Các Đặc Trưng Của Chủ Hộ/cơ Sở Ngành Nghề Nông Thôn


nghiên cứu của các học giả thuộc Viện phát triển quốc tế Harvard - Trường Đại học Harvard thì hai gánh nặng có tầm quan trọng đặc biệt đối với công việc của phụ nữ. “Một là, những ảnh hưởng của một số thay đổi trong hệ thống y tế... Vấn đề thứ hai có tầm quan trọng là những thay đổi trong hệ thống trông trẻ. Các cơ sở trông trẻ dường như đang trở nên ít hơn và đắt đỏ hơn” [32, tr. 425-426].

- Môi trường ô nhiễm: Một trong những đặc điểm công nghệ của cuộc cách mạng xanh là tận dụng tài nguyên và sự lệ thuộc nhiều vào việc sử dụng phân bón, thuốc trừ sâu và thuốc diệt cỏ. Việc lạm dụng các chất hoá học độc hại trong nông nghiệp đã gây ra nhiều vấn đề cho môi trường sản xuất, môi trường nước ở nông thôn và sức khoẻ của người dân ở cộng đồng. Với phụ nữ, ảnh hưởng của môi trường ô nhiễm càng nhiều vì thời gian phụ nữ lao động hàng ngày trên đồng ruộng nhiều hơn nam giới nên dễ bị nhiễm độc bởi các loại hoá chất nói trên. Điều này nhắc nhở chúng ta rằng: rõ ràng cần phải đưa kỹ thuật mới vào nông nghiệp trong quá trình công nghiệp hoá, nhưng cần phải cân nhắc trong việc áp dụng toàn bộ công nghệ cách mạng xanh. Vì việc lạm dụng các loại hoá chất trong sản xuất nông nghiệp vừa tốn kém, vừa có hại cho sức khoẻ người lao động, nhất là lao động nữ ở nông thôn. Nghiên cứu mới đây của chúng tôi (1999-2000) cho thấy: Ở nhiều vùng nông thôn Việt Nam, có nhiều hồ, ao tù với những lùm cây xum xuê bao bọc xung quanh. Đây là nguồn nước sinh hoạt chủ yếu của đa số người dân trong xã (tắm, giặt giũ, rửa ráy), đồng thời cũng là nơi tạo điều kiện cho muỗi, ký sinh trùng sinh sôi nảy nở. Những nghiên cứu khác cũng chỉ ra rằng: Ở Việt nam, các bệnh truyền nhiễm như: sốt rét, tiêu chảy, cúm, sởi, ho gà, ly trực khuẩn, sốt xuất huyết v.v.. đều giống nhau ở chỗ có liên quan đến nước “muỗi sinh sôi nảy nở nơi nước tù, như trong ao, hồ và những bể nước không được đậy cẩn thận; còn thương hàn, tiêu chảy và viêm gan vi rút lại có liên quan đến việc nước bị ô nhiễm bẩn do xử lý và do phóng uế không đúng quy cách”. Nước bị ô nhiễm thì người chịu hậu quả nhiều nhất là phụ nữ và trẻ


em. Theo các chuyên gia trong lĩnh vực sức khoẻ công cộng thì “phụ nữ và trẻ em đặc biệt dễ bị mắc những bệnh có liên quan đến nước không sạch” [32, tr. 410]

- Lấy chồng sớm, sinh đẻ, nạo hút thai nhiều:


Có một điều dễ nhận thấy là ở Việt Nam còn có hiện tượng tảo hôn. Theo kết quả tổng điều tra dân số 1989 thì trong nhóm tuổi 15-19 có 11% các cô gái đã có gia đình, con số này là 56,9% ở nhóm tuổi 20-24. Mấy năm gần đây, ở các vùng nông thôn hiện tượng tảo hôn, lấy chồng sớm có xu hướng gia tăng bởi nhiều nguyên nhân văn hoá-xã hội trong đó có nguyên nhân muốn xây dựng gia đình để tách hộ nhận ruộng khoán, nếu kết hôn muộn sẽ không có cơ hội nhận ruộng vì chính sách giao ruộng dài hạn (15-20 năm). Tảo hôn, lấy chồng sớm dẫn đến hệ quả là bên cạnh việc chưa được chuẩn bị tốt cả về thể chất, tâm lý để làm dâu, làm vợ, làm mẹ lẫn kiến thức nuôi dạy con... là sự thiếu hiểu biết về dân số- kế hoạch hoá gia đình nên dẫn đến mang thai và sinh nở, nạo hút nhiều.

Trong bối cảnh như vậy, cần tuyên truyền và giáo dục cho nhân dân nhất là nam nữ thanh niên trong độ tuổi kết hôn thấy rõ hậu quả xấu của việc kết hôn sớm. Vì lấy chồng sớm và sinh đẻ nạo, hút điều hoà kinh nguyệt nhiều chẳng những ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ sinh sản của phụ nữ mà nó còn hạn chế những cơ hội phát triển của họ, đồng thời nó còn là một nguyên nhân dẫn đến đói nghèo bởi vì số con và khoảng cách sinh con thường tỷ lệ nghịch với sức khoẻ của phụ nữ và thu nhập bình quân của họ.

- Dinh dưỡng không đảm bảo:


Năm 1994, cuộc khảo sát quốc gia về mức độ thiếu vitamin A và suy dinh dưỡng do thiếu protein đã phát hiện 41% tổng số phụ nữ bị suy dinh dưỡng: 26% suy dinh dưỡng mãn tính độ I (chỉ số về khối lượng cơ thể (BMI) giữa 17,0 và 18,49), 15% độ II và độ III ( BMI dưới 17,0). Thiếu máu cũng là hiện tượng phổ


biến, một nghiên cứu qui mô nhỏ ở Việt Nam kiểm tra lượng Hemoglobin ở phụ nữ có thai cho thấy: 49% phụ nữ nông thôn có lượng Hb dưới tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế thế giới [71, tr. 123,124]. Suy dinh dưỡng ở phụ nữ không chỉ làm tăng tỷ lệ đẻ khó, tai biến thai sản có thể dẫn đến tử vong mẹ mà còn ảnh hưởng đến sức khoẻ con cái, hiện nay, 35% trẻ em Việt Nam bị suy dinh dưỡng.

Do vậy, rất cần đẩy mạnh công tác chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ bà mẹ- trẻ em. Trong khi đẩy mạnh việc giáo dục cho phụ nữ biết nuôi dạy con theo phương pháp khoa học thì cũng cần phải có chính sách ở tầm quốc gia về nâng cao dinh dưỡng cho trẻ em, phụ nữ.

* Sức khoẻ tinh thần:


- Đời sống văn hoá nghèo nàn: Nếu như trong quá trình chuyển sang nền kinh tế thị trường, đời sống vật chất của người dân nói chung và người dân ở nông thôn nói riêng đã được cải thiện khá tốt thì đời sống văn hoá tinh thần ở nông thôn lại chưa tương xứng với quá trình tăng trưởng kinh tế đó, nếu không nói là còn nghèo nàn. Sự đơn điệu trong đời sống văn hoá, thiếu nơi vui chơi giải trí, hội họp sinh hoạt, thiếu thông tin thời sự chính trị, văn hoá, khoa học kỹ thuật và kinh tế là hiện tượng dễ thấy ở nhiều vùng nông thôn hiện nay. Đời sống văn hoá nông thôn nghèo nàn là một lý do thúc đẩy thanh niên dời bỏ nông thôn, 50% thanh niên được khảo sát ở Nam Hà có nguyện vọng ra đi vì họ cho rằng ở quê buồn chán [65, tr. 90].

Gần mười năm sau đổi mới, đời sống văn hoá nông thôn cũng không khá hơn như nhận xét của Ông Hữu Thọ – Nguyên Trưởng ban Tư tưởng - Văn hoá Trung ương: “đời sống văn hoá- xã hội ở nông thôn chậm thay đổi. Mức hưởng thụ văn hoá thấp, thậm chí ở một số nơi kém so với thời kỳ kháng chiến”[48]. Trong bối cảnh đó, lao động nữ nông thôn do đảm nhận cả hai vai trò quan trọng là sản xuất và tái sản xuất, nên họ ít có thời gian hưởng thụ văn hoá so với nam


giới. Do vậy, xoá bỏ sự nghèo nàn trong đời sống văn hoá ở nông thôn là một yêu cầu bức thiết của sự nghiệp công nghiệp hoá nông thôn, làm điều đó cũng chính là đẩy mạnh việc truyền bá kiến thức về khoa học- kỹ thật, công nghệ mới đồng thời nâng cao được nhận thức của người dân nông thôn về Luật pháp, về lối sống văn hoá; hơn nữa còn ngăn chặn và loại bỏ những cái xấu( như: mê tín, cờ bạc, số đề, bói toán...) . Muốn vậy, cần có chính sách đầu tư thoả đáng để nâng cao đời sống văn hoá tinh thần cho người dân ở các vùng nông thôn, phù hợp với đặc điểm vùng, miền và dân tộc, giới tính. Đồng thời, nam giới phải có trách nhiệm chia sẻ với phụ nữ các công việc gia đình để người phụ nữ nông thôn có thời gian nghỉ ngơi, thụ hưởng văn hoá-tinh thần trong cuộc sống hiện nay.

- Áp lực do nam giới dời nông thôn: kinh tế thị trường tạo điều kiện thuận lợi cho người dân tự do di chuyển để tìm việc làm, kiếm sống. Điều này dẫn đến hiện tượng di cư của người dân từ nông thôn ra đô thị hoặc các khu công nghiệp để làm thuê , tăng thu nhập cho mình và cho gia đình họ. Như ở xã Vinh Xuân (huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên-Huế) “có hơn 7000 dân thì 2400 người dời làng đi làm ăn xa, hầu hết là thanh niên, trung niên và các cô gái trẻ”[20]. Trường hợp di cư trên đây của xã Vinh Xuân là hình ảnh tiêu biểu cho xu thế chung của các vùng nông thôn hiện nay. Đàn ông trai tráng, nhất là thanh niên đua nhau dời bỏ làng quê đi nơi khác kiếm ăn. Ở địa bàn chúng tôi khảo sát, mỗi xã thường có 300-400 nam giới thường xuyên đi làm ăn ở nơi khác, nhiều vùng quê khác tình hình cũng tương tự: “ 46,6% số nam nữ thanh niên được hỏi có nguyện vọng dời khỏi nông thôn đi nơi khác kiếm sống, trong đó có 75% muốn đi nơi khác để làm ăn tốt hơn, có thu nhập cao hơn, sống thoải mái hơn”[61, tr. 90]. Điều này dẫn đến xu hướng kéo nhau đi làm ăn cả làng, cả họ hình thành nên các nhóm cư dân cùng xuất xứ tại các thành phố lớn.


Với xu hướng nam giới “ly hương” như vậy, ở nông thôn chủ yếu chỉ còn lại phụ nữ, trẻ em và người cao tuổi, mọi việc sản xuất, công việc gia đình dồn lên đôi vai người phụ nữ, tạo nên sức ép đối với người phụ nữ trong các hoạt động sản xuất, đời sống gia đình. Thực trạng này là một trở ngại rất lớn đối với phụ nữ nông thôn hiện nay, bởi vì về mặt sinh học phụ nữ yếu hơn nam giới, hơn nữa phụ nữ còn đảm nhận chính trong vai trò tái sản xuất. Vì vậy, công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn càng nhanh càng tốt để chẳng những giảm bớt gánh nặng cho phụ nữ trong các hoạt động sản xuất và tái sinh sản mà còn nhằm thu hút nam giới trở về nông thôn “ly nông bất ly hương”, giảm xu hướng di cư ra đô thị.

Tóm lại, mặc dù có những đóng góp lớn lao cho xã hội, trên thực tế phụ nữ nông thôn còn nhiều thiệt thòi và hiện đang đối mặt với những thách thức lớn, đó là:

- Tình trạng lao động quá tải thường xuyên để bảo đảm đời sống gia đình.

- Thiếu việc làm theo thời vụ và hiệu quả lao động chưa cao.

- Thiếu thông tin và ít được tham gia hoạt động văn hoá, thể thao.

- Ảnh hưởng của phong tục tập quán và sự ràng buộc trong quan hệ gia đình, làng xóm.

- Cơ sở hạ tầng nghèo nàn, điều kiện ăn ở và vệ sinh môi trường thiếu bảo đảm

- Gia đình đông con và phân công lao động bất hợp lý.

Những vấn đề nổi cộm được nêu ở trên là một thực tế hiện đang tác động tới mọi người dân, cả nam giới cũng như phụ nữ ở nông thôn. Tuy nhiên với vị thế của mình phụ nữ nông thôn rõ ràng chịu tác động mạnh hơn, thiệt thòi lớn hơn so với nam giới và đặc biệt là so với phụ nữ ở thành thị. Thực trạng này đã thu hút sự quan tâm của chính quyền các cấp và được đưa vào giải quyết từng bước trong các chương trình phát triển nông nghiệp, nông thôn Việt Nam

* Về chuyên môn kỹ thuật


Cho dù, phụ nữ nói chung và phụ nữ nông thôn nói riêng có tỷ lệ biết đọc, biết viết khá cao. Với mặt bằng học vấn như vậy là tiền đề thuận lợi cho họ trong việc học hỏi, tiếp thu kiến thức khoa học kỹ thuật. Tuy nhiên, vốn học vấn đó chưa phát huy được nhiều và trong bối cảnh lao động ở nông thôn hiện nay có một thực trạng đáng lo ngại: hầu hết phụ nữ nông thôn thiếu chuyên môn, chưa được đào tạo về kỹ thuật.

Trong khi ở Việt Nam tỷ lệ chung của những công nhân được đào tạo là thấp - dưới 10%, tỷ lệ phụ nữ được đào tạo về kỹ thuật thậm chí còn thấp hơn. Các em gái tiếp cận với giáo dục tiểu học thực tế ngang bằng với các em trai, nhưng sự tham gia của các em gái giảm xuống ở các vùng nghèo và dân tộc thiểu số so với người nghèo ở các vùng khác, ở cấp 2 và cấp 3 (VLSS 1998). Rất ít phụ nữ theo đuổi việc học tập về nông nghiệp ở các trường dạy nghề, cao đẳng hoặc đại học. Về cơ cấu lao động phân theo trình độ chuyên môn, có 97% số lao động nữ ở nông thôn chưa qua đào tạo, từ 0,7 đến 0,8% có trình độ cao đẳng và trung học chuyên nghiệp, số này lại tập trung làm việc trong các ngành giáo dục, y tế và quản lý nhà nước. Số cán bộ nữ hoạt động trong lĩnh vực kỹ thuật và kỹ thuật nông nghiệp chỉ có 943 người chiếm 0,04% lực lượng lao động nữ ở nông thôn [73]. Đối với các cơ sở ngành/nghề nhìn chung trình độ văn hoá và chuyên môn kỹ thuật của các chủ hộ/cơ sở ngành nghề còn thấp. Tỷ lệ không có chuyên môn kỹ thuật khá cao, đặc biệt đối với các nữ chủ hộ chuyên và hộ kiêm, tỷ lệ không biết chữ (3,8-5,9%), tỷ lệ không có chuyên môn kỹ thuật (72,5% và 86,5%).


Bảng 2.17: Các đặc trưng của chủ hộ/cơ sở ngành nghề nông thôn


Hộ/cơ sở

Nữ

%

Tuổi trung bình

Trình độ văn hoá

Trình độ chuyên môn kỹ thuật (%)

Không biết chữ

(%)

Lớp học

Không CMKT

Công nhân

KT

Trung học

CN

Cao đẳng

Đại học

Cơ sở


44

-

9.3/12

35.63

48.13

6.88

9.38

trong đó nữ

11.9

43

-

9.4/12

57.89

21.05

10.53

10.53

Hộ chuyên


41.5

1.6

8.6/12

68.1

23.6

5.5

2.8

trong đó nữ

16.7


3.8

7.7/12

72.5

20.6

4.6

2.3

Hộ kiêm


43.3

1.3

8/12

75.0

20.2

2.9

1.9

trong đó nữ

10.9


5.9

6.7/12

86.5

9.8

3.0

0.7

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 128 trang tài liệu này.

Lao động nữ ở nông thôn Việt Nam - Thực trạng và giải pháp - 11

Nguồn: Cục chế biến nông-lâm sản và ngành nghề nông thôn (1997), Một số kết quả ban đầu về điều tra ngành nghề nông thôn Việt Nam

Nhìn từ trình độ chuyên môn kỹ thuật, chúng ta thấy một điểm nổi bật: 16,9 triệu/19,5 triệu (86,7%) lao động nữ không có chuyên môn kỹ thuật. Trong số có chuyên môn kỹ thuật thì 2,6 triệu/19,5 triệu (13,3%) có trình độ sơ cấp/học nghề trở lên và 1,7 triệu/19,5 triệu (8,7%) có bằng công nhân kỹ thuật. Nếu xem xét theo các vùng, ta thấy sự khác biệt rõ nét về trình độ chuyên môn kỹ thuật của lao động nữ.

Bảng 2.18: Số nữ từ đủ 15 tuổi trở lên hoạt động kinh tế thường xuyên chia theo trình độ chuyên môn kỹ thuật - năm 2001

Tỉnh, thành

phố

Tổng số

Không có

CMKT

Sơ cấp/học

nghề trở lên

CNKT có

bằng trở lên

Tổng số

19564594

16899904

2664690

1761809

Đồng bằng

sông Hồng

4751401

3917988

833413

541007

Đông Bắc

2420879

2113144

307735

240713

Tây Bắc

598538

488724

109814

44209

Bắc Trung bộ

2528824

2275509

253315

183330

Duyên hải

Nam trung bộ

1679996

1473791

206205

135096

Tây Nguyên

1019804

916473

103331

72697

Đông nam Bộ

2701009

2152536

548473

378673

Đồng bằng

sông Cửu Long

3864036

3560833

303203

166085


Nguồn: Bộ lao động - thương binh và xã hội (2002), Niên giám thống kê Lao động - thương binh và xã hội 2001

Nhìn về số lượng, chúng ta thấy đồng bằng sông Hồng là vùng có nhiều lao động nữ được đào tạo hơn cả, tiếp đó là Đông Nam bộ, Đông Bắc và đồng bằng sông Cửu Long. Số liệu trên cho thấy, khu vực đồng bằng sông Cửu Long, nơi có lực lượng lao động nữ chiếm vị trí thứ hai trên cả nước nhưng tỷ lệ lao động có chuyên môn kỹ thuật lại thấp nhất. Điều này đặt ra trước các nhà quản lý nhiệm vụ không dễ dàng trong việc xây dựng chính sách phát triển nguồn nhân lực ở đồng bằng sông Cửu Long.

Quá trình chuyển đổi theo hướng thị trường những năm gần đây đã thực sự giải phóng lao động và lao động nữ ở nông thôn ra khỏi những ràng buộc của cơ chế kế hoạch tập trung, nhưng chưa thực sự giải phóng họ khỏi những ràng buộc của thể chế và tập quán của nền kinh tế truyền thống, cùng với những giới hạn và thiếu hụt cả về năng lực và điều kiện của lao động nữ trong sản xuất, kinh doanh. Các nghiên cứu cho thấy, phần lớn lao động ở nông thôn nói chung và lao động nữ nói riêng trong sản xuất vẫn còn dựa vào thói quen, kinh nghiệm và họ chưa tiếp cận nhiều với kỹ thuật mới, phương thức sản xuất mới theo cơ chế thị trường Số liệu về Khảo sát mức sống dân cư Việt nam (1993) cho thấy bức tranh về các chuyên ngành đào tạo như sau: Trong cơ cấu các chuyên ngành được đào tạo ở nông thôn thì khoa học kinh tế chỉ chiếm 11,7%; khoa học kỹ thuật và công nghệ 33,3%, nông lâm ngư học 9,3%. Phụ nữ được đào tạo tương ứng với các chuyên ngành đó là 15,5%; 19,9% và 5,9%. Có thể dễ dàng nhận thấy cơ cấu đào tạo ngành, nghề cho phụ nữ còn chưa thật hợp lý và tỷ lệ phụ nữ được đào tạo nghề còn quá thấp, nhất là phụ nữ nông thôn.

Đi lên theo con đường công nghiệp hoá không thể chỉ có nhiệt tình và sự chịu khó, cần cù, mà còn cần một yếu tố quan trọng hơn: kiến thức về chuyên môn, kỹ thuật liên quan đến sản xuất, kinh doanh trong nông nghiệp nông thôn. Sự nghiệp công nghiệp hoá nông nghiệp, nông thôn không thể thành công nếu người

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 26/01/2023