Tích Cực, Khiêm Tốn Học Hỏi Những Người Đi Trước

Đây là yêu cầu đối với nhiều thể loại, nhưng với điều tra, khả năng dấn thân được đẩy lên một mức cao hơn.

Dấn thân thể hiện ở việc nhà báo dám đi đến cùng sự thật. Để làm được điều đó, nhà báo không chỉ đứng ở vị trí quan sát mà phải lăn lộn vào vấn đề, đến tận nơi, hỏi để biết, để ghi nhận, khiến cho sự thật có thể sờ được, cầm được, ngửi được.

Điều tra là sự “xả thân tuyệt đối”. Khi điều tra loạt bài “Giải cứu bé gái 4 tuổi khỏi địa ngục trần gian” (về việc ông “bố hờ” bạo hành bé gái trong một thời gian dài), nhà báo Nguyễn Thu Trang, phóng viên báo Phụ nữ TP.HCM đã từng nghĩ đến việc nếu chị cung cấp thông tin, đối tượng sẽ bị

vào tù với rất nhiều tội danh. Chị

cũng đối mặt với nguy cơ

bị trả

thù.

Trước đó, rất nhiều người chứng kiến vụ

việc nhưng họ lờ

đi, cơ

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 128 trang tài liệu này.

quan

chức năng cũng làm ngơ, trốn tránh trách nhiệm bằng cách đuổi đối tượng đến một địa bàn khác. Có lúc nhà báo tưởng chừng bị mất dấu đối tượng. Để lần theo dấu vết ấy, nhà báo đã phải hi sinh hầu hết thời gian bên gia đình. Nếu không chịu hi sinh, không chịu xả thân thì người làm báo khó lòng đi đến tận cùng sự thật.

Kỹ năng nhập vai của nhà báo viết điều tra - Nguyễn Thùy Trang - 10

Nhà báo điều tra, nhất là điều tra nhập vai cần nhất là sự dũng cảm, gan dạ. Nhà báo phải không ngại nguy hiểm mới dám, mới sẵn sàng nhập

vai khi cần thiết. Lòng dũng cảm chỉ

xuất phát từ

lòng yêu nghề, ý thức

đạo đức và xã hội của bản thân nhà báo. Tất nhiên, dũng cảm chứ không phải mù quáng, thiếu cơ sở, không phải “liều” (chữ của phóng viên Minh Đức).

3.1.2.4.Tích cực, khiêm tốn học hỏi những người đi trước

Hiện nay, rất nhiều người được học báo bài bản, nắm rất chắc kiến

thức chuyên môn nhưng kinh nghiệm thì là cái không thể nhất là một nghiệp vụ khó khăn như nhập vai điều tra.

có ngay được,

Bên cạnh một chút yếu tố năng khiếu như sự tinh quái, thông minh, nhiều nhà báo khẳng định kỹ năng nhập vai có thể được hoàn thiện nhờ rèn luyện nghiêm túc. Có câu “trăm hay không bằng tay quen”. Nhập vai nhiều,

nhà báo sẽ

dần thấy nhập vai trở thành nghiệp vụ

quen thuộc, có những

quy luật nhất định, có cách “diễn” đối với những dạng vai nhất định. Thường xuyên đúc rút kinh nghiệm, bài học từ mỗi lần “hóa thân” đó sẽ giúp nhà báo dần tránh được những sai sót, nhuần nhuyễn hơn trong những lần nhập vai sau này. Càng nhập vai nhiều thì nhà báo càng thuần thục.

Nhà báo Đỗ Doãn Hoàng cho biết: “Tôi bây giờ, tuần nào cũng phải hóa trang điều tra, dường như việc đó tôi làm liên tục, với thiết bị ghi hình,

ghi âm giấu kín, với các bộ quần áo và kỹ năng nghề nghiệp khác nhau.

Hiện nay tôi đang đóng giả pê đê, năm trước tôi đóng giả đàn ông đi bán dâm cho đàn bà… sồn sồn đi mua dâm”.

Tuy nhiên, không phải vì vậy mà điều tra tùy tiện, theo cảm tính, cũng không phải vì vậy mà thời gian điều tra ngắn đi.

Theo nhà báo Anh Thoa, phóng viên báo Tuổi trẻ, tuy đối mặt với nhiều nguy hiểm, đứng giữa chọn lựa giữa cái được và cái mất khi điều tra, nhiều phóng viên vẫn tìm cách xoay xở điều tra. Một bài điều tra trước đây có thể làm 1 tuần thì bây giờ có thể thận trọng hơn, bài bản hơn để thu thập chứng cứ. Theo đó, mỗi bài điều tra có thể “ngốn” một khoảng thời gian lâu hơn. Cũng có khi nhà báo tìm cách an toàn hơn là phối hợp với công an.

Ngoài việc tự trải nghiệm, các nhà báo cũng có thể học hỏi kỹ năng nhập vai từ những người đi trước. Nhờ đó, họ có thể tránh được những sai lầm đáng tiếc có thể mắc phải trong khi nhập vai.

3.2. Đối với cơ quan báo chí

3.2.1. Phối hợp tối đa với phóng viên trong quá trình điều tra, bảo vệ phóng viên khi xảy ra kiện cáo

Cơ quan báo chí là nơi quản lý hoạt động của nhà báo, phóng viên. Mọi hoạt động của nhà báo đều phải thường xuyên báo cáo với tòa soạn, chịu sự giám sát của tòa soạn từ lúc bắt đầu đến lúc kết thúc đề tài.

Đề tài điều tra có khi do nhà báo đề xuất nhưng cũng có khi do cơ quan báo chí yêu cầu nhà báo thực hiện.

Nhưng dù điều tra xuất phát từ đâu thì cũng luôn cần sự thống nhất, phối hợp giữa Tòa soạn với phóng viên, cần có một quy trình riêng trong việc thẩm định, triển khai và hoàn tất các bài điều tra. Sau đây là quy trình ra đời một bài báo điều tra tại báo Tuổi trẻ Thành phố Hồ Chí Minh được nhà báo Nguyễn Vũ Bình chia sẻ tại Hội thảo khoa học: Kinh nghiệm Việt Nam và Quốc tế về nghiệp vụ báo chí điều tra (tháng 3/2014):

Đầu tiên, Phóng viên sau khi thực tế, nắm tình hình cơ sở, có thể trực tiếp đề xuất đề tài với trưởng ban. Hầu hết, các đề tài điều tra đều được phóng viên trao đổi riêng với trưởng ban để tránh lộ đề tài. Nếu đề tài phức tạp thì cần đến sự thẩm định của Tổng Thư ký tòa soạn, Tổng biên tập.

Sau đó, phóng viên sẽ lên đề cương chi tiết và kế hoạch thực hiện

cụ thể. Trong kế

hoạch, phóng viên báo cáo cụ

thể

các phương tiện tác

nghiệp, phương pháp tác nghiệp, các biện pháp nghiệp vụ (tiếp cận đối

tượng điều tra như

thế

nào, có nhập vai hay không, địa bàn, khu vực tác

nghiệp, nhờ người hỗ trợ hay tự làm, chi phí ra sao, có phải trực tiếp đưa tiền không. Phóng viên phải báo cáo kế hoạch dự kiến và phương tiện tác nghiệp cho người phụ trách. Trong các trường hợp đóng vai, nhập vai, nhờ thông tin viên, cộng tác viên thì cần xin ý kiến người phụ trách về các biện pháp nghiệp vụ này. Trong trường hợp sử dụng kinh phí của tòa soạn như

sử dụng tiền, phương tiện tác nghiệp, bồi dưỡng cho những người hỗ

trợ…cũng phải xin ý kiến tòa soạn.

Trong quá trình thực hiện đề tài, phóng viên phải thường xuyên báo cáo tiến độ, nội dung cho người phụ trách và ngược lại, người phụ trách cũng phải thường xuyên kiểm tra tiến độ, nội dung thực hiện đề tài để kịp tham gia hỗ trợ nghiệp vụ, định hướng nội dung.

Sau khi hoàn tất khâu tài liệu, phóng viên cung cấp cho người phụ trách để thẩm định. Nếu đã đủ dữ liệu thì tiến hành viết bài. Còn nếu chưa đủ chứng cứ thì tiếp tục khai thác thêm cho đến khi hoàn thiện.

Từ Trưởng ban cho đến Tổng thư ký tòa soạn, tổng biên tập phải là người thẩm định hồ sơ, bằng chứng, đảm bảo đủ tính pháp lý.

Đối với những đề tài điều tra nội chính quan trọng, nhạy cảm, cần

sự thẩm định và phản biện kỹ, sẽ

có một nhóm phản biện đề

tài được

thành lập cho đến khi có thể hoàn toàn yên tâm nội dung, cách thể hiện đề tài.

Nhà báo Phùng Công Sưởng cũng cho biết khi ở báo Tiền phong, quy trình thực hiện 1 bài điều tra phải tuân theo quy định chung của tòa soạn khi sáng tạo một sản phẩm báo chí, từ lúc báo cáo về ý tưởng, kế hoạch thực hiện ý tưởng, tổ chức viết bài và biên tập đến in ấn, phát hành. Tuy nhiên, xuất phát từ yêu cầu cao về thông tin của bài điều tra, từ những khó khăn mà phóng viên điều tra gặp phải đặc biệt trong quá trình nhập vai, nên quy trình thực hiện bài điều tra cũng nghiêm ngặt, khắt khe, nhiều tầng lớp hơn khi thực hiện những tác phẩm báo chí khác.

Vai trò của Tòa soạn được thể hiện trong điều tra nói chung và điều tra nhập vai của phóng viên nói riêng được thể hiện như sau:

Mt là, Tòa soạn phải luôn nắm rõ hoạt động của phóng viên trong quá trình điều tra qua kế hoạch và báo cáo tình hình điều tra thực tế.

Hai là, Tòa soạn phải hỗ trợ phóng viên một cách tối đa về kinh phí, phương tiện tác nghiệp. Cấp giấy giới thiệu (đối với phóng viên), liên hệ giữa các phòng, ban, cộng tác viên, thông tin viên khi phóng viên cần.

Ba là, Tòa soạn có trách nhiệm thẩm định, kiểm chứng nội dung hồ sơ, chứng cứ của phóng viên để đảm bảo rằng những chứng cớ này là đủ sức thuyết phục cho bài điều tra, đủ sức bảo vệ nhà báo khi bị đối tượng điều tra “phản đòn”. Thực ra yếu tố này cực kỳ quan trọng đối với việc giữ gìn uy tín cho tòa soạn.

Bn là, khi nhà báo viết điều tra bị kiện cáo, bị dính dáng đến pháp luật, tòa soạn có trách nhiệm bảo vệ nhà báo, phóng viên bằng việc đưa ra những chứng cứ (đã được thẩm định) để phản biện, chứng minh sự trong

sạch cho nhà báo. Cũng có khi, tòa soạn thành lập những hội đồng để xem

xét, bao gồm những luật sư, những người giỏi chuyên môn nhất của cơ quan để tham gia vào công việc điều tra nếu những yếu tố xác lập tội danh nằm ngoài những chứng cứ đã được thẩm định.

Trong quá trình này, tòa soạn đóng vai trò là hậu phương, là bệ đỡ, là

người đồng hành, là tri kỉ bên cạnh phóng viên.

3.2.2. Tập huấn cho phóng viên về kỹ năng nhập vai

Các nhà báo, phóng viên báo Lao động đều cho biết, rất ít lớp tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vu điều tra, bao gồm nhập vai. Hầu hết, họ rèn luyện kỹ năng nhập vai qua quá trình tự trải nghiệm hoặc học hỏi từ đồng nghiệp, từ các thế hệ nhà báo điều tra giàu kinh nghiệm đi trước, được họ “cầm tay chỉ việc”.

Một số tòa soạn báo cũng có mời một số nhà báo điều tra lão luyện giảng dạy cho những phóng viên của mình nhưng còn rất thiếu hiệu quả. Nhà báo Đinh Công Thắng cũng từng được mời giảng dạy một số lớp như vậy nhưng ông chia sẻ thật tình: “Nói là ging dy thì cao siêu quá. Thc

chất là kể chuyện điều tra để họ biết mình đã làm việc, đã nhập vai như thế nào. Không có giáo án, tài liệu mà chỉ có những câu chuyện thú vị “tôi đi từ đâu? Tài liệu tôi chuẩn bị như thế nào? tôi lần mò trong cả một đống bầy hầy như thế nào?”…Không có một khuôn khổ nào cho nhà báo, càng không có có nguyên tắc cứng nhắc nào với nhập vai”. Dù rất bổ ích nhưng qua các buổi nói chuyển đó, phóng viên chỉ tích lũy kinh nghiệm chứ vẫn chưa có nền tảng lý thuyết căn bản nào về nhập vai.

Tương tự, báo Tiền phong

mới chỉ tổ

chức những đợt tập huấn

chung về công việc của người làm báo, về những kỹ năng khi tác nghiệp nói chung chứ chưa có sự đào tạo sâu về kỹ năng điều tra chứ chưa nói đến kỹ năng nhập vai. Lãnh đạo báo này cho biết nguyên nhân là vì “không phải

phóng viên nào cũng mặn mà với thể được”.

loại này mà đào tạo chung chung

Để khắc phục tình trạng này, các tòa soạn cần chú ý hơn đến công tác bồi dưỡng kỹ năng nhập vai cho phóng viên. Trong các buổi giảng, các buổi nói chuyện, cần tạo ra nhiều tình huống giả định để phóng viên xử lý, chú ý lý thuyết hơn bên cạnh kể chuyện.

Hiện nay, hoạt động tác nghiệp của phóng viên gần như là độc lập. Trong những sự kiện độc lập, phóng viên hoặc nhóm phóng viên của ban sẽ thực hiện, tác nhiệp theo biên chế của từng ban. Nhưng với vấn đề trải dài về mặt không gian, mở rộng về lĩnh vực thì các sẽ thành lập những tổ phóng viên đặc nhiệm, phối hợp giữa các ban, các cơ quan thường trú tại

các địa phương để

giải quyết vấn đề. Nhưng sự

hoạt động của các tổ

nhóm điều tra chỉ mang tính thời điểm, cục bộ.

Để hoạt động điều tra trở nên tích cực hơn, mỗi tòa soạn nên có một

câu lạc bộ

hoặc tổ

nhóm điều tra tập hợp những nhà báo, phóng viên

chuyên viết điều tra, những phóng viên tập sự muốn theo mảng này, những

đồng chí công an thường xuyên cộng sự với báo chí trong điều tra phá án, thậm chí đơn thuần là những người yêu thích điều tra… sinh hoạt định kỳ, cùng chia sẻ về đề tài điều tra hay, phối hợp với nhau điều tra để tạo hứng thú, niềm tin về điều tra cho các nhà báo, để mỗi nhà báo có một khả năng

điều tra tốt, đặc biệt là thuần thục kỹ

năng nhập vai. Đó có thể

là lực

lượng cơ động, phản ứng nhanh, là mũi nhọn của tòa soạn mỗi khi xuất

hiện những “hoàn cảnh có vấn đề” và chính họ biến điều tra thành thể loại “xung kích”, tạo nên uy tín của tòa soạn.

3.2.3. Có chế độ đãi ngộ riêng với phóng viên viết điều tra

Hiện nay, nhiều tòa soạn đã ý thức được vai trò của thể loại điều tra, sự vất vả, nguy hiểm của phóng viên viết điều tra, nhất là khi phải nhập vai điều tra. Ở một số tòa soạn, cách tính nhuận bút của các bài điều tra và các thể loại khác từ lâu đã có sự khác biệt.

Tuy nhà báo điều tra chủ yếu xuất phát từ lòng đam mê và cái “tâm”, cũng không có mức nhuận bút, lương thưởng nào có thể đánh giá hết được những công phu của bài điều tra, phản ánh hết những khó khăn nguy hiểm mà họ trải qua, xứng đáng với hiệu ứng mà một bài điều tra đem lại nhưng sự đãi ngộ đó sẽ là những động lực, là sự hỗ trợ có tính khích lệ tinh thần phóng viên khi tham gia điều tra, nhất là điều tra bằng nhập vai. Cơ chế này đảm bảo sự công bằng trong môi trường làm việc đầy tính cạnh tranh, góp phần thôi thúc các nhà báo dám dấn thân điều tra vì họ biết mình sẽ được tôn trọng, mà nhận được những gì xứng đáng với công sức họ bỏ ra để tìm ra sự thật. Tiền phong, Lao động là những tờ báo làm khá tốt việc này. Đó cũng là một phần lý do các tờ báo xây dựng được đội ngũ phóng viên điều tra luôn dám đi, dám làm tới cùng.

Ở Việt Nam, cơ chế này chưa thực sự phổ biến, nhất là ở báo điện tử và các trang điện tử của các báo. Cần có một sự thay đổi rộng khắp. Đó

cũng là ý kiến của nhà báo Phùng Công Sưởng:“Theo tôi, các cơ quan báo chí cần có những cơ chế về tài chính, về chi phí nhập vai, về mức nhuận bút cao hơn cho các bài điều tra tốt, công phu, giá trị thông tin và tác động xã hội lớn, tiến tới đặt hàng những phóng viên điều tra tốt, chấp nhận vượt ra khỏi khuôn khổ về tài chính”.

3.3. Đối với cơ quan đào tạo báo chí

3.3.1. Trang bị kiến thức

Điều tra là môn chuyên ngành được quan tâm đặc biệt trong hệ thống

các trường đào tạo báo chí hoặc có chuyên ngành báo chí. Cụ thể ở Học

viện Báo chí và Tuyên truyền, sinh viên thường được học thể loại điều tra vào năm thứ 3, khi đã kết thúc các môn đại cương, cơ sở ngành, và bắt đầu đi vào chuyên ngành. Điều tra cũng được học sau cùng trong các thể loại thông tấn,khi mà sinh viên đã có những hiểu biết nhất định về các thể loại khác, cũng như dày dạn hơn về kiến thức xã hội. Bởi điều tra là thể loại đòi hỏi vận dụng nhiều kỹ năng của nhiều thể loại như phát hiện vấn đề

thời sự, nóng hổi (thể

loại tin), phỏng vấn, nói chuyện (thể

loại phỏng

vấn), ghi chép (thể loại phóng sự, ghi nhanh)…

Các thầy cô giàu kinh nghiệm điều tra đã cố gắng giảng dạy, truyền tải những kiến thức cơ bản về điều tra. Nhưng có lẽ thời gian 60 tiết là

quá ít

ỏi cho một thể loại phức tạp như

điều tra. Sinh viên mới chỉ nắm

được những đặc điểm cơ

bản nhất về

điều tra nhưng mới chỉ như cưỡi

ngựa xem hoa. Nhất là kỹ

năng nhập vai hầu như

được nhắc đến nhiều

nhưng không sâu, chỉ mang tính hiện tượng. Thậm chí, những yếu tố cốt

lõi như quy trình nhập vai, nguyên tắc nhập vai cũng ít được đề cập tới,

hoặc chưa có những lý luận chuẩn mực, minh chứng thực tế rõ ràng.

Trong khi đó, phương pháp này luôn được nhấn mạnh là có vai trò quan trọng đối với điều tra báo chí.

Xem tất cả 128 trang.

Ngày đăng: 30/04/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí