Tần Xuất Xuất Hiện Của Các Dạng Vai Trong Các Bài Báo Điều Tra Được Khảo Sát

giao dịch, đối tượng khách hàng cũng như nguồn cung cấp. Theo đó, nhà báo biết được hàng ngày, hàng giờ có rất nhiều danh sách khách hàng bị tiết

lộ, không chỉ cung cấp danh sách khách hàng, chúng còn đổi tên sim theo

hình thức Tổng đài để tạo độ tin cậy cho khách hàng của người mua danh sách. Đối tượng mua thông tin các nhân thường là nhân viên kinh doanh của các công ty, ngân hàng,…nếu là ngân hàng thì giá sẽ đắt hơn khoảng 1000 đồng/đầu số, trong khi thông thường chỉ 20 đồng. Đáng chú ý, dịch vụ này công khai trên các mạng xã hội nhưng không bị sờ gáy. Nguồn lộ thông tin này thường là lập trình viên cao cấp của các ngân hàng, các nhân viên đăng kiểm của Sở GTVT, nhân viên ngành thuế, người quen ở các nhà mạng… Đây là hình thức ăn cắp thông tin cá nhân một cách tin vi, có sự móc nối hệ

thống mà chắc chắn nhà báo không thể

tìm ra, không được chia sẻ

nếu

không sử dụng nhập vai. Những thông tin mà nhà báo có được từ việc nhập vai phơi bày cho rất nhiều người biết về hình thức này để họ cảnh giác với thông tin cá nhân của mình, đồng thời buộc các cơ quan chức năng vào cuộc điều tra.

Nhiều khi sự nhập vai của nhà báo không xuất phát từ ý định ban đầu mà là nhờ “tương kế tựu kế”. Trong một lần bị một số máy lạ mời chào mua Sổ số kiến thiết, phóng viên Công Minh đã khéo dẫn dắt câu chuyện theo hướng kẻ lừa đảo mong muốn hòng xác đi đến cùng bóc trần đường dây này. Việc hóa thân vào một kẻ mê cờ bạc, cả tin đã khiến kẻ lừa đảo

không hề

nghi ngờ

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 128 trang tài liệu này.

gì mà lộ

ra ngay bản chất của mình. Sau đó, nhà báo

Kỹ năng nhập vai của nhà báo viết điều tra - Nguyễn Thùy Trang - 6

phối hợp với công an triệt gọn đường dây này. Bài báo “"Dắt mũi" kẻ lừa

đảo giả

danh giám đốc công ty xổ

số” đăng trên Tiền Phong – số

342 ­

ngày 8/12/2014 thực sự là đòn cảnh tỉnh cho những ai dễ cả tin vào những

món hời từ nữa.

trên trời rơi xuống, để

không bị

mắc bẫy những kẻ

lừa đảo

Đối với loại đề tài về những lĩnh vực khó khai thác, khó nhìn thấy như vậy, nhập vai càng là một phương pháp điều tra hữu hiệu hơn bao giờ hết.

Trong lĩnh vực GTVT, sự an toàn của hành khách, an ninh các bến xe là điều được bạn đọc cũng như các cơ quan chức năng quan tâm hơn cả. Cụ thể là tình trạng lái xe ẩu, xe “dù” không phép, “cò” vé hoạt động ngày

càng nhiều, tinh vi, nhiều chiêu trò, thậm chí manh động. Vì thế nhà báo

cũng cần “biến hóa” khi điều tra đối tượng này. Xuất hiện các bài viết thuộc đề tài này như “Vé tàu Tết Ất Mùi 2015: Nhà ga báo hết, "cò" tung vé

ra bán” (Minh Quân – Trần Phan, báo Lao Động ­ số 291 – ngày

12/12/2014), “Xe về tết nhồi nhét, "chặt chém"” (Hà Anh Chiến, báo Lao

động ­ số 33 – ngày 9/2/2015), “Bất an "xe dù" ngày tết” (Lê Hà ­ Việt

Hùng, báo Tiền phong ­ số 39 ­ ngày 8/2/2014),…

2.1.3. Lĩnh vực vệ sinh an toàn thực phẩm

Ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe, tính mạng con người, đây là lĩnh vực được công chúng rất quan tâm. Các đối tượng của điều tra trong lĩnh vực này thường là những hành vi gian dối của các tổ chức, cá nhân trong chế biến thực phẩm sử dụng những loại hóa chất độc hại, không rõ nguồn

gốc xuất xứ

để giảm chi phí thu lợi nhuận, không đảm bảo vệ

sinh có

nguy cơ gây ảnh hưởng tức thì hoặc lâu dài đến người tiêu dùng.

Có 2 mảng chính trong lĩnh vực này: kinh doanh các sản phẩm không có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng và công nghệ sản xuất chế biến thực phẩm mất vệ sinh.

Với tình trạng tràn lan các sản phẩm hàng hóa, thực phẩm không có nguồn gốc rõ ràng, các nhà báo thường vào vai khách hàng để tiếp cận với các cửa hàng, cơ sở kinh doanh để quan sát, tiếp cận việc kinh doanh các loại hàng hóa này. Phóng viên Nguyễn Hà có nhiều bài điều tra về mảng

này đăng trên báo Tiền phong như “Bó tay với thịt ruốc giá rẻ” (số 315 –

ngày 11/11/2014), “Mứt, bánh kẹo “3 không” bày bán tràn lan” (số 7 – ngày 7/1/2015), “Choáng với bột ninh nhừ siêu tốc” (số 33 – ngày 2/2/2015), …

Trong đó đáng chú ý là bài “Choáng với bột ninh nhừ siêu tốc” (báo

Tiền phong, số

33 – ngày 2/2/2015).

Ở bài này, phóng viên vào vai khách

hàng mua bột ninh nhừ siêu tốc ở các chợ đầu mối. Lúc đầu một số chủ hàng còn e ngại không bán, chỉ khi phóng viên Nguyễn Hà mua một số mặt hàng gia dụng để tạo lòng tin thì chủ cửa hàng mới chịu tiết lộ những thông tin về loại hóa chất này. Qua đó, tác giả được chủ hàng, chủ buôn cho biết các sản phẩm có xuất xứ từ Trung Quốc hoặc từ Úc (?). Họ biết là hàng cấm nhưng vẫn bán vì thường các quán chè, phở thường có nhu cầu dùng để ninh nhanh các loại thực phẩm, giảm thời gian chế biến, giảm chi phí.

Ngoài nhập vai để tiếp xúc với những người bán buôn, bán lẻ, tìm hiểu

xuất xứ và tình hình tiêu thụ của mặt hàng này, tác giả cũng trực tiếp dùng thử bột này để quan sát.

Ở mảng đề tài thứ 2, xuất hiện hàng loạt bài viết đi sâu điều tra quá trình sản xuất tại chính các cơ sở sản xuất như “Bột bắp + Hóa chất = Cà

phê”, “Giết mổ gia súc, gia cầm ngoài vòng kiếm soát: Thực phẩm bẩn

đến thẳng chợ” (báo Lao động – số 23 – ngày 28/1/2015), “Công nghệ mứt bẩn” (báo Tiền phong – số 34 – ngày 3/2/2015), “Bất an bữa ăn học trò” (báo Tiền phong – số 70 – ngày 11/3/2015), “Vào lò làm nước đá bẩn” (báo

Tiền phong –số 82 – ngày 23/3/2015. Bên cạnh những vai đơn giản như

khách hàng có nhu cầu mua buôn với số lượng lớn để tiêu thụ tại các tỉnh,

tìm nguồn cung thực phẩm cho các nhà trường, những vai chỉ tiếp xúc

nhanh, trong thời gian ngắn với các cơ sở sản xuất, còn có những bài mà tác giả có sự nhập vai rất sâu, có khi hóa thân làm công nhân trong suốt một tuần, trực tiếp tham gia vào các công đoạn của quá trình sản xuất, có điều

kiện quan sát những hình

ảnh, những hành vi mất vệ

sinh

ở nhiều thời

điểm khác nhau, đem đến cho người đọc cái nhìn thấu đáo, hiểu rõ thực trạng an toàn vệ sinh tại các cơ sở chế biến này, qua đó, cảnh giác hơn với những sản phẩm mà mình dùng.

2.1.4. Lĩnh vực bảo vệ môi trường – sinh thái

Môi trường sinh thái là lĩnh vực bao gồm các vấn đề liên quan đến sự

tồn tại, phát triển của các yếu tố tự nhiên: tài nguyên khoáng sản (đất,

nước, quặng…) động vật, thực vật quý hiếm, …

Trong số các bài điều tra nhập vai được khảo sát, chỉ có 3 bài thuộc lĩnh vực này, chiếm 5,56%. Tuy nhiên lại là những đề tài có lớn, có tác động to lớn, có liên hệ sâu rộng với môi trường tự nhiên, tài sản quốc gia và cuộc sống của con người và ghi nhận sự thâm nhập sâu, nhập vai hiệu quả của các nhà báo.

Để phanh phui, triệt phá được đường dây buôn bán rùa biển (loài

được bảo vệ đặc biệt, cấm mọi hình thức nuôi, nhốt, săn bắt, giết, vận

chuyển, buôn bán) được cho là lớn nhất Việt Nam , nhà báo đã sử dụng

nhiều “biện pháp nghiệp vụ” của nhà báo… Ngoài theo dõi, dò hỏi người dân, nhà báo Hoàng Quân – Sơn Thành còn “nằm vùng” cùng với công an “hóa trang trinh sát” (từ dùng để chỉ nhập vai bên công an), “đóng vai” đủ các nghề để thâm nhập. Có khi các chiến sĩ công an hóa trang thành người đi thuê nhà xưởng, suýt mở được xưởng của C (một kẻ bắt giữ, buôn bán, chế biến rùa biển khổng lồ) ra để “xem hàng” trước khi đặt cọc. Còn quá trình nhập vai của phóng viên lại được tiết lộ nhiều trong bài “Ai là "ông

trùm" thật sự

của những "nấm mồ

rùa biển lớn nhất Việt Nam"?” (Báo

Lao động – số 280 – ngày 29/1/2015). Trong vai một người đi mua đất làm kho xưởng, nhà báo đã được người dân cung cấp nhiều thông tin giá trị về C (người nhiều khả năng là ông “trùm”) và đường dây buôn bán động vật

hoang dã quý hiếm này, mà nếu biết là nhà báo hay công an thì vì sợ thế lực của C mà họ sẽ không cung cấp. Còn rất nhiều vai khác mà nhà báo không

tiết lộ trong bài báo nhưng mỗi người đọc đều nhận thấy khả năng dấn

thân, nhập cuộc, quá trình hóa thân gian nan của họ trong quá trình vạch

trần và bắt giữ đường dây này (ngày 19/11/2014). Không đơn giản là kể lại câu chuyện, tác giả còn phân tích những chi tiết để khẳng định ông “trùm” thực sự là Hoàng Mạnh C chứ không phải Hoàng Tuấn Hải, người nhận là ông trùm và đã đứng ra nhận tội.

Trong các bài viết, rất nhiều lần chính tác giả khẳng định hiệu quả của việc nhập vai. Sở dĩ phải nhập vai là vì đây là đường dây lớn, có tính xuyên quốc gia, đối tượng hết sức tinh vi, thế lực lớn, vô cùng bạo tàn. Ngay cả khi đã nhập vai, nhà báo đôi khi vẫn khó tiếp cận đối tượng, bị bảo vệ đe dọa hoặc “dứt dây động rừng”, khiến đối tượng chuyển lượng lớn hàng hóa đi chỗ khác…

Còn trong phóng sự điều tra “Rừng bảo tồn là con ngỗng béo!” (báo

Lao động – số 8 – ngày 8/1/2015), để điều tra việc phá rừng bảo tồn mà

một cán bộ kiểm lâm phản ánh, nhà báo Đỗ Doãn Hoàng thâm nhập sâu vào khu bảo toàn thiên nhiên Nà Hẩu. Anh đã trở thành một người đi rừng thứ thiệt, một cán bộ địa chất đi vào rừng tìm khoảng sản. Nhưng cũng chỉ vào

đến suối là “chúng nó” (lâm tặc) kiên quyết đuổi, dọa nạt vì nghi ngờ là

công an. Khi đó, 3 anh trinh sát đặc công lão luyện cũng phải “lầm lũi hạ sơn”, chỉ nhà báo là đi theo “gã rằn rì” trong tình trạng điện thoại mất sóng.

Có những chi tiết thú vị, đặc trưng nghề nghiệp “Vt chiếc xe Min – khơ

bánh cuốn xích quẫy như con cá trê trong bùn đất ở rệ rừng, rút trong các túi hộp của quần rằn ri ra toàn bia, rượu, với gói mì tôm sống, anh ta mời chúng tôi dùng tạm. Không biết anh ta làm nghề gì, tên là gì, đưa chúng tôi đi

đâu? Các máy quay bí mật là cái cúc áo, cái đồng hồ đeo tay cứ “tèn tèn” ghi hình trong lúc sợ vãi mồ hôi hột”.

Trong cuộc gặp hiếm hoi với nhà báo Đỗ Doãn Hoàng, anh chia sẻ về chuyến đi này: “Nhớ nhất hôm đó là bị đói, đói dã man. Đi bộ từ sang sớm, đến 4h chiều mới được ăn trưa. Và đi bộ đến mức không tin là mình có thể sống sót, đến nửa đêm về đến xã Mỏ Vàng, bản Cánh Tiên. Ôi, cái tên bản rất hay mà rất dữ dằn, xã mỏ Vàng, rồi xã Đại Sơn, rồi xã Nà Hẩu, nghe tên đã sợ, đã huyền bí. Tôi ám ảnh nhất, đi bộ đến lúc nhìn thấy ánh sang le lói của đèn điện dưới thung lũng, tôi đã gào lên “Sống rồi!”. Nhưng đi bộ thêm 2 tiếng nữa thì mới gặp ngôi nhà đầu tiên. Các bạn đạo diễn, quay phim đi cùng, đều tin là mình khó sống sót khi xâm nhập vào cánh rừng đó, tôi đã rất áy náy lo cho họ, nếu mình có mệnh hệ nào thì chả sao, nếu họ bị “ngỏm” trong rừng thì mình ân hận lắm. Vì tội dụ dỗ họ đi theo tôi”.

Sau nhiều ngày tìm hiểu, tiếp xúc với nhiều loại người, từ lâm tặc

đã “giải nghệ” đến cán bộ huyện…nhà báo đã có những bằng chứng rất

xác thực về sự tha hóa của cán bộ kiểm lâm, nạn bảo kê rừng với dấu hiệu “mua giấy phép” để chở gỗ ra khỏi rừng bảo tồn.

Anh cũng cho biết: “Vụ đó, giờ đây, tất cả những người vi phạm là kiểm lâm đã bị kỷ luật, cách chức, điều chuyển công tác. Sau khi Lao động và VTV phát sóng (tôi điều tra và dẫn chương trình) thì Đài đã trao cho phóng sự điều tra đó giải… phóng sự hay nhất của quý (4 tháng)”.

2.2. Các dạng nhập vai

Để đạt được mục đích thu thập thông tin, bằng chứng phục vụ cho quá trình điều tra, tùy vào hoàn cảnh mà các nhà báo hóa thân vào các nhân vật khác nhau, ở các mức độ khác nhau. Đôi khi chỉ là những vai đơn giản như một người khách đi mua hàng như vai người mua hàng về buôn ở tỉnh

lẻ trong bài “Mứt, bánh kẹo "3 không bày bán tràn lan” (báo Tiền Phong­ số 7 ­ ngày 7/1/2015) để có thể hỏi mà không bị chủ hàng xua đuổi. Cũng có khi nhà báo nằm vùng trong những cơ sở sản xuất trong thời gian dài để có thể theo dõi các đối tượng tỉ mỉ, có thể chụp ảnh, ghi hình, phải đối mặt

với nguy hiểm khi bị

phát hiện như

vai công nhân trong bài “Vào lò làm

nước đá bẩn” (báo Tiền Phong ­ số 82 ­ ngày 23/3/2015) .

Cũng có khi nhà báo không chỉ “diễn” một “vai” mà có thể “sắm” rất nhiều “vai” để tiếp cận các đối tượng khác nhau, ở những hoàn cảnh tác

nghiệp khác nhau. Ví dụ, trong bài “Đột nhập bãi rút ruột xe bồn ở Hải

Dương” (báo Tiền phong ­ số 7 ­ ngày 7/1/2015), tác giả Minh Đức có lúc phải vào vai một phụ xe tải để lân la hỏi chuyển người dân, có khi “hóa thân” làm thợ sửa điện thoại để tiếp cận phía sau bãi xe, làm thợ sửa chữa điện lực tiếp cận cột điện phía tường bao, quan sát từ trên cao.

Qua khảo sát, có thể thấy được sự đa dạng trong các vai được sử dụng trong quá trình điều tra của các nhà báo. Có thể quy chúng vào một số vai điển hình: vai khách hàng, vai hành khách và một số dạng vai khác. Các dạng vai này xuất hiện với tần suất khác nhau.


Biểu đồ 2.3. Tần xuất xuất hiện của các dạng vai trong các bài báo điều tra được khảo sát

Nhìn biểu đồ

có thể

thấy, vai khách hàng thường xuyên được sử

dụng nhất. Một số dạng vai khác bao gồm những “vai” xuất hiện chỉ 1

hoặc 2 lần, chiếm tỷ lệ thấp.

2.2.1. Vai khách hàng

Vai khách hàng là vai được sự dụng phổ biến nhất trong điều tra nhập

vai.

Trong tổng số 54 bài báo điều tra có nhập vai, có tới 31 bài mà các nhà báo sử dụng loại vai này, chiếm 57,41%.

Các nhà báo rất ưa chuộng vai này. Bằng chứng là vai khách hàng có số lần xuất hiện nhiều nhất trên cả 2 báo. Số bài sử dụng vai khách hàng chiếm 42,31% (11 bài ) bài điều tra sử dụng nhập vai trên báo Lao động, con số này trên báo Tiền phong 71,43% (20 bài).

Có thể thấy hàng loạt bài báo sử dụng vai này. Trên báo Tiền Phong có các bài “Đủ kiểu mua thông tin cá nhân” (số 297 – ngày 24/10/2014), “Bó tay với thịt ruốc giá rẻ” (số 315 – ngày 11/11/2014), “Cạm bẫy dịch vụ việc làm miễn phí” (số 90 – ngày 31/3/2015)…hay loạt bài “Hoang mang trước “ma trận” tôn giả” (ngày 19 và 20/11/2014)…

Trên báo Lao động vai này cũng được sử

dụng

ở nhiều bài như

“Nạn sản xuất mũ bảo hiểm giả tại TP.HCM: Cơ sở thật, địa chỉ "ma" ­ Bài 1: bất lực với mũ bảo hiểm giả” (số 230 – ngày 2/10/2014), “Loạn taxi "dù" ở Quảng Ninh” (số 273 – ngày 21/11/2014), “Giết mổ gia súc, gia cầm

ngoài vòng kiếm soát: Thực phẩm bẩn đến thẳng chợ” (Số 23 – ngày

28/1/2015)…hay loạt bài “Bánh kẹo Tết ­ nhãn hiệu nào cũng "nhái"” (ra ngày 14 – 15/1/2015).

Đối với loại vai này, nhà báo thường đóng giả làm người mua hàng hóa, dịch vụ…và sử dụng khi đối tượng điều tra là người bán hàng, người cung cấp các dịch vụ. Lúc này, nhà báo đem lại “lợi ích” (trực tiếp hoặc tiềm ẩn) cho đối tượng nên có điều kiện quan sát, phỏng vấn đối tượng mà không bị nghi ngờ gì, thậm chí nếu khéo léo khai thác, nhà báo còn được chia sẻ những thông tin có giá trị.

Ví dụ, trong bài “Bột bắp + Hóa chất = Cà phê” (báo Lao động, số 23, ngày 28/1/2015), nhà báo Đặng Trung Kiên đã vào vai một người kinh

doanh cà phê bột đi tìm mối hàng để tận mục sở thị các cơ sở sản xuất.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 30/04/2022