Lao Động Nữ Trong Chiến Lược Phát Triển Nông Thôn‌


Như trên đã trình bày, bên cạnh những đóng góp to lớn của lao động nữ nông thôn trong phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn (cả trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp và phi nông nghiệp) thì chúng ta cũng nhận thấy không ít những khó khăn mà người lao động nữ đang phải đối mặt trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội hiện nay. Những khó khăn đó bao gồm cả yếu tố chủ quan và khách quan. Với bản thân người phụ nữ, hạn chế dễ nhận thấy là điều kiện sức khoẻ và trình độ chuyên môn kỹ thuật, kinh nghiệm làm ăn trong nền kinh tế chuyển đổi, tâm lý tiểu nông, chưa có tác phong công nghiệp cùng với gánh nặng vai trò mà họ đang đảm nhận trong việc thực hiện các hoạt động sản xuất và tái sản xuất.

Khó khăn khách quan cần phải kể đến trước hết là còn có sự thiếu công bằng giới trong một vài chính sách xã hội hiện nay. Thực tiễn cho thấy một số vấn đề nảy sinh cần được các nhà tạo lập chính sách đưa ra hướng giải quyết.

Cũng cần nhận thấy rằng, còn có những trở ngại từ di sản truyền thống, đặc biệt là tư tưởng trọng nam khinh nữ. Đó chính là những vật cản trên con đường phát triển của lao động nữ nông thôn, nó hạn chế việc phát huy năng lực của họ trong sự nghiệp phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá.



CHƯƠNG 3

QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP PHÁT HUY VAI TRÒ LAO ĐỘNG NỮ Ở NÔNG THÔN TRONG NHỮNG NĂM TỚI


Việt Nam, với gần 80 triệu dân, trong đó hơn 75% số dân sống ở nông thôn và hơn 60% số hộ thuần nông, về cơ bản, nước ta vẫn là nước nông nghiệp. Trong những năm qua, nhờ đổi mới, nông nghiệp và nông thôn đã thu được nhiều thành quả quan trọng, đưa nước ta từ chỗ thiếu lương thực, đã đáp ứng đủ nhu cầu và trở thành một trong những nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới. Thành quả của đổi mới nông nghiệp và kinh tế nông thôn cũng góp phần tạo điều kiện cho nhiều ngành sản xuất và chế biến nông lâm, thuỷ sản như chè, cà phê, cao su, cây ăn quả, chăn nuôi, thuỷ sản... phát triển nhanh và đạt năng suất cao. Về thành tựu của công cuộc đổi mới phát triển kinh tế - xã hội qua 5 năm thực hiện Nghị quyết đại hội Đảng lần thứ VIII (1996-2000), Đảng ta đã đánh giá như sau: “Giá trị sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp tăng bình quân hằng năm 5,7% so với mục tiêu đề ra 4,5-5%, trong đó nông nghiệp tăng 5,6%, lâm nghiệp 0,4%, ngư nghiệp 8,4%. Cơ cấu mùa vụ đã chuyển dịch theo hướng tăng diện tích lúa đông xuân và lúa hè thu có năng suất cao ổn định. Các loại giống lúa mới đã được sử dụng trên 87% diện tích gieo trồng. Sản lượng lương thực có hạt tăng bình quân hằng năm trên 1,6 triệu tấn; lương thực bình quân đầu người đã tăng từ 360 kg năm 1995 lên trên 444 kg năm 2000. Giá trị sản xuất nông nghiệp trên một đơn vị đất nông nghiệp tăng từ 13,5 triệu đồng/ha năm 1995 lên 17,5 triệu đồng/ha năm 2000. Chăn nuôi tiếp tục phát triển. Sản lượng thịt lợn hơi năm 2000 ước trên 1,4 triệu tấn, bằng 1,4 lần so với năm 1995. Nghề nuôi, trồng và đánh bắt thuỷ sản phát triển khá. Sản lượng thuỷ sản năm 2000 đạt trên 2 triệu tấn so với mục tiêu kế hoạch 1,6-1,7 triệu tấn; xuất khẩu đạt 1.475 triệu USD.


Những thành tựu đạt được nêu trên là kết quả thực hiện các chính sách đổi mới về phát triển nông nghiệp và nông thôn, đẩy mạnh đầu tư, ứng dụng những tiến bộ về khoa học kỹ thuật vào sản xuất, đa dạng hoá sản phẩm, gắn sản xuất với thị trường” [22, tr. 224-225].

Từ những nghiên cứu của mình các chuyên gia kinh tế trong và ngoài nước nhận xét rằng: Trong thập kỷ tới, phát triển nông thôn vẫn sẽ tiếp tục phụ thuộc vào tăng trưởng nông nghiệp, khi vẫn chưa có được những điều kiện cơ bản cho một quá trình công nghiệp hoá nông thôn trên diện rộng [15, tr. 166]. Phát triển công nghiệp trong nông nghiệp sẽ giúp giảm bớt khoảng cách này. Tuy vậy, giải quyết việc làm nông thôn vẫn phụ thuộc nhiều vào sự tăng trưởng của các doanh nghiệp hộ gia đình dựa trên cơ sở các nguồn lực địa phương cũng như sự phát triển của các ngành tiểu, thủ công nghiệp làng bản trong tầm trung hạn. Vì thế, phát triển nông thôn có tầm quan trọng to lớn đối với chiến lược phát triển đất nước. Điều này được thể hiện rất rõ trong các Văn kiện Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam. Vị trí quan trọng của nông thôn trong chiến lược phát triển đất nước được khẳng định lại tại Hội nghị Trung ương lần thứ sáu (khoá VIII): “Sự phát triển nông nghiệp (bao gồm cả lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp) và kinh tế nông thôn theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá có vai trò cực kỳ quan trọng cả trước mắt và lâu dài, làm cơ sở để ổn định và phát triển kinh tế - xã hội, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa”. [21 ,tr. 46]


3.1 Lao động nữ trong chiến lược phát triển nông thôn‌

3.1.1 Chiến lược phát triển nông thôn đến năm 2010

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng cộng sản Việt Nam đã định hướng phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn nước ta trong giai đoạn 2001- 2010 như sau:


“Chuyển đổi nhanh chóng cơ cấu sản xuất nông nghiệp và kinh tế nông thôn; xây dựng các vùng sản xuất hàng hoá chuyên canh phù hợp với tiềm năng và lợi thế về khí hậu, đất đai và lao động của từng vùng, từng địa phương.

Phấn đấu đến năm 2005 thu nhập bình quân của nông dân gấp 1,7 lần so với hiện nay; không còn hộ đói, giảm đáng kể tỷ lệ hộ nghèo

Tiếp tục đẩy mạnh sản xuất lương thực theo hướng thâm canh, tăng năng suất và tăng nhanh lúa đặc sản, chất lượng cao. Sản lượng lương thực có hạt năm 2005 dự kiến 37 triệu tấn, bảo đảm an ninh lương thực quốc gia.

Phát triển chăn nuôi, dự kiến năm 2005 sản lượng thịt hơi các loại khoảng 2,5 triệu tấn. Hướng chính là tổ chức lại sản xuất, khuyến khích phát triển hộ hoặc nông trại chăn nuôi quy mô lớn

Mở mang các làng nghề, phát triển các điểm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ, đưa công nghiệp sơ chế và chế biến về nông thôn và vùng nguyên liệu; phát triển lĩnh vực dịch vụ cung ứng vật tư kỹ thuật; trao đổi nông sản hàng hoá ở nông thôn.... Đảm bảo an toàn xã hội, thực hiện tốt quy chế dân chủ ở nông thôn

Giá trị sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp tăng bình quân 4,8%/năm. Đến năm 2005, ngành nông nghiệp chiếm khoảng 75-76% giá trị sản xuất toàn ngành; lâm nghiệp khoảng 5-6%; thuỷ sản khoảng 19-20%” [22, tr. 226-227, 279]

Những nội dung định hướng trên đây cho thấy xu hướng biến đổi cơ cấu lao động ngành nghề ở nông thôn sẽ diễn ra ngày một nhanh và với phạm vi rộng. Điều này sẽ tác động đến phụ nữ nông thôn - là chủ thể của các hoạt động kinh tế ở địa bàn nông thôn - trong quá trình phát triển đất nước theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Sự tác động này sẽ thể hiện rõ khi quá trình “chuyển đổi nhanh chóng cơ cấu sản xuất, nông nghiệp và kinh tế nông thôn” diễn ra và phụ nữ là người chịu tác động của quá trình này nhiều hơn so với nam giới. Nguyên nhân là phụ nữ nông thôn phải đảm nhận chủ yếu những hoạt động liên quan đến canh


tác, trồng trọt, chăn nuôi. Sự tác động này với phụ nữ sẽ có mặt tích cực và không tích cực. Mặt tích cực, quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế, ngành nghề sẽ tạo điều kiện cho phụ nữ nông thôn có được môi trường hoạt động kinh tế theo hướng sản xuất hàng hoá trong nền kinh tế thị trường có sự định hướng của Nhà nước. Trong bối cảnh này, phụ nữ sẽ học hỏi và phát huy được những năng lực tiềm tàng của mình trước những biến đổi xã hội. Mặt không tích cực, do một số hạn chế (nhất là về chuyên môn kỹ thuật, về kinh nghiệm quản lý...) sẽ là trở ngại đối với phụ nữ trong quá trình thích ứng với sự chuyển đổi cơ cấu ngành nghề. Thiếu kinh nghiệm quản lý, khiến phụ nữ gặp khó khăn trong việc quản lý kinh tế, điều hành các doanh nghiệp nhỏ, các cơ sở sản xuất chuyên ngành nghề. Không có chuyên môn kỹ thuật là một trở ngại đối với phụ nữ khi tham gia vào các ngành nghề phi nông nghiệp, nhất là trong lĩnh vực công nghiệp chế biến, công nghiệp nhẹ.

3.1.2 Vị trí của lao động nữ trong việc thực hiện các chiến lược phát triển nông thôn

Nghị quyết 10 của Đảng ra ngày 5/4/1982 về đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp đã dẫn đến sự thay đổi cơ bản cơ chế quản lý nông nghiệp nông thôn Việt Nam: sức lao động được giải phóng, người nông dân tự chủ trong sản xuất, hộ gia đình là đơn vị kinh tế tự chủ, hợp tác xã đóng vai trò phục vụ đắc lực cho kinh tế hộ. Hiện nay, thực hiện Luật hợp tác xã năm 1996, ở các vùng nông thôn Việt Nam đang diễn ra quá trình chuyển đổi cơ cấu, thành lập hợp tác xã theo mô hình mới, phát triển chương trình tín dụng nông thôn nông nghiệp để giúp nông dân xoá đói giảm nghèo, phát triển sản xuất hàng hoá. Phụ nữ nông thôn đã được tạo thêm các điều kiện về kinh tế bình đẳng hơn so với giai đoạn trước đây. Ngoài việc tham gia các hợp tác xã hiện có tại địa phương, các hộ nông dân có thêm cơ hội tham gia các tổ/nhóm phụ nữ tín dụng, tiết kiệm của Hội phụ nữ, chi hội “sản xuất kinh doanh giỏi” của Hội Nông dân, các cơ sở của Hội Khuyến


nông, Hội làm vườn,... Các mô hình trang trại hiện đang phát triển mạnh. Hệ thống dịch vụ sản xuất và sinh hoạt mở ra ngày càng đa dạng. Sự chuyển đổi đó tạo cơ hội mới cho phụ nữ nông thôn có thêm việc làm được trả lương. Trên thực tế, phụ nữ nông thôn ngày nay là lực lượng chủ yếu tham gia ngành nghề phi nông nghiệp, dịch vụ và buôn bán nhỏ. Trong thời gian nông nhàn, phụ nữ thường đổ ra thành thị kiếm việc làm tăng thu nhập. Quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế rõ ràng đã tạo thêm cho phụ nữ các cơ hội tham gia hoạt động kinh tế và các điều kiện tốt hơn để bảo đảm đời sống gia đình.

Theo dự báo của các nhà nghiên cứu dân số, trong vòng 20 năm nữa, phụ nữ trong độ tuổi lao động vẫn luôn chiếm khoảng 50% dân số trong độ tuổi lao động của nước ta. Điều này nói lên tầm quan trọng của lao động nữ trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước (xem bảng)


Tổng số

Trong đó

Nữ

%

1/4/1979

25699.0

13158.0

51.2

1/4/1989

33599.8

17134.0

51.1

1/4/1999

43909.9

21935.5

49.95

Dự báo 2009

55959.4

27429.4

49.0

Dự báo 2019

60121.9

28844.1

47.97

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 128 trang tài liệu này.

Lao động nữ ở nông thôn Việt Nam - Thực trạng và giải pháp - 13

Bảng 3.1: Phụ nữ trong độ tuổi lao động tại thời điểm 1/4/1979, 1/4/1989, 1/4/1999 và dự báo năm 2009, 2019 (nghìn người)


Nguồn: Tổng cục thống kê (2002), Số liệu thống kê dân số và kinh tế- xã hội Việt Nam 1975-2001

Tầm quan trọng của phụ nữ trong công nghiệp hoá nông nghiệp, nông thôn được

thể hiện không chỉ ở chỗ phụ nữ là người thực hiện và đảm nhiệm chủ yếu công việc sản xuất trong nông nghiệp; mà còn thể hiện ở việc tiếp thu khoa học - kỹ thuật, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, đưa nông nghiệp thoát khỏi độc canh cây lúa tạo nên bước nhảy thần kỳ chưa từng có trong lịch sử về sản xuất lương thực, đưa Việt Nam đứng vào vị trí thứ 2 về xuất khẩu gạo trên thế giới.


Bên cạnh đó, phụ nữ còn có vai trò không nhỏ trong việc đa dạng hoá ngành, nghề ở nông thôn. Với những phẩm chất riêng của nữ giới (sự khéo léo, chăm chỉ, chịu khó, biết tính toán...) phụ nữ có ưu thế hơn nam giới trong phát triển các làng nghề truyền thống; trong lao động ở các doanh nghiệp vừa và nhỏ, cũng như ở lĩnh vực dịch vụ xã hội. Mặt khác, phụ nữ còn có vai trò quan trọng trong việc góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho công nghiệp hoá nông nghiệp, nông thôn thông qua các hoạt động giáo dục, nuôi dưỡng và chăm sóc các thành viên trong gia đình.

Những thành tựu của việc đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước đã ảnh hưởng tích cực đến quá trình phát triển phụ nữ. Nhờ đó, phụ nữ nông thôn dần dần được giải phóng khỏi những lao động vất vả và bận rộn trong sản xuất nông nghiệp và trong lao động gia đình. Máy làm đất, máy tuốt lúa, máy xay xát thóc gạo, cắt gọt khoai sắn, chế biến các sản phẩm nông-lâm-ngư nghiệp,... đang được sử dụng tương đối phổ biến trong các hộ gia đình và nhất là ở các trang trại thuộc các vùng nông thôn nước ta. Những tiện nghi gia đình phục vụ công việc nội trợ không chỉ phổ biến ở các đô thị mà cả ở nhiều vùng thị trấn, thị tứ và nông thôn, đã đỡ đần rất nhiều cho người phụ nữ trong lao động nội trợ - chăm sóc.

Cũng cần nhận thấy rằng, trong công nghiệp hoá nông nghiệp, nông thôn, phụ nữ đã và đang cố gắng để đáp ứng yêu cầu của sự phát triển. Và thành tựu nổi bật của sản xuất nông nghiệp nói riêng và phát triển kinh tế - xã hội nói chung đã ghi nhận sự đóng góp to lớn của họ. Tuy nhiên, với điều kiện sống và lao động hiện nay, người phụ nữ ở các vùng nông thôn đang phải đương diện với những vất vả trong việc thực hiện đa vai trò trước yêu cầu của nền kinh tế thị trường có sự định hướng xã hội chủ nghĩa.


3.2 Những quan điểm chủ yếu

3.2.1 Nâng cao vai trò lao động nữ ở nông thôn là bộ phận của chiến lược phát triển con người

Phát triển con người có nghĩa là đầu tư vào phát triển tiềm năng của con người như giáo dục, y tế, kỹ năng... để con người có thể làm việc một cách sáng tạo và có năng suất cao nhất. Phát triển vì con người là bảo đảm sự tăng trưởng kinh tế mà con người tạo ra phải được phân phối rộng rãi và công bằng. Phát triển cho con người là hướng vào việc tạo cho con người có cơ hội tham gia mọi hoạt động của đời sống xã hội (kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội). Do vậy, phát triển con người còn có ý nghĩa là mở rộng những lựa chọn của con người để hướng tới cuộc sống mà họ coi trọng; chính vì vậy phát triển có ý nghĩa rộng hơn tăng trưởng kinh tế là cái chỉ đóng vai trò phương tiện- cho dù là một phương tiện rất quan trọng- để mở rộng sự lựa chọn của con người. Nhưng để mở rộng cơ hội lựa chọn cho mỗi con người thì điều quan trọng là xây dựng năng lực của con người, được hiểu là một tập hợp những thứ mà con người có thể làm được hay có thể trở thành trong cuộc đời. “Những khả năng cơ bản nhất của phát triển con người là có thể đạt được một cuộc sống mạnh khoẻ, có tuổi thọ cao, có tri thức, có thể tiếp cận với các nguồn lực cần thiết cho một cuộc sống đầy đủ và có khả năng tham gia vào đời sống của cộng đồng. Không có những khả năng này, sẽ không có nhiều sự lựa chọn và nhiều cơ hội trong cuộc sống sẽ không thể tiếp cận được” [17, tr. 13].

Với tư cách là chủ thể xã hội, con người tham gia sự phát triển sản xuất vật chất. Chính sản xuất vật chất và tái sản xuất con người là nhân tố quyết định sự tồn tại, phát triển của xã hội. Xã hội càng phát triển, con người ngày càng hoàn thiện mọi mặt, càng có nhu cầu tham gia tổ chức, quản lý xã hội và sự phát triển của bản thân mình. Con người, một khi được thoả mãn những nhu cầu đó, sẽ có đóng góp to lớn, trở thành động lực mạnh mẽ thúc đẩy sự phát triển xã hội. Muốn vậy,

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 26/01/2023