Văn hóa gia đình tại các khu đô thị mới ở Hà Nội với việc tiếp nhận truyền hình đa nền tảng ở Việt Nam - 8


Vì GĐ là một thiết chế văn hóa cho nên sẽ có hệ giá trị văn hóa của nó, tức là VHGĐ. Trong tổng thể giá trị văn hóa dân tộc thì VHGĐ là một tiểu hệ giá trị có tính chất đơn vị cơ sở nền tảng như “tế bào” của sinh thể văn hóa. Tuy nhiên, cần phải nghiên cứu VHGĐ trong một hệ thống điểm nhìn tham chiếu tổng hợp của tiếp cận đa ngành, mới có thể lý giải sâu sắc và thuyết phục về VHGĐ với sự biến đổi đa dạng của nó. Đặc biệt, trong xã hội hiện đại ngày nay, VHGĐ đang hình thành và biến đổi trước tác động rất mạnh mẽ của truyền thông, đặc biệt là tác động của truyền hình đa nền tảng trên internet. Nhóm tác giả biên soạn giáo trình Lý luận văn hoá và đường lối văn hoá của Đảng cộng sản Việt Nam định nghĩa:

Văn hoá gia đình là dạng đặc thù của văn hoá cộng đồng, văn hoá của thiết chế gia đình bao gồm tổng thể sống động các hoạt động sống của gia đình mang đặc trưng văn hoá bị chi phối bởi các giá trị, chuẩn mực, truyền thống, thị hiếu của một cộng đồng mà các thành viên gia đình đã chọn lựa để ứng xử với nhau trong gia đình và ngoài xã hội [29, tr.226].

VHGĐ được xem là một bộ phận hợp thành của nền văn hoá Việt Nam, bao gồm hệ thống những giá trị, chuẩn mực đặc thù, có chức năng kiểm soát, điều hành hành vi và mối quan hệ giữa các thành viên trong GĐ và giữa GĐ với xã hội. Lê Như Hoa định nghĩa: “Văn hoá gia đình là một trong những dạng văn hoá cộng đồng đặc thù, một môi trường văn hoá đặc thù, trong đó các hệ giá trị chuẩn mực trở thành định hướng mà mỗi thành viên trong gia đình chập nhận tuân theo và có nghĩa vụ thực hiện[54, tr.32].

Có thể nhận thức về VHGĐ từ những góc độ khác nhau. Khái niệm VHGĐ có nội hàm rộng mở, trong đó nổi lên các quan hệ đạo lý, các chuẩn mực sinh hoạt ứng xử, các mối quan hệ, các tập quán, nghi lễ thờ cúng tổ tiên. VHGĐ là thành tố quan trọng giống như “hạt cơ bản” của nền văn hóa. Vô vàn những “hạt cơ bản” VHGĐ (cấp độ vi mô) sẽ làm nên chỉnh thể văn hoá xã hội rộng lớn (cấp độ vĩ mô), đồng thời VHGĐ lại chịu sự chi phối của văn hóa xã hội. Khi VHGĐ hình thành và phát triển sẽ có vai trò quan trọng trong quá trình bảo tồn và tạo lập những giá trị tinh thần của xã hội loài người. VHGĐ được cho là “hạt cơ bản” có tính chất như tế bào trong


cấu trúc cả cả một nền văn hóa, nơi kiến tạo nhân cách con người được bồi đắp từ hệ thống chuẩn mực “gia đạo”, “gia giáo”, “gia phong”, “gia lễ”, “gia quy”, “gia huấn”… Nghiên cứu VHGĐ là khảo sát về tính chất đặc biệt của những quan hệ GĐ

(lòng thương yêu, sự bao dung, thái độ kính trọng, tình cảm tự nguyện, thái độ phục tùng, chăm sóc). Những quan hệ ấy là nền tảng cho sự hình thành nhân cách con người trong suốt cuộc đời, xác định những quan niệm và chuẩn mực giá trị làm kim chỉ nam cho mọi hành động của con người, trở thành là cầu nối cho con người tiếp xúc xã hội, xây dựng những quan hệ với những tổ quốc, dân tộc.

VHGĐ ở nước ta được hình thành qua hàng nghìn năm lịch sử với những hệ giá trị nói trên được duy trì lâu dài. “Gia giáo” hay “Gia huấn” là cách thức dạy đạo đức làm người cho các thành viên trong GĐ; “Gia lễ” là những quy định về phép ứng xử của mỗi thành viên như phong cách, cử chỉ, nói năng, điệu bộ, tuỳ theo từng cấp bậc trong GĐ, dòng họ mà ứng xử cho đúng phép và tôn ti trật tự; “Gia quy” là những quy định của GĐ thể hiện quyền uy của những người có cấp bậc vai vế cao hơn đối với người thấp hơn để giữ nghiêm “Gia lễ”.

Trong xã hội Việt Nam truyền thống, VHGĐ thường được thể hiện ở gia phong (nếp nhà). “Gia phong” chính là thuần phong mỹ tục của một của gia đình, cao hơn là dòng họ, dòng tộc, một miền quê và rộng hơn là quốc gia dân tộc. Gia phong được coi như một trong những nhân tố nền tảng tạo nên văn hiến của dân tộc. Trong lịch sử, có những GĐ có gia phong bao gồm những người hiền tài, hào kiệt gánh vác công việc non sông đất nước, tạo nên tiếng thơm hoàng tộc lưu danh muôn đời. VHGĐ hiện nay bao hàm những yếu tố truyền thống tốt đẹp như chăm sóc mồ mả, thờ cúng tổ tiên, kính trọng người gia, vợ chồng hoà thuận, bố mẹ con cái thương yêu đùm bọc lẫn nhau… đồng thời cũng bao hàm những yếu tố mới của thời đại; những quan hệ dân chủ trong GĐ, cuộc sống đời thường của các thành viên trong gia đình được phát huy bằng tài năng và nghề nghiệp của chính mình.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 225 trang tài liệu này.

Trong lịch sử Việt Nam, để duy trì sự ổn định của văn hoá - xã hội, các vương triều phong kiến thịnh trị thường đặc biệt coi trọng VHGĐ. Việc thờ cúng tổ tiên, nhớ ơn người có công giáo dục và giáo dưỡng, việc tổ chức ngày giỗ, ngày tết là những


Văn hóa gia đình tại các khu đô thị mới ở Hà Nội với việc tiếp nhận truyền hình đa nền tảng ở Việt Nam - 8

sinh hoạt VHGĐ thường xuyên để duy trì văn hoá chung của toàn xã hội. GĐ là nơi nuôi dưỡng cái gốc nhân văn của con người. VHGĐ là cơ sở nền tảng căn bản về quan hệ nhân tính nhân văn của con người. Nếu phá vỡ các quan hệ này trong GĐ thì sẽ dẫn đến suy thoái đạo đức lối sống ngay từ GĐ, dần dần tạo ra sự bất ổn trong cộng đồng xã hội.

GĐ được coi là “hạt nhân của xã hội” và là cái nôi của cuộc đời mỗi con người, thực hiện hai chức năng cơ bản là duy trì nòi giống, tái sản xuất con người và nuôi dạy con người lớn lên về nhân cách văn hóa. Với hai chức năng trên, GĐ có vai trò duy trì sự tồn tại lâu dài và bền vững của nhân loại. VHGĐ là sự kết tinh của hệ giá trị văn hoá dân tộc thấm sâu vào tư tưởng, tình cảm, lý tưởng của mỗi con người trong GĐ. Nhà nghiên cứu Lê Thi từng quả quyết cho rằng “gia đình được coi là giá trị tinh thần vô cùng quý báu của nhân loại cần được giữ gìn và phát huy” [67, tr.14].

Khi nghiên cứu về ảnh hưởng của VHGĐ đến sự hình thành tâm lý, nhân cách của trẻ em, học giả Nguyễn Khắc Viện đã xác định các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển tâm lý nói chung và định hướng giá trị cuộc sống của trẻ em trong gia đình như sau:

- Thứ nhất là gia sản: bao gồm cơ sở vật chất (kinh tế) của gia đình (giàu, trung bình, nghèo …)

- Thứ hai là gia cảnh: tức là cơ cấu của gia đình (đông đủ, neo đơn, ly tán …)

- Thứ ba là gia thế: là vị thế của gia đình trong xã hội (sang, hèn, cao, thấp …)

- Thứ tư là gia phong: tức là lối sống hàng ngày, ứng xử với nhau như thế nào (gia trưởng hay dân chủ, bình đẳng …)

- Thứ năm là gia đạo: là đạo lý nuôi dạy con, hướng cho con cháu theo tôn giáo hay nối nghiệp tổ tông… phù hợp với thực tế cuộc sống.

Nghiên cứu này của Nguyễn Khắc Viện phác thảo nên chân dung của GĐ được biểu hiện ở nếp nghĩ, giao tiếp và ứng xử, lề thói, hành vi của mỗi thành viên trong GĐ đó. Từ quan điểm tiếp cận về những đặc trưng của VHGĐ, có thể tán thành và sử dụng định nghĩa VHGĐ của Lê Ngọc Văn như sau:

Văn hóa gia đình là hệ thống những giá trị, chuẩn mực khu biệt đặc thù điều tiết mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình và mối quan hệ


giữa gia đình với xã hội, phản ánh bản chất của các hình thái gia đình đặc trưng cho các cộng đồng, các tộc người và các khu vực khác nhau được hình thành và phát triển qua lịch sử lâu dài của đời sống gia đình, gắn liền với những điều kiện phát triển kinh tế, môi trường tự nhiên và xã hội [62, tr.54].

Trong lịch sử phát triển nền văn hóa dân tộc hàng ngàn năm, người Việt Nam đã phải vượt qua biết bao thăng trầm thử thách. GĐ, dòng họ và văn hóa làng xã chính là nơi lưu giữ, bảo tồn và phát triển những giá trị văn hóa từ đời này qua đời khác, góp phần bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc, chống lại sự “đồng hóa văn hóa”, “xâm lăng văn hóa” của các thế lực ngoại bang. VHGĐ giống như đơn vị tế bào vi mô nhỏ nhất của sinh thể vĩ mô văn hóa Việt Nam, có vị trí đặc biệt quan trọng giống như vô vàn những “hạt kim cương” cứng rắn, lưu giữ giá trị văn hóa dân tộc.

VHGĐ nước ta đã sinh thành và phát triển, đồng hành cùng văn hóa dân tộc trong những biến cố thăng trầm của lịch sử, trực diện tham dự, tiếp xúc văn hóa, giao lưu văn hóa, thâu thái và tiếp biến tinh hoa giá trị văn hóa nhân loại, làm giàu cho VHGĐ Việt Nam nói riêng và văn hóa dân tộc Việt Nam, nói chung.

2.2.3. Cấu trúc văn hóa gia đình

VHGĐ là một dạng thức văn hóa đặc thù trong nền văn hóa dân tộc với giá trị và chuẩn mực định hướng cho con người trong GĐ chấp nhận, tuân theo. Trong lịch sử văn hóa nhân loạị các giá trị văn hóa thường kết tinh ở hai cấp độ: văn hóa của một cá nhân và văn hóa của cả cộng đồng. Cho nên, thông thường sẽ có hai lĩnh vực: văn hoá cá nhân và văn hoá cộng đồng.

Nếu quan sát tổng thể về văn hoá cộng đồng, có thể căn cứ vào hai dạng hoạt động sản xuất vật chất và sản xuất tinh thần để phân chia cấu trúc văn hoá thành hai lĩnh vực: văn hoá vật chất và văn hoá tinh thần. Tuy nhiên, cấu trúc VHGĐ sẽ phức tạp hơn, bởi GĐ còn có một lĩnh vực sản xuất hết sức đặc biệt: “sản xuất” ra con người, tái tạo, duy trì nòi giống cho gia đình, dòng tộc.

Trong VHGĐ, giá trị cấu trúc được biểu hiện trong các quan hệ cơ bản của gia đình như: quan hệ vợ - chồng, quan hệ cha mẹ - con cái, quan hệ giữa các anh,


chị em với nhau. Theo các nhà nghiên cứu thì có thể tiếp cận cấu trúc VHGĐ trên hai phương diện: hoạt động cơ bản của gia đình hệ giá trị của gia đình.

Trước hết, tiếp cận cấu trúc VHGĐ trong hoạt động cơ bản của gia đình là quan niệm của nhóm tác giả Lê Quý Đức và Nguyễn Thị Huệ trong trong công trình “Người phụ nữ trong văn hóa gia đình đô thị”. Tại đây, nhóm tác giả đã quan niệm về cấu trúc VHGĐ theo các hoạt động cơ bản của GĐ, gồm có:

- Thứ nhất là: văn hoá sản sinh và nuôi dạy con người

VHGĐ đã tích luỹ hàng loạt những tri thức, kinh nghiệm, cách thức thái độ, các thể chế cho việc sinh nở và nuôi dạy con người. Từ những hiểu biết về quan hệ tính giao đến việc chăm sóc giáo dục thai nhi (thai giáo) từ khi đang ở trong bụng mẹ đến khi trưởng thành, từ những kinh nghiệm đó đến kỹ năng sống, phương thức ứng xử trong gia đình và xã hội giúp cho GĐ tạo ra giá trị riêng, đó là văn hoá sản sinh và nuôi dạy con người.

- Thứ hai là: văn hoá sản xuất vật chất và tiêu dùng sản phẩm vật chất của GĐ

Để đáp ứng mọi nhu cầu của con người về “ăn, mặc, ở và các phương thức sử dụng” theo định nghĩa văn hóa của Chủ tịch Hồ Chí Minh [50, tr.431], con người đã khai thác tự nhiên, trực tiếp sản xuất để tạo ra các sản phẩm của cuộc sống. Đó là toàn bộ những tri thức, kỹ năng, bí quyết (gia truyền) trong sản xuất sản phẩm tiêu dùng đến cách thức kỹ thuật chế tác công cụ sản xuất, các phương tiện sử dụng, vũ khí chiến đấu, cách thức tiêu dùng, phân phối, hưởng thụ, trao đổi, dâng hiến các sản phẩm vật chất đến thể chế phân chia tài sản, thừa kế gia sản… tất cả những điều đó tạo nên văn hoá vật chất của GĐ.

- Thứ ba là: văn hoá tinh thần và hưởng thụ các sản phẩm tinh thần của GĐ

Văn hoá tinh thần của GĐ được xem là toàn bộ những quan niệm và giá trị đạo đức, tín ngưỡng, tâm linh, tôn giáo, phong tục, tập quán, thị hiếu thẩm mỹ... được tích lũy nhiều đời, kết tinh thành hệ giá trị, chuẩn mực, khuôn mẫu văn hoá của gia đình. Hệ giá trị VHGĐ là yếu tố cốt lõi làm nên đặc điểm riêng của mỗi loại hình gia đình và có sức mạnh chi phối đời sống tinh thần, tâm lý, tâm linh, quy định hành vi ứng xử của mọi thành viên gia đình.


Trong sách Văn hoá gia đình Việt Nam và sự phát triển xã hội, khi nghiên cứu về cấu trúc của VHGĐ nhìn từ hệ giá trị của gia đình, Lê Minh đưa ra 3 loại giá trị của VHGĐ:

- Một là, các giá trị cấu trúc.

Đây là các giá trị gắn với các quan hệ nội bộ bên trong của GĐ, thể hiện thái độ lựa chọn cơ cấu GĐ và phương thức ứng xử của con người trong quan hệ GĐ trong một thời đại nhất định.

- Hai là, các giá trị chức năng

GĐ có bốn chức năng: chức năng sản xuất ra con người; chức năng kinh tế và tổ chức đời sống GĐ ; chức năng giáo dục; chức năng thoả mãn các nhu cầu tâm lý, tình cảm của GĐ. Các chức năng này thể hiện vai trò của GĐ trong sự phát triển của cộng đồng xã hội.

- Ba là, các giá trị tâm linh.

Đây là giá trị hạt nhân quan trọng của VHGĐ. Con người sở dĩ trở thành con người, một phần căn bản là do sức mạnh của đời sống tâm linh, có nghĩa là tuân theo, tôn thờ những giá trị thiêng liêng và bí ẩn. Nếu những giá trị ấy mất đi thì con người sẽ không còn tồn tại như con người [59, tr.56].

Tuy nhiên, những cách phân chia như trên đây cũng chỉ có ý nghĩa tương đối. Bởi lẽ nội hàm khái niệm VHGĐ rất rộng, phức tạp, luôn có sự biến đổi. Vì thế Lê Ngọc Văn quan niệm: “Khi nghiên cứu cấu trúc văn hóa gia đình, người ta thường chú ý đến các mối quan hệ tiền hôn nhân, quan hệ vợ chồng, quan hệ giữa các thế hệ, quan hệ thân tộc... Trong quan hệ tiền hôn nhân, người ta chú ý đến vấn đề lựa chọn bạn đời, động cơ kết hôn, quyền quyết định hôn nhân, nghi thức pháp lý và phong tục cưới xin. Trong quan hệ vợ chồng, người ta chú ý đến việc phân công lao động giữa vợ và chồng, quyền quyết định các vấn đề quan trọng trong gia đình, sở hữu tài sản giữa vợ chồng và chồng, quan hệ tình dục, bạo lực gia đình, ly hôn, ly thân... Trong quan hệ giữa các thế hệ, chú ý đến quan hệ giữa cha mẹ và con cái, con cháu với ông bà, tổ tiên. Vai trò trách nhiệm của cha mẹ đối với việc nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em. Trách nhiệm của con


cái đối với việc phụng dưỡng cha mẹ. Những mâu thuẫn, xung đột giữa các thế hệ. Có thể khẳng định rằng, “không có cấu trúc thuần nhất cho mọi gia đình trong xã hội” [62, tr32-33].

Trong công trình Tác động của phương tiện truyền thông mới đối với văn hóa gia đình Việt Nam [120], nhóm nghiên cứu của Vũ Diệu Trung cho rằng các yếu tố cấu thành hệ hình VHGĐ bao gồm:

- Thứ nhất, về khuôn mẫu ứng xử (tức là các chuẩn mực ứng xử) của các thành viên trong gia đình, gồm có:

+ Ứng xử giữa vợ và chồng;

+ Ứng xử giữa cha mẹ và con;

+ Ứng xử giữa anh chị em với nhau;

+ Ứng xử giữa con cháu với ông bà;

+ Ứng xử giữa người sống với người chết (tổ tiên).

- Thứ hai, vai trò của các thành viên trong gia đình

+ Vai trò của người chồng;

+ Vai trò của người vợ;

+ Vai trò của người cha;

+ Vai trò của người mẹ;

+ Vai trò của người con;

+ Vai trò của ông /bà;

- Thứ ba, hệ giá trị gia đình

+ Giá trị kinh tế - vật chất của gia đình

+ Giá trị trong các mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình

+ Giá trị tinh thần, tâm linh, tín ngưỡng.

Tuy nhiên, nếu triển khai nghiên cứu theo cấu trúc trên thì yếu tố “khuôn mẫu ứng xử” có thể lại xuất hiện trong yếu tố “vai trò của các thành viên trong gia đình” và “Giá trị trong các mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình”. Trên thực tế, khi con người thể hiện vai trò của mình trong GĐ thì sẽ bộc lộ các khuôn mẫu ứng xử. Và điều này dẫn đến việc khảo sát thực trạng VHGĐ dễ bị trùng lặp. Cần phải


tiếp cận về GĐ trong tư cách đó là đơn vị cơ sở “hạt cơ bản” của sinh thể văn hóa với hệ giá trị của riêng nó. VHGĐ được xem là hình ảnh thu nhỏ, là miếng ghép nhỏ trong bức tranh ghép đa dạng của văn hóa dân tộc.

Nếu quan sát một cách tổng thể bao quát, thì trong một nền văn hóa sẽ có những kiểu VHGĐ theo đặc điểm chung của thời đại. Chẳng hạn như, tiếp cận từ địa vị thành phần xã hội, thời phong kiến Việt Nam sẽ có ba loại gia đình: “gia đình bình dân, gia đình kẻ sĩ và gia đình quý tộc. Gia đình bình dân là loại gia đình chiếm đại đa số của dân nông nghiệp, thủ công và các ngành nghề, các tầng lớp khác nhau. Những gia đình này đều được xem là tuân theo phép tắc của đạo Nho”. [167]. Và cũng cần phải nói rằng, bên cạnh những đặc điểm chung về VHGĐ trong một thời đại, văn hóa của một đơn vị GĐ cụ thể chính là bản sắc, phong cách riêng của GĐ đó, là tiêu chí để phân biệt VHGĐ này với VHGĐ khác.

Truyền thống văn hóa Việt Nam từ xa xưa đã coi GĐ là cơ sở cội nguồn văn hóa căn bản chi phối toàn bộ đời người. Tư tưởng của người xưa nêu rõ: muốn ổn định thiên hạ thì phải có khả năng trị quốc; muốn trị được quốc điều trước tiên là phải tề gia, cho nên con người phải tu thân, tề gia rồi mới trị quốc và bình thiên hạ. Điều quan trọng nhất trong văn hóa làm người của người Việt là phải coi trọng Gia đạo, coi đây là con đường khởi điểm tới những thành công. Gia đạo được coi là nguyên tắc cơ bản và ổn định về những bổn phận phải làm và những điều phải tránh trong sinh hoạt gia đình. Đó chính là cái khung tiêu chuẩn của đạo lý làm người cần được chỉ giáo cho mọi thành viên trong gia đình. Khi các thành viên gia đình trung thành tuân giữ khung tiêu chuẩn đó thì gia đình đó được cho là có gia giáo. Trên thực tế, gia giáo là việc ông bà, cha mẹ chỉ dạy cho con cháu nết ăn, nết ở trong nhà - ngoài ngõ, trong làng - ngoài nước. Những lời chỉ dạy này thường xuất phát từ kinh nghiệm của người trước về cách cư xử, phép tắc, lề thói; sau đó những kinh nghiệm đó trở thành phổ biến trong cộng đồng. Người lớn ngoài xã hội, trong gia đình phải đảm bảo vai trò gương mẫu, trở thành gương sáng, chỉ dạy cho thế hệ sau. Một GĐ được coi là có gia giáo khi mọi thành viên trong GĐ ấy có nề nếp đi hỏi, về chào, kính trên nhường dưới, đoàn kết, giúp đỡ, tương trợ hàng xóm láng giềng “tối lửa, tắt đèn có

Xem tất cả 225 trang.

Ngày đăng: 22/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí