Kỹ năng hợp tác trong học thực hành của sinh viên các trường đại học sư phạm kỹ thuật - 2


DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1.1: Các mức độ hình thành kỹ năng 26

Bảng 1.2: Nội dung và yêu cầu hợp tác trong học thực hành 47

Bảng 1.3: Bảng tiêu chí đánh giá kỹ năng hợp tác trong học thực hành 57

Bảng 1.4: Mức độ và biểu hiện KN hợp tác trong học thực hành 57

Bảng 2.1: Mẫu khách thể nghiên cứu là sinh viên 67

Bảng 2.2: Mẫu khách thể nghiên cứu là giảng viên 68

Bảng 2.3: Mức độ KNHT trong học thực hành 78

Bảng 3.1. Đánh giá của GV và SV về kỹ năng hợp tác trong học thực hành

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 251 trang tài liệu này.

của sinh viên sư phạm kỹ thuật 89

Bảng 3.2: Kiến thức, hiểu biết của SV về lập kế hoạch hợp tác trong học thực hành 93

Kỹ năng hợp tác trong học thực hành của sinh viên các trường đại học sư phạm kỹ thuật - 2

Bảng 3.3: Kinh nghiệm lập kế hoạch hợp tác trong học thực hành của sinh viên 96

Bảng 3.4: Thao tác lập kế hoạch hợp tác trong học thực hành của sinh viên 99

Bảng 3.5: Hiểu biết, kiến thức về tổ chức thực hiện các hành động hợp tác trong học thực hành 104

Bảng 3.6: Kinh nghiệm tổ chức thực hiện kế hoạch hợp tác trong học thực hành 106

Bảng 3.7: Thao tác tổ chức thực hiện kế hoạch hợp tác trong học thực hành 108

Bảng 3.8: Hiểu biết, kiến thức về đánh giá hiệu quả hợp tác trong học thực hành ..113 Bảng 3.9: Kinh nghiệm đánh giá hiệu quả hợp tác trong học thực hành 115

Bảng 3.10: Thao tác đánh giá hiệu quả hợp tác trong học thực hành 117

Bảng 3.11: So sánh mức độ kỹ năng lập kế hoạch hợp tác trong học thực hành theo tham số giới tính 120

Bảng 3.12: So sánh mức độ kỹ năng lập kế hoạch hợp tác trong học thực hành theo tham số trường đang học 121

Bảng 3.13: So sánh mức độ kỹ năng lập kế hoạch hợp tác trong học thực hành

của sinh viên sư phạm kỹ thuật xét theo khóa học 122

Bảng 3.14: So sánh mức độ kỹ năng tổ chức thực hiện kế hoạch hợp tác của

sinh viên sư phạm kỹ thuật xét theo giới tính 123

Bảng 3.15: So sánh mức độ kỹ năng tổ chức thực hiện kế hoạch hợp tác của

sinh viên sư phạm kỹ thuật xét theo trường học 124

Bảng 3.16: So sánh mức độ kỹ năng hợp tổ chức thực hiện kế hoạch hợp tác

của sinh viên sư phạm kỹ thuật xét theo khóa học 125

Bảng 3.17: So sánh mức độ kỹ năng đánh giá hiệu quả hợp tác trong học thực hành theo giới tính 126

Bảng 3.18: So sánh mức độ kỹ năng đánh giá hiệu quả hợp tác trong học thực hành theo trường học 126

Bảng 3.19: So sánh mức độ kỹ năng đánh giá hiệu quả hợp tác theo khóa học 127

Bảng 3.20: Đánh giá của GV, SV về ảnh hưởng của các yếu tố từ sinh viên

đến kỹ năng hợp tác trong học thực hành của sinh viên 128

Bảng 3.21: Tác động của thái độ khi làm việc hợp tác trong học thực hành của

sinh viên 129

Bảng 3.22: Ảnh hưởng của động cơ cá nhân đến kỹ năng hợp tác trong học thực hành của sinh viên 131

Bảng 3.23: Ảnh hưởng của tính cách cá nhân đến kỹ năng hợp tác trong học thực hành của sinh viên 133

Bảng 3.24: Ảnh hưởng của các yếu tố từ nhà trường đến kỹ năng hợp tác trong

học thực hành của sinh viên 135

Bảng 3.25: Ảnh hưởng của nội dung học thực hành tới kỹ năng hợp tác trong

học thực hành của sinh viên 137

Bảng 3.26: Ảnh hưởng của phương pháp tổ chức hợp tác của giảng viên đến

kỹ năng hợp tác trong học thực hành của sinh viên 139

Bảng 3.27: Đánh giá của giáo viên và sinh viên về ảnh hưởng của điều kiện tổ chức hợp tác đến kỹ năng hợp tác trong học thực hành của sinh viên 141

Bảng 3.28: Ảnh hưởng của công tác bồi dưỡng, rèn luyện kỹ năng hợp tác đến

kỹ năng hợp tác trong học thực hành của sinh viên 142

Bảng 3.29: Mối tương quan hồi quy giữa các yếu tố từ sinh viên đến kỹ năng

học hợp tác trong học thực hành của sinh viên 143

Bảng 3.30: Mối tương quan hồi quy giữa các yếu tố từ nhà trường đến kỹ năng

học hợp tác trong học thực hành của sinh viên 144

Bảng 3.31: Kết quả trước và sau thực nghiệm tác động mặt nhận thức về kỹ năng hợp tác trong học thực hành cho sinh viên sư phạm kỹ thuật 148

Bảng 3.32: Kết quả trước và sau thực nghiệm tác động rèn luyện kỹ năng hợp

tác trong học thực hành thông qua đổi mới giờ dạy 150


DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ


Biểu đồ 3.1: Đánh giá của GV và SV về kỹ năng lập kế hoạch hợp tác trong

học thực hành 90

Biểu đồ 3.2: Đánh giá của GV và SV về kỹ năng tổ chức thực hiện kế hoạch

hợp tác trong học thực hành 102

Biểu đồ 3.3: Đánh giá của GV, SV về kỹ năng đánh giá hiệu quả hợp tác trong học thực hành 111


MỞ ĐẦU


1. Lý do chọn đề tài

Trong thời đại bùng nổ công nghệ và toàn cầu hóa thì hợp tác là yếu tố có vai trò quan trọng, góp phần nâng cao hiệu quả công việc trong các lĩnh vực hoạt động của đời sống con người như lao động, sản xuất, học tập... Tuy nhiên, để giải quyết nhanh, hiệu quả các lĩnh vực hoạt động thì mỗi cá nhân trong nhóm cần có kỹ năng hợp tác (KNHT).

Trong xu thế đổi mới giáo dục đại học Thế giới nói chung, giáo dục đại học Việt Nam nói riêng, luôn đề cao KNHT trong các lĩnh vực hoạt động, nó là mục tiêu học để cùng chung sống, giúp mọi người có thể hòa nhập cộng đồng xã hội, để tiến bộ, thành đạt trong cuộc sống, nghề nghiệp tương lai. Do đó, KNHT là kỹ năng cốt lõi trong hoạt động học tập của học sinh, sinh viên.

Lĩnh vực kỹ thuật, công nghệ có tính chất đặc thù so với khoa học tự nhiên và xã hội là tính thực hành cao. Phần lớn thời gian trong hoạt động kỹ thuật và công nghệ là lao động trên các thiết bị kỹ thuật, các thiết bị công nghệ. Lao động động kỹ thuật, công nghệ cũng khác với lao động thủ công nghiệp, một người thợ thủ công có thể một mình sản xuất ra một sản phẩm trọn vẹn; tự mình tìm kiếm vật liệu và gia công các chi tiết với nhiều thời gian khác nhau, thậm chí ngắt quãng. Trong lao động kỹ thuật, nhất là lao động kỹ thuật cao, lao động công nghệ có sự phân công và hợp tác cao; sản xuất theo dây chuyền, theo nhóm, trong đó tính kế hoạch, tính phân lập và tính hợp tác giữa các thành viên là yêu cầu hàng đầu.

Ngành sư phạm kỹ thuật (SPKT) có mục tiêu đào tạo giáo viên dạy các môn kỹ thuật, công nghệ trong các cơ sở giáo dục hoặc là chuyên gia trong lĩnh vực SPKT. Đặc trưng của ngành là tính tích hợp giữa đào tạo chuyên gia trong lĩnh vực lao động kỹ thuật, công nghệ với đào tạo nghiệp vụ sư phạm trong giảng dạy kỹ thuật, công nghệ. Vì vậy, sinh viên SPKT có kỹ năng chia sẻ, hợp tác đặc biệt trong các hoạt động thực hành, luyện tập mới có thể đạt hiệu quả quả cao. Có thể nói, KNHT trong học thực hành của sinh viên SPKT có ý nghĩa kép. Bởi lẽ sinh viên SPKT được đào tạo để trở thành giáo viên dạy các môn kỹ thuật, công nghệ


trong các cơ sở giáo dục hoặc là chuyên gia trong lĩnh vực SPKT. Do đó, họ rất cần có kỹ năng học hợp tác để một mặt hoàn thành các nhiệm vụ học tập chuyên môn kỹ thuật chuyên ngành trong trường sư phạm, mặt khác, hình thành kỹ năng nghiệp vụ sư phạm về hợp tác trong học thực hành kỹ thuật, để sau khi tốt nghiệp, sinh viên SPKT vận dụng có hiệu quả vào hoạt động dạy học kỹ thuật trong các cơ sở giáo dục. Vì vậy, sinh viên SPKT phải sẵn sàng, chủ động, nỗ lực rèn luyện, phát triển các kỹ năng hợp tác ngay từ trong nhà trường sư phạm để phát huy vai trò là người đào tạo nguồn lực lao động, những chủ nhân tương lai của đất nước, biết làm chủ những kiến thức, kỹ năng, khoa học kỹ thuật, xã hội và biết phối hợp, cộng tác, chia sẻ với nhau trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội.

Hiện nay, các trường SPKT đã chuyển từ đào tạo theo niên chế sang đào tạo theo hệ thống tín chỉ, bên cạnh đó nội dung học thực hành của sinh viên SPKT mang nặng tính kỹ thuật, công nghệ nên sinh viên các trường SPKT không chỉ cần có các kỹ năng một cách thông thường mà họ cần có KNHT trong học thực hành.

Tuy nhiên, do sinh viên SPKT, trước đây quen với việc học theo mô hình cá nhân, mặc dù đã có ít nhiều kỹ năng hợp tác, nhưng chủ yếu diễn ra trong học tập các môn học phổ thông và trong các hoạt động tập thể. Khi vào học đại học SPKT nội dung và phương pháp học thay đổi, nhất là đối với việc học các môn kỹ thuật và công nghệ. Họ chưa được bồi dưỡng kiến thức, rèn luyện thường xuyên về KNHT nên thiếu tri thức, kinh nghiệm về học tập, làm việc hợp tác; thao tác hành động hợp tác lúng túng, rập khuôn, cứng nhắc. Nhìn chung KNHT trong học thực hành các môn học kỹ thuật của sinh viên SPKT còn nhiều hạn chế.

Vấn đề KNHT đã được tìm hiểu khá nhiều trong Tâm lý học, tuy nhiên còn ít nghiên cứu về KNHT trong học thực hành của sinh viên các ngành kỹ thuật. Vì vậy, nghiên cứu, làm rõ lý luận, thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng đến KNHT trong học thực hành của sinh viên các trường Đại học sư phạm kỹ thuật, từ đó có những biện pháp tâm lý – sư phạm giúp rèn luyện, nâng cao kỹ năng này góp phần nâng cao chất lượng dạy học là có ý nghĩa lý luận và mang tính thực tiễn cao. Xuất phát từ những lý do nêu trên, chúng tôi chọn “Kỹ năng hợp tác trong học thực hành của sinh viên các trường Đại học sư phạm kỹ thuật” làm đề tài nghiên cứu.


2. Mục đích nghiên cứu

Nghiên cứu lý luận và thực thực trạng kỹ năng hợp tác trong học thực hành của sinh viên Đại học sư phạm kỹ thuật. Trên cơ sở đó đề xuất một số biện pháp tác động tâm lý - sư phạm nhằm nâng cao kỹ năng hợp tác trong học thực hành cho sinh viên sư phạm kỹ thuật.

3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu

3.1. Đối tượng nghiên cứu

Biểu hiện và mức độ kỹ năng hợp tác trong học thực hành của sinh viên Đại học sư phạm kỹ thuật.

3.2. Khách thể nghiên cứu

- Khách thể khảo sát thực trạng: 452 sinh viên (SV) năm thứ 2, thứ 3 hệ đại học sư phạm; 158 giảng viên (GV) tại các trường Đại học SPKT Vinh, Đại học SPKT Nam Định và Đại học SPKT Hưng Yên

- Khách thể thực nghiệm tác động: Chúng tôi chọn 70 SV đang học năm thứ 3 hệ Đại học SPKT tại trường Đại học SPKT Vinh. Trong đó, 36 SV ngành SPKT Công nghệ ô tô là nhóm thực nghiệm, 34 SV SPKT Công nghệ chế tạo máy là nhóm đối chứng.

4. Giả thuyết khoa học

Kỹ năng hợp tác trong học thực hành của sinh viên SPKT nói chung ở mức trung bình, trong đó nhóm KN lập kế hoạch hợp tác đạt mức độ cao nhất, nhóm KN đánh giá hiệu quả hợp tác trong học thực hành đạt mức độ thấp nhất. KNHT trong học thực hành của SV SPKT chịu ảnh hưởng của các yếu tố từ SV và nhà trường. Trong đó, các yếu tố ảnh hưởng mạnh nhất thuộc về SV như: động cơ thúc đẩy SV làm việc hợp tác và yếu tố từ nhà trường là phương pháp tổ chức hợp tác trong học thực hành của GV. Có thể nâng cao KNHT trong học thực hành của SV SPKT bằng các biện pháp bồi dưỡng nâng cao nhận thức và rèn luyện KNHT thông qua tổ chức dạy học thực hành KN nghề theo phương pháp học tập hợp tác nhóm.

5. Nhiệm vụ nghiên cứu

5.1. Xây dựng cơ sở lý luận về KNHT trong học thực hành của sinh viên SPKT: Các khái niệm cơ bản; các kỹ năng thành phần, các biểu hiện và mức độ, các yếu tố ảnh hưởng đến KNHT trong học thực hành của sinh viên SPKT.


5.2. Khảo sát, đánh giá thực trạng biểu hiện và mức độ KNHT trong học thực hành của sinh viên SPKT và các yếu tố ảnh hưởng đến KNHT trong học thực hành của sinh viên SPKT.

5.3. Đề xuất và tổ chức thực nghiệm biện pháp tâm lý sư phạm nhằm nâng cao kỹ năng hợp tác trong học thực hành cho sinh viên sư phạm kỹ thuật.

6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu

6.1. Giới hạn về nội dung

KNHT trong học thực hành của sinh viên SPKT là KN phức hợp, biểu hiện ở nhiều thành phần khác nhau. Trong luận án này, chúng tôi chỉ tập trung nghiên cứu 3 kỹ năng thành phần cơ bản: Kỹ năng lập kế hoạch hợp tác; kỹ năng tổ chức thực hiện kế hoạch hợp tác và kỹ năng đánh giá hiệu quả hợp tác.

KNHT trong học thực hành của sinh viên SPKT chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố. Trong nghiên cứu này, chúng tôi tập trung nghiên cứu ảnh hưởng của 3 yếu tố từ SV là: (1) Thái độ của SV về hợp tác trong học thực hành; (2) Động cơ thúc đẩy SV làm việc hợp tác; (3) Tính cách của SV khi tham gia làm việc hợp tác trong học thực hành; và 4 yếu tố từ nhà trường là: (1) Phương pháp tổ chức hợp tác trong học thực hành của giảng viên (GV); (2) Điều kiện tổ chức hợp tác trong học thực hành (môi trường học tập, trang thiết bị, dụng cụ học tập); (3) Nội dung bài học thực hành; (4) Công tác bồi dưỡng, rèn luyện KNHT trong học thực hành cho SV.

6.2. Giới hạn về địa bàn nghiên cứu

Nghiên cứu được thực hiện ở 3 trường đại học sư phạm kỹ thuật: Trường đại học sư phạm kỹ thuật Vinh, Trường đại học sư phạm kỹ thuật Nam Định và Trường đại học sư phạm kỹ thuật Hưng Yên.

6.3. Giới hạn về khách thể nghiên cứu

- Nghiên cứu được thực hiện trên 452 sinh viên năm thứ 2, thứ 3 hệ đại học sư phạm kỹ thuật tại 3 trường đại học SPKT Vinh, đại học SPKT Nam Định.

- 158 giảng viên của 3 trường: đại học SPKT Vinh, đại học SPKT Nam Định và đại học SPKT Hưng Yên.

- Phỏng vấn 20 sinh viên và 9 giảng viên của 3 trường: đại học SPKT Vinh, đại học SPKT Nam Định.


- Khách thể thực nghiệm tác động là 36 sinh viên năm thứ 3 lớp SPKT Công nghệ ô tô, khách thể đối chứng là 34 sinh viên năm thứ 3 lớp SPKT Công nghệ chế tạo máy tại Trường đại học SPKT Vinh.

7. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

7.1. Phương pháp luận nghiên cứu

Nghiên cứu đề tài dựa trên phương pháp luận cơ bản sau:

7.1.1. Tiếp cận hoạt động

Tâm lý là sản phẩm của hoạt động, các KNHT trong học thực hành của SV SPKT được hình thành và biểu hiện trong hoạt động học thực hành của họ. Vì vậy, để nghiên cứu và đánh giá mức độ, biểu hiện KN này cần phải thực hiện thông qua việc tổ chức các hoạt động học tập có tính hợp tác trong học thực hành của SV SPKT; cần quan sát hành vi, thái độ, các hành động, các thao tác cụ thể của SV trong quá trình học thực hành; quan sát, đánh giá sản phẩm của họ làm ra.

7.1.2. Tiếp cận hệ thống

KNHT trong học thực hành của SV là KN phức hợp, nhiều thành phần có mối quan hệ chặt chẽ, tác động qua lại lẫn nhau. KNHT trong học thực hành của SV SPKT biểu hiện trong từng KN thành phần. Do đó, việc đánh giá KNHT trong học thực hành của SV SPKT cũng là sự tổng hợp, khái quát dựa trên sự đánh giá các KN thành phần và của các yếu tố từ SV, nhà trường ảnh hưởng đến chúng như: nhận thức, động cơ, thái độ, điều kiện cơ sở vật chất, phương pháp tổ chức dạy học.

7.1.3. Tiếp cận phát triển

Tâm lý của con người luôn vận động và phát triển. Vì vậy, nghiên cứu các KNHT trong học thực hành của SV SPKT phải được tiến hành trong quá trình vận động và phát triển của chúng, qua diễn biến và sản phẩm của hoạt động.

7.1.4. Tiếp cận thực tiễn

KNHT trong học thực hành của SV SPKT cũng như mọi sự vật hiện tượng khác, xuất hiện, phát triển, biến đổi trong điều kiện, hoàn cảnh thực tiễn. Vì vậy, nghiên cứu thực trạng KNHT trong học thực hành của SV SPKT phải gắn với điều kiện thực tiễn của các cơ sở đào tạo, với thực tiễn các địa phương, đáp ứng nhu cầu của sinh viên và phù hợp với xu hướng phát triển giáo dục, dạy học.

Ngày đăng: 09/02/2023