Lâm nghiệp cộng đồng tại tỉnh Quảng Trị và các hoạt động chủ yếu trong quản lý rừng cộng đồng tại thôn Làng Cát, xã Đakrông, huyện Đakrông, tỉnh Quảng Trị - 12



(1) Nhiệm kỳ của Ban quản lý rừng cộng đồng là: 2,5 năm

(2) Trách nhiệm của Ban quản lý rừng cộng đồng:

- Hướng dẫn, chỉ đạo các hộ gia đình thực hiện quản lý bảo vệ và phát triển rừng theo phương án giao rừng, kế hoạch quản lý rừng cộng đồng và Quy ước này đã được phê duyệt và công nhận; quản lý và sử dụng quỹ của cộng đồng theo đúng quy định.

- Tổ chức hòa giải các trường hợp tranh chấp, các đối tượng vi phạm Quy ước;

(3) Quyền hạn của Ban quản lý rừng cộng đồng:

- Tổ chức khai thác rừng, thu tiền khi khai thác gỗ, lâm sản ngoài gỗ.

- Được quyền lập quỹ của thôn từ nguồn thu dịch vụ khai thác, tiền đầu tư của Dự án, tiền bồi thường các vi phạm Quy ước, nguồn đóng góp của nhân dân, các nguồn tiền thưởng… Việc trích lập và chi nguồn quỹ phải được trên 50% số đại diện các hộ trong cộng đồng đồng ý, có sự kiểm tra giám sát của UBND xã.

- Tổ chức ngăn chặn, lập biên bản các đối tượng vi phạm Quy ước và pháp luật của Nhà nước, báo cáo và đề xuất với cơ quan có thẩm quyền xử lý.

- Được quyền xét duyệt cho các hộ gia đình khai thác, sử dụng lâm sản.

- Yêu cầu người vi phạm phải bồi thường bằng công lao động và giá trị thiệt hại theo mức độ thiệt hại.

- Tổ chức cuộc họp cộng đồng định kỳ 1 tháng 1 lần hoặc đột xuất và vào tháng 6 và tháng 12 để đánh giá tình hình quản lý bảo vệ, phát triển và sử dụng rừng, quản lý và sử dụng quỹ của cộng đồng, xét khen thưởng và kiểm điểm các vi phạm Quy ước; điều chỉnh, bổ sung Quy ước.

(4) Trách nhiệm của các hộ gia đình và thành viên trong thôn:

- Bảo vệ rừng và ngăn chặn người ngoài vào khai thác lâm sản, phá rừng, làm nương rẫy.

- Khi phát hiện có việc chặt phá rừng cộng đồng hoặc làm nương rẫy không đúng theo quy định thì phải báo cho ban quản lý rừng cộng đồng.- Tham gia thực hiện kế hoạch quản lý rừng cộng đồng.

Phần 7. Khen thưởng và bồi thường



(1) Khen thưởng.

Hộ gia đình thực hiện tốt Quy ước Bảo vệ và phát triển rừng, ngoài sự biểu dương của thôn, còn được đề nghị Nhà nước khen thưởng thành tích, được ưu tiên giải quyết các nhu cầu về gỗ và lâm sản.

(2) Quy định bồi thường.

Hộ gia đình, cá nhân vi phạm các quy định trong Quy ước, tuỳ theo mức độ bị thôn xử lý theo các hình thức sau:

(2.1) Đối với vi phạm các quy định chung của quy ước

- Đối với người trong cộng đồng:

+ Lần 1: Kiểm điểm trước cộng đồng

+ Tiếp tục vi phạm sẽ không được xét nhu cầu sử dụng gỗ, lâm sản ngoài gỗ 1 đến 2 năm tuỳ theo mức độ vi phạm.

- Đối với người ngoài cộng động: Vi phạm thì tạm thu tang vật, phương tiện lập biên bản đề nghị UBND xã và cơ quan chức năng xử lý; Ngoài ra còn phải bồi thưòng tiền bằng giá trị lâm sản theo giá thị trường.

(2.2) Khai thác gỗ vượt khối lượng, không đúng địa điểm và thiết kế bài cây:

- Đối với người trong cộng đồng:

+ Lần 1: Kiểm điểm, thu hồi khối lượng vượt

+ Lần 2: Tạm thu tang vật, phương tiện báo cáo cơ quan chức năng xử lý; tuỳ theo mức độ vi phạm Ban quản lý rừng xét hoặc không xét nhu cầu khai thác gỗ, lâm sản ngoài gỗ từ 1 đến 2 năm

- Đối với người ngoài cộng đồng thực hiện như mục b, mục 2.1.

(2.3) Gây cháy rừng, lấn chiếm rừng, chăn thả gia súc phá hoại rừng…

- Lần 1: Kiểm điểm, bồi thường thiệt hại mức giá trị tương đương mức thiệt hại theo giá thoả thuận của cộng đồng

- Lần 2: Bồi thường thiệt hại theo giá thị trường theo mức thiệt hại và không được xét nhu cầu gỗ, lâm sản ngoài gỗ trong 1 đến 2 năm.

(2.4) Đối với vi phạm săn bắn, bẫy động vật hoang dã:

- Đối với người trong cộng đồng



+ Lần 1: Kiểm điểm trước cộng đồng

+ Lần 2: Ngoài việc tịch thu tiền bán động vật, còn phải bồi thường bằng giá trị động vật đã bán và không được hưởng quyền lợi gỗ và lâm sản ngoài gỗ từ 1 đến 2 năm.

- Đối với người ngoài cộng đồng:

Ngoài việc xử lý theo quy định của Nhà nước, còn phải bồi thường thiệt hại cho cộng đồng từ 2 lần trở lên giá trị động vật hoang dã (theo giá thị trường)

(2.5) Những quy định về thu từ khoản bồi thường như sau:

- Chi 20% cho người phát hiện;

- Chi 30% cho người tham gia bắt và giải quyết;

- 50% nộp quỹ cộng đồng.

(2.6) Các hộ không tham gia các hoạt động mà cộng đồng huy động (không có lý do chính đáng) thì không được hưởng lợi ích từ quỹ của cộng đồng.

4.4 Xây dựng Quỹ bảo vệ và phát triển rừng cộng đồng dân cư thôn (Quỹ thôn):

4.4.1. Những căn cứ để xây dựng Quỹ bảo vệ phát triển rừng cộng đồng dân cư thôn:

4.4.1.1. Những căn cứ pháp lý:

Quỹ bảo vệ và phát triển rừng cộng đồng của thôn được lập để phục vụ các hoạt động chung về lâm nghiệp trên diện tích rừng giao cho cộng đồng. Khi tiến hành lập và quản lý Quỹ căn cứ vào các cơ sở sau:

- Quyết định số 106/2006/QĐ-BNN ngày 27/11/2006 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc ban hành Bản hướng dẫn quản lý rừng cộng đồng dân cư thôn.

- Công văn số 123/BNN-LN ngày 15/1/2008 về hướng dẫn thí điểm thành lập, quản lý và sử dụng Quỹ Bảo vệ phát triển rừng cộng đồng.

- Kế hoạch quản lý rừng cộng đồng của thôn.

- Sự mong muốn và tự nguyện xây dựng, quản lý và sử dụng Quỹ bảo vệ phát triển rừng cộng đồng của người dân trong thôn.



4.4.1.2. Thành lập Ban quản lý Quỹ thôn và Tổ kiểm soát Quỹ:

Quỹ bảo vệ và phát triển rừng của cộng đồng do cộng đồng tự thành lập nhằm mục đích chủ yếu là phục vụ cho các hoạt động về lâm nghiệp của cộng đồng như: bảo vệ rừng, trồng rừng, chăm sóc rừng, khoanh nuôi tái sinh rừng, làm giàu rừng, khai thác lâm sản, quản lý rừng...

Cộng đồng dân cư thôn bản sẽ tự bầu ra một Ban quản lý để quản lý Quỹ. Ban quản lý rừng cộng đồng có thể làm cả nhiệm vụ của Ban quản lý Quỹ; trường hợp nguồn vốn trong quỹ lớn có thể thành lập Ban quản lý Quỹ riêng. Để thực hiện Kế hoạch quản lý rừng cộng đồng các thôn cần có kinh phí nhằm bảo đảm tài chính thực hiện Kế hoạch. Vì vậy các thôn cần có một quỹ bảo vệ và phát triển rừng cộng đồng dân cư thôn.

(1) Mục đích thành lập Quỹ thôn:

Huy động các nguồn lực từ dự án, các tổ chức xã hội, các cá nhân để bảo vệ và phát triển rừng cộng đồng dân cư thôn, góp phần thực hiện chủ trương xã hội hoá nghề rừng.

Nâng cao nhận thức và trách nhiệm của cộng đồng dân cư thôn đối với rừng cộng đồng.

(2) Nguyên tắc hoạt động của Quỹ thôn:

Hỗ trợ cho các hoạt động bảo vệ và phát triển rừng cộng đồng được ghi trong kế hoạch quản lý rừng cộng đồng dân cư của thôn.

Hỗ trợ cho các hoạt động phát triển cộng đồng nhằm cải thiện đời sống của các hộ thành viên và góp phần bảo vệ và phát triển rừng của thôn được ghi trong Quy ước bảo vệ và phát triển rừng thôn

Kế hoạch thu chi, và các khoản thu- chi của Quỹ thôn được niêm yết công khai tại các địa điểm công cộng trong thôn (nhà trưởng thôn) và công bố trong các cuộc họp thôn, gửi báo cáo UBND xã.

Quản lý Quỹ thôn chịu sự kiểm tra giám sát của chính quyền thôn, xã, người dân và các đoàn thể trong thôn.

(3) Trách nhiệm quản lý các nguồn thu chi của quỹ thôn:



- Việc quản lý các nguồn thu chi quỹ thôn sẽ giao cho Ban quản lý rừng cộng đồng dân cư thôn đảm nhận.

- Ban quản lý rừng cộng đồng thôn bầu ra một Tổ quản lý quỹ gồm 3 người để theo dõi quản lý quỹ thôn. Trong đó: + Một trưởng ban chịu trách nhiệm quản lý chung.

+ Một người phó trưởng ban kiêm kế toán chịu trách nhiệm xây dựng kế hoạch thu chi quỹ và duyệt các khoản chi.

+ Một người chịu trách nhiệm quản lý tiền mặt của Quỹ thôn và thanh toán theo lệnh của tổ trưởng, ghi chép sổ sách thu chi tiền mặt của Quỹ thôn, báo cáo tình hình quản lý thu chi quỹ thôn trước các cuộc họp thôn, lãnh đạo thôn ít nhất 6 tháng báo cáo một lần.

(4) Kiểm soát thu chi quỹ thôn: Tổ kiểm soát gồm có 3 người;

- Việc kiểm soát quản lý quỹ thôn giao cho Tổ kiểm soát thôn chịu trách nhiệm

- Nhiệm vụ kiểm soát thu chi quỹ trong thôn là: kiểm tra việc thu chi quỹ trong thôn; kiểm tra những người được quỹ hỗ trợ có hoàn thành tốt việc được giao không; kiểm tra người được hưởng lợi như khai thác gỗ có đóng góp cho cộng đồng theo quy ước không; báo cáo tình hình kiểm tra cho lãnh đạo thôn biết và trước cuộc họp của thôn.

(5) Các nguồn thu chi của quỹ thôn:

Quản lý thu chi để thực hiện các hoạt động quản lý rừng cộng đồng thực hiện theo nguồn quỹ như sau:

(a) Đối với nguồn hỗ trợ của dự án:

- Các hoạt động trong Kế hoạch phát triển cộng đồng hàng năm theo hướng dẫn của các BQLDA huyện, tỉnh và được BQLDA TW phê duyệt. Mỗi công tuần tra bảo vệ rừng, chống cháy rừng trợ hỗ 1 công là 10.000đ; thực hiện nuôi dưỡng rừng hỗ trợ 20.000đ/công.

- Chi phí cho các hoạt động quản lý quỹ tại thôn bản như họp thôn bản, thù lao cho quản lý quỹ thôn thì thanh toán một lần.



- Mức thù lao cho các thành viên Ban quản lý rừng cộng đồng, tổ quản lý Quỹ thôn và tổ kiểm soát Quỹ thôn như sau: Tổ chức thành ban quản lý liên hợp: Ban quản lý rừng + Tổ quản lý, Tổ kiểm soát Quỹ thôn; Tổng số người là 6 người. Mỗi tháng bình quân thù lao là 30.000đ/người. Nghĩa là 6 người x 30.000đ/người x 12 tháng = 2.160.00đồng.

- Kinh phí họp, khen thưởng và các chi phí khác lấy từ nguồn thu đóng góp của các hộ gia đình khai thác củi và LSNG.

(b) Đối với nguồn tiền do thôn quản lý:

- Các nguồn thu từ khai thác rừng cộng đồng như tiền bồi thường, đóng góp khi khai thác lâm sản do thôn trực tiếp thu và quản lý theo Quy ước BV&PTRCĐ.

- Người được phép khai thác lâm sản sẽ nộp tiền cho Kế toán và thủ quỹ thôn theo quy định, có thể nộp tiền một lần hay nhiều lần.

- Tiền của Quỹ thôn sẽ do thủ quỹ giữ, và lập sổ theo dõi thu chi.

- Chi từ Quỹ thôn: Dựa trên Kế hoạch thu chi quỹ của thôn hàng năm, kế toán dự thảo Giấy đề nghị chi tiền trình trưởng ban Ban quản lý Quỹ thôn ký, sau đó kế toán thôn sẽ thanh toán cho người thực hiện hoạt động, và ghi vào sổ theo dõi chi tiền mặt.

- Số tiền quỹ thôn chưa dùng đến có thể gửi tiết kiệm để bảo tồn vốn. Việc gửi tiết kiệm sẽ tổ chức họp thôn để quyết định.

4.4.2. Quy chế quản lý Quỹ bảo vệ và phát triển rừng và bảng thu chi của thôn Làng cát: (Quỹ thôn)

4.4.2.1. Lập kế hoạch thu chi hàng năm của Quỹ thôn Làng cát:

(1) Nguồn thu:

Dự án: “Thí điểm lâm nghiệp cộng đồng" tại tỉnh Quảng Trị đã hổ trợ nguồn kinh phí cho mỗi một xã số tiền là 93.250.000 đồng (tương đương 4.000 euro) phân đều cho 5 năm lập kế hoạch. Như vậy trong 5 năm của kế hoạch phát triển rừng cộng đồng dự án hổ trợ cho thôn Làng cát là 46.625.000 VNĐ

Các hoạt động trong kế hoạch quản lý rừng cộng đồng hàng năm theo hướng dẫn của BQLDA huyện, tỉnh và BQLDA TW phê duyệt.



(2) Dự toán các khoản chi trong 5 năm của Quỹ thôn:

Trong 5 năm tới quản lý quỹ của cộng đồng thôn Làng cát cần chi 79.020.000 đồng cho các hoạt động sau:

- Chi cho hoạt động bảo vệ rừng: 19.500.000 đồng.

- Chi cho hoạt động trồng rừng: 21.000.000 đồng

- Chi cho hoạt động nuôi dưỡng rừng: 27.720.000 đồng.

- Chi cho hoạt động của ban quản lý rừng: 10.800.000 đồng.

- Căn cứ vào khối lượng công việc, hiện trạng tài nguyên rừng và khả năng lao động của người dân, dự toán kế hoạch các khoản chi hàng năm như sau:

Bảng 4.13:Kế hoạch chi cho các hoạt động kinh doanh rừng cộng đồng thôn Làng

cát

Đơn vị: Nghìn đồng


Năm


Công việc


2012


2013


2014


2015


2016


Tổng

Hoạt động bảo vệ rừng

3.900

3.900

3.900

3.900

3.900

19.500

Hoạt động trồng rừng

1.500

3.500

4.000

6.000

6.000

21.000

Hoạt động nuôi dưỡng

rừng

1.500

7.230

7.230

5.880

5880

27.720

Hoạt động của ban quản

lý rừng

2.160

2.160

2.160

2.160

2.160

10.800

Tổng

9.060

16.790

17.290

17.940

17.940

79.020

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 108 trang tài liệu này.

Lâm nghiệp cộng đồng tại tỉnh Quảng Trị và các hoạt động chủ yếu trong quản lý rừng cộng đồng tại thôn Làng Cát, xã Đakrông, huyện Đakrông, tỉnh Quảng Trị - 12


Như vậy dự kiến trong 5 năm quản lý rừng cộng đồng của thôn Làng cát sẽ chi hết 79.020.000đ. Tất cả các nguồn thu từ dự án hỗ trợ và huy động nguồn vốn từ nội bộ cộng đồng sẽ được xung hết vào quỹ thôn, có thể gửi tiết kiệm (thông qua họp thôn để thống nhất) để dùng khi cần đến.



5.1. Kết luận:


Chương 5

KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ KIẾN NGHỊ

5.1.1. Về kết quả nghiên cứu:

- Đề tài đã phân tích được những ưu nhược điểm mà điều kiện tự nhiên - kinh tế xã hội tác động đến khu vực nghiên cứu;

- Đề tài đã đánh giá được kết quả sau hơn 5 năm thực hiện công tác giao rừng tự nhiên của tỉnh Quảng Trị tại hai huyện Hướng Hóa và Đakrông tỉnh Quảng Trị đã giao được 4.024,3 ha cho cộng đồng dân cư thôn;

+ Những diện tích rừng được giao đã có chủ thực sự nên công tác quản lý bảo vệ rừng được chặt chẽ và có hiệu quả hơn; diện tích rừng không bị mất, hạn chế tình trạng khai thác trái phép và đốt rừng làm nương rẫy. Trữ lượng gỗ ngày càng tăng lên, bình quân 2 - 2,5m3/ha/năm;

+ Các trạng thái rừng mà chúng ta tiến hành điều tra thực tế có số cây phân bố ở cấp kính từ (30 – 38cm) trở lên ít hơn so với mô hình rừng mong muốn, cần phải có biện pháp khoanh nuôi xúc tiến tái sinh, nuôi dưỡng phát triển rừng hợp lý để đưa mô hình rừng thực tế tương xứng với mô hình rừng mong muốn trong những năm sắp đến;

+ Mặc dù chưa được hưởng lợi từ rừng nhưng nhận thức của nhân dân trong việc nhận rừng để quản lý bảo vệ và hưởng lợi đã có những chuyển biến tích cực (nhiều cộng đồng dân cư thôn đã làm đơn xin nhận rừng tự nhiên để quản lý bảo vệ

);

+ Vai trò, trách nhiệm của chính quyền xã, thôn trong công tác quản lý bảo vệ rừng đã được phát huy.

+ Chủ trương chính sách hưởng lợi được áp dụng đã phù hợp với tình hình thực tế của địa phương và nguyện vọng của người nhận rừng;

+ Trình tự thủ tục giao rừng phù hợp với hướng dẫn của Thông tư 38/2007/TT-BNN ngày 25/4/2007 của Bộ NNN&PTNT về việc hướng dẫn trình tự,

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 02/10/2023