c. Động viên các thành viên đưa ra mục tiêu, ý tưởng về bản kế hoạch, cùng nhau thảo luận để hoàn thiện kế hoạch đó.
d. Phối hợp với các thành viên khác dự kiến công việc và phân công công việc dựa trên năng lực, sở thích của họ.
Câu 5. Theo bạn, làm thế nào để phân công công việc phù hợp với từng thành viên trong nhóm
a. Xem xét sở thích, hứng thú của từng thành viên đối với công việc để phân công phù hợp
b. Xem xét kiến thức, kinh nghiệm của từng thành viên đối với công việc để phân công phù hợp
c. Phân tích công việc, xem xét điểm mạnh, điểm yếu từng cá nhân để phân công đúng người đúng việc
d. Để các thành viên tự lựa chọn phần việc phù hợp kiến thức, kinh nghiệm của họ
II. Các tình huống về kỹ năng tổ chức thực hiện kế hoạch hợp tác
Câu 1. Khi làm việc hợp tác trong học thực hành, thấy bạn của mình chưa có kỹ năng, thiếu kiến thức, kinh nghiệm về phần việc được giao, bạn sẽ:
a. Không chấp nhận thành viên đó và không phối hợp để làm việc cùng nhau
b. Chấp nhận phối hợp làm việc cùng với bạn nhưng không thoải mái, cởi mở.
c. Sẵn sàng phối hợp với bạn, giải thích rõ kiến thức, cách thức thực hiện công việc để hoàn thành phần việc được giao khi có yêu cầu.
d. Chủ động phối hợp với bạn, giải thích rõ kiến thức, cách thức thực hiện công việc để hoàn phần việc được giao ngay cả khi không được yêu cầu.
Câu 2. Là thành viên trong nhóm làm việc hợp tác, trách nhiệm của bạn là:
a. Giám sát, hỗ trợ, gắn kết các thành viên trong nhóm với nhau và dẫn dắt họ cùng hoàn thành mục tiêu.
b. Nỗ lực, tự giác hoàn thành phần việc được giao, đốc thúc các thành viên hoàn thành công việc của cá nhân hướng đến hoàn thành công việc chung
c. Loại khỏi nhóm bất cứ ai trái ý mình, không cho phép thành viên nào trở nên khác biệt.
d. Kiểm soát chặt chẽ, kịp thời phát hiện và giải quyết các mâu thuẫn nội bộ, không để chúng ảnh hưởng đến công việc chung.
Cấu 3. Là thành viên trong nhóm làm việc hợp tác, thấy thành viên có biểu hiện thiếu tự tin, lúng túng, thiếu linh hoạt trong khi thực hiện công việc theo sự phân công, bạn sẽ:
a. Chia sẻ kiến thức, kỹ năng mình có để thành viên đó tự tin vào bản thân và tiếp tục hoàn thành công việc
b. Không cần chia sẻ kiến thức, kỹ năng cho thành viên đó mất thời gian mà thực hiện thay phần việc đó để hoàn thành công việc đúng tiến độ
c. Chia sẻ kiến thức, kỹ năng cho thành viên đó, động viên, hỗ trợ thành viên đó hoàn thành phần việc được giao đúng thời hạn
d. Không quan tâm, vì mình còn phải làm phần việc của mình nên để bạn tự học hỏi, cố gắng hoàn thành công việc
Cấu 4. Là thành viên trong nhóm làm việc cùng nhau, bạn thường làm gì để nhóm hoàn thành công việc đúng tiến độ:
a. Chủ động sử dụng kiến thức, kinh nghiệm, kỹ năng để sớm hoàn thành phần việc của mình trước rồi hỗ trợ, giúp đỡ bạn hoàn thành phần việc của bạn
b. Nhắc nhở nhau tập trung thực hiện phần việc của mình để hoàn thành nhiệm vụ được giao, không phải hỗ trợ, giúp đỡ mất thời gian
c. Động viên, đốc thúc lẫn nhau thực hiện công việc; giám sát tiến độ và khả năng hoàn thành công việc của các thành viên; hỗ trợ giúp đỡ nhau khi cần thiết.
d. Chủ động sử dụng kiến thức, kinh nghiệm, kỹ năng và các biện pháp để hoàn thành phần việc được giao không quan tâm đến các thành viên khác
Cấu 5. Khi có thành viên trong nhóm thực hiện phần việc của mình không đảm bảo chất lượng, bạn sẽ:
a. Yêu cầu thành viên đó xem lại các biện pháp thực hiện để điều chỉnh, khắc phục các sai hỏng tránh làm ảnh hưởng đến kết qủa làm việc chung của nhóm.
b. Tập hợp nhau lại, cùng nhau trao đổi tìm giải pháp khắc phục các sai hỏng mà thành viên đó mắc phải để hoàn thành công việc đúng tiến độ, có chất lượng.
c. Yêu cầu thành viên đó dừng ngay các hoạt động, nhóm cử người có kiến thức, kinh nghiệm làm thay để công việc đúng tiến độ, có chất lượng.
d. Không quan tâm, thành viên nào làm sai thành viên đó tự chịu trách nhiệm, nhóm không ảnh hưởng gì.
III. Các tình huống về kỹ năng đánh giá hiệu quả hợp tác
Câu 1. Khi đánh giá hiệu quả tổ chức thực hiện kế hoạch hợp tác của thành viên khác, bạn thường:
a. Đánh giá về tính cách, ý thức, thái độ và kỹ năng làm việc hợp tác của thành viên đó để họ rút kinh nghiệm cho lần làm việc sau
b. Đánh giá những việc đã làm được của thành viên đó để họ có hứng thú hơn cho lần làm việc sau
c. Đánh giá những việc chưa làm được của thành viên đó để họ rút kinh nghiệm, cần cố gắng hơn cho lần làm việc sau.
d. Đánh giá về những việc làm được và chưa làm được, cả về tính cách, ý thức, thái độ và kỹ năng làm việc hợp tác để rút kinh nghiệm cho lần làm việc sau.
Câu 2. Khi tự đánh giá hiệu quả tổ chức thực hiện kế hoạch hợp tác, bạn thường:
a. Chỉ đánh giá về tính cách, ý thức, thái độ khi tham gia làm việc hợp tác
b. Chỉ đánh giá những việc đã làm được của bản thân để bạn bè ghi nhận.
c. Chỉ đánh giá những việc chưa làm được để rút kinh nghiệm, tránh lặp lại sai lầm cho lần làm việc sau.
d. Đánh việc làm được, chưa làm được và cả tính cách, ý thức, thái độ khi tham gia làm việc hợp tác để học tập, rút kinh nghiệm.
Câu 3. Khi phối hợp đánh giá hiệu quả tổ chức thực hiện kế hoạch hợp tác cùng nhau, bạn sẽ:
a. Bàn bạc, trao đổi với các thành viên để đánh giá về tính cách, ý thức, thái độ khi tham gia làm việc hợp tác
b. Bàn bạc, trao đổi với các thành viên để đánh giá những việc mình đã làm được để bạn bè ghi nhận.
c. Thảo luận về những việc chưa làm được để rút kinh nghiệm, tránh lặp lại sai lầm cho lần làm việc sau.
d. Cùng nhau nghiêm túc đánh việc làm được, chưa làm được và cả tính cách, ý thức, thái độ khi tham gia làm việc hợp tác để học tập, rút kinh nghiệm.
Câu 4. Khi đánh giá, nhận xét việc thực hiện các hành động hợp tác của các thành viên trong nhóm, có thành viên không đồng tình với cách nhận xét của bạn và phản đối gay gắt, bạn thường:
a. Tỏ thái độ bằng hành động và lời nói để cho thành viên đó biết mình đang rất tức giận và không hài lòng về thái độ này
b. Tỏ thái độ bằng các cử chỉ để cho thành viên đó biết mình đang rất tức giận và không hài lòng về thái độ này
c. Bình tĩnh, lắng nghe thành viên đó nói hết suy nghĩ của họ sau đó khéo léo giải thích và đưa ra những bằng chứng sinh động để thành viên đó tâm phục khẩu phục.
d. Tỏ thái độ tức giận, tìm kiếm thêm những điểm yếu để tiếp tục công kích chê bai bằng lời nói và hành động
Câu 5. Khi có thành viên trong nhóm tỏ thái độ công kích, chê bai bạn trước nhóm, bạn sẽ:
a. Lờ đi, không quan tâm lời nhận xét của thành viên đó
b. Thể hiện ý kiến không đồng tình nhưng không xúc phạm thành viên đó
c. Kiên trì, kìm chế sự nóng nảy trong tranh luận
d. Bình tĩnh, lắng nghe, tiếp thu những ý kiến đúng, đưa ra bằng chứng phản biện những cái chưa đúng nhưng không gay gắt, không gây mâu thuẫn
PL6
TÀI LIỆU TẬP HUẤN CHO SINH VIÊN VỀ KỸ NĂNG HỢP TÁC TRONG HỌC THỰC HÀNH
1. Chủ đề tập huấn: Kỹ năng hợp tác trong học thực hành cho sinh viên đại học sư phạm kỹ thuật
2. Đối tượng tham gia: 20 sinh viên trường ĐHSPKT Vinh và GV tham gia giảng dạy thực hành
3. Mục tiêu:
- Nâng cao nhận thức của sinh viên và giảng viên về kỹ năng hợp tác trong học thực hành cho sinh viên sư phạm kỹ thuật
- Hình thành và rèn luyện kỹ năng hợp tác trong học thực hành cho sinh viên sư phạm kỹ thuật
- Hình thành tính tích cực, chủ động trong quá trình làm việc hợp tác
4. Nội dung tập huấn:
1) Cung cấp cho sinh viên một cách đầy đủ, hệ thống lý thuyết về KNHT trong học thực hành
* Vai trò của hợp tác:
Thứ nhất, hợp tác phát huy được sức mạnh của nhóm cũng như của mỗi cá nhân trong nhóm, tạo điều kiện tốt nhất cho mỗi cá nhân nỗ lực, hoàn thiện nhiệm vụ của mình tiến tới hoàn thiện mục tiêu chung của nhóm.
Thứ hai, hợp tác nhằm hình thành quan hệ liên nhân cách vững chắc trong nhóm, tập thể. Làm việc, sinh hoạt trong nhóm có sự hợp tác, bản thân mỗi người luôn tự ý thức được trách nhiệm, nghĩa vụ của mình luôn gắn với trách nhiệm, nghĩa vụ của người khác. D đó, trong nhóm cần có tinh thần tự giác, tích cực, sự đoàn kết, sự sẵn sàng chia sẻ, hỗ trợ, giúp đỡ lẫn nhau.
Thứ ba, hợp tác giúp mỗi cá nhân tự điều chỉnh hành vi, điều chỉnh tâm lý của mình: giảm bớt sự căng thẳng, kiêu căng, tự cao, tự đại; chịu khó tìm tòi sáng tạo, sẵn sàng chia sẻ, giúp đỡ các thành viên khác trong nhóm; luôn tạo bầu không khí tâm lý thoải mái, vui vẻ.
Thứ tư, hợp tác là điều kiện rất cần thiết để nhóm trở thành một tập thể vững mạnh.
* Giá trị của hợp tác
Làm việc hợp tác giúp chúng tận dụng kiến thức, kinh nghiệm, kỹ năng của từng người để giải quyết có hiệu quả các công việc mà mỗi cá nhân không thể tự giải quyết hoặc giải quyết không đạt yêu cầu.
Làm việc hợp tác trong nhóm giúp mỗi cá nhân học hỏi lẫn nhau, ảnh hưởng lẫn nhau, làm thay đổi hành vi, thái độ cá nhân theo chiều hướng tích cực
Do huy động được trí tuệ của nhiều người nên việc xem xét, giải quyết vấn đề sâu sắc hơn, toàn diện hơn và nhanh hơn.
Nhờ có sự họp tác trong công việc, học tập, mọi người chia sẻ/học hỏi kinh nghiệm làm việc, kinh nghiệm sống và kinh nghiệm xã hội giúp cho mỗi cá nhân hoàn thiện bản thân hơn.
* Để trang bị tri thức cũng như rèn luyện KN làm việc hợp tác, chúng tôi lên lớp tập huấn về mục đích, vai trò tầm quan trọng của HT, các biểu hiện của KNHT KNHT trong học thực hành...bằng hình thức tổ chức cho SV làm việc hợp tác nhóm, dưới sự hướng dẫn, chỉ đạo của giảng viên, cụ thể như sau: (Nội dung trích trong chương 1 của luận án)
Cách làm như sau:
Hoạt động của GV | Hoạt động của SV | Yêu cầu cần đạt | |
Bước 1. Giao bài tập nhóm | HĐ1: Giao bài tập nhóm: HT là gì? KNHT là gì? Vai trò, tầm quan trọng của HT? Phân tích các biểu hiện của KNHT trong học thực hành? Để phát triển KNHT cho SV cần có những biện pháp nào? | HĐ1: Xác định được các vấn đề cần giải quyết | Chủ động tìm hiểu để nắm vững các vấn đề cần giải quyết và có nguyện vọng giải quyết. |
Bước 2. Hình thành nhóm | HĐ1: Chia thành 5 nhóm (mỗi nhóm 4 SV) HĐ2: Phân vị trí, phát giấy, bút, tài liệu... HĐ3: Nêu rõ phương thức hoạt động nhóm. HĐ4: Thông báo thời gian bắt đầu làm việc và thời gian kết thúc. | HĐ1: Thành lập nhóm theo hướng dẫn của GV HĐ2: Về vị trí nhóm, nhận giấy bút, tài liệu học tập HĐ3: Nhận biết yêu cầu, phương thức làm việc nhóm HĐ4: Lắng nghe, tiếp nhận thông tin | Nhanh chóng thành lập nhóm, tạo bầu không khí đoàn kết, cởi mở trước khi bắt đầu công việc Tiếp nhận đầy đủ thông tin, học liệu học tập Xác định được rõ phương thức làm việc nhóm Biết thời gian để thực hiện công việc |
Có thể bạn quan tâm!
- Kỹ năng hợp tác trong học thực hành của sinh viên các trường đại học sư phạm kỹ thuật - 22
- Kỹ năng hợp tác trong học thực hành của sinh viên các trường đại học sư phạm kỹ thuật - 23
- Mức Độ Và Biểu Hiện Kỹ Năng Lập Kế Hoạch Hợp Tác Trong Học Thực Hành Của Sinh Viên Spkt
- Kỹ Năng Đánh Giá Hiệu Quả Hợp Tác
- Phiếu Hướng Dẫn Thực Hiện Quy Trình Tháo Cơ Cấu Xupap Treo
- Phiếu Hướng Dẫn Thực Hiện Quy Trình Làm Sạch, Kiểm Tra Cơ Cấu Xupap Treo
Xem toàn bộ 251 trang tài liệu này.
Hoạt động của GV | Hoạt động của SV | Yêu cầu cần đạt | |
Bước 3. Gải quyết công việc nhóm | HĐ1: Hướng dẫn các nhóm xây dựng kế hoạch + Yêu cầu mỗi cá nhân trong nhóm hình dung công việc nhóm phải làm, cách tiến hành, mục tiêu nhóm cần đạt và những qui tắc làm việc chung. + Sau đó, đưa ra bàn bạc, thống nhất trong nhóm. HĐ2: Giám sát tiến độ công việc của các nhóm làm việc, gợi ý cho SV khi cần thiết HĐ3: Theo dõi, nắm bắt tình hình và giải quyết kịp thời những điểm mâu thuẫn trong các nhóm | HĐ1: Lắng nghe, nhận biết cách làm + Các cá nhân hình dung công việc nhóm phải làm, điều kiện, phương tiện cần thiết + Phân công công việc cho các thành viên trong nhóm, thảo luận, bàn bạc thống nhất mục tiêu, cách thức thực hiện HĐ2: Thực hiện nhiệm vụ theo sự phân công của nhóm - Cá nhân đọc, nghiên cứu tài liệu liên quan đến các vấn đề được giao. - Phân tích, giải quyết các vấn đề đặt ra. - Báo cáo kết quả của cá nhân trước nhóm HĐ3: Nhóm thảo luận, chuẩn bị báo cáo kết quả - Các thành viên khác lắng nghe, trao đổi, góp ý cho nhau để hoàn thiện. - Nhóm thảo luận, | Xác định được nội dung công việc, thống nhất cách tiến hành, mục tiêu nhóm cần đạt và những qui tắc làm việc chung. Phân công công việc phù hợp và có sự hỗ trợ nhau trong quá trình thực hiện nhiệm vụ - Nghiêm túc thực hiện nhiệm vụ được giao - Các cá nhân tích cực, chủ động tiến hành công việc được giao. - Gải quyết được vấn đề đưa ra - Trình bày bản báo cáo rõ ràng - Các thành viên bàn bạc, thảo luận, hỗ trợ nhau làm sáng tỏ vấn đề đưa ra - Thống nhất về nội |
Hoạt động của GV | Hoạt động của SV | Yêu cầu cần đạt | |
thống nhất nội dung, cách thức trình bày báo cáo trước lớp. - Cử người đại diện nhóm báo cáo | dung, cách thức trình bày - Đại diện nhóm trình bày ngắn gọn, rõ ràng, đầy đủ ý | ||
Bước 4. Trình bày kết quả | HĐ1: Hướng dẫn các nhóm báo cáo kết quả làm việc nhóm HĐ2: Yêu cầu các nhóm khác nghe, nêu câu hỏi phản biện HĐ3: Tổng kết, chốt lại vấn đề hay mở rộng vấn đề... HĐ4: Nhận xét, đánh giá kết quả làm việc nhóm | HĐ1: Đại diện các nhóm trình bày báo cáo trước toàn lớp. HĐ2: Các nhóm khác lắng nghe, phản biện HĐ3: Chú ý lắng nghe HĐ4: rút kinh nghiệm làm việc nhóm | - Người đại diện trình bày ngắn gọn, rõ ràng, biết lập luận bảo vệ ý kiến của nhóm. - Cần biết lắng nghe, tiếp thu ý kiến của các nhóm khác. - Chú ý lắng nghe khi GV chốt lại vấn đề hay mở rộng vấn đề. - Rút kinh nghiệm |
2) Rèn luyện kỹ năng hợp tác trong học thực hành cho sinh viên sư phạm kỹ thuật thông qua việc xử lý các tình huống thực tế
* Cách thực hiện
- Giảng viên tổ chức, hướng dẫn SV giải quyết các tình huống theo quy trình như sau:
Bước 1. Tìm hiểu các biểu hiện của KNHT (KN lập kế hoạch hợp tác; KN tổ chức thực hiện các hành động hợp tác và KN đánh giá hiệu quả hợp tác), gắn với từng tình huống cụ thể
Bước 2. Phân tích kiến thức, kinh nghiệm, thao tác hợp tác thông qua việc nghiên cứu, giải quyết từng biểu hiện của KNHT gắn với từng tình huống.
Bước 3. Nỗ lực giải quyết tình huống
- Sau khi nghe giảng viên hướng dẫn, sinh viên độc lập suy nghĩ, tìm phương án trả lời, sau đó trao đổi, thảo luận với các thành viên trong nhóm để thống nhất, chốt phương án tối ưu.
- Giảng viên lắng nghe, nhận xét, uốn nắn giúp sinh viên rèn luyện KN được nhanh hơn.
2.1. Kỹ năng lập kế hoạch hợp tác
Tình huống 1. Bạn gặp khó khăn khi vạch ra các phương án lập kế hoạch hợp tác,
bạn sẽ:
a. Chủ động tìm kiếm sự trợ giúp từ các thành viên trong nhóm, từ thầy cô
b. Tập trung quan sát, lắng nghe, ghi chép ý kiến chia sẻ của các thành viên, đặt thêm các câu hỏi để họ làm rõ trên cơ sở đó vạch ra các phương án theo cách của mình để nhóm thảo luận, lựa chọn phương án tối ưu
c. Ghi ra giấy các phương án khác nhau, chủ động trình bày vấn đề này để nhóm thảo luận lựa chọn phương án tối ưu
d. Không tin tưởng vào các phương án mình đưa ra nên chờ kết quả của các thành viên khác rồi mình vận dụng vào thực tế khi cần thiết
Tình huống 2. Khi lập kế hoạch hợp tác, bạn thường phân công công việc dựa theo nguyên tắc:
a. Chia đều các phần việc cho mỗi thành viên trong nhóm để đảm bảo tính công bằng
b. Trưởng nhóm chỉ định công việc, các thành viên có trách nhiệm thực hiện theo sự phân công đó
c. Phân công phối hợp, trong đó mỗi thành viên sẽ thực hiện một phần việc để hoàn thành công việc chung
d. Chia mỗi người thực hiện một công việc độc lập để các thành viên thể hiện trách nhiệm cao nhất của mình
Tình huống 3. Theo bạn, làm thế nào để phân công công việc phù hợp với từng thành viên trong nhóm:
a. Xem xét sở thích, hứng thú của từng thành viên đối với công việc để phân công phù hợp
b. Xem xét kiến thức, kinh nghiệm của từng thành viên đối với công việc để phân công phù hợp
c. Phân tích công việc, xem xét điểm mạnh, điểm yếu từng cá nhân để phân công đúng người đúng việc
d. Để các thành viên tự lựa chọn phần việc phù hợp kiến thức, kinh nghiệm của họ
2.2. Kỹ năng tổ chức tổ chức thực hiện kế hoạch hợp tác
Tình huống 4. Là thành viên trong nhóm làm việc hợp tác, thấy thành viên có biểu hiện thiếu tự tin, lúng túng, thao tác chậm trong khi thực hiện công việc theo sự phân công, bạn sẽ:
a. Chia sẻ kiến thức, kỹ năng mình có để thành viên đó tự tin vào bản thân và tiếp tục hoàn thành công việc
b. Không cần chia sẻ kiến thức, kỹ năng cho thành viên đó mất thời gian mà thực hiện thay phần việc đó để hoàn thành công việc đúng tiến độ
c. Chia sẻ kiến thức, kỹ năng cho thành viên đó, động viên, hỗ trợ thành viên đó hoàn thành phần việc được giao đúng thời hạn
d. Không quan tâm, vì mình còn phải làm phần việc của mình nên để bạn tự học hỏi, cố gắng hoàn thành công việc