Lâm nghiệp cộng đồng tại tỉnh Quảng Trị và các hoạt động chủ yếu trong quản lý rừng cộng đồng tại thôn Làng Cát, xã Đakrông, huyện Đakrông, tỉnh Quảng Trị - 13



thủ tục giao rừng, cho thuê rừng, thu hồi rừng cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng dân cư thôn;

+ Đối tượng giao rừng phù hợp với tình hình thực tế của các địa phương; ở địa bàn của hai huyện mô hình giao rừng tự nhiên cho cộng đồng dân cư thôn có nhiều thuận lợi; tuy nhiên cũng cần ưu tiên giao rừng tự nhiên đến từng nhóm hộ để họ chủ động hơn trong việc quản lý bảo vệ hưởng lợi nhằm góp phần nâng cao đời sống;

+ Lực lượng Kiểm lâm đã đóng vai trò quan trọng trong quá trình giao rừng tự nhiên từ khâu tuyên truyền các chủ trương, chính sách, tổ chức thực hiện trong quá trình giao và sau khi giao rừng cho cộng đồng dân cư thôn.

- Đề tài đã tiến hành lập Kế hoạch quản lý rừng cộng đồng, xây dựng Quy ước và Quỹ bảo vệ phát triển rừng có cơ sở pháp lý rõ ràng, có sự đồng thuận nhất trí cao của người dân thôn Làng cát từ đó có tính khả thi và góp phần vào mục tiêu quản lý tài nguyên rừng bền vững. Cụ thể:

+ Về lập Kế hoạch quản lý rừng cộng đồng:

. Sau khi điều tra tài nguyên rừng cộng đồng thôn Làng cát cho thấy các khu rừng giao cho cộng đồng chủ yếu là rừng phục hồi trạng thái IIA, IIB, IIIA1, IIIA2 có trữ lượng thấp, số cây theo cấp kính tập trung ở cỡ kính nhỏ.

. Khu rừng của cộng đồng thôn Làng cát không có lô rừng nào đạt tiêu chuẩn khai thác trong 5 năm tới nên chỉ lập kế hoạch nuôi dưỡng, chăm sóc, trồng rừng và bảo vệ rừng.

+ Về việc xây dựng Quy ước bảo vệ và phát triển rừng cộng đồng đã sử dụng phương pháp có tham gia của người dân và cán bộ địa phương là người hỗ trợ, thúc đẩy. Người dân thảo luận và đưa ra được nội dung của bản quy ước với sự nhất trí cao. Mục tiêu chung của bản quy ước là quy định những hành vi được phép và những hành vi không được phép tác dụng tới tài nguyên rừng, cơ chế thưởng phạt khi có những hành vi tích cực hoặc vi phạm.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 108 trang tài liệu này.

+ Về cơ chế quản lý Quỹ bảo vệ và phát triển rừng cộng đồng:


Lâm nghiệp cộng đồng tại tỉnh Quảng Trị và các hoạt động chủ yếu trong quản lý rừng cộng đồng tại thôn Làng Cát, xã Đakrông, huyện Đakrông, tỉnh Quảng Trị - 13


Mỗi thôn đã thành lập được Ban quản lý quỹ thôn và Tổ kiểm soát quỹ. Các hoạt động thu chi của Quỹ được trình bày công khai tại các buổi họp thôn và được thực hiện khi có sự nhất trí của toàn cộng đồng.

5.1.2. Về phương pháp nghiên cứu:

Phương pháp điều tra kết hợp đơn giản, dễ thực hiện đồng thời với việc điều tra tài nguyên rừng cộng đồng theo cả số cây và trữ lượng do đó phù hợp cho cả nhu cầu, trình độ của người dân và sự ra quyết định của các cơ quan quản lý Nhà nước. Mặt khác, phương pháp điều tra kết hợp này còn khắc phục được những nhược điểm của hai phương pháp điều tra là phương pháp tính theo số cây và phương pháp tính theo trữ lượng.

5.2. Tồn tại:

Địa bàn nghiên cứu rộng lớn, xã và thôn nơi đề tài thực hiện cách xa các trung tâm nên đường xá đi lại hết sức khó khăn, địa hình có độ dốc lớn, hiểm trở, các lô rừng bị cây bụi tre nứa xâm lấn rậm rạp nên việc đo đếm, điều tra, thu thập số liệu gặp rất nhiều khó khăn, địa bàn điều tra trải rộng vì thế không tránh khỏi những sai sót:

- Cộng đồng chưa chủ động thực hiện các công việc đã xây dựng , họ trông chờ vào sự giúp đở các cơ quan chức năng, thiếu tính chủ động trong quá trình thực hiện.

- Trong quá trình điều tra thu thập số liệu sử dụng rất nhiều các kỹ năng PRA và phải giao tiếp trực tiếp với người dân, dân cư ở đây lại là đồng bào các dân tộc thiểu số (chủ yếu là người dân tộc Vân kiều), rất nhiều người còn không thể nói và hiểu được tiếng phổ thông, vì thế việc tiếp cận tìm hiểu, điều tra, thu thập thông tin từ người dân gặp rất nhiều khó khăn.

- Cán bộ tham gia thực hiện chương trình ở cấp thôn , xã, kiểm lâm địa bàn thay đổi nhiều lần, do vậy có nhiều khó khăn trong công tác theo dõi, quản lý.

- Phương pháp nghiên cứu mà đề tài áp dụng chỉ là phương pháp đang trong giai đoạn thí điểm nên cần được tiến hành trên một số đối tượng khác nữa để có thể



đi đến những kết luận chính xác hơn về những ưu, nhược điểm của phương pháp này.

5.3. Kiến nghị: Trên cơ sở kết quả nghiên cứu đã thu được của đề tài, có một số kiến nghị sau:

- Địa phương tiếp tục theo dõi đánh giá việc thực hiện lâm nghiệp cộng đồng và chia sẻ kinh nghiệm nghiên cứu, thí nghiệm, phân tích các hoạt động đã được cộng đồng xây dựng như kế hoạch, quy ước, quỹ, gắn chia sẻ lợi ích để hoàn thiện tài liệu hóa và phổ biến rộng rải;

- Đào tạo nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ Lâm nghiệp cho các hoạt động lâm nghiệp cộng đồng ở cấp cơ sở, vừa phải có kiến thức và phương pháp tiếp cận cộng đồng;

- Lồng ghép các chương trình Dự án khác trên địa bàn để có nhiều cơ hội cho cộng đồng và rừng cộng đồng có điều kiện phát triển bền vững hơn;

- Dự án LNCĐ mới chỉ bắt đầu xới xáo các công việc giao rừng cho cộng đồng. Hiện tại còn nhiều nội dung hoạt động cần tiếp tục giúp đỡ, hướng dẫn cho cộng đồng như: khai thác gỗ, lâm sản; làm giàu rừng, phát triển lâm sản dưới tán rừng, chia sẻ lợi ích. Do vậy, đề nghị Trung ương cần tiếp tục giúp đỡ Tỉnh, xây dựng dự án pha II trên tinh thần mở rộng hợp phần từ nền tảng hiện có của pha I, mở rộng phạm vi xã, thôn, mở rộng các nội dung hoạt động quản lý, phát triển rừng cộng đồng;

- Trong các văn bản hướng dẫn thực hiện dự án lâm nghiệp cộng đồng cần xem xét, điều chỉnh lại và nên đơn giản hoá thủ tục trong các bước công việc để cho cộng đồng dễ tiếp cận khi triển khai thực hiện tại hiện trường rừng được giao;

- Tại địa bàn nghiên cứu đời sống của đồng bào dân tộc còn nhiều khó khăn, thu nhập từ hoạt động lâm nghiệp cộng đồng chiếm tỷ lệ thấp, nên họ chưa thực sự quan tâm đến bảo vệ rừng, việc lập kế hoạch khai thác gỗ để làm nhà mới, sửa nhà... không thực sự khuyến khích họ; Vì vậy cần phải có các chính sách như cho ứng trước sản phẩm gỗ, khai thác gỗ ở lô rừng đạt tiêu chuẩn để sử dụng vào mục đích thương mại, xây dựng đề án trả dịch vụ môi trường để tạo nguồn kinh phí đảm bảo sinh kế cho họ và phục vụ lâu dài công tác quản lý bảo vệ tại địa phương./.

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 02/10/2023