Tỉ Lệ Bài Báo Điều Tra Sử Dụng Kỹ Năng Nhập Vai (%)

tưởng ­ xã hội cấp bách của đất nước đến với các tầng lớp nhân dân lao

động trong cả nước, bảo vệ quyền lợi của người lao động Việt Nam.

Báo Lao động cũng là một trong số ít cơ quan truyền thông làm tốt

công tác xã hội. Nổi bật nhất là việc thành lập và duy trì Quỹ Xã hội và

tấm lòng vàng báo Lao động với nhiệm vụ phải tiếp nhận các đơn vị cá

nhân, nhà hảo tâm trong nước và nước ngoài quyên góp giúp đỡ hàng vạn lao động khó khăn. Các chương trình “Vinh quang Việt Nam”, “Trí tuệ Việt Nam”, “Những tấm lòng bình dị và cao cả”… đã thu hút sự chú ý của hàng triệu độc giả, góp phần thúc đẩy phong trào thi đua yêu nước, khơi gợi tinh thần sáng tạo, ý chí vươn lên của công dân Việt Nam trong và ngoài nước.

Với việc xuất bản 7 kỳ/tuần, 230.000 bản/kỳ, Báo Lao động là một

trong những báo lớn nhất

ở Việt Nam.

Đây là tờ

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 128 trang tài liệu này.

báo duy nhất trong cả

nước có trang địa phương miễn phí tặng độc giả uy tín và hấp dẫn đối.

Kỹ năng nhập vai của nhà báo viết điều tra - Nguyễn Thùy Trang - 5

Đối tượng báo hướng đến những độc giả nằm trong độ tuổi lao động từ 18 đến 60 tuổi.

Dưới sự dẫn dắt của Tổng biên tập Trần Duy Phương, đội ngũ

phóng viên báo Lao động luôn ý thức sâu sắc trách nhiệm thông tin đến bạn

đọc nhưng vấn đề nóng hổi, thời sự bức thiết ở tất cả các lĩnh vực chính

trị, kinh tế, thể thao, pháp luật… của xã hội liên quan đến mọi tầng lớp nhân dân, nhất là những vấn đề quyền lợi người lao động. Để làm được điều đó đòi hỏi báo lao động phải có một đội quân hùng hậu có khả năng điều tra, phát hiện vấn đề, làm rõ vẫn đề. Cũng vì vậy, điều tra là một

mảng khá mạnh của báo. Có thể kể

đến những cây bút như Đỗ

Doãn

Hoàng, Đinh Công Thắng, Vương Thanh Hà, Káp Thành Long…

1.4.2. Báo Tiền Phong

Báo Tiền phong là cơ quan ngôn luận của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, diễn đàn của tuổi trẻ Việt Nam. Trải qua hơn 60 năm kể từ ngày ra số báo

đầu tiên (16/11/1953) tại ATK Tân Trào (huyện Sơn Dương, Tuyên

Quang). Từ số

báo ra hằng tuần đến nay đã phát hành hằng ngày,

Tiền

phong đã trở thành một tổ hợp báo chí có uy tín.

Bên cạnh việc thông tin sâu rộng về các vấn đề thời sự nóng hổi của đời sống kinh tế ­ chính trị ­ văn hóa trong và ngoài nước, Tiền phong còn tham gia tích cực vào nhiều hoạt động xã hội ý nghĩa như các quỹ hỗ trợ

học sinh sinh viên; quỹ

hỗ trợ

phòng chống HIV/AIDS, quỹ

khuyến học

liên mạng, chương trình hiến máu nhân đạo

Chủ

Nhật Đỏ, các cuộc

thi Hoa hậu Việt Nam, Hoa hậu thế giới người Việt… với tinh thần xung kích, đi đầu, mang sức mạnh của tuổi trẻ.

Tổng biên tập Lê Xuân Sơn. Các Phó Tổng biên tập: Phùng Công Sưởng, Trần Thanh Lâm, Vũ Tiến; Tổng thư kí tòa soạn: Lê Minh Toản. Hiện nay báo Tiền phong có 4 ấn phẩm phát hành trên phạm vi cả nước là: Tiền Phong nhật báo, Tiền Phong điện tử, tạp chí Người đẹp (2 kỳ/tháng), Tri Thức Trẻ (3 kỳ/tháng).

Riêng Nhật báo Tiền Phong phát hành hàng ngày và có 7 số/tuần, trong đó có số chủ nhật có một vài điểm khác biệt so với những số báo còn

lại. Mỗi số báo Tiền Phong gồm 16 trang. Các chuyên trang của báo bao

gồm: Thời sự, xã hội, kinh tế, thể thao, khoa giáo, giới trẻ, văn hóa, phóng sự, pháp luật, quốc tế, bạn đọc. Ngoài ra còn có một số chuyên trang phụ như sức khỏe đời sống, tài chính ngân hàng ra vào thứ 3 và thứ 5 hàng tuần. Trong mỗi chuyên trang lại có những chuyên mục nhỏ khác nhau tùy thuộc

vào mỗi số

báo của từng ngày. Ví dụ

chuyên trang thời sự

bao gồm các

chuyên mục: tin vắn, trà nóng, trà đá, chuyện hôm nay, dự báo thời tiết, chỉ số chứng khoán, trò chuyện đầu tuần (chuyên mục này chỉ có vào thứ 2).

Đội ngũ hơn 200 phóng viên, cán bộ, nhân viên có kỹ năng, nghiệp vụ tốt luôn lao động hăng say, sáng tạo đem đến những thông tin đa chiều

và định hướng thông tin cho độc giả bằng nhiều cách thức, thể loại khác nhau. Trong đó, mảng điều tra là thế mạnh của Tiền phong. Các nhà báo,

phóng viên của Tiền phong có khả năng tìm tòi, phát hiện những vấn đề

nhức nhối của xã hội, bóc tách nó, đi đến cùng để tìm ra sự thật về nó. Có thể kể đến những cây bút viết điều tra như nhà báo Xuân Ba, nhà báo Đình Thắng, Phùng Sưởng, Sỹ Lực, Minh Đức, Nam Cường….Có nhiều vụ việc

khuất tất được Tiền phong phanh phui đã đem lại hiệu lớn.

ứng xã hội rộng

Các thế

hệ nhà báo trẻ

đang dần tiếp bước cha anh, hoạt động sôi

nổi trong lĩnh vực báo chí điều tra, một lĩnh vực đòi hỏi cao về chuyên môn nghiệp vụ, bản lĩnh và đạo đức.


Tiểu kết chương 1

Như vậy, chương 1 của khóa luận đã làm rõ một số khái niệm liên quan đến điều tra nhập vai. Từ nhiều hướng tiếp cận các tài liệu, qua ý

kiến của các nhà nghiên cứu báo chí khác nhau, tác giả đã nêu lên quan

điểm riêng về thể loại, nghiệp vụ điều tra và kỹ năng điều tra nhập vai.

Việc thao tác hóa khái niệm một cách cụ

thể

như

vậy trở

thành tiền đề

nhận thức của đề tài, giúp cho việc hiểu toàn bộ khóa luận được dễ dàng và thống nhất.

Tại đây, những đặc điểm cơ bản và điển hình của thể loại điều tra

cũng đã được trình bày một cách có chọn lọc. Qua đó có thể khẳng định

rằng tính chất phức tạp của vấn đề

điều tra, đối tượng điều tra, sự

khó

khăn trong quá trình thu thập thông tin và những nguy hiểm mà nhà báo viết

điều tra có thể phải đối mặt trong quá trình điều tra là những yếu tố cơ

bản và trực tiếp đòi hỏi nhà báo phải nhập vai. Nhập vai chỉ là một trong

những phương pháp thu thập thông tin nhưng có vai trò quan trọng trong quá trình tác nghiệp của nhà báo điều tra. Kỹ năng nhập vai của nhà báo có vai trò quyết định đối với thành công của môt bài báo điều tra nhập vai. Tác giả còn đề cập một số nguyên tắc cơ bản khi điều tra nhập vai làm cơ sở cho quá trình khảo sát, nhận xét các vấn đề liên quan.

Cuối cùng, chương này cũng giới thiệu những thông tin cơ bản về báo Lao động và báo Tiền phong để có cái nhìn mang tính định hình về đối tượng khảo sát của đề tài. Bề dày lịch sử, khả năng thông tin đa dạng và đặc biệt là thế mạnh về thể loại điều tra là lí do tác giả chọn 2 tờ báo này cho phần khảo sát.


Chương 2

THỰC TRẠNG VẬN DỤNG KỸ NĂNG NHẬP VAI CỦA NHÀ BÁO VIẾT ĐIỀU TRA


Quá trình khảo sát 2 tờ báo Tiền phong và Lao động trong vòng 6

tháng (1/10/2014 – 31/3/2015) ghi nhận được 503 bài điều tra, tức là trung bình một tháng có gần 20 (16,77) bài được viết theo thể loại điều tra. Đây là một số lượng khá lớn vì điều tra không phải thể loại dễ viết, cũng đòi hỏi các nhà báo đổ thời gian và công sức để thu thập thông tin. Hơn nữa, không phải lúc nào cũng cũng có sẵn các sự kiện nóng, những mâu thuẫn cần phải giải đáp để thực hiện điều tra. Số lượng bài điều tra theo tháng khá đều, dao động từ 40 – 50 bài mỗi báo. Cá biệt, vào tháng 2/2015, do có

số Tết nên lượng bài điều tra giảm đi hơn một nửa. Trên báo Lao động

tháng 2 chỉ có 15 bài điều tra, con số này ở báo Tiền phong là 20. Cá biệt, trên báo Lao động, trong tháng 10/2014 có tới 68 bài.

Tuy nhiên, trong số hơn 500 bài điều tra, chỉ có 54 bài điều tra có sử dụng kỹ năng nhập vai, chiếm 10,73%, còn lại sử dụng các phương pháp khác như tài liệu, quan sát, phỏng vấn.


Biểu đồ 2.1. Tỉ lệ bài báo điều tra sử dụng kỹ năng nhập vai (%)

2.1. Các lĩnh vực điều tra thường sử dụng kỹ thuật nhập vai

Đề tài của các bài báo điều tra rất đa dạng, thuộc mọi mặt của đời sống xã hội. Hễ là vấn đề tồn tại mâu thuẫn thì đều có thể trở thành đề tài của điều tra. Trong khi đó, nhập vai lại thường được sử dụng ở những lĩnh vực phức tạp, động chạm đến quyền lợi của nhiều cá nhân, tổ chức. Khảo sát cho thấy các bài điều tra sử dụng kỹ năng nhập vai thường thuộc các lĩnh vực: An ninh kinh tế , An ninh trật tự , Vệ sinh an toàn phẩm, Bảo vệ môi trường – sinh thái.


Biểu đồ 2.2. Tỷ lệ các bài điều tra có nhập vai phân theo lĩnh vực (%)

2.1.1. Lĩnh vực An ninh kinh tế

An ninh kinh tế là một lĩnh vực rộng lớn bao gồm các mối quan hệ

sản xuất – tiêu dùng. Đảm bảo cho kinh tế đất nước phát triển an toàn,

vững mạnh là một nhiệm vụ cấp thiết có tính nền tảng. Tuy nhiên, đây

cũng là lĩnh vực nhạy cảm, dễ có nhiều sai phạm nảy sinh cần được phanh phui. Đây là lĩnh vực rất cần được sự vào cuộc của các nhà báo điều tra. Điều đáng nói là đối tượng vi phạm lại là những người có thế lực, tổ chức chặt chẽ nên không dễ gì khai thác thác thông tin từ đối tượng. Vì vậy, khi

điều tra trong lĩnh vực này, nhà báo thường phải sử điều tra hơn cả.

dụng phương pháp

Có đến 44,44% bài điều tra có nhập vai liên quan đến lĩnh vực an ninh kinh tế. Trong đó có những đề tài nhức nhối, nan giải như làm hàng giả, hàng nhái, buôn lậu, kinh doanh trái phép.

Trong bài “Nạn sản xuất mũ bảo hiểm giả tại TP.HCM: Cơ sở thật, địa chỉ ma – Bài 1: Bất lực với mũ bảo hiểm giả” (báo Lao động – số 230 – ngày 2/10/2014), nhóm phóng viên Trần Phan – Minh Quân đã vào vai khách hàng để điều tra nạn làm giả, làm nhái mũ bảo hiểm.

Loạt bài “Buôn lậu vẫn ngày đêm qua biên giới” của Thành An – Công Thắng – Thông Chí, “Buôn lậu “nóng” biên giới Tây Nam” của Hữu

Danh trên báo Lao động viết về nạn buôn lậu hoành hành qua biên giới

không thể kiểm soát nổi. Nhà báo đã phải nhập vai thành người mua hàng, hành khách, chủ hàng để thăm dò hoạt động của các con buôn.

Có những đề

tài lớn

ở lĩnh vực này mà các nhà báo đều quan tâm.

Viết về nạn sản xuất và tiêu thụ tôn giả trên thị trường, báo Lao động có

loạt bài “Tôn giả

lũng đoạn thị

trường” (số

272 và 273 – ngày 20 và

21/10/2014) còn Tiền phong có loạt bài “Hoang mang trước "ma trận" tôn giả” (số 323 và 234 – ngày 19 và 20/11/2014). Trong các bài đó, các tác giả đều trong vai người đi mua tôn để thâm nhập các đại lý, các cơ sở sản xuất tôn giả.

Bài “Loạn taxi “dù” ở Quảng Ninh” (báo Lao động ­ số 273 – ngày 21/11/2014), tác giả Nguyễn Hùng vào vai một người mua xe và phụ tùng cũ của một taxi “dù” đã giải nghệ để điều tra hoạt động ngang nhiên, tự phát, thiếu quản lý của loại hình xe này.

Một số đề tài nóng, độc đáo trong lĩnh vực này cũng đã được triển khai, thể hiện sự nhạy bén của nhà báo.

Trong bài “Bất thường đường dây đi Úc giá 350 triệu trên báo Tiền phong – số 303 – ngày 30/10/2014, phát hiện dấu hiệu lừa đảo của đường

dây chiêu mộ người lao động đi Úc và Tây Ban Nha, nhóm phóng viên Kinh tế đã nhập cuộc điều tra. Để tiếp cận đối tượng, phóng viên đã quyết định vào vai một người có nhu cầu đi lao động, và ghi nhận những lời quảng cáo trên trời. Từ đó, phóng viên tìm hiểu được cách thức hoạt động, chiêu trò lừa đảo của đường dây này: đây là chương trình học viên đi theo hình thức cán bộ của Ban đi học do Cty Cổ phần XNK Tổng hợp và phát triển Trang trại Việt Nam­ đơn vị độc lập “bảo trợ hoạt động cho Ban Kinh tế Trang trại và Ngành nghề nông thôn, đi 3 đợt/ năm, 10 người/đợt, giá 320 – 350 triệu cùng 120 triệu đồng tiền bảo lãnh, không cần chứng chỉ Tiếng anh, hứa hẹn nhiều quyền lợi. Tuy nhiên, các cơ quan chức năng lại khẳng định

Cty Cổ phần XNK Tổng hợp và phát triển Trang trại Việt Nam không

được cấp phép hoạt động trong lĩnh vực xuất khẩu lao động, cũng không đăng ký đưa lao động đi Úc. Qua đó càng có thể khẳng định tính chất lừa đảo, sai luật của đường dây này, cảnh báo đến người lao động cả nước.

Bài “Một siêu thị

trên QL1A hoa hồng cho tài xế

47%” (báo Tiền

phong – số 314 – ngày 10/11/2014) là một tác phẩm tích cực trong phòng

chống gian lận thương mại. Phát hiện dấu hiệu bất thường về hoạt động của siêu thị “ma” trên quốc lộ 1A, phóng viên Nam Cường đã thâm nhập vào siêu thị này với vai khách hàng, qua đó xác định được những bất thường của siêu thị, cụ thể: khi khách hàng tới nơi sẽ được mời uống một loại trà gây cảm giác hưng phấn, gặp gì cũng muốn mua (theo lời lái xe), sản phẩm không có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, cùng một sản phẩm nhưng khi thì nói

của Việt Nam, khi lại bảo của Đài Loan, Pháp với thái độ lúng túng của

người mời chào trong khi nhãn mác toàn chữ Trung Quốc. Sau khi trực tiếp mua đồ, phong viên phát hiện giá của các sản phẩm ở đây đắt gấp gần 6 lần hàng bày bán trên thị trường. Một điều bất thường nữa là công ty có dịch vụ đưa đón khách miễn phí, tài xế được chi hoa hồng đến 47% tiền

hóa đơn cùng 15.000 đồng/lượt chở. Đến tài xế còn thắc mắc “53% còn

lại, họ lấy gì để trả lương, vận hành…”. Trong khi đó, cán bộ Quản lý thị

trường lại không hề

hay biết. Việc phát hiện, điều tra rõ vụ

việc có tác

động to lớn, làm trong sạch nền kinh tế, đảm bảo cạnh tranh công bằng cũng như quyền lời người tiêu dùng.

Như vậy, trong lĩnh vực kinh tế, điều tra nhập vai thường tập trung ở những đề tài lớn như buôn lậu, sản xuất ­ kinh doanh hàng giả, hàng nhái, hàng lậu, dịch vụ lừa đảo người tiêu dùng, người lao động, kinh doanh các mặt hàng chưa được cấp phép. Bằng phương pháp nhập vai, các nhà báo đã tiếp cận được những nhiều vụ việc, bóc trần nhiều đường dây, trong đó có một số vụ việc lớn mà nếu sử dụng danh nghĩa nhà báo thì không thể tiếp cận được. Vai thường sử dụng nhất trong lĩnh vực này là vai khách hàng, hành khách.

2.1.2. Lĩnh vực An ninh trật tự

Nếu kinh tế

quản lý quan hệ

giữa người mua– kẻ

bán, giữa nhà

nước – nhân dân về mặt sở hữu và quản lý tài sản thì An ninh trật tự lại

đảm bảo về tính mạng, danh dự, nhân phẩm, thông tin cá nhân của con

người trước những hành vi gây rối, lừa đảo, gây mất an toàn xã hội, cản trở việc quản lý xã hội. Đây cũng là vấn đề nhức nhối. Có những nhóm đề tài phức tạp, khó tiếp cận dưới danh nghĩa nhà báo, cần sử dụng nhập vai đó là: an ninh thông tin, an toàn GTVT, phòng chống tệ nạn xã hội…

Với đề tài an ninh thông tin, có những bài viết phanh phui hành vi

mua bán thông tin cá nhân, lấy danh nghĩa công ty để lừa đảo khách hàng. Trên báo Tiền phong có loạt 2 bài “Đủ kiểu mua thông tin cá nhân” (số 297

– ngày 24/20/2014) và “Mua thông tin: Hé lộ

nguồn cung cấp” (số

281 –

ngày 28/10/2014). Khi thực hiện loạt bài này, tác giả Nguyễn Dũng đã

nhiều lần trong vai khách hàng có nhu cầu mua danh sách khách hàng qua cả nhân viên môi giới và các trang mạng xã hội, qua đó điều tra cách thức

Xem tất cả 128 trang.

Ngày đăng: 30/04/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí