Đây là 2 phương pháp khác nhau trong điều tra. Quan sát bí mật thì nhà báo vẫn chỉ là người đứng ngoài nhìn vào, thể hiện ra bài viết là “tôi nhìn thấy…”. Nhưng giữa nhìn thấy và bản chất của nó vẫn có khoảng cách.
Còn khi nhập vai thì nhà báo là người trong cuộc để
nói ra sự
thật bên
trong. Ví dụ, khi nhập vai vào đội hình làm cò ở bệnh viện thì sẽ biết được tất cả ngóc ngách câu chuyện làm cò. Nếu chỉ đứng từ xa quan sát thì mới chỉ là phản ánh, chưa tìm ra được bản chất.
Khoảng đầu tháng 10/2014, ông cùng một số đồng nghiệp có thực hiện bài điều tra về đường dây buôn lậu ở Lạng Sơn. Mức độ nhập vai trong cuộc điều tra này như thế nào?
Trong đề tài này, một điều may mắn là đoàn Ban chỉ đạo 389 để điều
tra tình hình buôn lậu
ở Lạng Sơn cần một vài tờ
báo đi theo nên phóng
Có thể bạn quan tâm!
- Tích Cực, Khiêm Tốn Học Hỏi Những Người Đi Trước
- Hoàng Đình Cúc – Đức Dũng (2007), Những Vấn Đề Báo Chí Hiện
- Luật Sửa Đổi Bổ Sung Một Số Điều Của Luật Báo Chí (1999), Nxb Chính Trị Quốc Gia, Hà Nội
- Hồ Sỹ Lực – Phóng Viên Ban Kinh Tế Xã Hội, Báo Tiền Phong
- Kỹ năng nhập vai của nhà báo viết điều tra - Nguyễn Thùy Trang - 15
- Kỹ năng nhập vai của nhà báo viết điều tra - Nguyễn Thùy Trang - 16
Xem toàn bộ 128 trang tài liệu này.
viên của chúng tôi có cơ sở và điều kiện để nhập cuộc một cách thuận lợi
hơn. Khi vào cuộc điều tra, bản thân ban chỉ đạo 389 cũng không còn là
những ông cán bộ phòng chống buôn lậu nữa mà đi như dân buôn lậu nên phóng viên chúng tôi cũng hóa thân, nhập vào vai đó. Từ quá trình nhập vai đó, nhóm điều tra đã thấy được tình hình buôn lậu, con đường buôn lậu như thế nào, xác định được những điểm, những chốt buôn lậu để bắt giữ. Ấy vậy mà lãnh đạo tỉnh Lạng Sơn vẫn khẳng định tình hình chống buôn lậu rất tốt. Khi đó, với bằng chứng trong tay, phóng viên có cơ sở để chất vấn và vạch trần công tác quản lý lỏng lẻo, thậm chí là tiếp tay cho buôn lậu của cơ quan chức năng.
Có một sự cố nho nhỏ khi nhập vai. Khi lên tàu đi tìm đường đi của
hàng lậu, phóng viên trẻ của chúng tôi đã đối mặt với nguy hiểm khi sử
dụng máy ảnh chụp công khai cảnh vận chuyển hàng lậu trên tàu. Nhẽ ra chỉ nên dùng máy nhỏ hoặc điện thoại chụp lén. Sai sót này nhắc tôi nhớ đến trường hợp một phóng viên của báo Người Lao động cũng điều tra
buôn lậu công khai chụp ảnh, quay phim bọn buôn lậu vận chuyển gà lậu từ biên giới, bị phát hiện và bị chúng đánh thừa sống thiếu chết. Đó là hậu quả của việc thiếu kỹ năng nhập vai trong tác nghiệp báo chí điều tra.
Nhập vai có nguy hiểm không thưa ông?
Bản thân tôi, ngay trong cuộc điều tra của mình tôi đã gặp những nguy hiểm nhất định. Cụ thể, khi điều tra vụ này, tôi cũng gặp đối thủ rất tinh ranh. Theo quy định khi đó, đưa từ 500.000đ trở lên đã bị xác lập hành vi đưa hối lộ. CSGT nắm được điều này và bắt lái xe phải đưa tối thiểu 500.000đ/xe và tôi không còn cách nào khác là phải đưa tiền cho chúng để lấy bằng chứng. Vì việc này mà tôi cũng đã suýt bị khởi tố vì hành vi đưa hối lộ. Nhưng nhờ làm đúng quy trình và được sự giúp đỡ của các anh em nhà báo tạo diễn đàn bảo vệ, thậm chí đồng chí Phạm Thế Duyệt phải lên tiếng “nếu là nhà báo tôi cũng làm như PV báo Lao động” mà tôi mới thoát khỏi “đòn” này.
Còn trong lần điều tra “than tặc”, cũng không phải dễ dàng gì mà họ
cho mình xuống tàu của họ. Về sau, chúng tôi phải thành lập một doanh
nghiệp, có nhu cầu chở than thành đường dây, muốn khảo sát đường đi,
cách vận chuyển như thế nào thì họ mới đồng ý cho lên tàu. Trên chuyến tàu đó, chúng tôi có dịp quan sát tất cả quy trình, những mánh khóe. Phải
tạo cho họ
lợi ích và niềm tin thì mới có thể
khai thác được thông tin
thật…Nhà báo luôn phải đối mặt với rất nhiều nguy hiểm trong khi nhập vai. Về nguyên tắc, nhà báo nên đứng ở vị trí quan sát nhưng khi muốn đưa sự việc đi đến cùng, nhà báo phải nhập vai.
Vậy có nguyên tắc để nhập vai thành công là gì?
Nguyên tắc đầu tiên khi nhập vai là phải đi sâu vào nhân vật, trở
thành người như họ. Muốn “tóm” được CSGT “làm luật” với lái xe quá tải, tôi đã từng phải là người bước từ vị trí vô – lăng xuống thì mới biết họ đòi
nộp bao nhiêu, cách thức đưa tiền như
thế
nào, thậm chí trong vai đó,
phóng viên có thể nói chuyện trực tiếp với CSGT, vặn vẹo xem cách họ trả lời như thế nào. Với chỉ quan sát từ xa thì không thể thấy được những điều đó.
Thứ hai là phải biết giấu mình thật kỹ. Khi đã nhập vai thì không thể khoe mình là nhà báo mà thậm chí phải âm thầm chịu đựng. Cũng trong một lần thực hiện phóng sự về CSGT làm luật, các phóng viên truyền hình ẩn nấp quay phim từ xa, nhưng do ánh nắng phản quang vào thùng xe mà camera của họ bị lộ. Ngay lập tức chúng giở trò xin xỏ, tạo áp lực khiến đề tài “chết yểu” ngay lập tức.
Theo ông, rèn luyện kỹ năng nhập vai của các nhà báo có tầm quan trọng ra sao và thể hiện như thế nào ở các tòa soạn báo?
Do “máu” nghề
nghiệp là chính. Khi còn trẻ, ai cũng thích thể
hiện
mình, muốn làm tới, đến cùng của vấn đề nên nhu cầu nhập vai lớn hơn. Cũng có khi nhập vai là do yêu cầu của tòa soạn. Có thể cần một chút năng khiếu, một chút tinh quái để có thể “diễn” được “vai” của mình. Nhưng để nhập vai thành công thì đòi hỏi đến kỹ năng rất nhiều.
Trước khi nhập vai, phóng viên cần tìm hiểu, biết trước về “vai”, về môi trường và hoàn cảnh nhập vai để không bị lẫn, không bị “pha” vào chi tiết khác. Nó cũng như một cuộc đi rừng, phải tự vạch đường.
Đối với nghề báo có một phương pháp tốt nhất là truyền đạt kinh
nghiệm, cầm tay chỉ
việc, người trước chỉ
cho người sau chứ kiến thức
nhà trường thì mới chỉ là những nét cơ bản trong đầu thôi, khi vào cuộc, rất nhiều thứ phát sinh đòi hỏi nhà báo phải xử lý. Những kỹ năng phóng viên phải học từ thực tế, từ những người đi trước. Tôi cũng đã từng được mời giảng dạy ở nhiều cơ quan khác về nghiệp vụ điều tra, về nhập vai. Nói là giảng dạy nhưng thực chất là kể chuyện để họ biết mình đã làm việc, đã
nhập vai như
thế
nào. Không có giáo án, tài liệu mà chỉ
có những câu
chuyện thú vị “ tôi đi từ đâu? Tài liệu tôi chuẩn bị như thế nào? tôi lần mò trong cả một đống bầy hầy như thế nào?”…Không có một khuôn khổ nào cho nhà báo, càng không có có nguyên tắc cứng nhắc nào với nhập vai.
Thông thường, khi còn trẻ, nhà báo viết điều tra thường thích dấn thân hơn nên nhập vai trong điều tra thường sâu sắc, táo bạo hơn.
Nhưng càng về
sau khi bản thân đã có nhiều mối quan hệ
thì họ ít
nhập vai hơn mà thường điều tra qua tài liệu, phỏng vấn chuyên gia. Có thực trạng này không? Nếu có thì nó ảnh hưởng như thế nào đến chất lượng bài điều tra?
Xây dựng các mối quan hệ là rất cần thiết để làm cho các hoạt động,
các bài viết của nhà báo được dễ dàng hơn. Tuy nhiên, thông tin từ các mối
quan hệ đó chỉ giúp nhà báo tiếp cận được từng mảng thông tin để hoàn
thiện cho một bài viết, minh chứng cho một vấn đề thôi. Đó không phải
bài điều tra. Vai trò của họ
chỉ
là cung ý kiến bổ
sung để
minh chứng,
khẳng định, lý giải rõ hơn cho vấn đề nhà báo đang điều tra chứ không thể
thay thế
được vai trò của nhà báo trực tiếp tìm hiểu, dấn thân để
thấy
được bản chất vấn đề. Để viết được bài điều tra, nhà báo vẫn phải đến
tận nơi, phải hỏi để
biết, phải ghi nhận hơi thở
cảu chính sự
kiện, đời
sống. Nếu chỉ có thông tin qua điện thoại thì vẫn có bài viết nhưng sẽ
không hay, không sâu, không đạt tới ngưỡng điều tra yêu cầu, mới chỉ mon men điều tra, chứ chưa phải điều tra.
Tòa soạn có những biện pháp nào để bảo vệ phóng viên của mình, thưa ông?
Có rất nhiều biện pháp để bảo vệ.
Khi điều tra về tiền polime giả ở Trung Quốc, tòa soạn cho tôi 3 giấy giới thiệu, gửi gắm đến 3 cơ quan chức năng: Hải quan, bộ đội biên phòng,
công an tỉnh lạng sơn. Tôi kể rõ với cục phó cục Hải quan về những gì tôi định làm, nhờ đón phóng viên khi về tới Việt Nam và nhờ liên hệ với 2 đơn vị còn lại.
Vì là nhập vai vượt biên sang nước ngoài, không thể đi theo con
đường chính thống được mà phải đi theo đường mòn. Lại thực hiện nhiệm vụ mua cầm tiền polime giả, rất nguy hiểm. với một số tiền ít ỏi nhưng sang Trung Quốc mua được 1 “mớ” tiền polime mệnh giá 50.000đ,
100.000đ. 500.000đ. Khi về đến biên giới, ngay lập tức có người ra đón.
Việc đầu tiên là lập biên bản, khai báo số lượng, chất liệu, mệnh giá,
seri…tiền giả. Đây vừa là bằng chứng vừa là vũ khí tự bảo vệ mình. Chỉ cần sơ sẩy là bị bắt bỏ tù luôn.
Như
vậy, tòa soạn luôn đóng vai trò hỗ
trợ, cung cấp tối đa những
phương tiện, cơ sở pháp lý để bảo vệ phóng viên. Không có sự hỗ trợ đó thì công việc nguy hiểm vô cùng.
Là một nhà báo điều tra đầy bản lĩnh và kinh nghiệm, ông có lời khuyên gì cho các bạn trẻ khi điều tra, nhất la điều tra có nhập vai?
Trước hết, làm báo phải đam mê, phải yêu nghề, lăn xả vì những việc có ích cho xã hội.
Thứ hai phải trung thực. Trong câu chuyện điều tra, không có ai làm chứng cùng mình, chỉ có một mình thôi. Khi mình viết sự thật càng nghiêm khắc, càng trung thực, càng tôn trọng sự thật bao nhiêu thì bài viết có sức nặng, uy lực bấy nhiêu. Trong qua trình nhập vai, nhà báo cũng phải thông minh, lường trước hết được mọi tình huống.
Giữa hiện tượng với bản chất có sự khác nhau rất nhiều. 1 nửa quả cam thì vẫn là quả cam nhưng 1 nửa sự thật không còn là sự thật nữa. Sự thật phải sờ thấy, ngửi thấy, nắm lấy.
Để đảm bảo an toàn cho mình, phóng viên cũng cần rất khiêm tốn.
Tuổi trẻ không tránh được nhưng lúc bốc đồng, thích thể hiện mình nhưng cần biết kiềm chế lại, giấu mình đi.
Xin cảm ơn ông!
3. Phỏng vấn nhà báo Phùng Công Sưởng – Phó Tổng biên tập báo Tiền Phong
Trước hết, là một nhà báo , anh đánh giá như
thế nào về
vai trò
của thể loại điều tra trong hệ thống báo chí Việt Nam nói chung và hệ thống tác phẩm của báo Tiền phong nói riêng?
Có thể nói, trong rất nhiều thể loại báo chí các nhà báo đang thể hiện
và các tờ
báo đang sử
dụng trên các loại hình báo chí khác nhau, tôi cho
rằng điều tra là thể loại khó, không phải ai cũng tiếp cận được, cũng là thể loại tạo sức nặng cho mỗi tờ báo, mỗi nhà báo.
Sức nặng của điều tra thể hiện ở bản thân các vấn đề mà nó đề cập. Đó là những vấn đề lớn, hóc búa. Điều tra đòi hỏi sự công phu, nhẫn nại, kiên trì, thậm chí phải chấp nhận những rủi ro, mạo hiểm nhất định của nhà báo để có được tác phẩm điều tra. Trong cách thể hiện, thể loại yêu cầu nhà báo phải có được những hiểu biết, năng lực nhất định về vấn đề mà mình điều tra, đồng thời tập hợp được xung quanh mình những chuyên gia giỏi ở vị trí hậu trường để hỗ trợ mình trong quá trình tác nghiệp nhằm đảm bảo thông tin đưa ra chính xác, thuyết phục.
Ảnh hưởng xã hội, tác động đến dư luận đặc biệt lớn cũng làm nên vai trò quan trọng của thể loại điều tra. Trong nhiều trường hợp, hệ quả của mà các tác phẩm điều tra mang lại vượt trội với những thể loại báo chí khác. Bởi vậy, tính trách nhiệm của nhà báo trong thể loại này vô cùng lớn.
Khi đưa vấn đề tiêu cực của một doanh nghiệp lên báo, ngay lập tức khiến doanh nghiệp đó làm ăn vô cùng khó khăn: các ngân hàng không cho vay, đối tác kéo đến đòi nợ,… Chỉ điều tra không chính xác sẽ “giết chết” đến hàng trăm, hàng nghìn con người.
Ở báo Tiền phong, trong một thời gian dài đã xuất hiện các tác phẩm điều tra của các nhà báo đi trước, sau này là các thế hệ nhà báo trung tuổi
và gần đây những nhà báo trẻ tuổi có sự kế thừa và tiếp nối. Trong một
môi trường truyền thông đa dạng và cạnh tranh, bạn đọc cũng dễ dàng
nhận thấy sức nặng của tác phẩm điều tra đọng lại trên những trang báo của Tiền phong. Trong quá khứ thể loại này đã tạo nên thương hiệu cho Tiền phong, hiện tại và tương lai, các phóng viên đang rất tích cực tiếp nối
truyền thống đó để tiếp tục xây dựng triển khai những nội dung truyền
thông sử dụng thể loại điều tra, góp phần tôn vinh, làm tăng thêm uy tín
của tờ báo.
Các phóng viên báo Tiền phong sử
dụng kỹ
năng nhập vai khá
nhiều trong các bài điều tra của mình. Nhập vai có vai trò, ý nghĩa như thế nào đối với bài báo điều tra nói riêng và uy tín của báo Tiền phong nói chung, thưa anh?
Phải khẳng định rằng nhập vai chỉ là một phương pháp thu thập thông
tin. Ngoài ra, tùy vào vấn đề điều tra, nhà báo vẫn có thể sử dụng nhiều phương pháp khác mà vẫn thu được hiệu quả thông tin, như: điều tra thông qua hồ sơ, qua nhân vật, qua các nguồn thông tin khác. Vì vậy, khi làm điều tra, có nhưng vấn đề nhà báo phải nhập vai chứ không phải cứ điều tra là phải nhập vai.
Thuận lợi của nhập vai là ở chỗ khi nhập vai nhà báo sống trong sự kiện, nắm bắt được những thông tin sinh động nhất từ cuộc sống, những
vấn đề đặt ra trong quá trình phóng viên thu thập thông tin, tài liệu, mắt
thấy, tai nghe, tay sờ, thậm chí mình là nhân vật trong những vấn đề mà bài báo đề cập. Tôi đánh giá cao vai trò của nhập vai, đây là một thế mạnh,
một kỹ năng mà các nhà báo điều tra rất cần sử dụng để điều tra những
vấn đề cho hay, cho sâu sắc, mang hơi thở cuộc sống. Trong thời gian qua đã có nhiều phóng viên say mê, dấn thân vào hoạt động nhập vai giúp phanh phui nhiều vụ việc khuất tất, làm trong sạch hơn xã hội, cứu giúp bao con người.
Nhưng cũng có những rủi ro nhất định liên quan đến hành lang pháp lý. Nếu nhập vai quá giới hạn cho phép thì sẽ trở thành vi phạm pháp luật, bởi vậy phóng viên phải cân nhắc, xác định xem nhập vai đến mức độ nào là đủ trong những tình huống, những vấn đề cụ thể. Với danh nghĩa nhà báo, phóng viên phản ánh hiện thực khách quan, nhưng khi nhập vai vào một quy trình nào đó có tính chất tiêu cực thì không khéo PV lại trở thành nạn nhân khi không “thoát” kịp “vai”, thậm chí dùng các biện pháp tác động, “gài bẫy” làm sai lệch tính khách quan của sự việc.
Quan niệm của anh về “gài bẫy”?
“Gài bẫy” là hành vi làm thay đổi hiện thực khách quan theo ý mình mà nếu không có sự tác động chủ quan của mình thì nó không diễn ra như vậy.
Đó là vi phạm pháp luật. Ví dụ
việc đưa tiền cho CSGT để
lấy bằng
chứng, rồi phản ánh lên mặt báo là không đúng nguyên tắc.
Có ý kiến cho rằng nếu như có sự phối hợp tốt với tòa soạn hoặc cơ quan chức năng, nhà báo, phóng viên sẽ có cơ sở pháp lý hơn, tránh được việc họ bị quy kết trách nhiệm?Anh nghĩ sao về việc này ?
Có một ranh giới rất mong manh. Thực ra, tòa soạn cũng không thể
kiểm soát hết được những hành vi của phóng viên trong quá trình tác nghiệp, không thể chứng kiến mọi tình huống diễn ra trên thực tế để chỉ
đạo hành vi của nhà báo. Tòa soạn chỉ có thống nhất quan điểm khi thu