Tình huống 5. Là thành viên trong nhóm làm việc hợp tác, bạn thường làm gì để nhóm hoàn thành công việc đúng tiến độ:
a. Chủ động sử dụng kiến thức, kinh nghiệm, kỹ năng để sớm hoàn thành phần việc của mình trước rồi hỗ trợ, giúp đỡ bạn hoàn thành phần việc của bạn
b. Nhắc nhở nhau tập trung thực hiện phần việc của mình để hoàn thành nhiệm vụ được giao, không phải hỗ trợ, giúp đỡ mất thời gian
c. Động viên, đốc thúc lẫn nhau thực hiện công việc; giám sát tiến độ và khả năng hoàn thành công việc của các thành viên; hỗ trợ giúp đỡ nhau khi cần thiết.
d. Chủ động sử dụng kiến thức, kinh nghiệm, kỹ năng và các biện pháp để hoàn thành phần việc được giao không quan tâm đến các thành viên khác
Tình huống 6. Khi có thành viên trong nhóm thực hiện phần việc của mình không đảm bảo chất lượng, bạn sẽ:
a. Yêu cầu thành viên đó xem lại các biện pháp thực hiện để điều chỉnh, khắc phục các sai hỏng tránh làm ảnh hưởng đến kết qủa làm việc chung của nhóm.
b. Tập hợp nhau lại, cùng nhau trao đổi tìm giải pháp khắc phục các sai hỏng mà thành viên đó mắc phải để hoàn thành công việc đúng tiến độ, có chất lượng.
c. Yêu cầu thành viên đó dừng ngay các hoạt động, nhóm cử người có kiến thức, kinh nghiệm làm thay để công việc đúng tiến độ, có chất lượng.
d. Không quan tâm, thành viên nào làm sai thành viên đó tự chịu trách nhiệm, nhóm không ảnh hưởng gì.
2.3. Kỹ năng đánh giá hiệu quả hợp tác
Tình huống 7. Khi đánh giá kết quả làm việc hợp tác của thành viên khác, bạn thường:
a. Đánh giá về tính cách, ý thức, thái độ và kỹ năng làm việc hợp tác của thành viên đó để họ rút kinh nghiệm cho lần làm việc sau
b. Đánh giá những việc đã làm được của thành viên đó để họ có hứng thú hơn cho lần làm việc sau
c. Đánh giá những việc chưa làm được của thành viên đó để họ rút kinh nghiệm, cần cố gắng hơn cho lần làm việc sau.
d. Đánh giá về những việc làm được và chưa làm được, cả về tính cách, ý thức, thái độ và kỹ năng làm việc hợp tác để rút kinh nghiệm cho lần làm việc sau.
Tình huống 8. Khi tự đánh giá việc tổ chức thực hiện kế hoạch hợp tác, bạn thường:
a. Chỉ đánh giá về tính cách, ý thức, thái độ khi tham gia làm việc hợp tác
b. Chỉ đánh giá những việc đã làm được của bản thân để bạn bè ghi nhận.
c. Chỉ đánh giá những việc chưa làm được để rút kinh nghiệm, tránh lặp lại sai lầm cho lần làm việc sau.
d. Đánh việc làm được, chưa làm được và cả tính cách, ý thức, thái độ khi tham gia làm việc hợp tác để học tập, rút kinh nghiệm.
Phụ lục 08
Thời gian thực hiện: 240 phút Thực hiện ngày.............. |
Có thể bạn quan tâm!
- Kỹ năng hợp tác trong học thực hành của sinh viên các trường đại học sư phạm kỹ thuật - 23
- Mức Độ Và Biểu Hiện Kỹ Năng Lập Kế Hoạch Hợp Tác Trong Học Thực Hành Của Sinh Viên Spkt
- Các Tình Huống Về Kỹ Năng Tổ Chức Thực Hiện Kế Hoạch Hợp Tác
- Phiếu Hướng Dẫn Thực Hiện Quy Trình Tháo Cơ Cấu Xupap Treo
- Phiếu Hướng Dẫn Thực Hiện Quy Trình Làm Sạch, Kiểm Tra Cơ Cấu Xupap Treo
- Kiểm Định Độ Tin Cậy Cronbach Alpha Cho Các Item Trong Các Câu Hỏi Sau Khi Khảo Sát Thử 90 Sinh Viên Đhspkt Vinh
Xem toàn bộ 251 trang tài liệu này.
TÊN BÀI: THÁO LẮP, CHẨN ĐOÁN VÀ SỬA CHỮA MỘT SỐ HỎNG HÓC CỦA CƠ CẤU PHÂN PHỐI KHÍ XUPAP KIỂU TREO
MỤC TIÊU BÀI HỌC:
Sau khi học xong bài này người học có khả năng:
+ Xác định được các chi tiết cơ cấu phân phối khí xupap treo
+ Mô tả được quy trình tháo lắp cơ cấu phân phối khí xupap treo
+ Nhận biết được các phương pháp chẩn đoán và đưa ra các biện pháp sửa chữa cho một số hỏng hóc thông thường của cơ cấu phân phối khí xupap treo
+ Chọn và sử dụng đúng dụng cụ để thực hiện có hiệu quả các công việc đảm bảo yêu cầu kỹ thuật, đúng thời gian quy định.
+ Thực hiện thao tác tháo, làm sạch - kiểm tra kỹ thuật, lắp cơ cấu phân phối khí xupap treo đúng quy trình, đảm bảo yêu cầu kỹ thuật.
+ Chẩn đoán đúng nguyên nhân hỏng hóc và sửa chữa được các hỏng hóc hiệu quả.
+ Thực hiện nghiêm túc các quy định an toàn lao động, vệ sinh công nghiệp trong học thực hành
ĐỒ DÙNG VÀ TRANG THIẾT BỊ DẠY HỌC
+ Máy chiếu đa phương tiện, máy tính cá nhân và phần mềm mô phỏng nguyên lý làm việc ĐCĐT, nguyên lý làm việc của cơ cấu xupap treo.
+ Một số động cơ loại cơ cấu phân phối khí xupap treo
+ Các bộ phận của cơ cấu phân phối khí xupap treo đã tháo rời
+ Cờ lê các loại, một số dụng cụ chuyên dùng để tháo lò xo xupáp, tháo phớt chắn dầu xupáp, tháo ống dẫn hướng xupáp, búa cao su, căn lá,...
+ Bột rà xupap, máy mài, giẻ lau, dầu diesel và khay đựng.
+ Tranh ảnh dùng minh họa cho bài dạy (hình 1, 2,3,4,5,6)
+ Phiếu hướng dẫn quy trình thực hiện quy trình tháo, kiểm tra làm sạch, lắp cơ cấu xupap treo (phụ lục 2,3,4)
+ Phiếu đánh giá quy trình tháo, kiểm tra làm sạch, lắp cơ cấu xupap treo (phụ lục 5)
+ Phiếu đánh giá năng lực sinh viên (phụ lục 6)
Hình 1: Cơ cấu phối khí xupap dạng treo và dạng đặt
Hình 2: Trình tự lắp các chi tiết cơ cấu phối khí xupap dạng treo
Hình 3: Dụng cụ chuyên dùng để kiểm tra
Hình 5: Khe hở xupáp của CCPK không dùng cò mổ |
Hình 6: Vị trí điều chỉnh khe hở xupáp
HÌNH THỨC TỔ CHỨC DẠY HỌC:
- Hướng dẫn mở đầu: Học theo lớp, theo nhóm
- Hướng dẫn thường xuyên: Học theo cá nhân và theo nhóm
- Hướng dẫn kết thúc: Học theo lớp
I. ỔN ĐỊNH LỚP HỌC: Thời gian: 2 phút
- Kiểm tra sỹ số, trang bị bảo hộ lao động
+ Số học sinh vắng có lý do:
+ Số học sinh vắng không lý do:
- Nhắc nhở: Nhắc nhở học sinh mang thẻ, tắt điện thoại di động, tập trung vào bài học.
II. THỰC HIỆN BÀI HỌC
NỘI DUNG | HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC | THỜI GIAN | ||
HOẠT ĐỘNG CỦA GIẢNG VIÊN | HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH | |||
1 | Dẫn nhập Chiếu video về cơ cấu phân phối khí xupap dạng đặt và dạng treo | HĐ1: Chiếu video trên slide và giới thiệu cho người học biết các loại cơ cấu phân phối khí xupap treo và xupap đặt HĐ2: Dẫn dắt vào bài mới HĐ3: Định hướng các nhiệm vụ học tập sắp tới | HĐ1: Nhận dạng được cơ cấu phân phối khí xupap treo và xupap đặt HĐ2: Lắng nghe, nhận biết tên bài học mới HĐ3: Nhận biết nhiệm vụ và chuẩn bị tâm thế học tập | 3 phút |
2 | Hướng dẫn ban đầu: - Tên bài học: THÁO LẮP, CHẨN ĐOÁN VÀ SỬA CHỮA MỘT SỐ HỎNG HÓC CỦA CƠ CẤU XUPAP KIỂU TREO I. Mục tiêu Kiến thức Kỹ năng Thái độ | HĐ1: Trình bày tên bài học lên bảng HĐ2: Xác định mục tiêu bài học | HĐ1: Ghi tên bài học HĐ2: Tham gia xác định được mục tiêu bài học cần đạt | 60 phút 2 phút |
NỘI DUNG | HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC | THỜI GIAN | ||
HOẠT ĐỘNG CỦA GIẢNG VIÊN | HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH | |||
II. Nội dung: 1. Cấu tạo cơ cấu phân phối khí xupap treo
| HĐ1: Trình chiếu cấu tạo cơ cấu phân phối khí xupap treo HĐ2: Yêu cầu SV phối hợp với bạn học, liệt kê các chi tiết của cơ cấu phân phối khí xupap treo HĐ3: Nhận xét, chỉ rõ các thành phần, chi tiết của cơ cấu phân phối khí xupap treotrên sơ đồ | HĐ1: Quan sát cấu tạo cơ cấu phân phối khí xupap treo HĐ2: Trao đổi với bạn học, liệt kê các chi tiết cơ cấu phân phối khí xupap treo quan sát được HĐ3: Lắng nghe, nhận biết chính xác vị trí các chi tiết cơ cấu phân phối khí xupap treo | 3 phút | |
2. Nguyên lý hoạt động của cơ cấu xupap kiểu treo - Khi trục cam quay do trục khuỷu dẫn động, cam trên trục cam đẩy con đôi đi lên, qua đũa đẩy, vít điều chỉnh làm cho đòn mở ấn xu páp đi xuống để mở cửa nạp hoặc cửa xả. - Trục cam tiếp tục quay, cam quay xuống, lò xo căng ra đẩy xu páp đi lên đóng dần cửa nạp hoặc cửa xả. khi con đội tiếp xúc tại vị trí thấp nhất của cam thì cửa nạp hoặc cửa xả đóng kín hoàn toàn. (Xem hình vẽ trong phụ lục Các loại dẫn động trục cam) | HĐ1: Chia nhóm và sắp xếp vị trí cho SV làm việc nhóm HĐ2: Yêu cầu SV đọc tài liệu phần nguyên lý hoạt động của cơ cấu phân phối khí xupap treo HĐ3: Hướng dẫn SV quan sát lên màn hình về các loại dẫn động trục cam HĐ4: Nêu câu hỏi thảo luận: phân tích nguyên lý làm việc của cơ cấu xupap treo? HĐ5: Hướng dẫn các nhóm báo cáo kết quả | HĐ1: Nhận nhiệm vụ, về đúng vị trí phân công. HĐ2: Đọc, nghiên cứu nguyên lý hoạt động của cơ cấu phân phối khí xupap treo HĐ3: Quan sát, nhận biết một số nhiệm vụ cơ bản của trục cam HĐ4: Tiếp nhận câu hỏi, thảo luận giải quyết vấn đề HĐ5: Các nhóm trình bày nguyên lý làm việc của cơ | 8 phút |
NỘI DUNG | HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC | THỜI GIAN | ||
HOẠT ĐỘNG CỦA GIẢNG VIÊN | HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH | |||
HĐ6: Nhận xét, đánh giá kết quả làm việc nhóm, đưa ra nội dung chuẩn xác | cấu phân phối khí xupap treo HĐ6: Lắng nghe, rút kinh nghiệm, tiếp thu nội dung | |||
3. Công tác chuẩn bị - Thiết bị: Động cơ dành cho tháolắp, khay đựng chi tiết, bàn để chi tiết, máy nén khí. - Vật tư: Dầu diesel, giẻ lau, giấy nhám. - Dụng cụ vệ sinh: dao cạo roăng - Dụng cụ tháo lắp: Clê và tuýp (8, 9, 10, 12, 13, 14, 17, 19), tay lực; kìm chết, kìm tháo phe; Búa cao su, búa sắt; Tuốc lơ vít 2 cạnh, bốn cạnh; vam tháo cụm xupáp; Mũi đánh dấu; vam 2 chấu, ba chấu | HĐ1: Giới thiệu bằng trực quan vật thật các dụng cụ, thiết bị để thực hiện tháo, làm sạch, sửa chữa, lắp cơ cấu phân phối khí xupap treo HĐ2: Hướng dẫn SV lựa chọn, sử dụng đúng dụng cụ, thiết bị, vật tư để thực hiện công việc | HĐ1: Quan sát, nhận biết các dụng cụ, thiết bị cần sử dụng để tháo, làm sạch, sửa chữa, lắp cơ cấu phân phối khí xupap treo HĐ2: Biết lựa chọn, sử dụng đúng dụng cụ, thiết bị, vật tư để thực hiện công việc được giao | 3 phút | |
4. Trình tự thực hiện: Bao gồm có 4 bước 1. Tháo cơ cấu phân phối khí xupap treo 2. Làm sạch và kiểm tra kỹ thuật 3. Lắp cơ cấu phân phối khí xupap treo 4. Chẩn đoán một số hỏng hóc thông thường và phương pháp sửa chữa cơ cấu phân phối khí xupap treo | HĐ1: Giới thiệu quy trình thực hiện công việc HĐ2: Cung cấp cho SV mẫu phiếu xây dựng quy trình thực hành, phiếu hướng dẫn làm sạch, phiếu đánh giá quy trình thực hiện (phụ lục 1,2,3,4,5) và hướng dẫn cách làm HĐ3: Chia nhóm, phân vị trí nhóm làm việc | HĐ1: Nhận diện được các công việc cần thực hiện HĐ2: Đọc, nghiên cứu mẫu phiếu hướng dẫn quy trình thực hành, phiếu xây dựng quy trình thực hành, phiếu đánh giá quy trình thực hiện, nhận biết cách thực hiện HĐ3: Thành lập nhóm, về vị trí làm việc | 10 |
NỘI DUNG | HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC | THỜI GIAN | ||
HOẠT ĐỘNG CỦA GIẢNG VIÊN | HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH | |||
HĐ4: Yêu cầu các nhóm xây dựng phiếu thực hiện quy trình, phiếu đánh giá quy trình HĐ5: Hướng dẫn các nhóm báo cáo kết quả HĐ6: Nhận xét, đưa ra các phiếu hướng dẫn thực hiện quy trình chuẩn | HĐ4: Các nhóm thảo luận, mô tả rõ các bước thực hiện, thao tác thực hiện, yêu cầu cần đạt, và xây dựng được phiếu đánh giá quy trình HĐ5: Các nhóm báo cáo kết quả HĐ6: Lắng nghe, chỉnh sửa các phiếu của nhóm cho chính xác | |||
1. Tháo cơ cấu xupap treo (xem phụ lục 2) Bước 1. Tháo nắp đậy giàn cò mổ Bước 2. Tháo đũa đẩy Bước 3. Tháo nắp máy ra khỏi thân máy Bước 4. Tháo cụm xupap Bước 5. Tháo hệ thống bánh răng dẫn động trục cam Bước 6. Tháo con dội Bước 7. Tháo trục cam | HĐ1: Giải thích nội dung, yêu cầu kỹ thuật cần đạt và các thao tác thực hiện từng bước trên phiếu hướng dẫn HĐ2: Thao tác mẫu có giải thích đúng trình tự các bước trong phiếu, nhấn mạnh những điểm dễ gặp sai hỏng HĐ3: Yêu cầu 1 SV tháo cơ cấu xupap treo, các SV khác theo dõi, hỗ trợ bạn khi cần thiết HĐ4: Quan sát, động viên, nhắc nhở chỉnh sửa các | HĐ1: Nhận biết được nội dung công việc và các thao tác thực hiện đạt yêu cầu kỹ thuật HĐ2: Quan sát các thao tác mẫu của GV, lắng nghe, ghi nhớ các nội dung GV giải thích. HĐ3: Thực hiện công việc theo quy trình như hướng dẫn của GV và theo phiếu thực hành (phụ lục 2) HĐ4: Lắng nghe, sửa các thao tác sai, thừa, thiếu,... | 10 |