Lịch sử kinh tế quốc dân - 2

2.2. Nhiệm vụ của

Lịch sử kinh tế có nhiệm vụ phản ánh thực tiễn lịch sử kinh tế một cách khoa học, trung thực, tức là phải thu thập, chọn lọc, mô tả được các hiện tượng và quá trình kinh tế, vẽ lại bức tranh toàn diện của nền kinh tế, nói lên được những điều kiện xuất hiện của các hiện tượng và sự kiện kinh tế.

Nhưng lịch sử kinh tế không phải chỉ có nhiệm vụ mô tả các hiện tượng và quá trình kinh tế, mà trên cơ sở đó phải đúc kết rút ra được những bài học kinh nghiệm để giúp ích cho công việc xây dựng kinh tế hiện tại, qua mỗi quá trình lịch sử kinh tế cụ thể phải tìm ra những đặc điểm và những quy luật đặc thù

3. Phương pháp nghiên cứu của học phần

- Phương pháp luận nghiên cứu của lịch sử kinh tế quốc dân là phương pháp duy vật biện chứng. Phương pháp duy vật biện chứng nhìn nhận các hiện tượng và quá trình hoạt động của nền kinh tế trong mối liên hệ phụ thuộc lẫn nhau, có phủ định và kế thừa nhau trong sự vận động và phát triển không ngừng. Do vậy, khi nghiên cứu lịch sử kinh tế không chỉ chú ý đến các hiện tượng kinh tế riêng biệt mà còn phải chú ý xem xét, phân tích và đánh giá các hiện tượng kinh tế trong mối liên hệ phổ biến vì nền kinh tế như một cơ thể sống luôn diễn ra đa dạng, phức tạp và nhiều khi hàm chứa cả mâu thuẫn. Điều đó có nghĩa là khi nghiên cứu lịch sử kinh tế, nếu chỉ tách biệt để phân tích hiện tượng kinh tế một cách riêng biệt thì dễ dẫn đến những kết luận chủ quan mà không thấy được động thái tích cực và xu hướng vận động của nền kinh tế trong sự tác động tương tác của nhiều nhân tố. Trong đó, có những nhân tố mang tính quyết định, phản ánh đặc trưng và phát triển của nền kinh tế.

- Cơ sở lý luận của lịch sử kinh tế là cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin, các lý thuyết kinh tế học và đường lối, chính sách kinh tế của Đảng và Nhà nước ta. Đó cũng chính là cơ sở để xác định những phương pháp cụ thể trong phân tích và đánh giá động thái phát triển của nền kinh tế, luận giải về các sự kiện, các hiện tượng và quá trình kinh tế của các nền kinh tế quốc dân.

Trong nghiên cứu, lịch sử kinh tế quốc dân sử dụng các phương pháp sau:

- Phương pháp lịch sử phương pháp logic: Phương pháp lịch sử là phương pháp nghiên cứu sự phát triển kinh tế gắn với các sự kiện, hiện tượng kinh tế theo tiến trình thời gian và trong hoàn cảnh cụ thể. Sử dụng phương pháp này, khoa học lịch sử kinh tế mới có thể thực hiện tốt nhất nhiệm vụ phản ánh trung thực, khách quan lịch sử phát triển của các nền kinh tế quốc dân.

Phương pháp logic là phương pháp nghiên cứu bỏ qua những hiện tượng kinh tế ngẫu nhiên, đi vào bản chất của hiện tượng kinh tế, từ đó khái quát lý luận của tiến trình phát triển kinh tế của các quốc gia.

Phương pháp lịch sử cũng như phương pháp logic đều có những ưu điểm và nhược điểm riêng. Phương pháp lịch sử có ưu điểm là hết sức rò ràng, cụ thể nhưng lại có nhược điểm là hạn chế khả năng nhận thức.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 162 trang tài liệu này.

Phương pháp logic có tính chất khái quát nhưng phân tích dưới dạng thuần tuý trìu tượng nên không nói lên mặt cụ thể của sự phát triển.

Do vậy, trong nghiên cứu lịch sử kinh tế sự kết hợp chặt chẽ cả hai phương pháp lịch sử và logic sẽ hạn chế việc thiên về miêu tả các sự kiện một cách tự nhiên chủ nghĩa, đồng thời cũng thiên về việc khái quát lý luận và suy diễn chủ quan, không coi trọng thực tế lịch sử.

Lịch sử kinh tế quốc dân - 2

Thực tế cho thấy, khi nghiên cứu lịch sử kinh tế nếu các hiện tượng kinh tế không rò ràng, đầy đủ thì những kết luận khoa học rút ra từ các sự kiện kinh tế cụ thể sẽ không chắc chắn và kém thuyết phục vì lịch sử kinh tế luôn diễn ra với tính muôn màu, muôn vẻ của nó. Do vậy, nếu chỉ sử dụng phương pháp lịch sử đơn thuần sẽ không giúp được nghiên cứu nắm đươc chân lý khách quan.

- Phương pháp phân kỳ lịch sử: Trong nghiên cứu, lịch sử kinh tế phân chia quá trình phát triển kinh tế thành các thời kỳ và giai đoạn khác nhau. Phương pháp này nhằm làm rò đặc trưng trong phát triển kinh tế của các nước trong từng thời kỳ và từng giai đoạn lịch sử cụ thể.

- Các phương pháp tiếp cận liên ngành: Trong nghiên cứu, lịch sử kinh tế còn sử dụng kết hợp các phương pháp khác như” các phương pháp thống kê, phương pháp toán kinh tế, phương pháp đối chứng, so sánh, phương pháp xã hội học…Thực tế, yêu cầu phát triển khoa học ngày nay gắn với quá trình chuyên môn hoá, chuyên ngành hoá và gắn với quá trình mở rộng, lien kết thâm nhập vào nhau, hoà quyện lẫn nhau giữa các chuyên ngành khoa học. Phương pháp lien ngành nảy sinh trong bối cảnh như thế và ngày càng trở thành xu thế quan trọng trong đời sống học thuật. Tiếp cận theo phương pháp nghiên cứu liên ngành đòi hỏi phải tăng cường các hoạt động thông tin khoa học, tổ chức nhiều hội thảo bao gồm chuyên gia của các chuyên ngành khác nhau cùng luận bàn những vấn đề liên quan trong tiếp cạn nghiên cứu của mình. Đồng thời, tiếp cạn liên ngành cần có sự kết hợp chặt chẽ hài hoà giữa các phương pháp truyền thống và phương pháp hiện đại, phải tìm cách cập nhật thành tựu mới của khoa học - công nghệ và nhanh chóng hiện đại hoá phương pháp nghiên cứu.


Câu hỏi ôn tập

1. Trình bày vai trò, vị trí của môn Lịch sử kinh tế quốc dân.

2. Trình bày đối tượng nghiên cứu của môn Lịch sử kinh tế quốc dân.

3. Trình bày các phương pháp nghiên cứu cơ bản của môn Lịch sử kinh tế quốc dân.

CHƯƠNG 1. KINH TẾ CÁC NƯỚC TƯ BẢN CHỦ NGHĨA

1.1. Sự ra đời của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa

1.1.1. Sự phân công lao động và trao đổi hàng hóa

Sự phân công triệt để giữa nông nghiệp và thủ công nghiệp và sự trao đổi giữa hai khu vực đó

Sau khi đế quốc La Mã sụp đổ, các lãnh địa phong kiến được hình thành. Trong các lãnh địa phong kiến, tuy chưa có sự thay đổi lớn về kỹ thuật canh tác, người nông dân trong hoàn cảnh mới không còn như thời nô lệ, đã nhiệt tình hơn với sản xuất, do đó cung cấp nhiều lương thực, thực phẩm cho lãnh chúa. Người nông dân đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm canh tác, áp dụng nhiều biện pháp thâm canh, mở rộng diện tích trồng cây công nghiệp. Một số nông dân đã có thể tách một phần hay toàn bộ nông thôn ra thị trấn làm nghề thủ công đáp ứng nhu cầu của lãnh chúa. Sản xuất phát triển do năng suất lao động nông nghiệp tăng, đã có nhiều sản phẩm trao đổi lấy hàng thủ công.

Trong nghề thủ công, kỹ thuật đúc và chế biến kim loại, dệt vải, thuộc da, sản xuất gỗ hay đẽo đá...có nhiều tiến bộ trong phạm vi từng lãnh địa. Nhu cầu của lãnh chúa ngày càng tăng lên. Địa tô thu về được nhiều, tầng lớp phong kiến tha hồ tiêu xài, thừa để trao đổi lấy hàng thủ công cần thiết. Các quý tộc, trước kia may âu phục bằng vải lanh hay da cừu, áo choàng bằng len...Muốn sản xuất loại hàng đặc biệt này, phải có chỗ ổn định, rộng rãi có thiết bị và người có chuyên môn. Các lãnh chúa cần có nhà thờ bề thế để cúng lễ, có tu viện để đào tạo thầy tu, có lâu đài tráng lệ bằng đá, cao, chắc chắn để tự vệ... Nhu cầu mới nảy sinh, lại xuất hiện nhiều loại thợ, nhiều xưởng biệt lập.

Đến thế kỷ XI, lực lượng sản xuất trong nông nghiệp và thủ công nghiệp trong phạm vi lãnh địa đã đạt được một khối lượng sản phẩm mới. Nông nghiệp và thủ công nghiệp biệt lập, thủ công nghiệp không thể là cái đuôi của công nghiệp như trước kia.

1.1.2. Thành thị phong kiến Châu Âu

Là những thành phố tự do, không thuộc sự khống chế của lãnh chúa phong kiến, trong đó thủ công nghiệp là ngành kinh tế chính. Bên cạnh đó các ngành thương nghiệp, cho vay lấy lãi phát triển...Mỗi nghề đều có tổ chức nghề nghiệp, những phường hội. Có phường hội về từng nghề thủ công và buôn bán...Trong thành thị phong kiến, lúc đầu người thợ thủ công vừa là người sản xuất ra vật phẩm, vừa là người đem chào hàng, bán sản phẩm. Nhưng khi thị trường tiêu thụ hàng hóa mở rộng ra ngoài phạm vi thành thị, thì xuất hiện người chuyên mang hàng của xưởng thợ đi bán, đi mua nguyên vật liệu cho xưởng thợ đó sản xuất, đó là những thương nhân.

Thương nhân hợp thành từng đoàn người đi khắp lục địa châu Âu sang Ấn Độ để bán hàng. Trên đường đi, có chỗ dừng chân, gặp nhau để trao đổi hàng ở một số địa

điểm nhất định gọi là hội chợ. Hội chợ lớn đầu tiên trên thế giới là hội chợ Sampannhơ (Pháp).

Khi mang hàng bán, thương nhân cần nhiều tiền để mua hàng. Đầu tiên, những thương nhân thừa tiền cho thương nhân khác vay, về sau hình thành dẫn những tổ chức cho vay. Tổ chức cho vay lớn nhất thế giới vào thế kỷ XIV, XV là các hãng Mêdêli (Ý), Vendecốp (Đức). Các hãng này không chỉ là chủ nợ của các thương nhân, mà cả của các quý tộc, vua chúa.

Thương nhân giàu có trở thành những nhân vật trung tâm trong thành thị phong kiến. Thừa tiền, họ tự đứng ra tổ chức xưởng thợ, thuê lao động, tự sản xuất hàng hóa đem bán theo nhu cầu của thị trường, không cần lệ thuộc vào người thợ thủ công nữa. Như vậy, đã xuất hiện một tầng lớp người mới. Họ không trực tiếp lao động, có vốn, thuê lao động để bóc lột. Đó là mầm mống của quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa đã xuất hiện ở một số thành phố ven bờ Địa Trung Hải vào thế kỷ XIV-XV, nhưng thời đại của quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa chỉ bắt đầu từ thế kỷ XVI, nó gắn liền với nhiều điều kiện mới.

1.1.3. Tác động của phát kiến địa lý

Ở Tây Âu: Vào thế kỷ XV, nông nghiệp và thủ công nghiệp phát triển, nhưng ở các quốc gia phong kiến lại không có tiền, vàng để thanh toán các khoản chi phí xa xỉ trong triều đình. Vua chúa nợ con buôn đã nhiều, ngân khố Nhà nước vẫn rỗng. “Khát vàng” là động lực, thúc đẩy các quốc gia phong kiến tìm con đường sang phương Đông để kiếm vàng, nhưng con đường quen thuộc trên Địa Trung Hải để sang Ấn Độ đã bị đế quốc Thổ chiếm giữ. Nhà nước phong kiến Tây Ban Nha đã đi đến giai đoạn phong kiến tập quyền, đang hung cường nhất, đã bắt buộc phải tổ chức những con đường mới sang phương Đông: năm 1492, Cristoforo Colombo đi vào vùng Caribe khám phá ra châu Mĩ; năm 1496, Vasco da Gama đi sâu vào lục địa châu Phi, cuối cùng đến Ấn Độ, từ năm 1519-1521, Ferdinand Magellan kế thừa thành tựu của các cuộc thám hiểm trên, tìm ra con đường vòng quanh thế giới. Hành trình vòng quanh thế giới của ông đã chứng minh là người ta có thể đi buôn bán bất cứ từ đâu, có thể đến bất cứ nơi nào, mà vẫn có thể trở lại chỗ cũ được.

Các cuộc thám hiểm đó ảnh hưởng đến quá trình hình thành phương tức sản xuất tư bản chủ nghĩa ở châu Âu:

- Thị trường thế giới và những tác động về thương nghiệp: Những lục địa mới phát triển là thị trường rộng lớn cho hàng hóa ở châu Âu tiêu thụ, đồng thời là những nơi cung cấp các nông sản phẩm đa dạng làm nguyên liệu cho ngành công nghiệp ở châu Âu phát triển. Trước năm 1500, người ta biết diện tích quả đất là 50 triệu km2, đến năm 1600 thì diện tích đó là 310 triệu km2. Nhiều nông sản phẩm trước kia chưa hề biết như thuốc lá, ca cao, cà phê, chè,…đã được nhập vào ngày càng nhiều. Nhiều

loại trước đã có thì nay tăng gấp bội như hồ tiêu từ 200 tấn tăng lên 7.000 tấn. Phương pháp thương nghiệp quốc tế thay đổi: nhiều nước thành lập các tổ chức thương nghiệp độc quyền, chuyên bán một thứ hàng ở một thị trường nhất định, như công ty Phi Châu ở Anh, công ty Đông Ấn ở Hà Lan, Anh…Trung tâm buôn bán cũng thay đổi, từ Địa Trung Hải chuyển lên phía Bắc Âu. Từ thế kỷ thứ XVI về trước, các thành phố miền Bắc nước Ý nổi tiếng. Từ thế kỷ XVI về sau, các thành phố của các nước Anh, Pháp, Hà Lan…Nghiệp vụ thương nghiệp quốc tế thay đổi người ta không cần mang hàng đến chỗ buôn bán, mà chỉ mang hàng mẫu, rồi kí hợp đồng, nhận hàng và trả tiền. Các hình thức tín dụng, kế toán thương mại quốc tế… trở thành công cụ phổ biến trong mọi hình thức buôn bán.

- Cách mạng giá cả ở châu Âu: Gây ảnh hưởng lớn đến quá trình tan rã của chế độ phong kiến, thúc đẩy quá trình hình thành chủ nghĩa tư bản.

Từ những lục địa mới, vàng và bạc bị cướp về châu Âu. Trong thế kỷ XVII khối lượng vàng ở châu Âu tăng từ 590.000 kg lên 1.192.000 kg, bạc từ 7 triệu kg tăng lên 21,4 triệu kg. Kim loại quý tăng lên hay phương tiện thanh toán tăng lên, trong khi đó số lượng hàng hóa sản xuất ra không thay đổi tương ứng. Do vậy, giá cả làm thay đổi tình hình kinh tế xã hội ở châu Âu. Tầng lớp phong kiến vì thu tô bằng tiền bị phá sản. Thương nhân có dịp làm giàu và tích lũy. Người lao động trong các xưởng thợ gặp khó khăn. Cuộc “cách mạng giá cả” tác động một cách khách quan đến sự hình thành quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa làm tan rã cơ sở kinh tế của chế độ phong kiến.

- Xuất hiện chế độ bóc lột thuộc địa: Những vùng đất mới trở thành những nơi bị xâm chiếm để khai thác tài nguyên, cưỡng bức cung cấp lao động và phải trao đổi hàng hóa không bình đẳng. Vương quốc thuộc địa đầu tiên của thế giới là Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha và ngoài ra còn Anh, Pháp, Hà Lan. Chế độ thuộc địa chỉ mới bắt đầu vào thế kỷ thứ XVI, XVII, nhưng các thủ đoạn bóc lột thuộc địa dần dần được áp dụng phổ biến cho đến nay, như buôn bán không ngang giá, khai thác vơ vét tài nguyên mang về chính quốc.

1.1.4. Tích luỹ nguyên thuỷ tư bản

Bản anh hùng ca của phát kiến địa lý vĩ đại mở ra thời đại tích lũy nguyên thủy của tư bản. Đó là quá trình dùng bạo lực để tạo ra nguồn vốn và lao động làm thuê cho chủ nghĩa tư bản.

Quá trình tích lũy nguyên thủy tư bản ở mỗi nước có những nét riêng biệt, diễn ra ở nhũng thời điểm khác nhau. Ví dụ điển hình là của nước Anh, quá trình tích lũy nguyên thủy diễn ra sớm và mang nhiều phương pháp điển hình như tước đoạt ruộng đất của người dân, buôn bán nô lệ và cướp biển, xâm chiếm thuộc địa, phát hành công trái, thực hiện chế độ bảo hộ công nghiệp, độc quyền, ngoại thương… Bằng những

biện pháp đó, đến cuối thế kỷ XVI, tư bản Anh đã tích lũy được khoảng 1 triệu phun – Steclinh vàng và bạc và có một nguồn lao động làm thuê.

1.1.5. Phát triển kỹ thuật

Thế kỷ XV-XVI có nhiều tiến bộ kỹ thuật về năng lượng và luyện kim. Thế kỷ thứ XVI có hai sang kiến trong lĩnh vực năng lượng là sử dụng sức gió trong công việc xay bột và dùng động lực sức nước trong nhiều ngành sản xuất như xay bột, khai thác than, đặc biệt trong ngành luyện kim.

Vào thế kỷ thứ XV,XVI, ở châu Âu, phong kiến có nhiều nhu cầu về kim loại cả về số lượng và chất lượng để chế tạo vũ khí, đóng tàu… phục vụ chiến tranh và xâm chiếm thuộc địa. Những phương pháp sản xuất mới giữ được nhiệt độ cao và liên tục, cho phép luyện được những mẻ kim loại lỏng, đúc những công cụ mà người ta muốn.

Số lượng kim loại tăng lên, phương pháp chế biến kim loại thay đổi theo. Những công cụ để chế biến kim loại cũng thay đổi: Đã xuất hiện những loại búa đơn giản, máy bào, gọt, mài thô sơ, đã có bộ cần trục thô sơ hạ sâu trong lòng mỏ. Đến cuối thế kỷ XVI đã chế tạo được đồng hồ xách tay. Cơ cấu của bộ máy tự động là điểm xuất phát cho những suy nghĩ phát minh sau này.

Trong ngành dệt, bàn dệt hoàn toàn bằng thủ công dần dần được cải tiến, lắp bàn đạp thay cho thao tác của hai bàn tay. Trong nông nghiệp, tăng diện tích gieo trồng, tạo giống mới. Lực lượng sản xuất và phân công xã hội phát triển ngày càng mâu thuẫn với phạm vi chật hẹp của nền sản xuất nhỏ trong các thành phố trung cổ. Thị trường mỏ rộng vốn và lao động làm thuê càng tăng và cơ sở kỹ thuật được cải tiến đã tạo điều kiện để tổ chức sản xuất với quy mô lớn hơn. Công trường thủ công tư bản chủ nghĩa ra đời là hình thức quá độ từ sản xuất nhỏ lên sản xuất lớn tư bản chủ nghĩa, giữ vai trò thống trị ở châu Âu từ thế kỷ XVI đến cuối thế kỷ XVIII.

1.2. Kinh tế các nước tư bản thời kỳ tự do cạnh tranh

1.2.1. Quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa giữ vai trò thống trị

Mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất tư bản chủ nghĩa và quan hệ sản xuất phong kiến dẫn đến cuộc cách mạng tư sản nhằm lật đổ chế độ phong kiến: ở Hà Lan (1556); Anh (1640 - 1660); Pháp (1789 - 1794); Mỹ (1864 - 1865); Nga (1861); Nhật (1868),

Trung Quốc (1911) … Đến thế cuối thế kỷ XIX, quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa đã hình thành và phát triển ở nhiều nước trên thế giới.

Chủ nghĩa tư bản ở Anh, Hà Lan thuộc dạng cổ điển có đặc trưng sau: cách mạng ruộng đất bắt đầu sớm, chủ nghĩa tư bản phát triển mạng trong nông nghiệp, tài nguyên của các nước thuộc địa, chính sách của nhà nước phong kiến ảnh hưởng đến sự phát triển của chủ nghĩa tư bản.

Ở Mỹ, Canađa, Úc, Tây Ban Nha chủ nghĩa tư bản phát triển trong nông nghiệp bằng con đường trang trại. Ở Pháp chủ nghĩa tư bản ở nông thôn có điều kiện thuận lợi vì cách mạng tư sản triệt để hơn đã quét sạch các đẳng cấp phong kiến.

Con đường phát triển CNTB ở các nước Đức, Balan, Hunggari, Rumani, Nhật và Nga là con đường phong kiến kiểu Phổ: Chủ nghĩa tư bản trong nông nghiệp phát triển chậm chạp do các tàn dư của chế độ nông nô phong kiến.

Chủ nghĩa tư bản ở các nước Trung Quốc, Triều Tiên, Ấn Độ, Inđônêxia, các nước Ảrập, các nước châu Mỹ La tinh phát triển theo dạng thuộc địa, chế độ phong kiến bị kỳm hãm.

Quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa được bảo hộ về mặt pháp lý ở nhiều nước sau khi cách mạng tư sản thành công.

1.2.2. Cách mạng công nghiệp và hậu quả của nó

1.2.2.1. Cách mạng công nghiệp Anh

Nước Anh là nước đầu tiên thực hiện CM công nghiệp, cách mạng công nghiệp không phải là hiện tượng kỹ thuật thuần túy, mà còn biểu hiện tính chất kinh tế xã hội, tác động lớn đến quá trình phát triển của chủ nghĩa tư bản.

Tiền đề:

- Nguồn vốn dựa vào ưu thế ngoại thương do độc quyền buôn bán và trao đổi không ngang giá với thuộc địa

- Buôn bán nô lệ đóng vai trò quan trọng trong việc tạo tiền đề cho cách mạng công nghiệp ở Anh. Nếu tính từ 1680 đến 1786 có 2 triệu nô lệ bị Anh bán đi khắp nơi.

- Sự phát triển của CNTB trong nông nghiệp cũng là tiền đề cho cách mạng công nghiệp ở Anh, đặc biệt thông qua việc mua bán và chiếm đoạt ruộng đất và sự phát triển về kỹ thuật, năng suất trong nông nghiệp.

Tiến trình của cuộc cách mạng công nghiệp ở Anh.

- Cách mạng công nghiệp bắt đầu từ việc phát triển công cụ sản xuất

+ Năm 1733, John Kay đã chế tạo ra thoai bay chạy bằng dây và sức đẩy của bàn đạp thay thế việc đưa thoi bằng tay.

+ Năm 1768, James Hargreave tạo ra máy kéo sợi có năng suất cao.

+ Năm 1779, Samuel Compton đóng được máy kéo sợi có ưu điểm mịn, đẹp

+ Năm 1785, Edmund Cartwright đã chế tạo hoàn chỉnh được máy dệt, nâng năng suất dệt lên 40 lần.

- Nhu cầu về kim loại có chất lượng tốt để chế tạo máy mới ngày càng tăng

+ Năm 1735, Derbi cải tiến cách chế than cốc.

+ Năm 1784, Henry Cort phát hiện ra cách dùng than đá nấu gang thành sắt.

- Cách mạng trong lĩnh vực năng lượng có ý nghĩa to lớn trong việc phát triển ngành công nghiệp. Năm 1784, James Watt đã sáng chế ra máy hơi nước.

- Ngành công nghiệp cơ khí và chế tạo máy chính xác ra đời và phát triển: Năm 1789, Modeale chế tạo ra máy phay, máy bào, máy tiện.

- Công nghiệp phát triển, yêu cầu về tăng cường các phương tiện giao thông và đường giao thông.

+ Cách mạng công nghiệp bắt đầu từ việc xây dựng kênh đào: Năm 1755, kênh đào đầu tiên được xây dựng dài 11 dặm gần Liverpool. Trong khoảng ¼ đầu thế kỷ XIX, ở nước Anh có đến 4.670 dặm kênh đào.

+ Giai đoạn 2 mở đầu bằng việc đóng tầu thủy. Năm 1807, Robert Fulton đã chế ra tàu thủy chạy bằng hơi nước thay thế cho những mái chèo hay những cánh buồm.

+ Từ năm 1812 – 1854, là giai đoạn thứ 3 của cuộc cách mạng trong giao thông vận tải - giai đoạn xây dựng đường sắt. Năm 1814, chiếc đầu máy xe lửa đầu tiên chạy bằng hơi nước đã ra đời. Đến năm 1829, vận tốc xe lửa đã lên tới 14 dặm/giờ. Năm 1830, đường sắt chạy từ Manchester đến Liverpool được xây dựng, tuyến đường này có ý nghĩa quan trọng đối với hoạt động buôn bán của nước Anh.

Đặc điểm của cuộc cách mạng công nghiệp ở Anh:

Bắt đầu từ công nghiệp nhẹ (ngành dệt) rồi dẫn đến các ngành công nghiệp nặng: luyện kim, cơ khí. Từ các công cụ đến các máy động lực với đỉnh cao nhất là máy hơi nước, nó tuân theo từ trình tự từ thấp đến cao, từ thủ công lên nửa cơ khí và cơ khí. Đó cũng là quá trình bót lột nhân dân lao động trong nước và thuộc địa.

Hậu quả kinh tế - xã hội của cuộc cách mạng công nghiệp:

- Dân cư trong nước bị xáo trộn, lực lượng sản xuất mới xuất hiện được phân bố lại, nhiều thành phố lớn xuất hiện. Dân cư thành phố tăng lên 3,5 lần (1750 - 1871). Ngược lại dân cư nông thôn giảm đi nhanh chóng năm 1871 chỉ còn 14,1% trong tổng số 22 triệu dân. Trong thời gian từ 1815 – 1880 có 8 triệu người Anh di cư đến các vùng đất thuộc địa mới.

- Trong xã hội hình thành nên giai cấp mới đối lập với giai cấp tư sản đó là giai cấp vô sản.

- Ruộng đất chủ yếu tập trung vào tay địa chủ lớn.

Nước Anh nhờ cuộc cách mạng công nghiệp trở thành “công xưởng của thế giới”, năm 1848 sản lượng công nghiệp của Anh chiến 45% sản lượng công nghiệp thế giới. Nước Anh chở thành “chủ nợ, là trung tâm cho vay của thế giới tư bản”, “người thương nghiệp quốc tế”.

1.2.2.2. Cách mạng công nghiệp Pháp và Đức

* Cách mạng công nghiệp ở Pháp:

Bắt đầu từ năm 1815 – 1830, có đặc điểm

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 16/07/2022