Bên cạnh hoạt động giảng dạy truyền thống, được sự hỗ
trợ
của
Ngân Hàng thế giới, Học viện cũng thành lập Câu lạc bộ Báo chí Truyền thông (CJC) nhằm gắn kết những sinh viên trong học viện trong môi trường báo chí hiện đại, chuyên nghiệp. Một trong những nội dung hoạt
động cơ
bản là Câu lạc bộ
Báo chí điều tra (IJC) để
cung cấp tri thức
thông tin, kiến thức, phương pháp, kỹ năng, kinh nghiệm cho sinh viên –
những phóng viên tương lai và các phóng viên trẻ về thể loại báo chí này.
Có thể bạn quan tâm!
- Kỹ năng nhập vai của nhà báo viết điều tra - Nguyễn Thùy Trang - 8
- Nâng Cao Hiểu Biết Về Pháp Luật, Đạo Đức Nhà Báo
- Tích Cực, Khiêm Tốn Học Hỏi Những Người Đi Trước
- Luật Sửa Đổi Bổ Sung Một Số Điều Của Luật Báo Chí (1999), Nxb Chính Trị Quốc Gia, Hà Nội
- Phỏng Vấn Nhà Báo Phùng Công Sưởng – Phó Tổng Biên Tập Báo Tiền Phong
- Hồ Sỹ Lực – Phóng Viên Ban Kinh Tế Xã Hội, Báo Tiền Phong
Xem toàn bộ 128 trang tài liệu này.
Tuy nhiên để
duy trì, triển khai hoạt động của câu lạc bộ
có hiệu
quả lâu dài vẫn là một thách thức lớn.
Bởi vậy, Học viện Báo chí Tuyên truyền cũng như các cơ quan đào tạo báo chí khác cần xây dựng một chương trình học tập khoa học, hiệu quả, sáng tạo trong cách giảng dạy để sinh viên tiếp thu kiến thức tốt và sâu hơn những kiến thức về báo chí điều tra nói chung và kỹ năng nhập vai nói riêng. Được biết, trong năm 2015, Khoa Báo chí Học viện Báo chí và Tuyên truyền sẽ ra mắt 2 cuốn sách “Tác phẩm điều tra – tuyển chọn và phân tích” và “Giáo trình báo chí điều tra”. Hi vọng đây sẽ là tài liệu giúp ích cho sinh viên chuyên ngành báo chí nói chung và sinh viên yêu thích báo chí điều tra nói riêng.
3.3.2. Rèn luyện kỹ năng cho sinh viên báo chí
Ngược lại với các cơ quan báo chí, việc học tập tại trường lại nặng lý thuyết, ít thực tế. Các sinh viên thường ít được tiến hành một cuộc điều tra thực tế nào mà chủ yếu là nghiên cứu các bài điều tra để tìm hiểu từng khía cạnh của lý thuyết. Rèn luyện của sinh viên chủ yếu là tìm đề tài, lập
đề cương cho bài điều tra chứ
chưa có những bài điều tra thực tế
chất
lượng.
Hệ quả
là sinh viên có thể
nắm rất chắc về
lý thuyết nhưng khi
nhập cuộc điều tra thì lại thiếu sự chuẩn bị, thiếu sự nhuần nhuyễn trong các kỹ năng điều tra.
Như vậy, để sinh viên thực sự có kỹ năng điều tra ngay từ khi bước vào nghề thì sinh viên phải được thực hành song hành với lý thuyết. Nhà trường cần có sự liên hệ với các tòa soạn, nhà báo có sự hướng dẫn cho sinh viên những đề tài cụ thể, những câu chuyện cụ thể.
Câu lạc bộ Báo chí điều tra như ở Học viện Báo chí và Tuyên truyền là một môi trường hoạt động báo chí hiệu quả như vậy cho sinh viên đam mê với điều tra.
3.4. Đối với cơ quan quản lý báo chí
Báo chí điều tra ở Việt Nam vẫn còn “nhập nhằng” vấn đề pháp lý và đạo đức, cần một cơ chế, một khung pháp lý cho mọi hoạt động của nhà báo.
Hiện nay, hoạt động báo chí được quy định trong Luật Báo chí, Điều
lệ của Hội nhà báo Việt Nam, nằm trong Hiến pháp, pháp luật của Nhà
nước. Nhưng ngay cả trong văn bản mang tính pháp lý này, cũng chưa có những quy định rõ ràng về điều tra nhập vai ở Việt Nam nên rủi ro rất cao.
Đã có một số tờ báo xây dựng khung cho điều tra, tuy nhiên khung đó chỉ nhằm bảo đảm sự an toàn cho phóng viên và có tính nội bộ. Cần một cái khung lớn hơn, được quy định cụ thể trong các văn bản luật, quy ước,
…dần được hoàn thiện bởi các cơ quan quản lý báo chí như Hội Nhà báo, Bộ Thông tin – Truyền thông.
Nhà báo cần được quy định cụ thể: cái gì được làm, cái gì không
được làm để họ yên tâm tác nghiệp và biết điểm dừng của điều tra ở đâu, để tự bảo vệ mình. Đó cũng là cơ sở cho việc giải quyết các mâu thuẫn, kiện cáo.
Cần phải có sự bảo vệ đối với nhà báo điều tra, nhất là khi điều tra nhập vai. Theo Luật Phòng chống tham nhũng và Luật tố cáo thì thông tin chống tiêu cực trên báo chí có được từ các cuộc nhập vai điều tra có thể được tôn trọng và khuyến khích, người tố cáo được bảo vệ bằng các biện
pháp tối
ưu nhất. Tuy nhiên, thực tế
cho thấy các nhà báo không được
miễn trừ trách nhiệm cho những sai sót trong quá trình điều tra dù sai sót đó rất nhỏ so với lợi ích xã hội mà bài báo mang lại. Đây là điều khiến nhiều
nhà báo “chán” điều tra vì lợi ít, hại nhiều. Một bài điều tra có thể đẩy
phóng viên đến vinh quang nhưng cũng có thể
kéo họ
xuống vực sâu,
vướng vào tù tôi, thân bại danh liệt. Vì thế, để bảo vệ, tạo điều kiện cho các nhà báo nhập vai điều tra, nhà báo cần được miễn trừ đối với một số tôi danh như đưa hối lộ.
Tiểu kết chương 3
Như vậy, chương 3 của khóa luận đã trình bày một số khuyến nghị nhằm nâng cao tính chuyên nghiệp của báo chí điều tra nói chung và kỹ năng nhập vai điều tra nói riêng. Trong đó, xác định nhà báo là chủ thể quan trọng nhất của hoạt động nhập vai điều tra. Nhà báo cần trau dồi kiến thức về điều tra, thường xuyên rèn luyện kỹ năng điều tra, nhất là điều tra nhập vai. Cùng với đó, cơ quan báo cần phối hợp với nhà báo khi thực hiện tác
phẩm điều tra có nhập vai, tiến hành tập huấn, đào tạo kỹ năng này cho
phóng viên của mình. Vai trò của cơ quan quản lý báo chí cũng rất quan
trọng. Họ có trách nhiệm hoàn thiện cơ sở pháp lý, hình thành cơ sở đạo đức cho nhà báo trong điều tra nhập vai. Hơn nữa, việc đào tạo nghiệp vụ
nhập vai cũng cần được tiến hành có kế hoạch lâu dài, cân bằng giữa lý
thuyết và thực hành, trong đó rèn luyện kỹ năng phải được chú trọng hơn nữa.
KẾT LUẬN
Qua nghiên cứu lý luận về thể loại điều tra, chúng tôi thấy có nhiều
đặc điểm của báo chí điều tra như đối tượng điều tra, yêu cầu của quá
trình thu thập thông tin, tài liệu cần đến yếu tố nhập vai. Nhà báo, trong rất nhiều trường hợp, phải đối mặt với những đối tượng nguy hiểm, những tình huống điều tra mà nếu sử dụng danh nghĩa nhà báo thì việc có được
thông tin là rất khó khăn, thậm chí là bất khả thi. Khi đó, nhà báo “giấu
mình” đi, hóa thân thành một người khác là cách duy nhất hoặc tối ưu nhất để có thể tìm ra bản chất sự việc. Nhập vai là một phương thức thu thập thông tin có vai trò quan trọng trong nghiệp vụ điều tra báo chí.
Thực tế khảo sát các bài báo điều tra trên báo Lao động và Tiền
phong càng chứng minh điều này. Trong mỗi bài báo điều tra sử dụng nhập vai thì phương pháp này luôn phát huy hiệu quả về mặt thông tin, giúp các
nhà báo tìm được những chứng cứ
xác thực phục vụ
quá trình điều tra.
Không những vậy, các vấn đề được phản ánh, bóc tách một cách sinh
động, chân thật nhất, như mang từng hơi thở, theo từng bước đi của nhà báo để tìm ra sự thật, đem lại sức thuyết phục cho bài điều tra.
Nhìn chung, các nhà báo điều tra đã có ý thức sử dụng nhập vai một cách đúng lúc, phù hợp khi điều tra những vấn đề phức tạp, khó lấy thông tin nếu điều tra bằng các phương pháp khác, nhất là những vấn đề về kinh tế, bảo vệ môi trường – sinh thái. Bên cạnh những dạng vai đơn giản như vai khách hàng, vai hành khách, các phóng viên đã biết và dám vào những vai khó, đòi hỏi quá trình vào vai lâu dài, theo dõi kỳ công, chịu nhiều vất vả, hy sinh như vai công nhân, vai con bạc. Nhiều tình huống nhập vai thể hiện sự sáng tạo, khả năng dấn thân cao độ của nhà báo.
Bên cạnh những nhà báo đã có danh về điều tra như nhà báo Đinh
Công Thắng, Đỗ
Doãn Hoàng, xuất hiện nhiều nhà báo trẻ
có kỹ
năng
nhập vai khá tốt, linh hoạt, có cách xử lý thông minh như Hữu Danh, Hoàng Quân… (báo Lao động); Nguyễn Hà, Minh Đức, Nam Cường…(báo Tiền phong). Trên báo Tiền phong, một số nhà báo, phóng viên dường có sự tập
trung, định hướng đi theo điều tra, chuyên viết điều tra, thường sử dụng
nhập vai hơn trong khi ở báo Lao động, sự tập trung này thể hiện không rõ ràng.
Tuy nhiên, các phóng viên trẻ vẫn thường mắc những sai sót khi
nhập vai dẫn tới những nguy hiểm cho bản thân như việc dùng máy ảnh
một cách công khai khi đang nhập vai dẫn đến bị
phát hiện, bị
dọa nạt,
hành hung. Một số nhà báo chưa chuẩn bị kỹ càng cho việc nhập vai của mình. Vì vậy, cần rèn luyện nghiêm túc để ngày càng hoàn thiện nghiệp vụ này, phục vụ đắc lực cho hoạt động điều tra của nhà báo.
Yêu cầu đó được giải quyết bằng một số khuyến nghị nâng cao kỹ năng nhập vai của nhà báo viết điều tra. Quan trọng nhất vẫn là sự hiểu biết, tuân thu theo pháp luật và đạo đức nghề nghiệp của nhà báo. Cần trau dồi cả kiến thức, kỹ năng mềm bên cạnh những tri thức vốn có và không ngừng được tích lũy. Như vậy nhà báo mới đủ khả năng ứng phó với mọi tình huống phát sinh khi nhập vai. Nhà báo dám điều tra chỉ khi họ có lòng dũng cảm, xuất phát từ lòng yêu nghề, đam mê và trách nhiệm xã hội. Mỗi phóng viên viết điều tra cần rèn luyện nghiêm túc kỹ năng nhập vai bằng
việc học hỏi từ
những thế
hệ nhà báo đi trước, đồng thời, tự
trau dồi
những kỹ năng qua quá trình làm nghề, rút kinh nghiệm sau mỗi sai sót của bản thân trong quá trình tác nghiệp để hình thành nên những “bảo bối” của riêng mình. Tòa soạn luôn phải song hành với phóng viên trong quá trình này, phải là mái nhà ấm áp, là bệ đỡ, là hậu phương hỗ trợ về cả vật chất
và tinh thần, tiếp thêm động lực, khuyến khích phóng viên bằng cả sự thấu hiểu, bằng những đãi ngộ hợp lý, có vậy họ mới tin tưởng, dám dấn thân điều tra, dám nhập vai khi cần thiết. Nhưng tất cả sự cố gắng từ phía nhà báo hay cơ quan báo chí cũng là chưa đủ nếu nhà báo vẫn luôn phải đứng giữa “lằn ranh” mong manh giữa pháp lý và đạo đức, giữa đúng và sai, giữa nên và không nên, được và không được. Các cơ quan quản lý báo chí cần
xúc tiến việc xây dựng một hành lang pháp lý rõ ràng có thể bảo vệ nhà
báo, để
họ có thể
thực sự
dựa vào, an tâm tác nghiệp. Cuối cùng, cần ý
thức rằng đào tạo báo chí điều tra và rèn luyện kỹ năng nhập vai cho những nhà báo tương lai luôn là nhiệm vụ có tính nền tảng, xuyên suốt hệ thống đào tạo báo chí.
Đó là những đúc kết của tác giả dựa trên quá trình nhận thức thực
trạng, từ
một số
vấn đề
đặt ra với việc nhập vai điều tra. Bên cạnh
đó,những kinh nghiệm của những nhà báo lão luyện trong thể loại điều tra
hy vọng đã phần nào giúp các nhà báo, phóng viên trẻ hay đơn giản là
những người đam mê điều tra có được những bài học riêng cho mình, góp phần nâng cao hiệu quả và chất lượng sử dụng kỹ thuật nhập vai.
Vì thời gian có hạn nên khóa luận còn nhiều thiếu sót! Mong các
thầy cô nhận xét, góp ý, sửa chữa để khóa luận hoàn thiện và phát triển
hơn. Từ kết quả khóa luận, trong thời gian tới, tôi dự kiến sẽ nghiên cứu đề tài ở quy mô rộng hơn, khảo sát nhiều tờ báo từ Nam tới Bắc, từ trung ương tới địa phương, nhằm tham chiếu, khái quát được thực trạng sử dụng kỹ năng nhập vai của nhà báo điều tra ở Việt Nam, góp phần xây dựng một
quy ước, một chuẩn mực chung cho điều tra nhập vai, điều mà phạm vi
khóa luận này chưa thể làm được.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Nội
1. A.Achertưchơnưi (2004),
Báo chí điều tra, NXB Thông tấn, Hà
Nội
2. A.Achertưchơnưi (2004), Các thể loại báo chí, NXB Thông tấn, Hà
3. Hoàng Đình Cúc – Đức Dũng (2007), Những vấn đề báo chí hiện
đại, NXB Lý luận chính trị, Hà Nội
4. Nguyễn Đức Dũng (2003), Đặc điểm và mối quan hệ giữa ký văn học và ký báo chí, Luận án Tiến sĩ, NXB ĐHKHXHNV, Hà Nội
5. Đức Dũng (2001), tuyên truyền, Hà Nội
Viết báo như
thế
nào ?,
Học viện Báo chí và
6. Nguyễn Văn Dững (2000), Báo chí những điểm nhìn từ thực tiễn, Phân viện Báo chí và Tuyên truyền, Hà Nội
7. Nguyễn Văn Dững (Chủ NXB Lý luận chính trị, Hà Nội
biên) (2006),
Tác phẩm báo chí (tập 2),
8. Hà Đăng (Chủ biên) (2002), Nâng cao năng lực và phẩm chất của
phòng viên báo chí trong thời kỳ
Chính trị quốc gia, Hà Nội
công nghiệp hóa, hiện đại hóa, NXB
9. Nguyễn Thị Trường Giang (2011), Đạo đức nghề nghiệp của nhà báo, NXB Chính trị Hành chính, Hà Nội
10. Nguyễn Quang Hòa (2002), hóa – Thông tin, Hà Nội
Phóng viên và Tòa soạn, NXB Văn
11. Vũ Quang Hùng (2004), Phóng sự điều tra, NXB Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh
12. Học viện Báo chí và tuyên truyền (2013), Kỷ yếu Hội thảo khoa học quốc tế: Kinh nghiệm Việt Nam và Quốc tế về nghiệp vụ báo chí điều tra, Hà Nội