Qua đó nhà báo có những quan sát “ngổn ngang can lọ đựng hóa chất,
nguyên liệu toàn ngũ cốc”,…Tin tưởng cùng là người buôn bán cùng mục đích kiếm lời, ông Ng.Q.H – chủ cơ sở rang xay cà phê K.Th.X (phường Hòa Khánh, TP. Buôn Ma Thuột) – sẵn sàng chia sẻ : “Để cà phê giá rẻ thì bắp, đậu nành phải chiếm tỉ lệ 70 – 80% trở lên. Muốn cà phê có màu sắc
đẹp, mùi vị
thơm, phải pha cả
chục loại hóa chất như
CNC tạo quánh,
caramen tạo mùi, chất tạo bọt trắng và nhiều loại hương liệu khác nhau, tỉ
lệ ra sao thì mỗi người có một bí quyết riêng, cái này tôi không tiết lộ
được”. Ông còn cho nhà báo biết mỗi ngày dư sức giao 1000kg cà phê thành phẩm. Cũng trong vai này, nhà báo được bà X giới thiệu cho các chai hóa chất có tại xưởng và ghi nhận được thái độ tỉnh bơ của bà X đối với vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm “Tôi làm cà phê này lâu rồi, khách hàng nào cũng uống, không thấy ai bị gì cả”.
Có những kiểu đóng khách hàng phức tạp hơn, nhà báo tham gia một phần vào đường dây, một quy trình nào đó, cần sự khôn khéo, tỉnh táo. Như vai người đi xin việc làm trong bài “Cạm bẫy dịch vụ việc làm miễn phí” của Văn Minh – Ngô Bình đăng trên báo Tiền phong, số 90 ngày 31/3/2015. Khi vào vai một người đi xin việc làm, phóng viên không mấy khó khăn để tiếp cận một xe ôm, kiêm “cò” tên Hưng và được chở đến trụ sở công ty
Có thể bạn quan tâm!
- Lao Động Phóng Viên Của Nhà Báo Viết Điều Tra Có Tính Chất Đặc Thù
- Tỉ Lệ Bài Báo Điều Tra Sử Dụng Kỹ Năng Nhập Vai (%)
- Tần Xuất Xuất Hiện Của Các Dạng Vai Trong Các Bài Báo Điều Tra Được Khảo Sát
- Kỹ năng nhập vai của nhà báo viết điều tra - Nguyễn Thùy Trang - 8
- Nâng Cao Hiểu Biết Về Pháp Luật, Đạo Đức Nhà Báo
- Tích Cực, Khiêm Tốn Học Hỏi Những Người Đi Trước
Xem toàn bộ 128 trang tài liệu này.
H.S.Q (phường An Lạc, quận Tân Bình). Tại đây, nhà báo được yêu cầu nộp CMND. Nếu lúc này nhà báo nộp CMND cho công ty thì đã dính “bẫy”. Nhưng bắt thóp được chiêu lừa đảo này, nhà báo nhanh chóng chuyển hướng nói là tìm việc làm cho em gái, vì vậy mới thoát được, hơn nữa lại được nhân viên chia sẻ thêm rằng nếu là nữ mà còn trẻ, dưới 25 tuổi thì có rất nhiều đầu việc nhẹ nhàng, lương cao như làm nhân viên phục vụ quán nhậu, karaoke, lương cơ bản 2,5 triệu đồng/tháng. Cũng trong vai người đi tìm việc, tác giả tiếp cận được những người đến trung tâm này và được
cho biết họ đều bị yêu cầu nộp CMND bản gốc, kí vào tờ giấy thỏa thuận để công ty đăng ký giấy tạm trú, sau khi kí thỏa thuận nếu đổi ý hoặc làm
không quá 3 ngày, muốn lấy lại CMND thì phải trả 300.000đ.
cho công ty số
tiền
Nhìn chung, đây là dạng vai đơn giản, có thể dễ dàng áp dụng và ít có rủi ro. Các phóng viên thường sử dụng dạng vai này trong những vẫn đề điều tra ít phức tạp.
2.2.2. Vai hành khách
Để điều tra hoạt động của những xe cóc, xe dù, xe quá tải, nhà báo thường đóng giả làm hành khách, trực tiếp có mặt trên các chuyến xe này. So với vai khách hàng, vai hành khách có tần suất xuất hiện ít hơn vì chỉ phục vụ các đề tài điều tra ở một số lĩnh vực nhất định đặc biệt là GTVT.
Trong số các bài báo khảo sát, có 10 lần nhà báo xuất hiện với vai hành khách (chiếm 18,52%), nhưng chủ yếu ở các bài điều tra trên báo Lao động, trên báo Tiền Phong vai này chỉ xuất hiện một lần trong bài “Bất an "xe dù" ngày tết” (số 39 – ngày 8/2/2015) của Lê Hà – Việt Hùng.
Khi thực hiện bài viết này tác giả đã vào vai một hành khách đón xe Gia Lai để ghi nhận tình trạng hoạt động của bến cóc, xe dù và “cò” tại các bến này. Theo đó, nhà báo dễ dàng tiếp cận được “cò” tại bến xe Đắk Lắk. Anh này ra sức mời chào và giới thiệu xe cho nhà báo. Trực tiếp lên xe đó, phóng viên ghi nhận tình trạng vô tổ chức: đi không lộ tuyến, tấp vào bờ
nọ bụi kia để
chờ
khách, thậm chí còn quay ngược xe 3 – 4 lần để
đón
khách, chạy chậm, kéo rèm khi có gặp CSGT. Cả những chiêu trò như “cò” đóng giả làm khách hàng để hành khách tin là xe đông khách sắp chạy, xin tiền khách đi đổ dầu để kéo dài thời gian…cũng được tái hiện. Nếu quan sát từ bên ngoài thì khó có thể nhận biết những hiện tượng đó. Khi là một hành khách trên xe, phóng viên có thể chứng kiến “tài xế không cài dây bảo
hiểm, vừa lái xe vừa nghe điện thoại, bấm còi inh ỏi”, trực tiếp trải qua những phút “mất hồn” khi xe độ ngột phanh gấp khiến cả xe lao đầu về phía trước, làm cho độc giả như cũng sống trong cảm giác đó.
Trong loạt bài “Xe về Tết nhồi nhét, "chặt chém"” (báo Tiền phong ngày 9 – 10/2/2015), nhóm phóng viên đã ghi nhận nhiều hiện tượng đáng lo
ngại trên các xe khách ở Hà Nội và TP.HCM. Trong vai hành khách, các
phóng viên đã lên nhiều xe, tại nhiều bến khác nhau, trực tiếp chứng kiến tình trạng quá tải, nhồi nhét khách của các nhà xe. Đáng chú ý nhất là hiện tượng nâng giá tùy tiện của các nhà xe và và cách thức qua mặt CSGT, lý giải vì sao chúng chở quá tải có khi tới 60 – 70% mà không bị xử lý. Theo đó, nếu chạy đêm qua các trạm kiểm soát, nhà xe tắt đèn, yêu cầu hành khách
phải kéo rèm kín, cúi rạp người xuống để
không bị
phát hiện. Nếu lỡ bị
“tuýt còi”, lơ
xe chỉ
xuống vài phút mang theo tờ
giấy kẹp đôi thì xe lại
nhanh chóng tiếp tục hành trình.
Trong quá trình thực hiện loạt bài “Buôn lậu vẫn ngày đêm qua biên giới” (báo Lao động, ngày 18, 20, 21, 22 và 23/10/2014), nhóm phóng viên báo Lao động đã mất rất nhiều ngày quan sát tại các cửa khẩu, nhà ga và ghi nhận nhiều hình ảnh về hoạt động sôi động, ngang nhiên các đầu nậu. Để tìm hiểu quá trình vận chuyển hàng lậu cũng như việc kiểm soát của các nhân viên an ninh, phóng viên đã lên tàu, vào vai một hành khách. Trên chuyến tàu Đồng Đăng – Hà Nội, phóng viên đã xác định được những ga tàu
đỗ lâu cho cửu vạn hạ
hàng. Tuy nhiên, khi chụp
ảnh hàng hóa và cảnh
khuân vác hàng trên tàu, phóng viên đã bị nhân viên tàu chất vấn. May thay nhờ “mác” hành khách mà các anh vẫn được ở lại trên tàu, chỉ bị nhắc nhở: “Đi tàu để ngồi im, không chụp chiếu gì hết”. Nhờ vậy, phóng viên mới có
điều kiện tiếp cận với các cửu vạn trên tàu “diễn” tiếp vai chủ hàng và
được cho biết về dạng hàng hóa “Mỗi bao tải hay thùng hàng đều trộn lẫn
giữa hàng có đầy đủ giấy tờ và hàng lậu, tỉ lệ chia là 40% hàng lậu, 60% hàng có hóa đơn, chứng từ” và quy trình kiểm tra hàng hóa trên tàu.
Phóng viên Thành An (báo Lao động) chia sẻ riêng với tôi: “Đấy là
người bình thường giơ máy ảnh lên chụp mà họ đã “rằn mặt” như vậy rồi, nếu biết là phóng viên thì chắc chúng tôi đã bị đuổi khỏi tàu, bị đập vỡ máy ảnh không chừng. Những lúc như thế không thể sử dụng danh nghĩa nhà báo được”.
Như vậy, nhập vai hành khách cũng thuộc dạng vai đơn giản, thông thường ít nguy hiểm. Chỉ trong một số tình huống phóng viên phải đối mặt với nguy hiểm rình rập, đòi hỏi xử trí linh hoạt, khéo léo. Trong tình huống kể trên, bất lợi mà phóng viên gặp phải xuất phát từ sai sót, thiếu kỹ năng khi tác nghiệp.
2.2.3. Một số dạng vai khác
Ngoài những loại vai thường được sử
dụng như
khách hàng, hành
khách còn có một số loại vai “độc” chỉ xuất hiện ở một hoặc một số bài. Các vai này tuy ít xuất hiện nhưng lại thể hiện sự vai nhập độc đáo, đậm tính cá nhân, thể hiện sự sáng tạo của các nhà báo, của đề tài điều tra. Ở đó, có những đề tài có tính chất riêng biệt, tác giả lại có những cách nhập vai phù hợp.
2.2.3.1. Vai lái xe
Trong bài “Đột nhập bãi rút ruột xe bồn ở Hải Dương” đăng trên báo
Tiền Phong số 7 ngày 7/1/2015, phóng viên Minh Đức đã “biến hóa”
thành nhiều vai, nhưng xuyên suốt nhất là vai tài xế xe tải. Trong vai một
phụ
xe tải vừa về
tới ngã ba Tiền Trung, Thành phố
Hải Dương, phóng
viên lân la hỏi người dân để tìm được bãi đất trống được coi là một địa
điểm nức tiếng về việc “đập hộp” container, rút ruột gas, xăng dầu…từ
các xe bồn. Vẫn trong vai xe tải, phóng viên tiếp cận cổng khu đất hỏi thuê
chỗ đỗ xe thì nhận ánh mắt soi mói và cái lắc đầu của bảo vệ “Ở đây chỉ
cho thuê chỗ
sang hàng chứ
không cho thuê chỗ
đậu…nếu sang hàng thì
phải trả 100 nghìn đồng/giờ. Việc nhập vai làm lái xe tạo cơ hội cho tác giả tiếp xúc với rất nhiều đối tượng khác nhau để có được những thông tin
về bãi sang hàng này như “…khoảng 3 năm trở lại đây, khu vực ngã ba
Tiền Trung trở thành địa điểm hoạt động nhộn nhịp của cánh xe tải, xe
bồn, xe container. Tại đây, các xe tải thường vào bãi, sau đó rút ruột hàng hóa để bán kiếm tiền. Nếu là xe gas, tài xế sẽ đáp bãi chừng 20 – 30 phút để chiết nạp gas trực tiếp từ xe bồn vào các bình nhỏ rồi bán cho xe phân phối gas với giá hời. Thời gian chiết nạp rất nhanh, chỉ khoảng 1 phút là nạp đầy 1 bình 12 kg. Như vậy, tài xế chỉ cần “rút” khoảng 10 bình đã có vài triệu bỏ túi”.
Chia sẻ về
quá trình thực hiện phóng sự
điều tra này, phóng viên
Minh Đức cho biết anh đã “hóa thân” vào rất nhiều vai chứ không chỉ một vai lái xe. Anh cho biết: “Trong bài này, việc điều tra không mấy nguy hiểm, điều khó khăn nhất là phải tiếp cận và quay lại, chụp được cận
cảnh rút ruột xăng dầu”. Sử
dụng flycam (thiết bị
bay điều khiển từ xa
dùng để
chụp
ảnh và quay phim từ
trên không) cũng không phát huy tác
dụng, anh phải vào vai thợ sửa điện thoại, điện lực để tiếp cận, quan sát hoạt động của đối tượng. Nhưng những hình ảnh trong bài viết lại có được từ ban công của một nhà nghỉ nơi anh vào vai khách làng chơi trong nhiều ngày để theo dõi thời gian và cách thức hoạt động của bãi sang chiết.
Nhờ nhập vai thành công mà phóng viên ghi nhận những đặc điểm hoạt động của đối tượng “các đối tượng có hành vi rút ruột giá, xăng dầu
hoạt động khá tinh vi, lúc thì lắp ống chiết trực tiếp sang xe tải nhỏ có
thùng kín, lúc thì chúng đưa xe vào bụi cây hoặc nấp sau xe của đồng bọn”.
Tương tự, để
thực hiện loạt bài “CSGT tỉnh Nghệ
An: Nhiều sai
phạm khi thực thi công vụ” (báo Lao động – ngày12/10/2015), nhóm phóng viên Lâm Hưng Thơ – Hồng Triều đã kì công theo dõi nhiều ngày để ghi lại hoạt động CSGT chính xác đến từng giờ, từng phút, từng biển số xe, lặp đi lặp lại cách kiểm tra trong … chưa đầy 5 giây của CSGT. Chiều 14/9/2014, phóng viên leo lên chiếc xe tải nhỏ mang BKS 37C…của lái xe L, chở xi măng từ phía bắc vào Vinh trên QL1A. Chính xe này cũng phải nấp vào một đường nhỏ vì sợ bị “làm luật”. Từ vị trí dừng này, phóng viên có dịp “mục sở thị” cách làm việc của CSGT tại chốt này và lắng nghe tâm sự của lái xe L.
2.2.3.2. Vai bệnh nhân
Trong bài điều tra “Đường đi của máu” (báo Lao động – số 287 –
ngày 8/12/2014), nhóm phóng viên Khương Quỳnh – Minh Quân – Phùng Bắc đã vào vai bệnh nhân “lê la” ở nhiều bệnh viện như Trung tâm Truyền
máu của bệnh viện Chợ Rẫy, bệnh viện Truyền máu và Huyết học
TP.HCM. Nhờ đó, họ quan sát cảnh tượng những người đi bán máu chầu
trực tại bệnh viện từ
rất sớm, ghi lại hình
ảnh những người phụ nữ ăn
mặc xuề, có khi còn khoác đồ ngủ; những người đàn ông khuôn mặt hốc hác tụm năm tụm ba ngồi chia sẻ kinh nghiệm. Các tác giả đã mắt thấy, tai nghe và ghi lại những tâm sự, những cảnh đời éo le, vì trang trải cho cuộc sống mà coi bán máu như một cái nghề.
Trong vai là người đi bán máu, phóng viên được một cậu sinh viên chia sẻ chân tình rằng mặc dù hẹn 7h sáng, nhưng 6h sáng cậu đã phải có mặt để lấy số thứ tự. Những người xét nghiệm đầu tiên thường được lấy tiểu cầu ngay trong buổi sáng, nếu “đậu”. Còn những người tới muộn phải tới chiều hoặc ngày hôm sau. Mỗi đơn vị tiểu cầu được bồi dưỡng 468.000 đồng và một vỉ thuốc sắt. Trong khi lúc đầu cậu còn phủ nhận việc mình đi
bán máu, nói rằng chỉ đi cùng bạn. Khi biết phóng viên là người lần đâu đi bán máu, ông Tuấn cũng sẵn sàng chia sẻ câu chuyện của mình. Qua những tâm sự ấy, nhà báo phát hiện ra một nghịch lý đó là những người bán máu
đều
ẩn dưới danh nghĩa “hiến máu tình nguyện” và cũng chỉ
nhận được
phần quà tặng của những người hiến máu. Nhiều người bán máu đã “qua mặt” các cơ sở y tế bằng cách đến nhiều cơ sở y tế khác nhau để bán được nhiều lần. Không chỉ giả làm người bán máu để tiếp cận các nhân vật mà trong phóng sự này nhà báo đã thực sự tròn vai khi trực tiếp bán máu và ghi lại những dòng cảm xúc này:“Bản thân chúng tôi khi cầm trên tay 468.000 đồng – gọi là đồng tiền xương máu theo đúng nghĩa đen – cũng thấm thía một cảm xúc buồn tủi khó tả”.
Trong một đề tài khác về y tế, Ngô Đào, phóng viên báo Tiền phong đã có mặt tại bệnh viện Ung bướu và bệnh viện Đại học Y Dược đều ở TP.HCM để tìm hiểu tình trạng lộng hành của “cò” bệnh viện. Vào vai một bệnh nhân đi khám bệnh tại bệnh viện Đại học Y được, phóng viên bị một người đàn ông tên Kiến, khoảng 60 tuổi mặc đồ có logo đội xe ôm tự quản bám theo chào với lời hứa hẹn đưa thẳng tới bác sĩ khám nhanh không phải xếp hàng và yêu cầu bồi dưỡng 150 nghìn đồng. Khi được phóng viên đồng ý, “cò” ghi địa chỉ rồi hẹn đưa đi khám. Đây chỉ là một trong những hình thức cò kéo bệnh nhân tại đây.
Được mời chào nhiệt tình như vậy nhưng ngay khi “cởi bỏ” vai bệnh
nhân, phóng viên lập tức đối mặt với nguy hiểm. Cụ thể, trong một lần
chụp ảnh công khai tại bệnh viện Đại học Y Dược, phóng viên bị 3 người đàn ông bao vây dọa nạt, đòi cướp điện thoại, phải nhờ những người khám bệnh can thiệp mới thoát thân.
Cũng trong vai người bệnh, phóng viên được một cò ở bệnh viện
Ung bướu đưa đến phòng khám số 8. Tuy nhiên phóng viên lại phát hiện ra
một điều bất thường: biển phòng khám lúc nửa đêm không phải phòng khám số 8 nữa mà thay vào đó là biển hiệu phòng khám 22 Bảo Anh với quảng cáo do bác sĩ Tùng và bác sĩ Hồng Phượng của bệnh viện Ung bướu khám.
Như vậy, nhập vai đóng vai trò quan trọng tạo nên giá trị thông tin cho bài báo “"Cò" lộng hành bệnh viện” đăng trên báo Tiền Phong – số 309 – ngày 5/11/2014.
2.2.3.3. Vai công nhân
Trong tất cả các bài báo khảo sát, vai này chỉ xuất hiện duy nhất một lần trong bài “Vào lò làm nước đá bẩn” đăng trên báo Tiền phong – số 82 – ngày 23/3/2015.
Trong bài này, nhóm phóng viên TP.HCM đã thâm nhập vào cơ sở
sản xuất nước đá P.A.T ở ấp Xuân Thới Đông 2, huyện Hóc Môn bằng
cách làm công nhân tại xưởng này trong vòng 1 tuần.
Quá trình làm công nhân tại đây, nhóm phóng viên không chỉ quan sát
tình trạng mất vệ sinh tại đây mà còn trực tiếp tham gia sản xuất, vận
chuyển đá bẩn, nắm rõ nhân lực cũng như xưởng này.
công nghệ
sản xuất đá của
“Ở khu vực sản xuất, hàng trăm khay đá hoen rỉ phơi giữa sân nhà không được che chắn. Các công nhân mở vòi nước được lấy từ nước giếng lên cho vào các khay đá đầy nước, họ dùng chân đạp vào khuôn để chạy đông. Sau nhiều tiếng, đá được làm đông, công nhân dùng tời đưa các khuôn đá lên từ hầm, sau đó nhúng vào một hố nước để rã động và đưa lên sàn nhà để lấy đá ra từ khuôn”.
Đặc biệt, tác giả đã có những quan sát, miêu tả cụ thể, ghi lại được từng lần tiểu bậy của công nhân trong chính khu sản xuất, ngay bên cạnh những khay đá vừa ra lò.