Tăng Cường Mối Liên Kết Giữa Doanh Nghiệp, Trường Đại Học, Viện Nghiên Cứu Và Nhà Nước


- Áp dụng hình thức tín dụng ưu đãi để tạo điều kiện cho các học sinh nghèo được học tập trong điều kiện tốt tại các trường đại học và dạy nghề.

Thứ ba, mở rộng quan hệ hợp tác và hội nhập quốc tế trong lĩnh vực GD-ĐT

Tạo điều kiện cho cá nhân, tổ chức giáo dục và đào tạo của Việt Nam và nước ngoài hợp tác trong lĩnh vực phát triển GD-ĐT: gửi người đi đào tạo ở nước ngoài, liên kết mở trường, mở các chương trình giảng dạy đại học, sau đại học chất lượng cao ở Việt Nam. Đồng thời cần có chính sách khuyến khích Việt kiều tham gia phát triển GD-ĐT trong nước, nâng cao chuẩn mực về chất lượng so với khu vực và quốc tế.

Thứ tư, tăng cường giáo dục trung học chuyên nghiệp và dạy nghề


- Mở rộng mạng lưới các trường trung học chuyên nghiệp (THCN), dạy nghề, đặc biệt là các trường gắn với địa bàn dân cư, đào tạo theo các ngành nghề thích hợp với lao động ở địa phương.

- Đa dạng hoá loại hình trường đào tạo nghề, đặc biệt ở nông thôn (các hình thức khuyến nông) để thực hiện đưa tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất và chuyển dịch cơ cấu lao động từ nông nghiệp sang các nghề khác.

- Phát triển các trường THCN và dạy nghề ngay trong các doanh nghiệp và ngược lại nhằm gắn hoạt động đào tạo với sản xuất kinh doanh, tạo ra của cải vật chất cho xã hội, tăng nguồn kinh phí cho đào tạo nghề.

- Cải tiến chương trình giảng dạy, thực hiện đào tạo học vấn và kỹ năng cơ bản tại trường và tạo kỹ năng chuyên nghiệp tại cơ sở sản xuất kinh doanh. Chú trọng đồng thời cả ba nội dung đào tạo: kỹ năng - tay nghề; kiến thức - hiểu biết lý thuyết về nghề nghiệp, xã hội; thái độ - cách ứng xử trong hoạt

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 125 trang tài liệu này.


động sản xuất và xã hội. Tăng cường các môn học cần thiết trong nền kinh tế mới như tin học, ngoại ngữ ...

Kinh tế tri thức và một số vấn đề đặt ra đối với Việt Nam - 13

- Tạo nguồn học sinh cho đào tạo nghề thông qua thực hiện phân luồng mạnh học sinh ở cấp trung học cơ sở và trung học phổ thông.

Thứ năm, nâng cao chất lượng giáo dục đại học và cao đẳng, gắn kết giữa giảng dạy, nghiên cứu và sản xuất, đáp ứng nhu cầu xã hội.

- Cải cách mạnh mẽ việc tuyển sinh đại học và cao đẳng kết hợp với các chính sách phân luồng học sinh từ phổ thông để giảm áp lực học sinh thi vào đại học và tăng chất lượng tuyển sinh đại học.

- Tăng cường các điều kiện học tập trong các trường đại học và cao đẳng như cung cấp đầy đủ tài liệu, thiết bị, nâng cấp thư viện, phòng thí nghiệm, cơ sở thực hành.

- Nhanh chóng áp dụng công nghệ thông tin để cải tiến phương pháp dạy và học, xây dựng cơ sở hạ tầng thông tin trong trường để mở rộng trao đổi với bên ngoài.

- Kết hợp chức năng đào tạo và nghiên cứu khoa học: tăng cường cơ sở vật chất, thiết bị nghiên cứu, thông tin khoa học công nghệ, tăng đầu tư kinh phí nghiên cứu khoa học, thúc đẩy hoạt động nghiên cứu...

- Gắn kết đào tạo, nghiên cứu với sản xuất kinh doanh : khuyến khích liên kết giữa trường và doanh nghiệp trong hỗ trợ đào tạo và ứng dụng kết quả nghiên cứu; cho phép thành lập doanh nghiệp trong trường và mở trường trong doanh nghiệp lớn nhằm thúc đẩy việc đào tạo và áp dụng kết quả nghiên cứu vào sản xuất.

3.3.3. Tăng cường mối liên kết giữa doanh nghiệp, trường đại học, viện nghiên cứu và Nhà nước


Hệ thống đổi mới quốc gia năng động mà trong đó doanh nghiệp, trường đại học, viện nghiên cứu và các nhân tố khác tương tác có hiệu quả là một yếu tố tiền đề quan trọng để tạo ra và sử dụng tri thức, đổi mới công nghệ, sản phẩm góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh. Để đạt được điều đó thì ngoài việc xác định lại chức năng quản lý vĩ mô, điều chỉnh vai trò kinh tế của Nhà nước, tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh, mở cửa nền kinh tế và mở cửa xã hội hội nhập với khu vực và thế giới... trong nội dung đổi mới quản lý xã hội ở phần trên, các chính sách và biện pháp tổ chức, vận hành hệ thống đổi mới quốc gia cần tập trung vào những khía cạnh chủ yếu sau:

Thứ nhất, tạo lập môi trường pháp lý, thể chế hữu hiệu trong lĩnh vực KH&CN nhằm khuyến khích quá trình tạo ra, thu nhận, đồng hóa, sử dụng và truyền bá tri thức

- Xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật về quyền sở hữu trí tuệ và sở hữu công nghiệp để khuyến khích đầu tư nước ngoài và chuyển giao công nghệ vào Việt Nam, cũng như chuyển giao công nghệ từ các kết quả nghiên cứu và phát triển trong nước cho các doanh nghiệp.

- Phát triển thị trường cho hoạt động KH&CN. Thể chế hoá quyền tự do di chuyển nguồn lực, nhất là nhân lực KH&CN giữa các khu vực, các loại hình tổ chức, kể cả trong và ngoài nước, giữa tổ chức Nhà nước và tư nhân.

- Thực thi các chính sách khuyến khích hợp tác quốc tế về KH&CN để tiếp thu tri thức từ bên ngoài như: tạo điều kiện cho các tổ chức và cá nhân hoạt động KH&CN Việt Nam tham gia các hoạt động nghiên cứu, đào tạo, trao đổi chuyên gia với các tổ chức và cá nhân hoạt động KH&CN nước ngoài và quốc tế; ưu đãi nhằm thu hút tri thức Việt kiều và chuyên gia giỏi nước ngoài tham gia phát triển KH&CN tại Việt Nam.


Thứ hai, tạo lập các điều kiện cần thiết để thúc đẩy mối liên kết giữa các nhân tố.

- Nâng cao quyền tự chủ đầy đủ của các DNNN về sản xuất và kinh doanh, đầu tư, tự quyết về công nghệ, nhân lực để thực sự trở thành trung tâm của hệ thống đổi mới, và là nơi đặt ra nhu cầu về đổi mới công nghệ và sản phẩm. Khuyến khích bằng các kích thích kinh tế hoạt động R&D trong doanh nghiệp để hỗ trợ đổi mới.

- Tăng đầu tư cho nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ. Đổi mới phương thức phân bổ tài chính cho R&D dàn trải của Nhà nước hiện nay theo hướng dành ưu tiên kinh phí cho nghiên cứu mang tính công ích như môi trường, sức khoẻ, nghiên cứu cơ bản, nông nghiệp, an ninh, quốc phòng..., và những lĩnh vực nghiên cứu công nghệ nền tảng thuộc các hướng ưu tiên trọng điểm quốc gia (công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ tự động hoá, công nghệ vật liệu tiên tiến). Những lĩnh vực R&D gắn trực tiếp với sản xuất sẽ do thị trường điều tiết, Nhà nước có chính sách ưu đãi về thuế và các khuyến khích khác. Sớm hình hình quỹ đầu tư rủi ro, quỹ hỗ trợ chuyển giao công nghệ để hỗ trợ cho việc nghiên cứu đổi mới công nghệ ở doanh nghiệp.

- Thúc đẩy liên kết giữa giảng dạy, nghiên cứu và sản xuất kinh doanh thông qua việc hỗ trợ kinh phí cho các dự án nghiên cứu gắn với đổi mới công nghệ và sản phẩm của doanh nghiệp, các chương trình đào tạo về quản lý công nghệ có sự tham gia của trường đại học và Viện nghiên cứu. Khuyến khích thành lập doanh nghiệp phát sinh trong quá trình hoạt động (Spin off enteprises) của các Viện nghiên cứu, trường đại học để đưa nhanh kết quả nghiên cứu vào sản xuất kinh doanh.


- Đẩy nhanh việc xây dựng một số trường đại học, viện nghiên cứu, phòng thí nghiệm trọng điểm chất lượng cao, sớm hoàn thành hai khu công nghệ cao Hoà Lạc, TP.Hồ Chí Minh và các khu công nghiệp phần mềm để làm nòng cốt cho quá trình đổi mới.

Thứ ba, xây dựng các cơ chế phổ biến tri thức, công nghệ tới khu vực sản xuất và dịch vụ bằng cách hình thành các trung tâm đổi mới nhằm phổ biến tri thức KH&CN, trung tâm khuyến nông trong nông nghiệp, trung tâm tư vấn, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cho doanh nghiệp, gửi học sinh thực tập tại doanh nghiệp...

3.3.4. Xây dựng hạ tầng thông tin hiện đại


Cơ sở hạ tầng thông tin là yếu tố hết sức quan trọng tạo tiền đề để tăng cường trao đổi thông tin, thu hẹp khoảng cách tri thức và phát triển giữa các quốc gia. Để xây dựng và phát triển hạ tầng thông tin hiện đại đáp ứng được các yêu cầu trong tương lai cần phải giải quyết một số vấn đề sau:

Thứ nhất, xây dựng và hoàn thiện thể chế, chính sách trong lĩnh vực thông tin, viễn thông

- Mở rộng từng bước cho cạnh tranh trong việc cung cấp các dịch vụ viễn thông, theo hướng sớm cho phép cạnh tranh đối với các dịch vụ nội hạt và một số dịch vụ giá trị gia tăng, tiến tới cho cạnh tranh trong nước đối với các dịch vụ đường dài và quốc tế. Tiến tới cho phép tư nhân tham gia và mở cửa thị trường cho cạnh tranh từ bên ngoài.

- Ban hành các chính sách và cơ chế để tạo thuận lợi cho việc trao đổi thông tin, đặc biệt là các dịch vụ thông tin trên mạng; có các chính sách hỗ trợ để phổ cập các dịch vụ viễn thông đến đông đảo công chúng, đặc biệt là ở các vùng sâu, vùng xa, các vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn,


có chính sách để hỗ trợ tối đa cước phí cho các trường đại học, tổ chức nghiên cứu - phát triển.

- Xây dựng và ban hành tiêu chuẩn, quy chế quản lý : ban hành các tiêu chuẩn (về mạng, thiết bị) để thuận tiện cho việc kết nối; ban hành các quy chế để có thể dễ dàng tiếp cận các dịch vụ thông tin, các nguồn cung cấp thông tin của Nhà nước và phát triển thương mại điện tử.

Thứ hai, phát triển hạ tầng truyền thông và Internet


Xây dựng và phát triển mạng viễn thông công cộng tiên tiến, hiện đại có dung lượng, tốc độ, tính hiệu quả, độ an toàn và chất lượng đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Mạng viễn thông quốc gia phải có đủ năng lực để cung cấp các dịch vụ đa phương tiện, các dịch vụ băng rộng trên cơ sở cáp quang hoá mạng lưới và ứng dụng công nghệ truy nhập băng rộng hiện đại. Cụ thể:

- Về mạng lưới: tăng mật độ điện thoại, tiếp tục xây dựng mới các tuyến cáp quang, nâng cao tốc độ đường truyền.

- Về dịch vụ : mở rộng diện phục vụ, phát triển viễn thông nông thôn cho các vùng sâu vùng xa, các dịch vụ gia tăng giá trị; triển khai cung cấp các dịch vụ đa phương tiện, dịch vụ băng rộng ở một số tỉnh Thành phố lớn.

- Về Internet: tăng cường các biện pháp nhằm phổ biến rộng rãi dịch vụ Internet trong toàn dân. Mở rộng mạng các nhà cung cấp dịch vụ Internet (ISP) và các nhà cung cấp nội dung (ICP) cho mọi thành phần kinh tế, không hạn chế số lượng các ISP và ICP; điều chỉnh giá cước Internet theo hướng đảm bảo cạnh tranh và ở mức trung bình trong khu vực; áp dụng miễn phí cho lĩnh vực giáo dục và nghiên cứu khoa học.


Thứ ba, xây dựng các cơ sở dữ liệu và hệ thống thông tin điện tử quốc

gia.


- Trong giai đoạn trước mắt tập trung xây dựng cơ sở dữ liệu (CSLD) quốc gia mang tính chiến lược nhằm phục vụ các nhu cầu quản lý Nhà nước và các nhu cầu về thông tin của nhân dân, như văn bản pháp quy, thống kê kinh tế - xã hội, tài chính - ngân sách, tài nguyên đất, dân cư ... Thông tin trong trang WEB được cập nhật thường xuyên, mọi cá nhân và tổ chức có nhu cầu đều có thể tiếp cận.

- Ngoài những CSDL quốc gia, cần đẩy mạnh xây dựng các CSDL ngành, doanh nghiệp và các hệ thống thông tin như : hệ thống thông tin phục vụ giáo dục đào tạo, phát triển nguồn nhân lực, nghiên cứu - phát triển, phục vụ sản xuất kinh doanh, tài chính, ngân hàng, thị trường, bảo hiểm, hỗ trợ phát triển nông nghiệp và nông thôn, quản lý tài nguyên và giám sát môi trường.

- Xây dựng các thư viện quốc gia, các trung tâm thông tin - tư liệu của trung ương và các Thành phố lớn thành các điểm truy cập tới các siêu lộ thông tin quốc gia và toàn cầu.

Các giải pháp trên cần thực hiện một cách đồng bộ mới đảm bảo sự hỗ trợ lẫn nhau, thực sự phát huy được tác dụng. Tuy nhiên, tại thời điểm cụ thể nên lựa chọn biện pháp, chính sách ưu tiên. Trong từng lĩnh vực phải lựa chọn được những giải pháp mang tính đột phá làm tiền đề. Chẳng hạn ở thời điểm hiện nay trong giáo dục đào tạo là đổi mới nội dung và phương pháp giảng dạy, chăm lo phát triển đội ngũ giáo viên.


KẾT LUẬN‌


Từ định nghĩa OECD năm 1996, kinh tế tri thức có thể được diễn giải theo những cách hoàn toàn khác nhau. Thông qua những phân tích lý thuyết và các chiến lược ở phần trên có thể đưa đến một cách hiểu chung được nhiều tổ chức quốc tế và quốc gia khác nhau ủng hộ: Kinh tế tri thức là một môi trường kinh tế xã hội tạo điều kiện thuận lợi nhất cho sự sản sinh, phổ biến và sử dụng tri thức. Trong môi trường đó, việc chuyển biến tri thức thành sức mạnh sản xuất đạt tới trình độ cao. Do vậy tri thức trở thành yếu tố sản xuất quan trọng nhất.

Với cách hiểu như vậy thì chuyển đổi tới nền kinh tế tri thức là quá trình làm cho việc sản sinh, hấp thụ, đồng hóa, sử dụng và phổ biến tri thức ngày càng dễ dàng hơn và do đó ngày càng nâng cao sự đóng góp của tri thức cho phát triển. Xét theo khía cạnh này quá trình chuyển đổi tới nền kinh tế tri thức là một quá trình không có điểm đầu, điểm cuối và hoàn toàn không mâu thuẫn với quá trình công nghiệp hóa ở các nước đang phát triển. Tìm hiểu kinh tế tri thức đang trở thành hiện thực ở nhiều nước công nghiệp phát triển đem lại cho các nước đang phát triển một cách thức phát triển mới dựa trên tri thức.

Thông qua phân tích lý thuyết và đúc rút kinh nghiệm quốc tế cho thấy với điều kiện thực tế của Việt Nam cần tiếp tục đổi mới cơ chế quản lý xã hội, phát triển giáo dục đào tạo, tăng cường mối liên kết trong hệ thống đổi mới quốc gia và xây dựng hạ tầng thông tin hiện đại nhằm tạo lập các tiền đề cần thiết nhất để sử dụng tri thức một cách hiệu quả cho sự nghiệp CNH, HĐH, “từng bước phát triển kinh tế tri thức” theo tinh thần nghị quyết Đại hội Đảng IX.

Xem tất cả 125 trang.

Ngày đăng: 26/01/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí