Khi đó, sự vào cuộc của nhà báo điều tra để diễn ra theo 3 hướng:
Một là, điều tra nêu vấn đề
tìm ra sự thật thường
Hai là, điều tra để khẳng định bản chất sự việc, nêu nguyên nhân
Ba là, điều tra để trả lời câu hỏi: làm gì và làm như thế nào?
1.2.4. Bằng chứng là nền tảng của bài điều tra
TS Đức Dũng từng khẳng định: “Chính hệ thống bằng chứng là yếu tố quyết định tạo ra sự tin cậy của công chúng đối với tác phẩm điều tra. Bằng chứng trong bài điều tra hết sức đa dạng. Đó có thể là các con số,chi
tiết, sự kiện, văn bản, chứng từ, quan sát trực tiếp, băng ghi âm, hình
ảnh… Tuy nhiên điều quan trọng là tác giả bài điều tra phải có nhiệm vụ chỉ ra được bản chất của các bằng chứng đó thông qua một cách trình bày lôgic, văn phong đơn giản về cả bút pháp và giọng điệu. ” [3, tr.287288].
Các con số, chi tiết, sự kiện, văn bản, chứng từ, quan sát trực tiếp,
Có thể bạn quan tâm!
- Kỹ năng nhập vai của nhà báo viết điều tra - Nguyễn Thùy Trang - 1
- Kỹ năng nhập vai của nhà báo viết điều tra - Nguyễn Thùy Trang - 2
- Đối Tượng Của Điều Tra Là “Hoàn Cảnh Có Vấn Đề”
- Tỉ Lệ Bài Báo Điều Tra Sử Dụng Kỹ Năng Nhập Vai (%)
- Tần Xuất Xuất Hiện Của Các Dạng Vai Trong Các Bài Báo Điều Tra Được Khảo Sát
- Kỹ năng nhập vai của nhà báo viết điều tra - Nguyễn Thùy Trang - 7
Xem toàn bộ 128 trang tài liệu này.
băng ghi âm, hình ảnh…trong báo chí luôn mang thông tin, cũng bởi vậy
tăng tính xác thực cho bài báo. Nhưng đối với bài điều tra, đó là linh hồn.
Chứng cứ
là cơ sở
để lập luận. Tất cả
những diễn giải mơ
hồ, những
nhận định không dựa trên hoặc thiếu chứng cứ đều là nguy cơ dẫn đên một bài điều tra thất bại, không dùng phép lập luận để thay chứng cứ hoặc lập luận khi thiếu chứng cứ.
Khi thu thập chứng cứ, nhà báo cần làm việc tỉ mỉ, thận trọng,
nghiêm túc. Phải đến tận nơi xảy ra sự việc, gặp gỡ những người có liên quan, thu thập thông tin từ nhiều nguồn khác nhau.
Đối với những đối tượng điều tra không mấy phức tạp, có thể thu
thập bằng chứng dễ dàng chỉ bằng phỏng vấn, nói chuyện, quan sát, chứng
kiến nhưng đa số
trường hợp đề
tài của điều tra là những sự
thật được
giấu kín như
đã phân tích
ở trên nên nhà báo không dễ
có được. Trong
những trường hợp đó, nhà báo phải sử dụng nhiều cách thức, phương pháp khác nhau, thậm chí phải trải qua nguy hiểm để có được chứng cứ.
Chứng cứ không chỉ là cái nhà báo dựa vào khi xây dựng bài điều tra mà còn là bảo bối tự vệ, “lá bùa” bảo vệ hiệu quả nhất khi nhà báo bị kiện tụng, phản kháng. Trong quá trình thu thập tài liệu nhà cần biết bảo quản chứng cứ mà mình có, tránh để bị rơi vào tay chính quyền trừ trường hợp được phép của người cung cấp thông tin. Nên nhớ rằng không nên sử dụng hết tài liệu thu thập được trong một bài điều tra vì những tài liệu còn lại sẽ là vũ khí để bảo vệ mình khi bị phản kháng và có thể sự dụng cho các bài bào sau này.
1.2.5. Lao động phóng viên của nhà báo viết điều tra có tính chất đặc thù
1.2.5.1. Phải đối mặt với nhiều nguy hiểm
Nhà báo Nga Chertưchơnưi khẳng định rằng “nghề nghiệp của nhà
báo là một trong những nghề nghiệp nguy hiểm nhất thế giới. Hơn nữa,
mối nguy hiểm tiềm tàng tăng lên rất nhiều nếu như nhà báo hoạt động
trong lĩnh vực điều tra. Ông chỉ ra những mối đe dọa đối với nhà báo viết điều tra.
Nguy cơ bị đàn áp về thân thể Nguy cơ bị bắt cóc
Nguy cơ bị phá hoại tài sản
Nguy cơ bị thủ tiêu thông tin khai thác được Nguy cơ bị tòa án truy bức
Những nguy cơ này có thể xảy ra ở bất cứ quá trình nào của cuộc
điều tra, tuy nhiên thường xảy ra nhiều nhất trong quá trình thu thập thông tin [1, tr.429]. Bởi đúng như những tính chất của điều tra, các cá nhân, tổ
chức là “nhân vật” bị điều tra thường cố gắng che giấu, lấp liếm đi bí mật về những sai phạm, những mâu thuẫn mà nhà báo đang tìm cách giải đáp, phơi bày cho công chúng thấy. Khi cảm thấy mối đe dọa, hoặc đã bị xâm
phạm quyền lợi, các đối tượng này sẵn sàng dùng mọi thủ
đoạn từ
cài
bẫy, mua chuộc, đấu tố, thậm chí dùng vũ lục để ngăn chặn hoặc trả đũa nhà báo. Nhà báo viết điều tra luôn đứng trước nguy cơ bị đe dọa về địa vị xã hội, nghề nghiệp, kinh tế, danh dự, thậm chí cả tính mạng.
Ở Việt Nam, chúng ta từng chứng kiến những trường hợp nhà báo bị dính vào vòng lao lý khi điều tra những vụ trọng án như nhà báo Vũ Văn Tiến, Thu Trang, Lan Anh,…
1.2.5.2. Cần vận dụng nhiều kỹ năng nghề nghiệp
Với đối tượng điều tra là những hoàn cảnh có vấn đề, phức tạp, thường bị che giấu, nhưng lại cần những bằng chứng xác thực, cụ thể để làm sáng tỏ vấn đề, điều tra đòi hỏi nhà báo phải vận dụng cùng lúc nhiều kỹ năng nghề nghiệp để phục vụ điều tra, sử dụng nhiều phương pháp thu
thập thông tin và xử lý thông tin thu thập được trong quá trình tìm ra sự
thật. Các phương pháp điều tra chủ yếu mà các nhà báo hay dùng, đó là:
Thu thập và xử lý tài liệu
Một trong những chứng cứ quan trọng, phổ biến nhất trong điều tra đó là tài liệu. Tài liệu trong điều tra có thể là văn bản (hợp đồng, nhật kí,
hồ sơ vụ
án…),
ảnh, ghi âm, đĩa hình…chứa những thông số, chi tiết có
tính pháp lý để làm chứng cứ xác thực và tin cậy.
Có nhiều nguồn cung cấp tư liệu: từ đối tượng điều tra, từ cơ quan điều tra, từ các chuyên gia, người bị hại, từ những nguồn có liên quan khác. Việc thu thập tài liệu từ các chuyên gia và cơ quan điều tra hay người bị hại thường dễ dàng hơn là từ các đối tượng, nhân vật bị điều tra.
Thông thường, các đối tượng bị điều tra sẽ không thích thú gì việc tiếp xúc với nhà báo vì họ cảm thấy bị đe dọa phương hại lợi ích. Họ cũng không sẵn sàng cung cấp tài liệu cho nhà báo. Trong trường hợp này, cần đến nghệ thuật thuyết phục. Nhiều khi thuyết phục cũng không hiệu quả,
nhà báo buộc phải tìm những nguồn khác, những cách thức khác để có được tài liệu, trong đó có cả phương pháp nhập vai.
Khi đã có được tài liệu trong tay, nhà báo cần có một kiến thức rộng, tư duy lô gic để phân tích nó để chọn lọc những dữ liệu cần thiết cho đề tài. Hơn nữa, rất có thể những con số, những ngôn từ không đem lại thông tin thật mà để giấu giếm sự thật, thậm chí là cạm bẫy do các đối tượng bày ra để đánh gục nhà báo nên cần soi xét, so sánh với nhiều văn bản, quy định để thấy được tính hợp lý hoặc bất thường của nó.
Trong các loại tài liệu cần tránh những tài liệu có tính bí mật quốc
gia, tuyệt đối không nghiên cứu, công bố mật.
các tài liệu có dấu mật, tuyệt
Quan sát
Chẳng phải với thể loại điều tra, nhà báo mới sử dụng kỹ năng quan sát. Quan sát là khả năng nhận thức bằng tri giác, ai cũng có thể có nhưng tồn tại sự khác biệt giữa quan sát của người bình thường và quan sát của nhà báo, thể hiện ở tính có mục đích. Theo nhà báo Nga Chertưchơnưi thì quan sát là một hành động khá phức tạp được xác định bởi đặc điểm của đối tượng quan sát cũng như phẩm chất của cá nhân, kĩ năng nghề nghiệp và kinh nghiệm của người quan sát. Cũng theo ông tồn tại một số loại quan sát trong nghiệp vụ báo chí: quan sát trực tiếp và gián tiếp, quan sát ít thời gian và tốn thời gian, quan sát công khai và bí mật.
Đối với nghiệp vụ điều tra, thông thường quan sát của nhà báo là gián tiếp, bí mật và tốn nhiều thời gian. Quan sát để phát hiện vấn đề đã khó, quan
sát để khám phá ngọn nguồn sự thật lại càng khó hơn. Nhà báo viết điều tra thường ẩn mình, quan sát “trong bóng tối” để thấy rõ được bản chất sự việc đồng thời thu thập được những bằng chứng chân xác nhất để vạch trần sự thật đó.
Phỏng vấn và nói chuyện
Giao tiếp với những người nắm nguồn tin là một phương thức quan trọng trong thu thập thông tin.
Đối với thông tin mà mình không biết thì cách phổ biến nhất là hỏi. Đó là hoạt động bản năng. Phỏng vấn cũng là một phương pháp có tính cốt lõi của điều tra. Đối tượng phỏng vấn của các nhà báo điều tra là các chuyên gia, những nhà chính trị, có thể là người dân hoặc chính đối tượng muốn điều tra. Trong cuộc phỏng vấn hay nói chuyện với họ, nhà báo không chỉ cần kỹ năng đặt câu hỏi mà còn phải có nhận định câu trả lời. Có vậy mới duy trì được cuộc nói chuyện. Trong lúc đối thoại, người phỏng vấn còn phải kết hợp kĩ năng quan sát để xem xét nét mặt, cử chỉ, hành vi của đối tượng phỏng vấn. Trong điều tra, phỏng vấn đôi khi không phải nhằm tìm câu trả lời mà là để dò xét thái độ.
Như vậy, có thể thấy kỹ năng nhập vai đóng vai trò rất quan trọng trong hoạt động tác nghiệp của nhà báo viết điều tra. “Nhập vai là không thể thiếu trong điều tra”. Đây là khẳng định của nhà báo Đỗ Doãn Hoàng. Nhờ có nhập vai mà nhà báo có thể lùng sục được tới đáy của sự việc dù
nó được che dưới nhiều tầng lớp vỏ không thể làm được điều đó.
bọc, khi mà các phương pháp khác
1.3. Nguyên tắc nhập vai trong điều tra báo chí
4 nguyên tắc cơ bản mà phóng viên của báo Pháp luật TPHCM phải
tuân thủ
khi nhập vai điều tra được nhà báo Phan Lợi chia sẻ
trong tọa
đàm “Điều tra nhập vai: Đạo đức và Pháp lý” do trong Trung tâm
Truyền thông Giáo dục cộng đồng (MEC) phối hợp cùng câu lạc bộ Vành Khuyên (Khuyên Club) tổ chức ngày 23/9 nhân vụ việc của nhà báo Hoài Nam, báo Thanh Niên.
Đầu tiên và quan trọng nhất, phóng viên chỉ được lựa chọn phương
pháp điều tra nhập vai khi không còn bất kỳ
cách nào khác để
thu thập
thông tin. Nếu vẫn còn cách khác để thu thập thông tin thì phóng viên nhất định không được sử dụng hình thức tác nghiệp này.
Thứ 2: Phóng viên không được tác động vào tiến trình của sự việc, không được can dự để sự việc diễn ra nhanh hơn hoặc chậm đi hoặc thay đổi diễn biến mà lẽ ra sự việc sẽ diễn ra.
Thứ 3: Nếu đã sử dụng hình thức điều tra nhập vai thì bắc buộc phải
tuân thủ
nguyên tắc tập thể, tức là không bao giờ
phóng viên được tiến
hành điều tra theo phương pháp nhập vai một cách độc lập mà luôn phải báo cáo tòa soạn từ khâu lên kế hoạch, chuẩn bị tác nghiệp và liên tục cập nhật thông tin, diễn tiến vụ việc cho những người chịu trách nhiệm.
Thứ 4: Dừng việc điều tra ngay khi có nguy hiểm. Nguyên tắc này về cơ bản cũng giống với bên cảnh sát điều tra.
Trong cuốn “Sổ tay phóng viên điều tra”, nhóm nghiên cứu rút ra 10 nguyên tắc khi nhập vai điều tra:
Chỉ nhập vai khi đó là cách tốt nhất để thu thập thông tin; để viết bài có tính thuyết phục cao nhất
Kế hoạch nhập vai phải được sự đồng ý của cấp cao nhất
(Tổng biên tập)
Không tác động vào sự vật, hiện tượng khiến nó thay đổi bản chất; không thúc đẩy sự kiện diễn ra hoặc khiến nó diễn ra sớm hơn bình thường
Không gài bẫy, gợi ý hối lộ
Không được thực hiện hành vi có khả năng gây nguy hiểm đến
sức khỏe, tính mạng, danh dự thân và của tờ báo
hoặc tình trạng pháp lý của bản
Tòa soạn phải đảm bảo giám sát được biến động của phóng viên, thông tin trong thông suốt trong mọi trường hợp
Phải đảm bảo rằng tòa soạn có phương án can thiệp lập tức
và hiệu quả
khi phóng viên gặp nguy hiểm; luôn đề
phòng tình
huống phóng viên bị gài bẫy ngược
Nếu phóng viên nhập vai buộc phải thực hiện hành vi vi phạm pháp luật, tòa soạn phải liên hệ với cơ quan công an và trình bày rõ ngọn nguồn trước khi hành vi ấy diễn ra
Việc sử dụng cộng tác viên, nguồn tin, bạn đọc phải được sự đồng ý của tòa soạn
Phải dừng ngay việc nhập vai để thực hiện nghĩa vụ công dân
nếu việc tiếp tục nhập vai có thể hơn tác dụng mà bài báo mang lại
gây hậu quả
cho xã hội lớn
Trong hội thảo khoa học quốc tế “Kinh nghiệm Việt Nam và quốc
tế về
nghiệp vụ
báo chí điều tra”
diễn ra tại Hà Nội (31/3/2014) và
TP.HCM (02/04/2014), ông Stephen Whittle, nguyên giám đốc biên tập của BBC từng dẫn ra 10 quy định của báo chí điều tra tại Anh, trong đó chỉ rõ những quy định khi sử dụng thủ thuật nhập vai như sau:
Một là, đề tài phải mang tính lợi ích công lớn.
Hai là, có chứng cớ như tài liệu hoặc nhân chứng cho thấy đúng là có các hành động vi phạm.
Ba là, những thủ pháp và phương tiện nhà báo sử dụng phải được xem xét, cân nhắc so với mức độ nghiêm trọng của đề tài. Việc nhập vai chỉ nên được sử dụng trong trường hợp chống lại tội phạm hoặc hành vi sai trái nghiêm trọng.
Bốn là, không bao giờ nên đặt bẫy đối tượng điều tra.
Năm là, nhà báo cần phải đảm bảo bài viết công bằng nhất.
Từ những dẫn luận trên, có thể thấy quan điểm chung về nhập vai khi điều tra, đó là chỉ sử dụng nhập vai như là phương pháp cuối cùng, khi không còn cách nào khác khám phá sự thật và ghi lại bằng chứng cho bài điều tra. Phóng viên nhập vai phải được sự đồng ý, chịu sự giám sát của tòa soạn. Lưu ý rằng, nhập vai khác với gài bẫy, điều tra nhập vai nhất định phải đảm bảo khách quan. Cuối cùng, nhập vai có chừng mực và biết điểm dừng để đảm bảo an toàn cho bản thân, uy tín của tòa soạn và tác động xã hội của vấn đề.
1.4. Giới thiệu chung về các tờ báo khảo sát
1.4.1. Báo Lao động
Ra số
báo đầu tiên ngày 14/8/1929, báo Lao động là tờ
báo của tổ
chức công đoàn ra đời vào loại sớm nhất trong lịch sử báo chí cách mạng Việt Nam, chỉ đứng sau tờ Thanh niên thành lập ngày 21/6/1925. Trải qua hơn 80 năm hình thành và phát triển, với vai trò là cơ quan ngôn luận của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, là tiếng nói của người lao động, góp phần vào sự nghiệp đấu tranh dành độc lập và bảo vệ tổ quốc, xây dựng giai cấp công nhân và tổ chức Công đoàn Việt Nam ngày càng lớn mạnh.
Đây là tờ
báo đi đầu trong việc tuyên truyền những vấn đề
chính trị, tư