Vấn Đề Chủ Nghĩa Lãng Mạn Trong Văn Học Việt Nam

Jean Vanjean với Cosette, đặc biệt là tình người, nhất là tình yêu thương, nâng đỡ những con người khốn khó.

Thiên nhiên vốn là nơi nuôi dưỡng cho những rung động tinh tế nhất trong đời sống tình cảm của con người, là nơi ẩn dật, nguồn an ủi, chống lại mọi cái phũ phàng, nhỏ nhen ở đời và là nơi gởi gắm tình yêu quê hương đất nước nên được chú ý miêu tả với tất cả chất tươi thắm của nó, trái ngược với việc gạt bỏ thiên nhiên của chủ nghĩa cổ điển. Phong vị phương xa (exotique) cũng là một đặc điểm đáng chú ý của các tác phẩm văn học lãng mạn khi khám phá những miền đất mới, những khung cảnh thiên nhiên kì thú, mang lại cảm xúc tươi mới cho con người khi hòa mình với thiên nhiên. Réne đã bỏ nước Pháp để đến sống với các bộ tộc bán khai của châu Mĩ. Cái đầm ma lấy bối cảnh một không gian xa lạ, kì ảo và bí ẩn làm phông nền cho tác phẩm. Lamartine ví đời mình như một buổi chiều tàn:

“Khi lá rừng xa rời về đồng cỏ

Để gió chiều hôm cuốn vội thung sâu Và thân tôi như tấm lá úa màu

Gió hỡi gió, cuốn tự ta đi cùng lá”

(Hiu quạnh)

Với V. Hugo, chết cũng là một cách trở về với thiên nhiên: “Ta sắp thành đất, sắp gieo mầm rồi kia Là nhựa, ta nở hoa, là hoa, ta yêu mến

Ta trả lại trong thanh xuân vô bến

Của những cây non, nước biếc, những sồi, du Ta tràn lên núi, xuống biển, vào hồ

Ta hòa vào ráng những chiều hây hây đỏ Ta lẩn vào mây, nhẹ bay theo gió

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 112 trang tài liệu này.

Cùng với sự rì rào của cuộc sống huyền vi”

(Trích Tia sáng và bóng tối)

Lí luận văn học 3 Tiến trình văn học - Đại học Tây Đô - 6

Văn học dân gian vốn là nơi lưu giữ những tình cảm trong sáng, hồn nhiên, có phương thức biểu đạt tự do, ngôn ngữ bình dị, rất hợp khẩu vị với chủ nghĩa lãng mạn, mà còn chứa đựng truyền thống và thức tỉnh ý thức dân tộc nên được chú ý sưu tầm và học tập: “Ôi! Truyền thuyết dân gian! Cầu hợp hôn giữa thời xưa với thời nay! Nhân dân đã đặt trong người tâm hồn của tâm hồn họ, tấm màn tư tưởng và hoa tình cảm

của họ”1. Đây là thời kì các tác phẩm văn học dân gian được sưu tầm, biên soạn một cách công phu (Truyện cổ Grimm). Người ta cũng tìm thấy nhiều dấu tích của văn học dân gian trong nhiều tác phẩm văn học viết, thể hiện qua việc phản ánh các lễ hội, phong tục dân gian hay các motif quen thuộc của văn học dân gian như nhân vật xấu xí, nhân vật bất hạnh, tín vật làm tin, người đẹp và quái vật, ở hiền gặp lành, ...

“Cái tôi đáng ghét” của thế kỉ XVII được giải phóng, khôi phục lại địa vị rạng rỡ trên văn đàn tạo nên một nền văn học hữu ngã. Cái tôi ấy được thể hiện với tất cả vui buồn, yêu thương, căm giận, ước mơ, hi vọng một cách mãnh liệt. Cái tôi ấy có thể được biểu hiện ở bản sắc của nhân vật hay cá tính sáng tạo của nhà văn. Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến sự nở rộ thể thơ trữ tình và sự xuất hiện thường xuyên các yếu tố trữ tình ngoại đề trong tác phẩm tự sự.

Các nhà văn lãng mạn ưa phô bày tình cảm, thích mổ xẻ tâm trạng, say mê trước hết với bản thân mình, nên tác phẩm của họ thường ít nhiều, trực tiếp hoặc gián tiếp có tính chất tự thuật. Điều này được thể hiện ngày từ những nhan đề tác phẩm: Tự thú (Ruseau), Lời thú tội của đứa con thế kỉ (A. Musset). Theo Dumas, thì hình ảnh của “người đẹp hoa trà” trong Trà hoa nữ, Marguerite Gautier chính là của nàng Marie Duplessis, người yêu ngoài đời của ông. Có nhiều nét tương đồng giữa nàng Marie Duplessis và nàng Marguerite Gautier. Tác giả đã viết tác phẩm để tưởng nhớ về người tình quá cố của mình. Theo lời của ông thì phần đầu và phần cuối của tác phẩm, ông viết dựa trên hình mẫu của nàng Marie Duplessis, còn phần giữa và phần cao trào là do tác giả tưởng tượng ra. Tình sầu của chàng Wether cũng là tác phẩm Goethe viết cho người bạn vừa mới qua đời là Jerusalem và cũng là cho chính mình vì vướng phải mối tình tuyệt vọng giống như người bạn ấy. Lothe, tên nhân vật nữ trong tác phẩm, cũng chính là tên người yêu của Goethe.

Do bất mãn với xã hội bên ngoài, rút sâu vào thế giới nội tâm, cách giải quyết tính cách, hoàn cảnh và số phận nhân vật của các nhà văn cũng dễ tuân theo cái nhìn chủ quan của mà ít tuân theo hoàn cảnh khách quan. Hoàn cảnh thường mang tính ước lệ, giả tạo. Nhân vật là sự phân thân của tác giả hoặc là người phát ngôn cho nhà văn. Nhận xét về Byron, Puskin nói: Byron, tác giả bi kịch, nhỏ bé biết bao so với Shakespeare. Byron trước sau chỉ sáng tạo nên một tính cách…nó là những nét tính cách của bản thân Byron đem san sẻ cho nhân vật của mình, đem lòng tự tôn cho nhân vật này, chí căm thù cho nhân vật nọ, và nỗi u sầu cho nhân vật kia… Byron

1 Lí luận văn học (Giáo dục, 1997), tr.520

đưa mắt một chiều nhìn thế giới và bản tính loài người, sau đó thì quay mặt đi và rút vào bản thân mình”1.

Trong Nhà thờ Đức bà Paris, V. Hugo đã xây dựng nhiều tình huống có tính chất sắp đặt như việc bắt cóc và đánh tráo trẻ em, để rồi sau này mẹ con Esmeralda đã gặp lại trong một tình huống bất ngờ, đứa trẻ bất hạnh Quasimodo khi lớn lên lại được định mệnh đưa đẩy vào mối tình ngang trái với Esmeralda mà hắn chỉ có thể được ở cạnh người yêu dưới hầm mộ. Tình yêu ấy là không thể chia cắt bởi khi người ta có ý định gỡ bộ xương của Quasimodo ra khỏi bộ xương của Esmeralda thì nó tan thành tro bụi.

Trong Những người khốn khổ, V. Hugo đã sáng tạo nên nhiều tình huống có phần chủ quan để triển khai câu chuyện dài về người tù khốn khổ Jean Vanjean. Đó là đám cháy ở tòa thị chính, là việc một thủy thủ gặp nạn, là việc trở nên giàu có và trở thành thị trưởng, là việc một người bị kết án mà lí do là người ta tưởng đấy chính là Jean, là việc Javert tự sát, khiến Jean được giải thoát, là những chuyện kì thú trong cống ngầm Paris,… Bút pháp lãng mạn nhiệt tình và chủ quan của Hugo đã khiến Flaubert khó chịu: “Chúng ta xuống quá, “Những người khốn khổ” khiến tôi chán ngán. Tôi chẳng tìm thấy trong tác phẩm này một cái gì là chân thực hoặc lớn lao. Đấy chỉ là những hình nộm. Những ông phỗng nặn bằng bánh mì ngọt. Thực ra, đó là một đề tài rất đẹp, nhưng đáng lẽ phải cần một sự bình thản rất lớn và một tầm vóc khoa học”.

Tuy nhiên, cái tôi ấy tuy riêng tây nhưng không phải không có ý nghĩa phổ biến, thậm chí phản ánh được tâm trạng của cả thế hệ thanh niên lúc bấy giờ: “Khờ khạo thay nếu cho rằng tôi không phải là anh” (Hugo). Tâm trạng cô đơn, chán chường và sự trốn chạy của Réne, Wether, Childe Harold phải chăng cũng là tâm sự chung của thanh niên Pháp đương thời. Niềm tin vào sức mạnh của tình yêu thương không phải của riêng V. Hugo mà cũng là của những nhà cải cách xã hội thời ấy.

3.3.3. Đề cao sự tự do

Vì đề cao mộng tưởng và tình cảm nên con người thời kì này muốn hướng đến một cuộc sống tự do, thoát khỏi mọi ràng buộc. Thi sĩ được trả lại quyền tự do tối đa cho trí tưởng tượng và óc sáng tạo. Bài tựa Cromwell của Victor Hugo cũng xác định


Tiến trình văn học, tr.145

điều này: “Ba nguyên tắc? Không. Chỉ có một. Đó là tự do. Tự do trong nghệ thuật và tự do trong cấu trúc”.

Văn học lãng mạn không chấp nhận những quy định nghiêm ngặt và có khi vô lí của chủ nghĩa cổ điển trước đây, như luật Tam duy nhất: “Cho thời gian của mọi sự kiện bằng nhau cũng nực cười chẳng khác nào anh thợ giày kia bắt chân của mọi người phải mang một loại giày… Con dao tam duy nhất đã cắt mất đôi cánh, thậm chí của các tác gia cổ điển kiệt xuất như Racine và Corneille” (Hugo)1. Các nhà văn mạnh dạn cởi trói cho ngòi bút của mình với một tinh thần cải tạo triệt để: “Chúng ta dùng chiếc búa lớn đập mạnh vào mọi thứ lí luận, thi học và hệ thống, bóc trần những lớp

phấn cũ kĩ trát bên ngoài nghệ thuật. Vô luận là phép tắc hay mẫu mực đều không có, nói đúng hơn, trừ những phép tắc nói chung của tự nhiên và những phép tắc cá biệt cố hữu do đề tài đòi hỏi chi phối toàn bộ nghệ thuật, thì không còn phép tắc nào nữa” (Tựa kịch Cromwell, Hugo)2. Tinh thần ấy đã mang lại cho nền văn học một sự tự do trên nhiều lĩnh vực:

Về đề tài, không có sự phân biệt đề tài cao cả hay thấp hèn. Mọi vấn đề đều có tư cách ngang nhau đối với văn học nghệ thuật. Hugo quan niệm nghệ thuật là một tấm gương quang học, mà tất cả những gì tồn tại trên thế giới, trong lịch sử, trong cuộc sống, trong con người đều cần phải và có thể phản ánh vào đó dưới chiếc đũa thần của nghệ thuật. Các nhà văn quan niệm cái xấu, cái thô kệch vẫn có khả năng trở thành những hình tượng đẹp trong nghệ thuật, như Tartuff là hiện thân của một con người đạo đức giả, nhưng vẫn là một trong những sáng tạo tuyệt vời của nghệ thuật. Họ chú ý tạo nên những hình tượng có sự hài hòa cao độ giữa cái trác tuyệt và cái thô kệch. Bản thân Quasimodo là sự kết hợp giữa một cái vỏ ngoài xù xì, xấu xí với một tâm hồn cao thượng và tình yêu mãnh liệt của một con đóm đóm với một vì tinh tú. Jean Vanjean trong thân phận một người tù khổ sai nhưng lại hành chức như một vị thánh,

...

Về nhân vật, văn học lãng mạn không thích cái tầm thường. Hugo cho rằng “Cái bình thường là cái chết trong nghệ thuật”. Do vậy, tác phẩm của họ thường xây dựng những nhân vật phi thường và khổng lồ, thậm chí ngoại lệ, thông qua các biện pháp nghệ thuật phóng đại, tương phản và ước lệ, nhằm tạo nên những hình tượng độc đáo đối lập với hiện thực tầm thường và thấp kém xung quanh. Đó là một Esmeralda


1 Tiến trình văn học, tr.151

2 Sđd, tr.151

xinh đẹp khiến một linh mục phải bở lỡ con đường tu hành. Trái ngược với nàng là một Quasimodo cực kì xấu xí: “Các đầu to tướng lởm chởm tóc hung, giữa hai vai là một cái bướu lớn dúi hắn về phía trước. Cặp đùi và cẳng chân lệch vẹo một cách kỳ lạ khiến chúng chỉ có thể chạm vào nhau ở hai đầu gối. Những bàn chân kềnh càng. Những bàn chân to bè, với tất cả những kỳ hình, dị tướng ấy, hắn có vẻ cường tráng dẻo dai, hung tợn đáng sợ, có thể nói đó là một thằng khổng lồ bị gãy rời ra, rồi được gắn lại bừa bãi” (Nhà thờ đức bà Paris).

Trong Những người khốn khổ, đó là một Javert lạnh lùng, được mệnh danh là “công lí dưới mặt mũi hung thần”, một Jean Vanjean có sức khỏe phi thường và một tấm lòng cao thượng, … Và đây là hoàng đế Napoleon dưới ngòi bút miêu tả của V. Hugo:

“Hoàng đế có tất cả đức tính Hoàng đế hoàn toàn. Trong óc người chứa đựng toàn bộ khả năng của con người. Người làm những bộ luật như Justinien, đọc chỉ thị như Cesar, những lời nói của người như chớp của Pascan lẫn sấm sét của Tasis, người làm ra lịch sử và viết sử, thông báo của người dũng mãnh như hùng ca, người giỏi toán như Newton và văn hóa như Mohamed, người để lại ở phương Đông những lời nói vĩ đại như Kim tự tháp, ở Tinsis, người dạy cho bọn đế vương biết thế nào là oai nghiêm, ở Hàn lâm viện khoa học, người đối đáp với Laplaser, ở Hội đồng quốc gia, người đối đáp với Merlin, làm cho hình học và lí học có một linh hồn. Người là

một nhà làm luật với các luật gia, là một nhà thiên văn với các nhà thiên văn…”1

Không phân biệt văn học dành cho giai cấp nào, văn học lãng mạn đã dành chỗ đứng cho tất cả mọi tầng lớp, giai cấp, loại người trong xã hội. Đặc biệt, hình ảnh đám đông quần chúng với những kiếp người đau khổ nhưng có phẩm chất tốt đẹp đã được đưa vào tác phẩm lãng mạn, để lại ấn tượng tốt đẹp trong lòng người đọc. Nếu như ở Nhà thờ đức bà Paris là hình ảnh một đám đông của những người du mục, của bọn cái bang vừa đáng thương vừa đáng sợ thì hình ảnh đám đông trong Những người khốn khổ là những con người nghèo khó đáng thương, nhưng cũng là những con người có tâm hồn cao đẹp, những chiến sĩ dũng cảm, chiến đấu ngoan cường, rất đáng trân trọng.

Về thể loại, không còn sự phân biệt thiếu dân chủ khi chia tách ra thể loại cao cả và thấp hèn. Tuy nhiên, do đặc thù riêng, văn học lãng mạn vẫn thường được thể hiện bằng thơ trữ tình và tiểu thuyết (tình cảm) hơn cả.


1 Lí luận văn học (Giáo dục, 1997), tr. 514

Về ngôn ngữ, văn học lãng mạn ra sức mở rộng phương tiện diễn đạt, phát triển ngôn ngữ đến chỗ rất mực phong phú:

“Trên những tiểu đoàn của đoàn quân Alechxandrin ngay ngắn Tôi làm cho cơn gió cách mạng thổi rít lên

Tôi đội mũ đỏ lên cuốn từ điển cũ

Tôi gây một cơn bão táp dưới đáy lọ mực”

(V. Hugo)

Câu văn trong tác phẩm lãng mạn rất phong túng, linh hoạt, giàu nhạc họa. Nó huy động mọi biện pháp tu từ nhằm thể hiện một cách mãnh liệt nhất cảm xúc và quan niệm của người cầm bút.

Tóm lại, chủ nghĩa lãng mạn là một phản ứng chống lại trật tự xã hội đương thời, đồng thời là một phương pháp chống lại phương pháp cổ điển đã tồn tại trước đó trong văn học. Trong quá trình tồn tại và phát triển, chủ nghĩa lãng mạn phân hóa thành hai khuynh hướng trái ngược nhau. Khuynh hướng lãng mạn “tiêu cực” là báo hiệu của sự xuất hiện các dòng văn học hiện đại chủ nghĩa ở Tây Âu nửa sau thế kỉ

XIX. Khuynh hướng lãng mạn “tích cực” càng về sau, càng tiến gần đến văn học hiện thực. Dù theo khuynh hướng nào, chủ nghĩa lãng mạn cũng chính là đỉnh cao của kiểu sáng tác lãng mạn.

3.4. Vấn đề chủ nghĩa lãng mạn trong văn học Việt Nam

Gần hai thế kỉ sau khi chủ nghĩa lãng mạn được hình thành và phát triển ở Tây Âu, chủ nghĩa lãng mạn mới xuất hiện trong văn học Việt Nam. Chính vì vậy, văn học lãng mạn Việt Nam tiếp thu trọn vẹn đặc điểm sáng tác của văn học lãng mạn của phương Tây. Nói cách khác, bất kì nguyên tắc sáng tác nào của chủ ngĩa lãng mạn phương Tây, đều có thể tìm thấy những biểu hiện sinh động trong văn học lãng mạn Việt Nam giai đoạn 1930 – 1945, nhất là qua các sáng tác của phong trào Thơ Mới và nhóm Tự lực văn đoàn.

Tuy nhiên, do chủ nghĩa lãng mạn trong văn học Việt Nam ra đời trong bối cảnh các trào lưu văn học như chủ nghĩa hiện thực, chủ nghĩa tự nhiên và các trào lưu thuộc chủ nghĩa hiện đại đã xuất hiện và phát triển ở phương Tây, nên nó không chỉ chịu ảnh hưởng của chủ nghĩa lãng mạn mà còn chịu ảnh hưởng của những trào lưu văn học ấy. Đây chính là hệ quả của việc tiếp nhận cùng một lúc văn hóa phương Tây, với nhu cầu hội nhập nhanh chóng, nhằm hiện đại hóa văn học nước nhà. Do đó, trong sáng tác văn

học lãng mạn, chúng ta có thể thấy dấu ấn của văn học hiện thực, chủ nghĩa tự nhiên

và các trào lưu thuộc chủ nghĩa hiện đại. Chẳng hạn, chúng ta có thể nhận thấy dấu ấn của chủ nghĩa trừu tượng, chủ nghĩa siêu thực trong bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mạc Tử hay Nguyệt cầm của Xuân Diệu. Tương tự như vậy, nhiều truyện ngắn của Thạch Lam, Trần Tiêu lại đậm đặc yếu tố hiện thực. Như vậy, trong văn học Việt Nam, chủ nghĩa lãng mạn có mối quan hệ ảnh hưởng, thâm nhập và chuyển hoá lẫn nhau với các trào lưu văn học lân cận.

3.5. Một số tác giả, tác phẩm tiêu biểu

- Văn học Anh: Byron (truyện thơ Cuộc hành hương của Childe Harold, Tên cướp bể).

- Văn học Đức: Novalis (Tụng ca gởi bóng đêm, Henrich Fon Optedingen), Goethe (Tình sầu của chàng Wether)

- Văn học Pháp: Chateaubrian (Réne), Lamartine (tập thơ Trầm tư), Vigni (Cin Mar), George Sand (Cái đầm ma), Musset (truyện ngắn Lời bộc bạch của những đứa con thời đại, thơ), Dumas cha (Ba chàng lính ngự lâm), Dumas con (Trà hoa nữ), Hugo (Kịch Hernani, Tập thơ Tia sáng và bóng tối, Trừng phạt, tiểu thuyết Nhà thờ Đức bà Paris, Những người khốn khổ).

- Văn học Việt Nam: Văn học lãng mạn 1930 – 1945.


CÂU HỎI ÔN TẬP

1) Hãy chứng minh một trong các tác phẩm tiêu biểu được giới thiệu ở trên là tác phẩm được sáng tác theo phương pháp lãng mạn chủ nghĩa.

2) “Sự ra đời của chủ nghĩa lãng mạn là sự phản ứng chống lại chủ nghĩa cổ điển”. Anh/ chị hiểu câu nói trên như thế nào? Hãy chứng minh câu nói đó bằng ví dụ cụ thể.

3) Chỉ ra ưu điểm và hạn chế của chủ nghĩa lãng mạn.

Chương 4

CHỦ NGHĨA HIỆN THỰC PHÊ PHÁN


4.1. Khái niệm

Khái niệm chủ nghĩa hiện thực (realism) được hiểu theo nhiều cách khác nhau và sử dụng trong nhiều trường hợp khác nhau. Có khi, nó được hiểu là một kiểu sáng tác - kiểu sáng tác hiện thực (tái hiện), có thể tìm thấy trong văn học dân gian, trong văn học Phục hưng, văn học Khai sáng, văn học cổ điển chủ nghĩa, thậm chí trong văn học trung đại phương Đông, … Có khi, chủ nghĩa hiện thực được hiểu là một trào lưu văn học - đối tượng của bộ môn lịch sử văn học - ra đời vào thế kỉ XIX ở Tây Âu, sau đó, lan rộng ra các khu vực khác. Bên cạnh đó, khái niệm này còn được hiểu là một phương pháp sáng tác, tức là những nguyên tắc phản ánh có tính chất tư tưởng, nghệ thuật của trào lưu văn học hiện thực chủ nghĩa thế kỉ XIX, đối tượng của lí luận văn học. Vì chủ nghĩa hiện thực thế kỉ XIX phát huy cao độ nhất kiểu sáng tác hiện thực (tái hiện) nên để phân biệt nó với với các giai đoạn văn học có tính chất hiện thực khác, người ta gọi là chủ nghĩa hiện thực cổ điển và vì cảm hứng chủ đạo của nó là phê phán, cho nên theo ý kiến của M.Gorki, người ta gọi là chủ nghĩa hiện thực phê phán.

4.2. Cơ sở hình thành

4.2.1. Cơ sở xã hội

Chủ nghĩa hiện thực xuất hiện và phát triển trong điều kiện chế độ tư bản chiếm địa vị thống trị, phong trào công nhân bắt đầu lớn mạnh. Quan hệ xã hội đi tới hình thái đơn giản hóa nhất, đồng thời đạt mức độ sâu sắc nhất, gay gắt nhất. Mâu thuẫn chủ yếu của giai đoạn này là mâu thuẫn giữa giai cấp vô sản và giai cấp tư sản. Đặc điểm tình hình xã hội châu Âu thời kì này được Marx và Engels xác định rõ: “Từ khi có công nghiệp lớn, ít nhất là từ hòa ước châu Âu năm 1815, ở Anh việc tranh giành quyền thống trị giữa hai giai cấp quý tộc chiếm hữu ruộng đất và giai cấp tư sản - đã trở thành trọng tâm của toàn bộ cuộc đấu tranh chính trị ở nước này… Ở Pháp, khi dòng vua Buorbon trở về nước, sự việc giống như thế cũng phản ánh vào ý thức mọi người… Và từ năm 1830 trở đi ở hai nước ấy, giai cấp công nhân, tức là giai cấp vô sản, đều được coi là chiến sĩ thứ ba đấu tranh giành quyền thống trị. Quan hệ đã đơn giản hóa đến mức chỉ có người cố ý nhắm mắt lại mới không thấy rằng cuộc đấu tranh giữa ba

Xem tất cả 112 trang.

Ngày đăng: 06/02/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí