Đối Tượng Của Điều Tra Là “Hoàn Cảnh Có Vấn Đề”

1.1.1. Thể loại điều tra

Từ điển tiếng Việt, Viện ngôn ngữ học viết: “Điều tra là tìm hiểu, xem xét để biết rõ sự thật” [16, tr.421]

Trong cuốn “Những vấn đề của báo chí hiện đại”, TS. Hoàng Đình Cúc – TS. Đức Dũng, NXB Lý luận chính trị, 2007), tác giả nhận định: “Điều tra là thể loại báo chí có nhiệm vụ trả lời những câu hỏi mà cuộc sống đặt ra thông qua một hệ thống các bằng chứng, các luận cứ kết hợp ít nhiều với lý lẽ”.

Theo ThS. Đỗ Phan Ái, điều tra báo chí là tìm hiểu để rõ sự thật các

vấn đề, sự

kiện khiến công chúng hiểu rõ, từ

đó định hướng phát triển.

Điều tra có mục đích làm rõ những gốc rễ, nguyên nhân của vấn đề qua

việc trả lời câu hỏi Tại sao? và Như thế nào? Thể loại điều tra, hay một bài báo điều tra phải làm cho người đọc thỏa mãn được dung lượng thông tin đa chiều, toàn diện, giúp độc giả hiểu cặn kẽ sự việc thông qua nghệ thuật phân tích, sắp xếp vấn đề của tác giả.

Có nhiều ý kiến đánh đồng giữa thể loại điều tra và phóng sự điều tra. TS. Đức Dũng từng khẳng định “phóng sự điều tra là một biến thể hình thành từ sự kết hợp giữa thể loại phóng sự và điều tra” [4, tr.102]. Trong khi ThS. Đỗ Phan Ái lại cho rằng trong thể loại điều tra có 2 dạng bài là bài điều tra và bài phóng sự điều tra.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 128 trang tài liệu này.

Vậy điều tra khác phóng sự điều tra như thế nào?

Tác giả cuốn “Tác phẩm báo chí” (tập 2) xuất phát từ nhiều ý kiến cho rằng có một dấu hiệu, tiêu chí quan trọng đó là “điều tra” nghiêng về nghiên cứu, phân tích, đánh giá thực tiễn qua sự kiện, còn “phóng sự điều tra” thì nghiên cứu, đánh giá thực tiễn qua miêu tả sự kiện. Trong khi phóng sự tập trung trả lời câu hỏi “như thế nào?” thì điều tra lại nhấn mạnh trả

Kỹ năng nhập vai của nhà báo viết điều tra - Nguyễn Thùy Trang - 3

lời câu hỏi “tại sao”. Như vậy, phóng sự

trở

thành phóng sự

điều tra khi

câu hỏi “tại sao” xuất hiện và lớn dần khi mà phóng sự, với những đặc

điểm ban đầu khó có thể thỏa mãn sâu sắc và đầy đủ. Các câu hỏi này

được trả lời bằng cách lục tìm những dấu vết sự kiện, con số với bút pháp phân tích khoa học, lập luận lô gic. Dù là điều tra hay phóng sự điều tra thì cũng nhằm đáp ứng nhu cầu nhận thức sự vật, hiện tượng, nhận thức cuộc sống một cách sâu sắc hơn, bản chất hơn [7, tr.236­237].

1.1.2. Nghiệp vụ điều tra báo chí

Nếu hiểu “Nghiệp vụ” theo nghĩa là “công việc chuyên môn của một nghề” [16, tr.877] thì nghiệp vụ điều tra báo chí là khái niệm chỉ một chuỗi các hoạt động, kỹ năng nhằm tìm hiểu, xem xét và tìm ra sự thật. Nó là tổ

hợp các phương pháp có thể

giúp nhà báo khám phá ra bản chất sự

thật

đằng sau một hiện tượng, sự việc.

Trong nghiệp vụ báo chí, trước hết nhà báo phải có con mắt phát

hiện đề tài của điều tra, nhận ra tính nóng hổi, bức thiết của vấn đề.

Nghiệp vụ điều tra buộc nhà báo trả lời câu hỏi: Vn đề đó có đáng viết

điều tra hay không?

và Có thể

viết được hay không?

Cùng nhìn một cây

cầu mới sập gây chết nhiều người, người bình thường có thể chỉ cảm thấy đau xót, cảm thương cho những người bị nạn nhưng một nhà báo sẽ nảy sinh những nghi vấn xung quanh chất lượng cây cầu, trách nhiệm của những người quản lý việc lưu thông trên cầu. Đó là kĩ năng phát hiện đề tài.

Cùng một vấn đề

trên, người bình thường có thể

phát hiện ra mâu

thuẫn nội tại, một nhà báo bình thường có thể chỉ đưa tin hoặc phản ánh nhưng nghiệp vụ điều tra buộc nhà báo bằng các phương pháp khác nhau tiến hành tìm hiểu, mổ xẻ để lý giải mâu thuẫn đó.

Sau đó, không phải nhà báo có thể bập ngay vào sự việc mà đòi hỏi

một kế

hoạch, một quy trình rõ ràng, từng bước, từng khâu sẽ

sử dụng

những phương pháp gì: tài liệu lấy từ đâu, quan sát cái gì, phỏng vấn ai hay

phải sử dụng đến phương pháp điều tra hình sự, điều tra công khai hay

phải nhập vai, hóa trang?…Lường trước rủi ro và có phương án dự phòng cũng là một trong những hoạt động quyết định sự thành công của bài điều tra. Tất cả việc phải làm khi đó chỉ là bắt tay vào điều tra theo kế hoạch và thay đổi kế hoạch một cách linh hoạt dựa vào tình hình. Nhớ rằng nếu điều tra một cách mù quáng thì chỉ tìm được nửa sự thật mà thôi, hơn nữa, nhà báo sẽ bị đặt vào rất nhiều nguy hiểm.

Nghiệp vụ điều tra thể hiện trình độ, kỹ năng, kinh nghiệm của nhà

báo viết điều tra. Sự vận dụng đúng, sáng tạo các phương pháp điều tra

trong khuôn khổ nhất định của pháp luật và đạo đức mới làm cho những sự thật được tìm ra có giá trị.

1.1.3. Kỹ năng nhập vai của nhà báo viết điều tra

Để hiểu về kĩ năng nhập vai của nhà báo viết điều tra, trước hết cần hiểu “nhập vai” là gì?

Từ điển Tiếng Việt, “nhập” có các nghĩa 1. Đưa vào, nhận vào một

nơi để

quản lí, trái với xuất 2.Đưa hàng hóa từ

nước ngoài vào 3. Vào,

tham gia vào một nhóm, một tổ chức, một cộng đồng, trở thành một thành viên 4. Hợp chung lại thành một khối, một chỉnh thể 5. Bí mật và bất ngờ vào một nơi nào đó 6. Hiện vào trong một con người nào đó, thể hiện ra bên ngoài. [16, tr.981]

Nhập vai là tự đặt mình vào hoàn cảnh của nhân vật, đến mức như sống hoàn toàn đời sống bên trong của nhân vật, diễn xuất hết sức tự nhiên. [16, tr.919]

Nhập vai nhiều khi được gọi bằng một số từ ngữ tương đồng như cải dạng, cải trang (thay đổi cách ăn mặc và dáng điệu để người khác khó nhận ra, [16, tr.146 ­ 147]), giả dạng (làm cho có bộ dạng giống kiểu người nào đó để không bị nhận ra, để làm việc gì được trót lọt, [16, tr.499]), hóa thân (biến đi và hiện ra lại thành một người hoặc vật cụ thể khác nào đó, [16, tr.580]).

Trong cuốn “Báo chí điều tra”, nhà báo Nga Chertưchơnưi gọi nhập vai bằng “quan sát có tham gia” hoặc “thử nghiệm”.

“Quan sát có tham gia” thuộc “quan sát không công khai” (không để đối tượng biết) có nghĩa là nhà báo gia nhập vào tổ chức cụ thể, hóa thân vào những nhân vật cụ thể để đến gần hơn với đối tượng, “quan sát từ bên trong”. Vì đối tượng không biết đến sự quan sát của nhà báo nên dễ dàng lộ ra những điều mà mình muốn giấu giếm. Như vậy, nhà báo có thể thấy được một cách đầy đủ, chi tiết, trực tiếp, phong phú những hoạt động của đối tượng, thông tin vì thế mà tin cậy hơn.

Nhà báo nổi tiếng người Mỹ Michael Berlin mô tả phương pháp này như sau: “Cũng có những trường hợp nhà báo nằm bệnh viện hoặc nhà tù hoặc nhà tù với danh nghĩa bệnh nhân hoặc tội phạm để có điều kiện mô tả việc vụ lợi, lợi dụng chức quyền trong các bệnh viện và nhà tù. Số khác tìm cách vào làm việc ở các công ty hay xí nghiệp, sau đó viết phóng sự về công việc của mình ở đó. Cũng có khi các nhà báo sắm vai khách mua hàng để chứng minh sự phân biệt đối xử trong dịch vụ dành cho nam hoặc nữ giới. Loại quan sát này có thể là nguồn thông tin tin cậy cho hoạt động điều

tra của nhà báo, nếu nghiên cứu toàn bộ hệ phần của hệ thống đó” [1, tr.24].

thống chứ

không phải một

Tác giả

Chertưchơnưi cũng dẫn ra quá trình thực hiện một số

bài

điều tra nổi tiếng của nhà báo Đức Gunter Wanraf. Quá trình này cho thấy rằng có khi nhà báo có thể dùng đúng vai trò, vị thế xã hội của mình để tiếp

cận đối tượng nhưng cũng có nhiều trường hợp phải “cải dạng”, tức là thay đổi hình dạng, nghề nghiệp để tiếp cận đối tượng, nhất là khi đã trở nên nổi tiếng, được nhiều người biết đến.

Những hình thức hóa thân đó làm cho quá trình thu thập thông tin hiệu quả và an toàn hơn, tránh né được nhiều nguy cơ phản đòn từ những đối tượng điều tra. Tuy nhiên cũng tiềm ẩn những rủi ro nếu thiếu cẩn trọng.

Thử nghiệm là một trong những phương pháp quan trọng nhất được sử dụng trong điều tra của nhà báo. Nó khá gần với phương pháp quan sát từ bên trong. Không ít người coi chúng là một. Nhưng khi quan sát từ bên trong, nhà báo tự tham gia vào tình hình thực tế và ghi chép các sự kiện nảy sinh trong quá trình phát triển của tình hình, đối tượng, tình hình còn nguyên

vẹn sau khi quan sát hoàn thành thì ở

phương pháp thử

nghiệm, nhà báo

phải tạo ra tình huống nhân tạo, sau đó nghiên cứu bằng những quan sát khác. Tình huống nhân tạo cũng kết thúc khi thử nghiệm kết thúc. Đây cũng

là một dạng thức của nhập vai mà nhiều nhà báo sử

dụng để

nhìn thấy

những gì có thể kéo dài thời gian hoặc không bộc lộ rõ ràng nếu như chỉ quan sát thông thường.

Như vậy, có thể hiểu kỹ năng nhập vai của nhà báo điều tra là hoạt

động nhà báo trở

thành một nhân vật khác, để

vào một sự

kiện, một tổ

chức mà không để ai biết thân thế thật của mình, nhằm thu thập thông tin, chứng cứ một cách khách quan, hiệu quả nhất cho đề tài điều tra của mình. Hiểu một cách đơn giản, khi nhập vai, danh nghĩa và thân phận nhà báo bị giấu đi.

Khi điều tra những vấn đề

có tính chất phức tạp như

một

ổ mại

dâm, đường dây buôn lậu, hoạt động của lâm tặc, một công ty trốn thuế, một vụ tham nhũng…nếu sử dụng danh nghĩa nhà báo thì không những nhà báo gặp khó khăn thậm chí không khai thác được thông tin mà còn tự đặt mình vào nguy hiểm.

Lúc đó, nhà báo không sử

dụng chức danh, nghề

nghiệp cương vị

công tác, địa vị xã hội thực sự của mình mà tồn tại một hình thức khác, một nghề nghiệp khác . Khi đó, nhà báo có thể là một người bán hàng, người mua hàng, là một anh lái xe, thậm chí là một gái mại dâm, một người ăn xin… để có tiếp cận đối tượng điều tra, thâm nhập vào tổ chức cần điều tra, sau đó quan sát, thu thập tài liệu về đối tượng đó. Khác với “vai” trong các loại hình sân khấu, “vai” trong báo chí điều tra là những nhân vật xã hội, người thật, việc thật.

Nhiều người nhầm lẫn giữa “dấn thân” và “nhập vai”. Dấn thân là khả năng nhập cuộc, đi sâu vào vấn đề của nhà báo. Khả năng dấn thân có nhiều biểu hiện khác nhau như mức độ tìm tòi tài liệu, độ tỉ mỉ trong quan sát… Trong khi đó nhập vai là một hoạt động hoặc quá trình. Nhiều nhà báo cho rằng nhập vai là hình thức thể hiện mức độ cao nhất của dấn thân vì nó là sự “biến hóa” đòi hỏi sự đầu tư về cả hình thức và tư duy, đồng thời phải đối mặt với nhiều rủi ro, nguy hiểm nếu bị phát hiện.

Nhà báo Đỗ Doãn Hoàng cho rằng có nhiều sự tương đồng giữa nhập vai của nhà báo và nghiệp vụ “trinh sát hóa trang” bên công an: “Nhập vai, bên công an quân đội họ gọi là trinh sát hóa trang. Mình hóa trang thành người khác để trinh sát, khi mà, ví dụ, biết mình là nhà báo họ sẽ không nói ra sự thật, thì mình phải vào vai đối tượng mà nó muốn nói chuyện, muốn đưa sự thật”.

1.2. Đặc điểm của thể loại điều tra

1.2.1. Đối tượng của điều tra là “hoàn cảnh có vấn đề”

“Hoàn cảnh có vấn đề” là một cái gì đó không bình thường xảy ra

trong đời sống hằng ngày có nhiều dữ

kiện nhưng có những câu trả

lời

khác nhau mà người ta muốn tìm hiểu, nghe ngóng, bàn luận để tìm ra câu trả lời góp phần nhận định về sự việc đó và điều chỉnh hành vi của mình

trong cuộc sống. “Hoàn cảnh có vấn đề” xuất hiện ngay trong những cuộc đối thoại hằng ngày, miễn là có ai đó “muốn tìm câu trả lời” về thực chất và nguyên nhân của vấn đề. Nó có thể liên quan đến một người, một số ít người nhưng cũng có thể liên quan tới những vấn đề cơ bản của xã hội mà nhiều người quan tâm. Nhưng để trở thành đối tượng của bài điều tra thì

vấn đề đó phải được nhiều người quan tâm, gắn liền với những vấn đề

thời sự nóng hổi, liên quan tới việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị trọng tâm của đất nước.

“Hoàn cảnh có vấn” đề có thể là những vụ việc chưa được khám phá xuất phát từ những sự kiện, hiện tượng trong đời sống như một vụ tai nạn khó hiểu, những tội ác khét tiếng mà tội phạm chưa bị bắt, không ai có thể

lý giải nguyên nhân và cách thức; những sự việc đã được phát hiện, tìm

hiểu nhưng còn tồn tại những mâu thuẫn, gây những mối nghi ngờ cho nhà báo; những sự việc chưa từng được khám phá, công chúng chưa từng biết tới như việc tham nhũng của cơ quan nhà nước. Đó thường là các vụ tham nhũng, các vụ án chính trị, các vụ án kinh tế, các vi phạm nghiêm trọng về môi trường sinh thái, các bị ẩn lịch sử, các loại tội phạm mang tính chất xã hội – sinh hoạt.

1.2.2. Điều tra là một thể loại phản ánh

TS. Đức Dũng cho rằng hệ thống thể loại báo chí nước ta gồm ba

nhóm thể loại: thông tấn báo chí, chính luận báo chí và ký báo chí [4,

tr.100]. Trong đó điều tra được xếp vào thể loại thông tấn báo chí với tính trội là nhiệm vụ phản ánh các sự kiện thời sự, đáp ứng yêu cầu thời sự, tính xác thực và tính định hướng rõ ràng. Một số ý kiến khác lại cho rằng điều tra có tính chất của nhóm thể loại chính luận vì có bài điều tra được trình bày bằng một hệ thống lập luận với sự sắp xếp lí lẽ, bằng chứng rõ ràng để đưa người đọc khám phá ra sự thật.

Tuy nhiên phải khẳng định rằng điều tra là một thể loại phản ánh. Bởi điều tra phản ánh các sự kiện, hiện tượng, sự việc một cách khách quan. Hiện thực khách quan là cơ sở, là nguồn gốc của điều tra. Hơn thế, điều tra là loại phản ánh có chọn lọc. Không phải sự kiện, vấn đề nào cũng đem ra điều tra. Không phải chi tiết nào có được trong quá trình thu thập thông tin cũng đưa vào bài điều tra. Việc lập luận, sắp xếp các chi tiết một cách có trình từ để làm sáng rõ vấn đề chỉ là cách để đưa độc giả đến với sự thật khách quan nhất và thể hiện tính định hướng của tác giả đối với sự việc, không làm cho nó sai lệch.

Hiện thực khách quan mà điều tra phản ánh phải là vấn đề quan

trọng, đã xuất hiện hoặc đang nảy sinh “hoàn cảnh có vấn đề”, được nhiều người quan tâm. Điều tra định hướng độc giả qua việc cắt nghĩa, giải thích, phân tích để tìm ra câu trả lời cho những thắc mắc của tác giả hoặc người đọc. Nếu câu hỏi được nhiều người quan tâm là thời cơ của điều tra thì câu trả lời chính xác sẽ tạo ra hiệu quả xã hội rộng lớn của bài điều tra.

1.2.3. Sự thật thường được giấu kín

Trong thực tế, nếu sự việc, hiện tượng nào cũng rõ ràng, cũng phơi bày ra trước mắt thì chẳng cần đến điều tra. Nhưng nghịch lý là những mâu thuẫn, những mặt đối lập vẫn cứ luôn tốn tại trong những cái tưởng chừng như thống nhất. Cái mà một nhà báo điều tra cần tìm ra đó là sự thật đằng sau cái được phản ánh, đằng sau những gì nhìn thấy, nghe thấy.

Đối tượng điều tra thường là mâu thuẫn ẩn chứa những sai phạm,

khuất tất mà nhất định có ai đó phải chịu trách nhiệm khi sự việc được làm sáng tỏ. Bản chất sự việc bị che giấu ngay từ đầu nên mới có mới nảy sinh “hoàn cảnh có vấn đề”, mới cần được làm sáng tỏ. Khi sự việc có dấu hiệu bị phát giác, những người có trách nhiệm luôn tìm mọi cách để che giấu kĩ hơn để ngăn cản việc người khác điều tra ra sự thật có thể làm ảnh hưởng lớn đến lợi ích của họ.

Xem tất cả 128 trang.

Ngày đăng: 30/04/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí