để làm rò đối tượng nghiên cứu của lịch sử kinh tế mà thôi.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 16/07/2022