Đánh Giá Kết Quả Thực Nghiệm Và Thực Nghiệm Kiểm Chứng

Với tính thuần thục, ở lớp thực nghiệm, mặc dù đã có sự thay đổi so với lớp thực nghiệm nhưng qua quan sát, chúng tôi thấy, học sinh vẫn còn lúng túng khi đọc các từ trong câu, thậm chí một số từ, các em còn vẫn còn phải đánh vần. Sự ngắt giọng lo gic mặc dù đã có nhưng vẫn còn chậm và còn ngắc ngứ khi đọc một số từ dài trong câu.

Ở tính linh hoạt, tình hình kém hơn tính thuần thục và tính đúng đắn. Năng lực vận dụng câu trong các tình huống khác nhau của học sinh mới chỉ đạt ở mức trung bình. Điều này một mặt xét về mặt kỹ thuật, khi đọc câu đòi hỏi người đọc phải có kỹ năng tổng thể như đã nói ở trên, mặt khác, khi vận dụng cũng đòi hỏi người đọc phải hiểu nghĩa của câu mới vận dụng được.

Ở tính đúng đắn, bên cạnh những ưu điểm mà học sinh có được sau thời gian áp dụng biện pháp thử nghiệm, học sinh vẫn còn gặp phải những lỗi căn bản nhất định trong quá trình đọc. Đó là các lỗi, phát âm không chính xác, đọc các từ rời rạc, ngữ điệu đọc chưa đúng với câu (tuy nhiên phần này cũng không yêu cầu người đọc phải đọc đúng ngữ điệu) và những sai phạm khác tương tự như đã phân tích ở phần thực trạng. Còn đối với lớp đối chứng, tình hình không khả quan hơn, bằng chứng là điểm trung bình ở tính đúng đắn chỉ có X = 1.74, đạt ở mức yếu.

3.4.2.5. Thay đổi kỹ năng đọc đoạn văn tiếng Việt

Trong nghiên cứu này, theo chúng tôi, kỹ năng đọc đoạn văn phải là một trong những kỹ năng tổng hợp bởi nó tích hợp trong đó cả kỹ năng đọc chữ cái, kỹ năng đọc vần, kỹ năng đọc từ và kỹ năng đọc câu.

Nhìn vào bảng dưới đây ta thấy, dưới sự tác động của biện pháp thực nghiệm sư phạm, mức độ kỹ năng đọc đoạn văn tiếng Việt ở lớp thực nghiệm cao hơn so với lớp đối chứng. Tuy vậy, mức độ cũng chỉ đạt ở mức trung bình ( X = 3.01), còn ở lớp đối chứng X = 1.72.

Bảng 3.33. Sự thay đổi kỹ năng đọc đoạn văn tiếng Việt của học sinh lớp 1 người dân tộc Cơ ho ở lớp thực nghiệm, lớp đối chứng và lớp kiểm chứng

TT

Các tiêu chí đánh giá

ĐTB Lớp thực nghiệm

ĐTB Lớp đối chứng

ĐTB lớp kiểm chứng

1

Tính thuần thục

3.08

1.62

3.13

2

Tính linh hoạt

2.97

1.94

3.09

3

Tính đúng đắn

2.98

1.60

3.14


Trung bình chung

3.01

1.72

3.12

Mức độ:

Trung bình

Kém

Trung bình

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 272 trang tài liệu này.

Kỹ năng đọc chữ tiếng Việt của học sinh lớp 1 người dân tộc Cơ Ho - 19

3.5


3


2.5


2


1.5

Lp thc nghim

Lớp đối chứng

Lp kim chng

1


0.5


0

Tính thun thc Tính linh hot Tính đúng đắn

Để thuận tiện hơn trong việc theo dõi sự thay đổi kỹ năng đọc đoạn văn tiếng Việt của học sinh lớp 1 người dân tộc Cơ ho của các lớp thực nghiệm, lớp đối chứng và lớp kiểm chứng, chúng ta cùng quan sát biểu đồ sau:



















Biểu đồ 3.7. Sự thay đổi kỹ năng đọc đoạn văn tiếng Việt của học sinh lớp 1 người dân tộc Cơ ho ở lớp thực nghiệm, lớp đối chứng và lớp kiểm chứng

Tính thuần thục của kỹ năng đọc đoạn văn tiếng Việt ở lớp thực nghiệm cũng chỉ đạt ở mức trung bình với X = 3.08, trong khi đó ở lớp đối chứng chỉ là X = 1.62. Điều này cho thấy, mặc dù đã có tác động tích cực của phương pháp nhưng hiệu quả chưa cao. Các em vẫn chưa có sự thành thạo, nhuần nhuyễn trong đọc văn bản.

Ở tính linh hoạt và đúng đắn cũng vậy, có ít học sinh biết vận dụng linh hoạt các trường hợp ngôn ngữ khi đọc, nhiều em chưa biết vận dụng những tri thức đã có vào những trường hợp đọc văn bản khác nhau, mặc dù đã được cô giáo ở lớp giảng dạy và luyện tập. Điều này cho thấy, cần có một sự tác động tích cực hơn nữa để các em giảm sự sai phạm và tăng tính linh hoạt trong đọc đoạn văn tiếng Việt.

3.4.3. Đánh giá kết quả thực nghiệm và thực nghiệm kiểm chứng

Như trên đã phân tích, chúng tôi kết luận rằng, việc áp dụng biện pháp thực nghiệm sư phạm bằng cách tăng cường thời gian tri giác và thực hiện các hoạt động luyện tập đọc ở tất cả các cấp độ văn bản có giá trị tích cực cho việc nâng cao kỹ năng đọc chữ tiếng Việt của học sinh lớp 1 người dân tộc Cơ ho.

Kết quả được thể hiện ở bảng dưới đây:

TT

Các cấp

độ đọc văn bản

Lớp thực nghiệm

Lớp đối chứng

Lớp kiểm chứng



ĐTB

Mức độ

Xếp loại chung

ĐTB

Mức độ

Xếp loại chung

ĐTB

Mức độ

Xếp loại chung

1

Kỹ năng

đọc chữ cái

3.88

Khá


X = 3.402

Khá

2.81

Trung bình


X = 2.27

Yếu

3.74

Khá


X = 3.40

Khá

2

Kỹ năng

đọc vần

3.44

Khá

2.39

Trung

bình

3.48

Khá

3

Kỹ năng đọc từ

3.50

Khá

2.37

Trung bình

3.54

Khá

4

Kỹ năng

đọc câu

3.18

Trung

bình

2.05

Yếu

3.12

Trung

bình

5

Kỹ năng

đọc đoạn

3.01

Trung

bình

1.72

Kém

3.12

Trung

bình

Bảng 3.34. Kết quả tổng hợp kỹ năng đọc chữ tiếng Việt của học sinh lớp 1 người dân tộc Cơ ho ở lớp thực nghiệm, lớp đối chứng và lớp kiểm chứng




4.5

4

3.5

3

2.5

2

1.5

1

0.5

0

Lp thc nghim

Lớp đối chứng

Lp kim chng

Chcái Vn TCâu Đon

Để thuận tiện hơn trong việc theo dõi sự thay đổi kỹ năng đọc chữ tiếng Việt của học sinh lớp 1 người dân tộc Cơ ho của các lớp thực nghiệm, lớp đối chứng và lớp kiểm chứng, chúng ta cùng quan sát biểu đồ sau:










Biểu đồ 3.8.Kết quả tổng hợp kỹ năng đọc chữ tiếng Việt của học sinh lớp 1 người dân tộc Cơ ho ở thực nghiệm, lớp đối chứng và lớp kiểm chứng

Trong khi ở lớp đối chứng, kỹ năng đọc chữ tiếng Việt của học sinh lớp 1 người dân tộc Cơ ho chỉ đạt mức yếu thì ở lớp thực nghiệm đạt ở mức khá. Kết quả này phù hợp với giả thuyết đặt ra và có giá trị ý nghĩa về mặt khoa học.

Để xác nhận sự thay đổi giữa các kỹ năng thành phần của hai nhóm thực nghiệm và đối chứng, chúng tôi tiến hành kiểm định T- test với 2 mẫu độc lập. Kiểm định T- test cho kết quả ( sig .) p của các kỹ năng đọc chữ cái, kỹ năng đọc vần, kỹ năng đọc từ, kỹ năng đọc câu, kỹ năng đọc đoạn tiếng Việt đều bé hơn 0,05. Cụ thể, (sig .)p đọc chữ cái = 0.00 < 0.05; (sig .)p đọc vần = 0.00 < 0.05; (sig .)p đọc từ = 0.00 < 0.05; (sig

.)p đọc câu = 0.00 < 0.05; (sig .)p đọc đoạn = 0.00 < 0.05. Từ đó có thể thấy, nếu có sự khác biệt trong kết quả ở lớp thực nghiệm so với lớp đối chứng thì sự khác biệt đó là do các biện pháp tác động tạo ra chứ không có trước trong bản thân các nhóm thực nghiệm hoặc đối chứng.

Thực vậy, nhờ có biện pháp tác động, kỹ năng đọc chữ tiếng Việt của lớp thực nghiệm đã tăng cao hơn lớp đối chứng. Các biến số liên quan đến lớp thực nghiệm đều đã được kiểm soát ở mức độ nhất định. Cùng môi trường học tập, cùng thời gian, nhân tố khác biệt cơ bản giữa lớp thực nghiệm và lớp đối chứng là các biện pháp tác động. Do vậy, kết quả này cho thấy hiệu quả của biện pháp tác động và khẳng định giả thuyết thực nghiệm: sự thay đổi phương pháp giảng dạy của giáo viên theo hướng tích cực hóa các hoạt động đọc chữ tiếng Việt của học sinh lớp 1 người dân tộc Cơ ho đã làm tăng mức độ kỹ năng đọc chữ tiếng Việt, tăng tính hiệu quả của kỹ năng đọc chữ tiếng Việt của trẻ.

Bảng 3.35. Kết quả tổng hợp kỹ năng nghe – viết ở lớp thực nghiệm, lớp đối chứng và lớp kiểm chứng

TT

Các cấp

độ nghe

viết văn bản

Lớp thực nghiệm

Lớp đối chứng

Lớp kiểm chứng


ĐTB

Mức độ

Xếp loại chung

ĐTB

Mức độ

Xếp loại chung

ĐTB

Mức độ

Xếp loại chung

1

Chữ cái

6.44

Khá


Khá

4.91

Trung

bình


Yếu

6.41

Khá


Khá

2

Vần

6.11

Khá

3.43

Yếu

6.09

Khá

3

Từ

6.01

Khá

3.35

Yếu

6.04

Khá

4

Câu

4.88

Trung

bình

2.89

Yếu

4.90

Trung

bình

5

Đoạn

4.32

Trung

bình

2.03

Yếu

4.24

Trung

bình

Khi xét năng lực nghe - viết tiếng Việt của học sinh lớp 1 người dân tộc Cơ ho ở lớp thực nghiệm, lớp đối chứng và lớp kiểm chứng, chúng tôi thấy điểm số ở lớp thực nghiệm và lớp kiểm chứng cao hơn hẳn so với lớp đối chứng.

Để thuận tiện hơn trong việc theo dõi sự thay đổi kỹ năng nghe – viết tiếng Việt của học sinh lớp 1 người dân tộc Cơ ho của các lớp thực nghiệm, lớp đối chứng và lớp kiểm chứng, chúng ta cùng quan sát biểu đồ sau:

7


6


5


4


3


2

Lp thc nghim

Lớp đối chứng

Lp kim chng

1


0

Chcái

Vn

T

Câu

Đon

Biểu đồ 3.9. Kết quả tổng hợp kỹ năng nghe – viết ở lớp thực nghiệm, lớp đối chứng và lớp kiểm chứng

Như vậy, bằng thực nghiệm tác động sư phạm, không những kỹ năng đọc chữ tiếng Việt của học sinh lớp 1 người dân tộc Cơ ho được tăng lên mà năng lực nghe viết của học sinh cũng được thay đổi theo chiều hướng tích cực.


TỔNG KẾT CHƯƠNG 3

Nghiên cứu thực trạng kỹ năng đọc chữ tiếng Việt (xét ở góc độ đọc thành tiếng) của học sinh lớp 1 người dân tộc Cơ ho cho thấy:

- Kỹ năng đọc chữ tiếng Việt của học sinh lớp 1 người dân tộc Cơ ho chỉ đạt ở mức độ yếu. Các tiêu chí xem xét như tính thuần thục, tính linh hoạt của học sinh ở mức độ yếu và tính đúng đắn của kỹ năng đọc ở mức độ yếu. Tính hiệu quả của kỹ năng đọc chữ tiếng Việt của học sinh thấp. Giữa tính thuần thục, tính linh hoạt và tính đúng đắn có mối tương quan thuận.

- Trong năm kỹ năng thành phần được xem xét của kỹ năng đọc chữ tiếng Việt là: kỹ năng đọc chữ cái; kỹ năng đọc vần; kỹ năng đọc từ; kỹ năng đọc câu và kỹ năng đọc đoạn văn thì kỹ năng đọc chữ cái đạt ở mức cao nhất (mức trung bình) so với các kỹ năng còn lại còn kỹ năng đọc đoạn văn đạt ở mức thấp nhất (mức

kém). Các kỹ năng đọc vần, kỹ năng đọc từ và kỹ năng đọc câu đều chỉ đạt ở mức độ yếu (mức 2).

- Có nhiều yếu tố ảnh hưởng tiêu cực tới kỹ năng đọc chữ tiếng Việt của học sinh lớp 1 người dân tộc Cơ ho: bị giao thoa tiếng Cơ ho và tiếng Việt; do vốn ngôn ngữ tiếng Việt ban đầu; do không có hứng thú trong học tiếng Việt; do không rèn luyện đọc chữ tiếng Việt ở nhà; do tình trạng sức khỏe; do điều kiện môi trường sống không có tiếng Việt; do thời gian học đọc tiếng Việt trên lớp ít; do chương trình nội dung tiếng Việt không phù hợp với học sinh người dân tộc Cơ ho; do phương pháp giảng dạy của giáo viên; do giáo viên không biết tiếng Cơ ho nên ảnh hưởng tới quá trình dạy; do thiếu sách giáo khoa, đồ dùng dạy học tiếng Việt và do môi trường lớp học chỉ toàn học sinh người dân tộc Cơ ho nên các em không có nhiều cơ hội nói tiếng Việt. Trong số rất nhiều các yếu tố ảnh hưởng đó, các yếu tố sau đây có nhiều ảnh hưởng nhất: do học sinh bị giao thoa giữa tiếng Cơ ho và tiếng Việt trong quá trình học (xếp thứ 1); do vốn ngôn ngữ tiếng Việt ban đầu của học sinh ít hoặc không có (xếp thứ 2); do điều kiện sống (gia đình, mối quan hệ xã hội) không có môi trường sử dụng tiếng Việt (xếp thứ 3), do thời gian học đọc chữ tiếng Việt trên lớp ít (xếp thứ 4) và do phương pháp giảng dạy của giáo viên không phù hợp (xếp thứ 5).

- Kết quả nghiên cứu thực nghiệm tác động sư phạm cho thấy, trong quá trình dạy học, giáo viên tăng cường thời gian rèn luyện đọc chữ tiếng Việt dựa trên cơ sở định hướng, bổ sung thêm bằng các bài tập đọc chữ cái, vần, từ, câu, đoạn cho học sinh, đồng thời chú ý cá biệt hóa trong dạy học để giảm thiểu sự giao thoa giữa hai ngôn ngữ Cơ ho và tiếng Việt đã nâng cao được kỹ năng đọc chữ tiếng Việt cho các em ở tất cả các cấp độ đọc văn bản.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ


1. KẾT LUẬN

1.1. Kỹ năng là sự vận dụng tri thức, kinh nghiệm đã có và các thao tác phù hợp với hành động, hoạt động để thực hiện hiệu quả hành động, hoạt động trong những điều kiện cụ thể xác định. Theo đó thì khi xét đến kỹ năng, phải tính đến các yếu tố tri thức, kinh nghiệm và các hoạt động, hành động, thao tác phù hợp.

Kỹ năng đọc chữ là sự vận dụng tri thức, kinh nghiệm ngôn ngữ đã có và các thao tác phù hợp vào thực hiện có hiệu quả các hành động, hoạt động lời nói chuyển dạng thức chữ viết của chữ cái, vần, từ, cụm từ, câu, đoạn văn và văn bản thành âm thanh theo các chuẩn mực ngữ âm của ngôn ngữ xác định.

Kỹ năng đọc chữ tiếng Việt của học sinh lớp 1 người dân tộc Cơ ho là sự vận dụng tri thức, kinh nghiệm ngôn ngữ đã có và các thao tác phù hợp vào thực hiện có hiệu quả các hành động, hoạt động lời nói chuyển dạng thức chữ viết của chữ cái, vần, từ, cụm từ, câu, đoạn văn và văn bản thành âm thanh theo các chuẩn mực ngữ âm tiếng Việt

1.2. Theo tính chất cấp độ của văn bản, kỹ năng đọc chữ tiếng Việt của học sinh lớp 1 người dân tộc Cơ ho được xem xét ở các kỹ năng căn bản sau: kỹ năng đọc chữ cái; kỹ năng đọc vần; kỹ năng đọc từ; kỹ năng đọc câu và kỹ năng đọc đoạn văn. Kỹ năng đọc chữ tiếng Việt được xem xét theo 3 tiêu chí: tính đúng đắn, tính thuần thục, tính linh hoạt và theo 5 mức: tốt, khá, trung bình, yếu, kém. Kỹ năng đọc chữ tiếng Việt của học sinh lớp 1 người dân tộc Cơ ho đạt ở mức yếu (mức 2). Trong đó: kỹ năng đọc chữ cái ở mức trung bình; kỹ năng đọc vần ở mức yếu; kỹ năng đọc từ ở mức yếu; kỹ năng đọc câu ở mức yếu và kỹ năng đọc đoạn văn ở mức kém. Học sinh chưa có tính thuần thục và linh hoạt trong kỹ năng đọc chữ tiếng Việt, còn có nhiều sai phạm trong kỹ năng đọc chữ tiếng Việt. Nói tóm lại, học sinh lớp 1 người dân tộc Cơ ho đã có kỹ năng đọc chữ tiếng Việt nhưng chỉ đạt ở mức yếu.

Trong quá trình đọc, học sinh hay bị giao thoa bởi âm tiếng Cơ ho vào âm tiếng Việt. Năng lực nghe - viết tiếng Việt của các em cũng ở mức thấp. Có rất nhiều em không viết chính xác hoặc đầy đủ các chữ khi được yêu cầu nghe – viết. Giữa các tiêu chí tính thuần thục, tính linh hoạt và tính đúng đắn ở tất cả các kỹ năng có mối tương quan thuận với nhau.

Có nhiều yếu tố ảnh hưởng tới kỹ năng đọc chữ tiếng Việt của học sinh lớp 1 người dân tộc Cơ ho: do vốn ngôn ngữ tiếng Việt ban đầu của học sinh ít hoặc không có; do điều kiện sống (gia đình, mối quan hệ xã hội) không có môi trường sử dụng tiếng Việt; do phương pháp giảng dạy tiếng Việt của giáo viên không phù hợp; do học sinh bị giao thoa giữa tiếng Cơ ho và tiếng Việt trong quá trình đọc... Trong đó, yếu tố do học sinh bị giao thoa giữa tiếng Cơ ho và tiếng Việt ảnh hưởng nhiều nhất; yếu tố do vốn ngôn ngữ tiếng Việt ban đầu của học sinh ít hoặc không có ảnh hưởng thứ hai; yếu tố khách quan: do thiếu sách giáo khoa, đồ dùng dạy học tiếng Việt ảnh hưởng ít nhất.

1.3. Chương trình thực nghiệm tác động nâng cao kỹ năng đọc chữ tiếng Việt cho học sinh lớp 1 người dân tộc Cơ ho bằng các biện pháp đồng bộ và tích cực: nâng cao nhận thức về ngôn ngữ (ở tất cả các cấp độ văn bản); thực hành rèn luyện hoạt động đọc đã đem lại sự thay đổi mạnh mẽ theo chiều hướng tích cực ở tất cả các kỹ năng đọc chữ. Trong đó, ảnh hưởng rõ ràng nhất là kỹ năng đọc vần, từ, câu và đoạn văn. Ở lớp đối chứng, kỹ năng đọc vần chỉ đạt mức trung bình, kỹ năng đọc từ chỉ ở mức trung bình, kỹ năng đọc câu chỉ ở mức yếu, kỹ năng đọc đoạn văn chỉ ở mức kém thì ở lớp thực nghiệm lần lượt các mức độ tương ứng là: khá, khá, khá trung bình và trung bình.

Có thể nói, luận án đã giải quyết được đầy đủ các nhiệm vụ nghiên cứu và kết quả nghiên cứu đã khẳng định giả thuyết đề ra.

2. KIẾN NGHỊ

2.1. Đối với các cấp quản lý xã hội và quản lý giáo dục: cần thiết tạo ra môi trường tiếng Việt cho học sinh lớp 1 người dân tộc Cơ ho để học sinh nâng cao được năng lực tiếng Việt nói chung và kỹ năng đọc chữ tiếng Việt nói riêng. Mặc dù rất khó để tạo ra môi trường tiếng Việt ngay trong cộng đồng sinh hoạt của người Cơ ho vì dân tộc này sống theo cộng đồng và ít có sự xen cư của người Kinh nhưng có thể tạo ra môi trường tiếng Việt cho học sinh trước khi học sinh tới trường tiểu học bằng cách tăng cường làm quen tiếng Việt ở lớp mầm non và mẫu giáo. Mặt khác, về tầm vĩ mô, Bộ Giáo dục và Đào tạo cần có thêm những nghiên cứu về mặt khoa học và có thêm những chính sách mang tính khả thi để tăng cường năng lực ngôn ngữ tiếng Việt cho học sinh ở cấp mầm non và cấp tiểu học.

2.2. Đối với trường tiểu học và giáo viên trực tiếp giảng dạy: bên cạnh lớp 1 ở trường tiểu học thuộc khu vực khó khăn này đang học theo chương trình tiếng Việt tăng cường và học 2 buổi/ngày thì nhà trường cần cho giáo viên đi

Xem tất cả 272 trang.

Ngày đăng: 19/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí